Giáo án Ngữ văn khối 8

Giáo án Ngữ văn khối 8

Bài 1: có 2 ý, mỗi ý trình bày thành 1 đoạn

Bài 2 SGK/36

 Phân tích cách trình bày ND trong các đoạn trích.

 a) Đoạn diễn dịch: Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn,các câu sau cụ thể hoá cho câu chủ đề.

 b,c )Đoạn văn song hành: Không có câu chủ đề chỉ có từ ngữ chủ đề. Các câu bình đẳng về quan hệ nội dung.

 Bài tập 3/37

 GV: Để chuyển đoạn văn quy nạp thành đoạn văn diễn dịch ta chuyển đổi vị trí của câu chủ đề. Trước câu chủ đề của đoạn văn quy nạp có các từ ngữ để nối câu chủ đề với câu khai triển.

 VD:

a, Trình bày theo cách diễn dịch: Lịch sử ta như cuộc khởi nghĩa của 2 bà Trưng, chiến thắng của Ngô Quyền, chiến thắng nhà Trần, Lê Lợi. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi và cuộc kháng chiến chống Mĩ thống nhất đất nước.

b, Trình bày theo cách qui nạp: Đất nước ta được thanh bình như ngày hôm nay là nhờ vào công lao của rất nhiều vị anh hùng trong các cuộc kháng chiến , như: .và 2 cuiộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ.Từ đó cho thấy lịch sử nhân dân ta.

 4. Củng cố.

 ? Thế nào là đoạn văn.Có mấy cách trình bày nội dung trong 1 văn bản.

 5. Hướng dẫn học sinh học bài

 - Học thuộc ghi nhớ - Làm bài tập 4/SGK/37; Bài 5 SBT/18

 - Nhắc học sinh giờ sau làm bài TLV viết tại lớp.

 *Tự rút kinh nghiệm.

 - Thực hiện đúng tiến trình giáo án - Học sinh nắm được bài.

 

doc 341 trang Người đăng thu10 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 III- Luyện tập:
Bài 1: có 2 ý, mỗi ý trình bày thành 1 đoạn
Bài 2 SGK/36
	Phân tích cách trình bày ND trong các đoạn trích.
	a) Đoạn diễn dịch: Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn,các câu sau cụ thể hoá cho câu chủ đề.
	b,c )Đoạn văn song hành: Không có câu chủ đề chỉ có từ ngữ chủ đề. Các câu bình đẳng về quan hệ nội dung.
	Bài tập 3/37
 GV: Để chuyển đoạn văn quy nạp thành đoạn văn diễn dịch ta chuyển đổi vị trí của câu chủ đề. Trước câu chủ đề của đoạn văn quy nạp có các từ ngữ để nối câu chủ đề với câu khai triển.
 VD:
a, Trình bày theo cách diễn dịch: Lịch sửta như cuộc khởi nghĩa của 2 bà Trưng, chiến thắng của Ngô Quyền, chiến thắng nhà Trần, Lê Lợi. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi và cuộc kháng chiến chống Mĩ thống nhất đất nước.
b, Trình bày theo cách qui nạp: Đất nước ta được thanh bình như ngày hôm nay là nhờ vào công lao của rất nhiều vị anh hùng trong các cuộc kháng chiến , như:.và 2 cuiộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ.Từ đó cho thấy lịch sửnhân dân ta.
	4. Củng cố.
	? Thế nào là đoạn văn.Có mấy cách trình bày nội dung trong 1 văn bản.
	5. Hướng dẫn học sinh học bài
	- Học thuộc ghi nhớ - Làm bài tập 4/SGK/37; Bài 5 SBT/18
	- Nhắc học sinh giờ sau làm bài TLV viết tại lớp.
	*Tự rút kinh nghiệm.
	- Thực hiện đúng tiến trình giáo án - Học sinh nắm được bài.
******************************************************************
 Tiết 11 + 12
Viết bài tập làm văn số 1 – văn tự sự
(Làm tại lớp)
Soạn: 16 /9/2008
Dạy: 17-19/9/2008
	I- Mục đích:
- Ôn lại kiểu bài tự sự đã học ở lớp 6, có kết hợp với kiểu bài biểu cảm đã học ở lớp 7.
- Luyện tập viết bài văn và đoạn văn.
II- Các bước lên lớp
	1. Tổ chức:	 	
	2.Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Tiến trình hoạt động dạy và học
Đề bài: 
	Kể lại những kỷ niệm ngày đầu tiên đi học
Gợi ý: (Dựa vào văn bản “Tôi đi học”
a, Xác định trình tự kể.
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, thứ 3
- Theo thời gian, không gian
- Theo diễn biến của sự việc
- Theo diễn biến của tâm trạng
=> Khi kể có xen yếu tố miêu tả và biểu cảm
b, Xác định cấu trúc của văn bản, cách trình bày đoạn văn
c, Thực hiện 4 bước tạo lập văn bản
	4.Củng cố: Nhận xét – Thu bài.
	5.Hướng dẫn học sinh học bài: Xem trước bài liên kết trong văn bản
Tự rút kinh nghiệm
Đề ra phù hợp với đối tượng HS... đúng với chương trình đã học.
*************************************************************
 Bài 4
* Kết quả cần đạt.
- Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân phẩm cao quý của nhân vật lão Hạc, đồng thời thấu hiểu được niềm thương cảm sự trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.
- Hiểu được thế nào là từ tượng hình, tượng thanh.
- Biết cách liên kết các đoạn văn trong văn bản.
********************************************************
Tiết 13, 14:
	 Văn bản: Lão Hạc
Soạn: 16 /9/2008	(Nam Cao)
Dạy: 18-19/9/2008	
Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận của người nông dân VN trước CMT8.
- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao thương cảm đến xót xa và thật sự tôn trọng đối với người nông dân nghèo khổ.
Các bước.
1. Tổ chức:	 	
2.Kiểm tra bài cũ: 
? Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật chị Dậu?
? Em cảm nhận được những thái độ nào của nhà văn về xã hội PK và về số phận của người nông dân trong XH đó?
3. Tiến trình hoạt động dạy và học
Gọi 1 HS đọc chú thích SGK/45
? Hãy tóm tắt những nét chính về tác giả.
GV hướng dẫn học sinh đọc phần chữ in nhỏ và tóm tắt những nét chính
? Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản?
? Em cho biết thể loại của văn bản?
? Phương thức biểu đạt chính của t/phẩm là gì?
- Tự sự – xen miêu tả và biểu cảm.
? Truyện được kể từ nhân vật nào? thuộc ngôi kể nào?
GV hướng dẫn học sinh cách đọc thể hiện tâm trạng, tình cảm của các nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.
- Lời của lão Hạc: Chua chát, xót xa, nằn nì
- Lời của vợ ông Giáo: Lạnh lùng, dứt khoát
- Lời của Binh Tư: Nghi ngờ, mỉa mai
- Lời của ông Giáo: Từ tốn, ấm áp có lúc xót xa, thông cảm với những độc thoại nội tâm.
Gọi HS đọc đoạn trích học (phần chữ to)
? Đọc chú thích 20, 37?
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? 
Chia 3 phần theo dấu cách đoạn : 
- P1: từ đầu->lấy gì mà lo liệu: Lão Hạc bán con chó vàng
- P2: tiếp->đáng buồn: cuộc sống của lão Hạc
- P3: Cái chết của lão Hạc.
? Dựa vào cách phân đoạn, em hãy kể tóm tắt câu chuyện?
HS chú ý vào phần 1 (từ “Hôm sau” -> đáng buồn)/44
? Trong đoạn truyện đó kể về những việc làm nào của Lão Hạc?
- Bán chó, nhờ cậy ông Giáo trông coi vườn tược gửi tiền ông Giáo để ma chay khi chết
 GV: lão Hạc gọi con chó là cậu vàng
? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong cách xưng hô này? Tác dụng?
- Nhân hóa->lão rất quí con chó, coi nó như người bạn, đứa con của mình.
? Lý do gì khiến lão Hạc phải bán “ Cậu vàng”- một con chó lão hết sức yêu thương?
- Sự túng quẫn ngày càng đe doạ cuộc sống của lão: Bị ốm, gạo cao thóc kém, nuôi thân không nổi, lão không có việc làm, con chó lại ăn khỏe.
 GV: Sau khi bán cậu vàng lão Hạc có kể ngay với ông giáo.
? Tác giả đã miêu tả lão Hạc ntn khi kể về chuyện này?
Cố vui vẻ, nhưng:
- Miệng cười như mếu
- Đôi mắt ầng ậng nước.
- Mặt co rúm lại
- Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra
- Đầu nghẹo về một bên
- Cái miệng móm mém mếu như con nít
- Lão hu hu khóc
? “ầng ậng”nghĩa là gì?
- Nước mắt dâng lên , sắp tràn mi
? “ép”thuộc từ loại gì? có ý nghĩa ntn (trong câu văn có sức gợi tả ntn)?
- Gợi cho ta hình dung 1 khuôn mặt già nua, khô héo, 1 tâm hồn đau khổ đến cạn kiệt nước mặt, 1 hình hài thật đáng thương.
? Trong đoạn văn này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật và từ loại nào để miêu tả về lão Hạc?
- NT: so sánh
- Từ loại:Động từ, tính từ, từ láy(tượng thanh, tượng hình)
? Tác dụng?
- Lột tả sự đau đớn
? Em có nhận xét ntn về cách miêu tả của tác giả đối với n/v lão Hạc trong đoạn văn trên ?
- Có sự quan sát rất tinh tế, miêu tả chính xác từ tâm lí, hình dáng và cách biểu hiện của người già.
Tích hợp: móm mém(từ láy tượng hình), hu hu (từ láy tượng thanh) được dùng rất thành công để miêu tả trạng thái, hình dáng n/v
Từ tượng hình, tượng thanh là gì thì giờ sau các em sẽ được học.
GV: Nuôi chó không giết thịt thì cũng bán.Chỉ bán con chó thôi mà lão đau đớn như vậy 
? Qua đó em thấy lão Hạc là người ntn?
 GV: Và câu chuyện hóa kiếp: từ loài vật sang kiếp người sung sướng hơn là câu nói mang tính triết lí của người nông dân nghèo về số phận của họ, nó thể hiện sự mong muốn cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Nhưng câu nói: “thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng”của lão Hạc là sự nhìn nhận về c/s hiện tại và tương lai mù mịt, vô vọng của họ(cả nông dân hay trí thức trong XH cũ) mà họ đành bất lực chấp nhận , không có cách nào thay đổi.
? Em học tập được gì từ NT đặc sắc trong cách xây dựng nhân vật của tác giả.
- Miêu tả ngoại hình để làm nổi bật tâm trạng nhân vật
 Tiết 2
? Ngoài việc kể chuyện đã bán con chó, lão Hạc còn sang nhà ông giáo để làm gì?
- Nhờ 2 việc:
+ trông coi giúp lão mảnh vườn để sau này giao lại cho con trai lão
+ Gửi tiền để lo hậu sự khi lão chết
? Tại sao lão Hạc lại nhờ ông giáo những việc này?
- Vì lão muốn để lại cho con một chút gì đó làm vốn liếng và không muốn làm phiền bà con làng xóm khi lão chết.
 GV: vì vậy có bao nhiêu tiền lão mang gửi ông giáo hết(30 đồng)
? Sau đó cuộc sống của lão diễn ra ntn?
- ăn khoai, củ chuối, rau má, củ ráy, bữa trai, bữa ốc->chế biến được món gì thì ăn món ấy
? Qua những bữa ăn, em có nhận xét gì về cuộc sống của lão Hạc?
- Rất cực khổ
? Theo em vì sao mà lão phải sống cuộc sống cực khổ đến mức ấy?
 GV: Chấp nhận cuộc sống khổ cực như vậy để cố giữ mảnh vườn cho con; không nhận sự giúp đỡ của bất kì ai, kể cả ông giáo là người hay gần gũi nhất. Và nếu có vấn đề gì thì đã có tiền lo hậu sự, không phải phiền đến ai.
? Em nghĩ gì về việc lão Hạc từ chối mọi sự giúp đỡ trong cảnh ngộ khốn khó không kiếm được gì để ăn?
- là người tự trọng, không để người đời thương hại, xem thường 
? Qua những chi tiết vừa phân tích, em thấy lão Hạc là người ntn?
? Có ý kiến cho răng: lão Hạc làm như vậy là gàn dở, nhưng cũng có ý kiến lại cho là đúng, ý kiến của em như thế nào?
- Nếu nhìn một phía là gàn dở, vì có tiền mà chịu khổ.
- Nghĩ kỹ thì đó là cách cư xử thể hiện lòng thương con và lòng tự trọng rất cao.
? Cuối cùng sự việc gì đã xảy ra với lão Hạc?
I- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
1. Tác giả:
- Trần Hữu Trí – Nam Cao
(1915 – 1951) tỉnh Hà Nam.
- Là nhà văn hiện thực xuất sắc với nhiều truyện ngắn, truyện dài.
- Đề tài sáng tác số phận những người nông dân nghèo đói và người trí thức sống mòn mỏi, bế tắc.
2. Tác phẩm:
- Tác phẩm Lão Hạc đăng báo năm 1943
- Thể loại truyện ngắn.
- Phương thức biểu đạt tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
- Kể theo ngôi thứ nhất
II- Phân tích
1, Nhân vật lão Hạc
a.Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán “Cậu Vàng”
- Lão Hạc vô cùng đau đớn, xót xa, ân hận khi bán con vàng.
-> Là người rất yêu quí loài vật , giàu lòng nhân hậu.
b . Cái chết của lão Hạc.
* Vì muốn để của lại cho con mà lão đã chấp nhận cuộc sống vô cùng khổ cực.
- Là người cha rất yêu thương con. Coi trọng bổn phận làm cha, coi trọng danh giá làm người(giàu lòng tự trọng).
* Lão đã chọn cho mình cái chết
Đọc thầm lại phần kể về cái chết của Lão Hạc
? Vì sao lão Hạc lại tìm đến cái chết ?
 GV: Như vậy việc mà trước đây lão Hạc sang nhờ ông giáo là lão đã âm thầm chuẩn bị chu đáo cho cái chết của mình từ khi bán “Cậu vàng”
? Từ việc đó em nhận thấy lão Hạc là người ntn?
- Lão là người hay suy nghĩ và tỉnh táo nhận ra tình cảnh của mình lúc này và chọn cho mình một hướng giải quyết của một ông già nông dân nghèo.
- Đó còn là tính cẩn thận, chu đáo và lòng tự trọng cao ở lão.
? Tác giả đã miêu tả cái chết của lão Hạc ntn?
- Xin bả chó về ăn
- Người vật vã, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, mắt long xòng xọc, mép xùi bọt , người giật mạnh
? Mắt long xòng xọc là mắt ntn?
- Trợn ngược, đảo liên hồi
? Để đặc tả cái chết của lão Hạc tác giả đã sử dụng liên tiếp hệ thống từ loại nào?
- Động từ và tính từ, từ láy: vật vã, rũ rượi, xộc xệch, long sòng sọc, tru tréo 
? Cách sử dụng những từ loại đó có tác dụng gì?
- Tạo hình ảnh cụ thể, sinh động về cái chết dữ dội thê thảm của lão Hạc
->Làm cho người đọc có cảm giác như cùng chứng kiến cái chết của lão
? Có rất nhiều cách để tự kết liễu cuộc đời mình, tại sao lão Hạc laị chọn ch ... Tự rút kinh nghiệm:
	 Học sinh cần soạn bài kỹ để giờ ôn đạt kết quả.
***************************
Tiết 134
Ôn tập phần tập làm văn.
I- Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: - Hệ thống hoá các kiến thức và kỹ năng phần tập làm văn đã học trong năm.
- Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự, kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong nghị luận.
II- Các bước.
1. Tổ chức:	
2.Kiểm tra bài cũ. 
Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Tiến trình hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
? Em hiểu thế nào về tính thống nhất của VB?
? Tính thống nhất của VB thể hiện rõ nhất ở đâu?
? Chủ đề của VB là gì?
Cho HS phân tích tính thống nhất của chủ đề trong VB “Tôi đi học”
Lưu ý HS: Những câu văn kế tiếp phải xoay quanh và phát triển cái ý chủ chốt sự ham thích đọc sách của em.
GV cho học sinh viết đoạn văn, sau đó đọc -> GV nhận xét.
? Thế nào là VBTS? Tóm tắt VBTS để làm gì? 
? Làm thế nào để tóm tắt VBTS?
I- Tính thống nhất của văn bản.
1. Tính thống nhất của văn bản thể hiện trước hết trong chủ đề, trong tính thống nhất của chủ đề của văn bản.
- Chủ đề của văn bản là vấn đề chủ chốt, là đối tượng chính yếu mà văn bản biểu đạt.
- Chủ đề được thể hiện trong câu chủ đề (câu khẳng định, câu trần thuật hoặc câu cảm) trong nhan đề văn bản.
2. Phát triển đoạn văn từ các câu chủ đề.
a) “Em rất thích đọc sách”
(Vì sao em thích đọc sách? Em thích đọc sách ntn? Tác dụng của sự ham thích đọc sách đó đối vói riêng em)
- PT đoạn theo lối diễn dịch.
b) “Mùa hè thật hấp dẫn”
- GV hướng dẫn HS phân tích ý chủ chốt. Hấp dẫn ntn? với những ai? với em?
- Trình bày theo kiểu quy nạp (cũng có thể là lập luận).
II- Ôn tập về văn bản tự sự.
- VBTS: Là văn bản kể chuyện trong đó bằng ngôn ngữ văn xuôi (là chủ yếu), bằng lời kể tái hiện lại câu chuyện sự việc, nhân vật cùng suy nghĩ và HĐ trước mắt người đọc như là nó đang xảy ra.
- Tóm tắt về văn bản tự sự giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu, hoặc để tạo CS cho việc tìm hiểu, phân tích, bình giá.
- Muốn tóm tắt VBTS có hiệu quả cần:
+ Đọc kỹ TP, phát hiện các đoạn mạch, các chi tiết chính kể lại (viết lại) bằng lời của mình.
- Văn tự sự bao giờ cũng đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm – Các yếu tố này làm cho câu chuyện, sự việc nhân vật cụ thể sinh động.
**************************************
	Tiết 135 – 136. Kiểm tra tổng hợp cuối năm.
	Thi theo đề của Phòng GD .
*****************************
Tiết 137: 
Tập làm văn
 Văn bản thông báo
Soạn: 3/5/2010
Dạy: 7,8/5/2010
	I- Mục tiêu cần đạt.
	Giúp học sinh:
- Hiểu những trường hợp cần viết văn bản thông báo.
- Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo.
- Biết cách làm một văn bản thông báo đúng quy cách.
II- Các bước.
1. Tổ chức:	
2.Kiểm tra bài cũ. 
? Thế nào là VB tường trình? Bố cục của VB tường trình.
3. Tiến trình hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
GV cho HS đọc thầm 2 văn bản SGK/141; SGK/140
- Văn bản 1: Thông báo về kế hoạch duyệt các tiết mục VN.
- Văn bản 2: Thông báo về KH đại hội thiếu niên tiền phong HCM
? Qua đọc 2 văn bản em cho biết:
- Ai là người viết thông báo.
(Cấp trên: Hiệu trưởng và liên đội trưởng)
? Viết thông báo cho ai?
(Viết cho cấp dưới: GVCN, lớp trưởng, các chi đội)
? Mục đích thông báo là gì?
(Truyền đạt công việc cho cấp dưới biết và thực hiện.
- Kế hoạch, thời gian cụ thể duyệt VN
- KH, thời gian, số lượng đại biểu cuả ĐH)
? Nội dung thông báo thường là gì?
(Những thông tin cụ thể về tình hình chủ trương chính sách, kế hoạch...)
? Quan sát lại 2 văn bản vừa đọc và nêu nhận xét của em về thể thức của văn bản thông báo?
(gồm những mục nào?)
? Từ những hiểu biết tren em hiểu ntn là văn bản thông báo.
Gọi HS đọc ghi nhớ (ND1) SGK/143.
? Em hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt.
HS phát biểu – GV nhận xét.
? Dựa vào mục đích thông báo, người viết và người nhận thông báo em hãy cho biết những tình huống cần viết thông báo?
? Đọc lại các tình huống đã cho trong SGK/142 và cho biết trong các tình huống đó, tình huống nào phải viết thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai?
- Cho HS thảo luận nhóm.
- HS phát biểu – cho HS nhận xét.
GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng.
? Theo em khi nào cần viết văn bản thông báo?
II- Giáo viên cho HS đọc, quan sát lại các văn bản thông báo.
? Em hãy nêu cách viết của từng phần trong VB thông báo.
* Cho HS thảo luận nhóm.
- Nhóm 1: Thể thức mở đầu.
- Nhóm 2: Nội dung
- Nhóm 3: Thể thức kết thúc
- Nhóm 4: Ngôn ngữ được sử dụng.
Đại diện các nhóm trả lời – cho HS nhận xét.
? Văn bản thông báo phải tuân thủ thể thức hành chính nào?
Gọi 2 HS đọc ghi nhớ SGK.
? Khi viết văn bản thông báo cần lưu ý những gì?
- 1 HS đọc lưu ý 143/SGK
- Sau khi HS làm xong gọi HS đọc bài viết của mình – GV nhận xét, sửa sai.
I- Đặc điểm của VB thông báo.
- Người viết: cấp trên
- Người nhận : cấp dưới
- Mục đích: Truyền đạt công việc cho cấp dưới biết và thực hiện.
II- Cách làm VB thông báo.
1. Tình huống cần làm VB thông báo.
- Tình huống a: Không viết thông báo mà viết tường trình.
- Tình huống b: Viết thông báo.
- Tình huống c: Có thể viết thông báo thay giấy mời.
2. Cách làm văn bản thông báo.
Gồm 3 phần:
a) Thể thức mở đầu.
b) Nội dung
c) Thể thức kết thúc.
* Ghi nhớ: SGK/143
3. Lưu ý: SGK/143
III- Luyện tập.
Viết hoàn chỉnh văn bản báo cáo với tình huống b (II).
	4- Củng cố
	-Nhắc lại nội dung ghi nhớ.
	5- Hướng dẫn học sinh học bài.
	- Học thuộc ghi nhớ.
	- Tìm những tình huống để viết VB thông báo.
	- Chuẩn bị giờ sau luyện tập VB thông báo.
	* Tự rút kinh nghiệm: 
	- Thực hiện đúng tiến trình bài giảng.
	- Nên cho học sinh phân biệt thông báo, thông cáo và chỉ thị.
 Tiết 138:
Chương trình địa phương.
	I- Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS: - Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở các địa phương.
	- Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
II- Các bước.
1. Tổ chức:	
2.Kiểm tra bài cũ. 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Tiến trình hoạt động dạy và học.
Giải thích, giới thiệu:
- Xưng: Người nói tự gọi mình.
- Hô: Người nói gọi người đối thoại, tức người nghe.
Để xưng hô người Việt dùng đại từ (trỏ người) hoặc danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước...
Hỏi? Cách xưng hô chịu sự chi phối của nhân tố nào? (Mối tương quan giữa người nói và người nghe
Cụ thể: 	- Quan hệ ngang hàng
- Quan hệ trên dưới.
- Quan hệ dưới trên.
và hoàn cảnh giao tiếp.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Xác định từ xưng hô địa phương trong đoạn trích
Tìm từ xưng hô ở địa phương.
Bài tập 1/SGK.
a. Từ “U” dùng để gọi mẹ
b. Từ “Mợ” dùng để gọi mẹ, không thuộc từ ngữ xưng hô toàn dân, nhưng cũng không phải là từ xưng hô địa phương -> Đó là biệt ngữ xã hội.
Bài tập 2/SGK
* ND a:
- Đại từ trỏ người: Tui, choa, qua, tau, bầy tui, mi, hắn...
- Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô.
+ Bọ, thầy, tía, ba (bố)
+ U, bầm, đẻ, mạ, má (mẹ)
+ Ô ông (Ông)
+ Mệ (bà)
+ Cố (cụ)
+ Bá (bác)
+ Eng (anh)
+ ả (chị)...
Hỏi? Tìm những cách xưng hô ở địa phương.
* Một người ở lứa tuổi học sinh (lớp 8) có thể xưng hô với :
- Thầy/ cô giáo là: em hoặc con (Thầy/cô)
- Chị của mẹ mình là: cháu (Bá - dì)
- Chồng của cô mình: Cháu (chú, dượng)
- Ông nội là: Cháu (ông, nội)
- Người ngoài gia đình có tuổi tương đương với em trai của cha mẹ mình là: cháu – chú, cháu – cậu, con – cậu
Bài tập 3/145.
Từ xưng hô của địa phương có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp rất hẹp (giữa những người trong cùng gia đình hay cùng địa phương...) là không được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
	4- Củng cố
	- Thế nào là từ địa phương? từ xưng hô địa phương được dùng ntn?
	5- Hướng dẫn học sinh học bài.
	- Làm bài tập 4/145 SGK – học lý thuyết.
	* Tự rút kinh nghiệm:
	 Học sinh hoạt động tốt.
******************************
Tiết 139 – Tập làm văn
Luyện tập làm văn bản báo cáo.
	I- Mục đích cần đạt:
	Giúp học sinh: - Ôn lại những tri thức cơ bản về văn bản thông báo, mục đích yêu cầu, cấu tạo của một thông báo.
	-Nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh.
II- Các bước.
1. Tổ chức:	
2.Kiểm tra bài cũ. 
Kết hợp trong quá trình luyện tập.
3. Tiến trình hoạt động dạy và học.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
GV gọi học sinh trả lời các câu hỏi ở (I) SGK.
Hỏi? Tình huống nào cần làm văn bản thông báo, ai thông báo, thông báo cho ai.
Hỏi? Nội dung và thể thức của một văn bản thông báo thường là gì?
Hỏi? Văn bản thông báo có những mục gì?
Hỏi? Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm gì giống và khác nhau?
Gọi HS đọc bài tập 1/149 SGK
GV chia nhóm để HS hoạt động.
Nhóm 1: a
Nhóm 2: b
Nhóm 3: c
Nhóm 4: b
Học sinh trao đổi, thảo luận và phát biểu.
Chỉ ra những chỗ sai trong văn bản và chữa lại cho đúng.
Hỏi? Thông báo đã đầy đủ các mục chưa?
Hỏi? Nội dung cần thông báo đã đầy đủ chưa?
Hỏi? Lời văn thông báo có sai sót gì không?
- GV hướng dẫn học sinh viết lại văn bản.
I- Ôn lý thuyết.
II- Luyện tập.
1. Bài tập 1:
- Chọn loại VB thích hợp.
a. Viết thông báo
- Người viết: Hiệu trưởng.
- Người nhận: GV, HS.
- ND: kế hoạch tổ chức kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ.
b. Viết báo cáo.
- Người viết: Các chi đội.
- Người nhận: BCH liên đội.
- ND: Tình hình hoạt động của chi đội trong tháng.
c. Thông báo.
- Người viết: Ban quản lý dự án.
- Người nhận: Bà con có đất đai, hoa màu nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng.
- ND: Thông báo chủ trương của Ban dự án.
Bài tập 2/150
Những lỗi trong văn bản thông báo.
- Thiếu số công văn.
- Thiếu nơi gửi ở góc trái, dưới.
- ND thông báo không phù hợp với tên VB (tên là thông báo - ND lại: Yêu cầu sắp xếp kế hoạch -> chưa có kế hoạch) thiếu các ục: thời gian kiểm tra, yêu cầu KT, cách thức KT.
Bài tập 3/150 SGK
Những tình huống cần viết thông báo:
- Thu các khoản tiền đầu năm học.
- Tình hình học tập và rèn luyện của học sinh trong tuần.
- Kế hoạch tham quan thực tế.
- Nhận đồ vật bị mất đã tìm thấy.
- Kế hoạch hoạt động hè năm 2004 – 2005.
Bài tập 4/150
- Chọn 1 trong những tình huống trên để viết VB.
	4- Củng cố
	- Cho học sinh nhắc lại nội dung thể thức viết VB thông báo.
	5- Hướng dẫn học sinh học bài.
	- Học thuộc lý thuyết, tập viết VB với các tình huống đã có ở BT3.
	* Tự rút kinh nghiệm:
	 Học sinh luyện tập tốt.
************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 8(1).doc