I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp học sinh:
- Nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của truyện.
- Kể tóm tắt được câu chuyện.
- Giáo dục học sinh biết quý trọng những thành quả của người lao động.
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Gợi tìm, Quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.
2. Phương tiện:
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học.
Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là truyền thuyết ? Hãy nêu ý nghĩa của truyện Con Rồng Cháu Tiên?
3. Dạy bài mới:
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6 Ngày soạn : 15/08/2010 Ngày dạy: 23/08/2011 Tuần 1 Bài 1 Tiết 2: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY ( tự học có hướng dẫn) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp học sinh: - Nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của truyện. - Kể tóm tắt được câu chuyện. - Giáo dục học sinh biết quý trọng những thành quả của người lao động. II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN 1. Phương pháp: Gợi tìm, Quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan. 2. Phương tiện: Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là truyền thuyết ? Hãy nêu ý nghĩa của truyện Con Rồng Cháu Tiên? 3. Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Đọc- hiểu văn bản Giáo viên củng cố lại kiến thức về truyền thuyết cho học sinh. - Gv đọc mẫu đoạn đầu, gọi 2 hs đọc tiếp đến hết H: Theo em truyện được chia làm mấy đoạn? Nội dung của các đoạn ntn? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét bổ sung. H: Vì sao Vua Hùng lại chọn người nối ngôi? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét bổ sung - Vua cha đã già, cần phải có người nối ngôi để chăm lo đời sống cho dân tình. H: Vua cha có hình thức chọn người nối ngôi ntn và ý định ra sao? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét bổ sung. - Người nối ngôi phải nối được chí vua cha, không nhất thiết phải là con trưởng và với hình thức chọn người nối ngôi dó là giải được câu đố để thử tài- nhân lễ Tiên Vương ai làm vừa ý ta sẽ được nối ngôi ta. H: Các Lang đã làm gì để giải câu đố của vua? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét bổ sung - Các Lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon, người lên rừng, kẻ xuống bể đi tìm sơn hào hải vị. H: Chi tiết thi tài ấy có ý nghĩa ntn đối với truyện dân gian? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét bổ sung - Chi tiết đó tạo sự hấp dẫn và cũng là tình huống độc đáo để các nhân vật tự bộc lộ phẩm chất đạo đức của mình. H: Ai là người đã làm vừa ý Vua cha để nối ngôi và làm bằng cách nào? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét bổ sung - Lang Liêu là người được nối ngôi vì chàng đã được báo mộng và làm ra hai thứ bánh đẻ cúng Tiên Vương từ hạt gạo nếp. - Gv giải thích về cách làm hai loại bánh này H: Việc Lang Liêu làm bánh bằng gạo nếp có ý nghĩa ntn?(gv cho hs thảo luận nhóm) Sau khi thảo luận hs chỉ ra được các ý sau:người dân ta ngày xưa tưởng tượng ra chuyện này là để đề cao nghề nông, đồng thời thể hiện thái độ biết quý trọng hạt gạo, sản phẩm của nhà nông. H: Hai thứ bánh của Lang Liêu có ý nghĩa ntn? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét bổ sung. - Bánh hình vuông là tượng đất, hình tròn là tượng trời. hai thứ bánh đó có ý nghĩa thực tế, lấy từ sản phẩm của người lao động. đồng thời chứng tỏ được tài đức của Lang Liêu để nối ngôi cha. Chàng đã đem cái quý giá nhất của trời đất, của đồng ruộng do chính tay mình làm ra mà đem cúng Tiên Vương dâng lên vua cha thì đúng là người con thông minh, hiếu thảo, biết trân trọng người đã sinh ra mình. - Gv liên hệ thực tế về nghề nông và đạo biét ơn người sinh thành. H: Truyện còn có ý nghĩa gì nữa? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét bổ sung - Truyện còn có ý nghĩa giải thích tục làm bánh chưng, bánh dày trong ngày tết. Hoạt động 3: Thực hiện tổng kết. - Gv gọi hs đọc ghi nhớ sgk/13. I/ Đọc- hiểu văn bản 1. Truyền thuyết: 2. Bố cục: 3 đoạn - Đoạn 1: từ đầu đến chứng giám. - Đoạn 2: tiếp đến hình tròn. - Đoạn 3: còn lại. 1/ Vua Hùng chọn người nối ngôi - Vua đã già muốn có người nối ngôi. - Người nối ngôi phải nối được chí vua cha.. => Thử tài giải đố vua hùng. 2/ Cuộc thi tài giải đố - Tất cả các lang đều tham gia giải đố với nhiều hình thức khác nhau. => Bộc lộ phẩm chất đạo đức của mình. Lang Liêu chọn gạo nếp làm hai thứ bánh, vừa ý vua cha nên được nối ngôi. 3/ Ý nghĩa của truyện - Truyện đề cao nghề nông và thái độ quý trọng hạt gạo. - Giải thích tục làm bánh chưng, bánh dày trong ngày tết. II/ Tổng Kết: Ghi nhớ sgk/13 4. Củng cố: 5. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài mới: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt. IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
Tài liệu đính kèm: