Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Năm học 2012-2013

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

 - Biết được những đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn học dân tộc.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1. Kiến thức: - Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nghĩa tình của người lính.

 - Kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.

 - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.

2. Kỹ năng:

 - Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau 1975.

 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.

 3. Thái độ: Giáo dục tình cảm ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ, thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”.

C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, phát vấn, thảo luận, bình giảng.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Bếp lửa” và nêu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ?

 3. Bài mới: Vầng trăng tỏa ánh sáng dịu mát xuống khắp mọi nhà, với mỗi người Việt Nam, thật vô cùng thân thuộc. Vậy mà có khi nào ta lại lãng quên người bạn thiên nhiên tri âm – tri kỉ để đến lúc vô tình gặp lại, ta bỗng giật mình tự ăn năn, tự trách móc chính mình? Bài thơ “Ánh trăng” (1978) của Nguyễn Duy viết tại thành phố Hồ Chí Minh 3 năm sau ngày đất nước thống nhất được khơi nguồn cảm hứng từ một tình huống như thế.

 

doc 14 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12 Ngày soạn: 10/11/2012
Tiết PPCT: 56 Ngày dạy: 12/11/2012
Văn bản : ÁNH TRĂNG
 Nguyễn Duy
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
 - Biết được những đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn học dân tộc.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: - Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nghĩa tình của người lính.
 - Kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.
 - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kỹ năng: 
 - Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau 1975.
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
 3. Thái độ: Giáo dục tình cảm ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ, thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, phát vấn, thảo luận, bình giảng. 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Bếp lửa” và nêu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ? 
 3. Bài mới: Vầng trăng tỏa ánh sáng dịu mát xuống khắp mọi nhà, với mỗi người Việt Nam, thật vô cùng thân thuộc. Vậy mà có khi nào ta lại lãng quên người bạn thiên nhiên tri âm – tri kỉ để đến lúc vô tình gặp lại, ta bỗng giật mình tự ăn năn, tự trách móc chính mình? Bài thơ “Ánh trăng” (1978) của Nguyễn Duy viết tại thành phố Hồ Chí Minh 3 năm sau ngày đất nước thống nhất được khơi nguồn cảm hứng từ một tình huống như thế.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG 
- Nêu vài nét chính về tác giả? 
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ? 
- Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
HS suy nghĩ và trả lời. Gv chốt ý
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
GV:Hướng dẫn HS đọc: to, rõ, truyền cảm, ngắt nhịp đúng, thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của bài. 
GV nhận xét
GV :Tìm bố cục của bài thơ, nêu nội dung chính của từng phần ?.
* HS đọc 2 khổ thơ đầu.
Khổ thơ đầu đã sử dụng nghệ thuật gì? Trăng mang biểu tường gì?
GV : Mối quan hệ giữa nhà thơ với vầng trăng trong quá khứ như thế nào?
HS: Là người bạn tri kỷ
GV Tri kỷ là gì ? Em đó gặp từ này ở bài nào? GV: giải thích thêm.
GV : Nhận xét về hình ảnh vầng trăng trong quá khứ ?
HS suy nghĩ và trả lời. GV: chốt ý 
*HS đọc hai khổ tiếp
GV: Hoàn cảnh của nhà thơ lúc này như thế nào?
HS: Về thành phố có cuộc sống đầy đủ, giàu sang
GV : Sống trong hoàn cảnh như vậy thái độ của con người với vầng trăng như thế nào?
HS : Như người dưng qua đường 
GV:Khi thay đổi hoàn cảnh, người ta dễ dàng lãng quên quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn, gian khổ. Trước vinh hoa phú quý người ta dễ có thể thay đổi tình cảm với nghĩa tình đã qua, phản bội lại chính mình. Đó chính là quy luật của cuộc sống tình cảm con người, không ít người sống và nghĩ như vậy, coi đó là chuyện bình thường đương nhiên.
GV: Trong hoàn cảnh đó bất ngờ tình huống gì đã xảy ra?
GV: Từ thình lình gợi cho ta điều gì? Tác giả đó sử dụng nghệ thuật gì?
GV: Khi đèn điện tắt, nhân vật trữ tình vội vã đi tìm nguồn sáng thì bất ngờ gặp ánh sỏng của vầng trăng tròn vành vạnh khi xưa.
* HS đọc 2 khổ thơ cuối.
GV: Nhận xét về tư thế, tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi đột ngột gặp lại vầng trăng?
GV: Nhận xét về nghệ thuật của tác giả khi diễn tả cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
GV: Ngoài ý nghĩa tả thực, ánh trăng còn có ý nghĩa gì? 
 HS: thảo luận nhóm theo “kĩ thuật khăn phủ bàn”– 4 phút và trả lời
GV: Vầng trăng im phăng phắc thể hiện: thái độ nghiêm khắc nhắc nhở có gì đó không vui, sự trách móc trong im lặng, sự tự vấn lương tâm, con người có thể lãng quên quá khứ nhưng thiên nhiên nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy bất diệt.
HS nhận xét về nghệ thuật
GV chốt ý và liên hệ giáo dục HS
GV Nêu nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa văn bản?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài
 thơ. Nắm nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. Ý nghĩa vầng trăng
Soạn bài chú ý diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai 
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ
2. Tác phẩm: 
a. Xuất xứ: Bài thơ được sáng tác năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh
b. Thể thơ: Thơ 5 chữ trữ tình, giàu triết lí.
 II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – Tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại giống như một câu chuyện nhỏ gồm 3 phần 
P1 : 2 khổ thơ đầu (Cảm nhận về vầng trăng trong quá khứ với những kỉ niệm) 
P2 : 2 khổ giữa (Cảm nhận về vầng trăng ở hiện tại )
P3 : 2 khổ cuối (sự ăn năn của con người khi gặp lại vầng trăng tình nghĩa)
b. Phân tích:
b1. Cảm nhận về vầng trăng trong quá khứ với những kỉ niệm : (từ đầutình nghĩa)
Hồi nhỏ sống với đồng
 với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
-> Nghệ thuật: điệp từ, nhân hóa 
-> Hình ảnh vầng trăng là thiên nhiên tươi đẹp, gắn bó, gần gũi với con người ; là quá khứ của thời chiến đấu gian khổ
trần trụi với thiên nhiên
 hồn nhiên như cây cỏ
-> Hình ảnh vầng trăng là tuổi thơ ngọt ngào, biểu tượng cho quá khứ
=> Tình nghĩa với vầng trăng suốt một thời tuổi nhỏ, đến những năm tháng trận mạc sâu 
b2. Cảm nhận về vầng trăng ở hiện tại 
 "...quen ánh điện cửa gương.
 vầng trăng đi qua ngõ
 như người dưng qua đường"
-> Nhân hóa: Cuộc sống đầy đủ, giàu sang, con người dửng dưng với trăng, dễ dàng lãng quên quá khứ. 
Thình lình đèn điện tắt
 phòng binh đinh tối om
 vội bật tung cửa sổ
 đột ngột vầng trăng tròn 
->Nghệ thuật : sử dụng tính từ (thình lình, đột ngột), động từ (vội, bật, tung)
-> Cuộc gặp gỡ giữa con người và vầng trăng thông qua tình huống bất ngờ, tạo sự ngỡ ngàng
b3. Sự ăn năn của con người khi gặp lại vầng trăng tình nghĩa:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
 có cái gì rưng rưng
 như là đồng là bể
 như là sông là rừng
-> Từ láy (rưng rưng) , so sánh, liệt kê, điệp ngữ
-> Diễn tả tư thế tập trung, mặt đối mặt, cảm xúc chợt dâng trào khi gặp lại vầng trăng, gợi nhớ biết bao kỷ niệm 
 Trăng cứ tròn vành vạnh
 kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình.
-> Nhân hoá, từ láy.
=> Tự sự và trữ tình, sáng tạo kết hợp hình ảnh thơ có nhiều tầng nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình – thủy chung, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng.. 
3.Tổng kết:
a. Nghệ thuật: 
- Kết cấu kết hợp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng.
- Sáng tạo kết hợp hình ảnh thơ có nhiều tầng nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng.. 
b. Nội dung :
* Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ là một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng, thủy chung sau trước.
* Ghi nhớ (SGK/155)
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ : Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. Nắm nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản
* Bài mới : Soạn "Làng" – Kim Lân, chú phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
E. RÚT KINH NGHIỆM:.
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
****************************************
Tuần : 12 Ngày soạn: 10/11/2012
Tiết PPCT: 57 Ngày dạy: 12/11/2012
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được sự khác nhau giữa phương ngữ mà học sinh đang sử dụng với phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân thể hiện qua những từ ngữ chỉ sự vật, trạng thái, đặc điểm , tính chất.....
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: - Từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất.
 - Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương.
2. Kỹ năng: 
- Nhận biết một số từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một số văn bản.
 3. Thái độ: Có cái nhìn và sử dụng thích hợp đối với phương ngữ toàn dân và địa phương
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, giải thích minh họa, phân tích, phát vấn, thảo luận 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS 
 3. Bài mới: GV nói về sự phong phú của các phương ngữ vùng miền rồi vào bài.
 “Thân em như cá trong lờ
 Hết phương vùng vẫy không biết nhờ nơi đâu?”.
 “Cá - lờ” là một hình tượng cụ thể, tác giả dân gian đã lấy hình tượng cụ thể này để làm đối tượng so sánh với con người, cụ thể ở đây là cô gái. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
LUYỆN TẬP 
GV: Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng,..không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân?
GV: Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ trong các ngôn ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân?
GV: Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân?
* Thảo luận nhóm – 3 phút
Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có những từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân?
Quan sát hai bảng mẫu ở bài 1, cho biết cách hiểu nào thuộc về ngôn ngữ toàn dân?
GV: Hướng dẫn HS tìm những bài thơ, văn có sử dụng từ ngữ địa phương
VD: VD: Thơ Tố Hữu 
Bài thơ Đi đi em (Tố Hữu)
Rứa là hết chiều ni em đi mãi
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi!
Quên làm sao, em hỡi lúc chia phôi
Bởi khác cảnh, hai đứa mình nghẹn nói
- Đi mô cho ngái cho xa
 Ở nhà với mẹ đặng mà nuôi quân! (để)
- Mẹ con, một bữa, về đường
Gạo ngon một gánh em sương nặng đầy (gánh)
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: Ví dụ: 
- Nghệ An: con bê gọi là con me
- Hà Tĩnh : đi chơi -> đi nhỡi, lúa -> ló, nước -> nát
- Thanh Hóa: chân gọi là chò, gáo múc nước gọi là Chuộc.
- Quảng Trị: đầu - chốc; mông – khu, quét - xuốc; tr ... :..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài viết ở nhà của HS 
 3. Bài mới: Các em đã được tìm hiểu về mặt lý thuyết yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. Giờ học này chúng ta cùng nhau luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị lụân.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG 
GV củng cố kiến thức liên quan đến văn tự sự với người kể, ngôi kể, các yếu tố nghị luận......trong văn bản tự sự
Phát vấn HS trả lời. GV chốt ý
LUYỆN TẬP
1 HS đọc đoạn văn(SGK /160)
GV:Yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào?
HS hoạt động độc lập, suy nghĩ và trả lời
GV: Chỉ ra vai trò của các yếu tố nghị luận trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn?
GV: Nếu lược bỏ các yếu tố nghị luận đó đi có được không? Vì sao?
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: Bài học rút ra từ đoạn văn trên là gì?
GV hướng dẫn HS làm bài tập 2
HS viết đoạn văn tự sự dựa vào văn bản Ánh trăng đã học
Thực hành viết đoạn văn tự sự 
 HS đọc lại văn bản Ánh trăng – Nguyễn Duy
GV:Xác định thứ tự kể, ngôi kể?
GV: Yếu tố nghị luận?
HS Trả lời
HS tập viết đoạn – 5 phút – 4 nhóm
Gv sửa chữa và chốt ý
- Sau khi viết xong, HS thử thay đổi ngôi kể bằng ngôi thứ ba và lựa chọn yếu tố nghị luận cho phù hợp khi viết một đoạn văn tự sự.
HS đọc yêu cầu bài tập 3, GV hướng dẫn làm bài
GV đọc đoạn văn mẫu
(“Thứ bảy vừa qua, chi đội em sinh hoạt tại phòng học của lớp như thường lệ. Mai Lan, lớp trưởng bé nhỏ điều khiển chương trình buổi sinh hoạt. Không khí của buổi sinh hoạt thật sôi nổi. Cả lớp tranh luận xem Nam có phải là người bạn tốt. Nam vốn là người ít nói lại không mấy chịu thanh minh cho mình. Một lần Nam mách cô về việc các bạn tự ý bỏ học đi đá bóng. Một số bạn trong lớp đã hiểu lầm Nam. Tôi thiết nghĩ bạn Nam nói với cô là một việc nên làm. Có như vậy Nam mới giúp các bạn nhận ra khuyết điểm”)
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: Hs viết hoàn chỉnh đoạn văn kể về buổi sinh hoạt lớp
I.TÌM HIỂU CHUNG :
* Củng cố kiến thức :
- Sự việc được kể, người kể, trình tự kể..
- Các yếu tố nghị luận được sử dụng để làm cho tự sự sâu sắc hơn với việc bày tỏ quan điểm, lập trường, cách nhìn, đánh giá.
- Trong đoạn văn tự sự, các yếu tố nghị luận không được lấn át tự sự.
II.LUYỆN TẬP:
Bài tập 1 : Đoạn văn: “Lỗi lầm và sự biết ơn”
- Yếu tố nghị luận thể hiện ở các câu văn :
+ “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, trong lòng người”.
 -> Yếu tố nghị luận mang tính triết lí về cái giới hạn và cái trường tồn trong đời sống tinh thần con người.
+ “Vậy mỗi chúng ta... ghi những ân nghĩa lên đá”.
->Yếu tố nghị luận này nhắc nhở con người cách ứng xử có văn hóa trong cuộc sống
=> Vai trò của các yếu tố nghị luận trên:
- Làm cho câu chuyện sâu sắc, giàu tính triết lý giàu tính giáo dục cao. Nếu bỏ các yếu tố nghị luận trên thì tư tưởng của của đoạn văn sẽ bị giảm
=> Bài học rút ra từ câu chuyện là sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình.
Bài tập 2 :Viết đoạn văn tự sự và xác định sự việc, thứ tự kể, ngôi kể, người kể :
HS viết đoạn văn tự sự dựa vào văn bản Ánh trăng đã học
- Ngôi kể thứ nhất, người kể xưng tôi
- Thứ tự kể : theo trình tự thời gian từ nhỏ ở rừng, đến lúc chiến tranh và về thành phố
- Yếu tố nghị luận : triết lí về hình ảnh ánh trăng có nhiều tầng nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng....Nhắc nhở con người thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn” 
Bài tập 3:Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp
* Gợi ý: Những nội dung cần trình bày trong đoạn văn:
- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào?
+ Thời gian : tiết 5 ngày thứ 7
+ Địa điểm :tại phòng học của lớp 
+ Người điều khiển: lớp trưởng
+ Không khí của buổi sinh hoạt : nghiêm túc
- Nội dung của buổi sinh hoạt: tổng kết việc thực hiện các nội dung, kế hoạch trong tuần
+ Phát biểu về vấn đề: Nam là người bạn tốt (lý do:lớp tuyên dương những bạn đã biết giúp đỡ các bạn khác nhưng không có bạn Nam )
- Thuyết phục cả lớp với lý lẽ như thế nào? (đưa ra ví dụ, lời phân tích....)
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: Rút ra bài học trong việc viết đoạn văn tự sự có kết hợp yếu tố nghị luận: đoạn văn được sắp xếp thành mục đích tự sự, yếu tố nghị luận được đưa vào bài khi cần thiết và không làm ảnh hưởng đến việc kể chuyện
- Viết một đoạn văn tự sự kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã học
* Bài mới: Chuẩn bị: “Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự”
E. RÚT KINH NGHIỆM:.
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
************************************
Tuần : 12 Ngày soạn: 14/11/2012
Tiết PPCT: 60 Ngày dạy: 16/11/2012
Tập làm văn : TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nhận diện thể thơ tám chữ qua các đoạn văn bản và bước đầu biết cách làm thơ tám chữ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: - Đặc điểm của thể thơ tám chữ .
 2. Kỹ năng: - Nhận biết thể thơ tám chữ.
 - Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ.
 3. Thái độ: - Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đặc biệt thể thơ tám chữ.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp giải thích minh họa,phân tích, thuyết trình, HS tự bộc lộ bản thân qua những sáng tác của mình, thảo luận theo phương pháp “khăn phủ bàn”.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, kiểm tra việc sáng tác thơ 8 chữ ở nhà của HS
 3. Bài mới: Gv chép một khổ thơ bài “Cuộc chia ly màu đỏ” của Nguyễn Mỹ lên bảng rồi vào bài mới: “....Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia
 Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy
 Không che được nước mắt cô đã chảy
 Những giọt long lanh, nóng bỏng, sáng ngời...”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG 
Nhận diện thể thơ 8 chữ:
HS đọc các đoạn trích SGK
Nhận xét về số chữ ở mỗi dòng
( Mỗi câu có 8 chữ)
GV: Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn. Nhận xét về cách gieo vần ở mỗi đoạn?
Nhận xét về cách ngắt nhịp? 
- GV treo bảng phụ, HS xác định cách gieo vần, ngắt nhịp của đoạn thơ?
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối. Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan. Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn. Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”
HS suy nghĩ và trả lời, GV dẫn dắt.
GV: Từ phân tích VD, em hãy rút ra đặc điểm của thơ 8 chữ?
HS thảo luận theo phương pháp khăn phủ bàn, GV nhận xét và chốt ý.
LUYỆN TẬP 
Thực hành làm thơ 8 chữ 
Tìm từ thích hợp( đúng thanh, đúng vần) để điền vào chỗ trống trong khổ thơ SGK
Làm thêm câu thơ cuối còn thiếu một câu( chú ý: câu thơ này phải có 8 chữ và chữ cuối phải có khuôn vần âm”ương” hoặc “a” mang thanh bằng
- Mỗi nhóm cử đại diện và trình bày bài thơ trước lớp. Cả lớp tham giá đánh giá, nhận xét bài thơ
- Mỗi nhóm cử đại diện đọc bài thơ 8 chữ mà cô giáo cho về nhà tự làm. Sau đó, sửa lại cho đúng cách ngắt nhịp, gieo vần (vần chân, vần lưng, vần liền, vần gián cách..) cho thích hợp. Mỗi nhóm cử đại diện trình bày
Lớp nhận xét và sửa chữa, cô giáo cho điểm
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: Tập làm thơ 8 chữ về chủ đề gia đình, quê hương, tình yêu nước cho đúng cách ngắt nhịp, gieo vần (vần chân, vần lưng, vần liền, vần gián cách..)
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Nhận diện thể thơ 8 chữ:
* VD : SGK/148-149
a. Số chữ ở 3 đoạn thơ a,b,c đều có số lượng chữ giống nhau trong mỗi dòng thơ: tám chữ mỗi dòng
b. Nhận xét về cách gieo vần:
- Đoạn a câu 2 và câu 3 vần an (tan – ngàn), câu 4 và 5 vần ôi (mới – gội), câu 6, 7 vần ưng (bừng- rừng)
- Đoạn b gieo vần liền theo từng cặp câu đi liền nhau: câu 1 và câu 2 vần e (về - nghe), câu 3 và câu 4 vần ọc (học – nhọc), câu 5 và câu 6 vần a (bà – xa)
- Đoạn c vần gián cách: khổ 1, câu 1 và câu 3 vần át (ngát – hát), câu 2 và câu 4 vần on (non – son), câu 1 và câu 3 vần ưng (đứng – dựng), câu 2 và câu 4 vần ien (tiên – nhiên)
c. Nhận xét về cách ngắt nhịp:
- Đoạn a: 2/3/3, 3/2/3, 3/2/3, 3/3/2
Nào đâu /những đêm vàng /bên bờ suối
Ta say mồi /đứng uống /ánh trăng tan
Đâu những ngày /mưa chuyển /bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm /giang san ta /đổi mới?
- Đoạn b: 3/3/2, 4/2/2
 Mẹ cùng cha /công tác bận /không về
 Cháu ở cùng bà /bà bảocháu nghe..
- Đoạn c: 3/3/2, 3/2/3, 3/3/2
=> Cách ngắt nhịp của thơ 8 chữ rất đa dạng và linh hoạt
2. Kết luận: Thơ có 8 tiếng. Mỗi bài tùy theo có thể có 4 câu, tám câu hoặc nhiều khổ thơ
- Ngắt nhịp linh hoạt 4/4 hoặc 3/3/2 hoặc 3/2/3.
 * Ghi nhớ: SGK/ 150
II. LUYỆN TẬP
Bài mẫu : Bài thơ “Phương xa” – Vũ Hoàng Chương
Nhổ neo rồi, thuyền ơi ! Xin mặc sóng
Xô về đông hay dạt tới phương đoài
Xa mặt đất, giữa vô cùng cao rộng
Lòng cô đơn, cay đắng, họa dần vơi.
Lũ chúng ta, lạc loài dăm bảy đứa
Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh
Bể vô tận xá gì phương hướng nữa
Thuyền ơi thuyền ! Theo gió hãy lênh đênh.
Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỉ
Một đôi người u uất nỗi chơ vơ
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị
Thuyền ơi thuyền ! Xin ghé bến hoang sơ
Men đã ngấm bọn ta chờ nắng tắt
Theo buồm cao cùng cao tiếng hò khoan
Gió đã nổi, nhịp giăng chiều hiu hắt
Thuyền ơi thuyền ! Theo gió hãy cho ngoan.
Đoạn thơ : Người ấy là cha tôi (sưu tầm)
Người đàn ông tóc đã hoa râm ấy
Rất thương tôi và cũng rất giống tôi
Là người tôi yêu quý nhất trên đời
Đó chính là người đã sinh ra tôi
Tôi vẫn nhớ thời ấu thơ dại dột
Vì mải chơi nên quên cả học bài
Xấu hổ lắm chẳng hở môi với ai
Những lần cha tôi đánh đòn quắn đít
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: Sưu tầm một số bài thơ 8 chữ.
- Tập làm thơ 8 chữ không giới hạn về câu, về chủ đề trường lớp, bạn bè.
* Bài mới: Chuẩn bị “Làng”  - Kim Lân
E. RÚT KINH NGHIỆM:.
..
..............................................................................................................................................................
..
..............................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12 van 9.doc