Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013

A. Mục tiêu cần đạt:

- Hiểu, cảm nhận giá trị nội dung và nghệu thuật của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

- Biết được đặc điểm và những đóng góp của bài thơ Việt Nam vào nền văn học dân tộc.

B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :

1. Kiến thức :

- Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.

- Sự kết hợp của các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.

- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.

2. Kĩ năng :

- Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp của các phương thực biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.

3. Thái độ:

- Biết sống nghĩa tình.

 

doc 14 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 655Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Lê Thị Trang - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12	Ngày soạn: 10/11/12
TIẾT 56	Văn bản	Ngày dạy: 14/11/12
ÁNH TRĂNG
Nguyễn Duy
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu, cảm nhận giá trị nội dung và nghệu thuật của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
- Biết được đặc điểm và những đóng góp của bài thơ Việt Nam vào nền văn học dân tộc.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- Sự kết hợp của các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Kĩ năng : 
- Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp của các phương thực biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.
3. Thái độ:
- Biết sống nghĩa tình.
C. Phương pháp : Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,....
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số: 9A4.....................................
2. Bài cũ : Đọc diễn cảm 2 khổ thơ đầu trong bài “Bếp lửa” nêu hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa bài thơ?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 	Cũng như Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy là một nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông là một con người có tâm hồn nhạy cảm, những năm tháng “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” đã trở thành nguồn mạch hồi ức thường trực trong tâm hồn nhà thơ. Và với bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy lại thêm một cái giật mình. Vậy cái giật mình ấy là do đâu? Bài thơ muốn nhắn gửi tới chúng ta điều gì? Đó cũng là nội dung bài học mà hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung bài dạy 
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung :
- Qua phần đọc – hiểu ở nhà, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Nguyễn Duy?
GV chuyển: Bài thơ này được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Chỉ rõ xuất xứ, thể thơ ?
HS: Suy nghĩ trong 1 phút trả lời các ý hỏi nêu trên?
GV chốt ý:Bài thơ được viết vào năm 1978 – Khi người lính ND về với phố xá được 3 năm. Bài thơ viết tại Thành phố Hồ Chí Minh; in trong tập “Ánh trăng”; được viết với thể thơ 5 chữ, phù hợp với việc tâm tình, giải bày tình cảm. 
GV chuyển ý: Đọc bài thơ Ánh trăng, ta hiểu được tâm sự gì của nhà thơ Nguyễn Duy? Để thấy rõ điều đó ta đi vào phần (II)
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản :
*HD đọc, tìm hiểu nghĩa của từ khó:
GV hướng dẫn đọc: Khi đọc bài thơ em cần chú ý đọc đúng ngữ điệu để cảm nhận tâm trạng của nhà thơ: 
- Ba khổ thơ đầu: Đọc với giọng kể, nhịp thơ trôi chảy bình thường. 
- Khổ thứ tư: Giọng thơ đột ngột cất cao, ngỡ ngàng với bước ngoặt của sự việc, của sự xuất hiện vầng trăng.
- Khổ thứ năm và sáu: Giọng thiết tha rồi trầm lắng cùng xúc cảm và suy tư lặng lẽ. 
GV: - Lưu ý cho HS 2 chú thích (SGK): hỏi chú thích (1); giải đáp chú thích (2)
- Nói rõ chủ ý của tác giả về việc những chữ đầu dòng không viết hoa: Tạo sự liền mạch về ý tưởng và hình ảnh trong từng khổ thơ, bài thơ 
* Hướng dẫn tìm hiểu văn bản 
? Theo em, bài thơ có thể chia bố cục ra làm mấy phần? (Xác định ranh giới và nội dung của mỗi phần?)
HS: Bố cục bài thơ chia làm 3 phần:
- Phần 1:Ba khổ đầu: Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ và hiện tại.
- Phần 2: Khổ thứ tư: Tình huống gặp lại vầng trăng.
- Phần 3: Hai khổ cuối: Suy tư của tác giả
? Vậy, bài thơ đã có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào? 
->Hai phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ: Tự sự và biểu cảm (trữ tình)
? Nhận xét về hình thức và giọng điệu và chất trữ tình của bài thơ? 
-> Cả bài thơ mang dáng dấp là một câu chuyện kể theo trình tự thời gian, nhưng lại có mạch cảm xúc dồi dào, tuôn chảy: lúc thì trôi chảy bình thường, lúc đột ngột cất cao, lúc lại suy tư trầm lắng. Do vậy, chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi khổ và cả bài chỉ duy nhất một dấu chấm câu. 
GV chuyển ý: Để thấy được dòng cảm xúc của tác giả về hình ảnh vầng trăng và những suy ngẫm của ông ta sang phần tiếp theo.
* Hướng dẫn phân tích văn bản 
HS: Đọc lại 2 khổ thơ đầu.
? Mở đầu bài thơ cho em thấy quá khứ trong cảm xúc của nhà thơ là thời gian quá khứ nào? 
? Trong thời gian quá khứ này tác giả có mối quan hệ như thế nào với ánh trăng? 
? Em hiểu vầng trăng tri kỉ là vầng trăng như thế nào?
-> Tri kỉ có nghĩa là bạn thân, người coi trăng như bạn.
? Em đã từng gặp vầng trăng trở thành tri kỉ, người bạn tâm tình của người lính trong bài thơ nào? Đọc lại câu thơ có hình ảnh vầng trăng đó?
GV tích hợp: Trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu, hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là một chi tiết nên thơ; vầng trăng xuất hiện cùng với khẩu súng đã trở thành người bạn gần gũi, gắn bó với người lính để cùng sẻ chia, cảm thông trước những vất vả, gian khổ mà người lính phải trải qua.
Hoặc trong bài “Nhớ” của Phạm Tiến Duật nhà thơ cũng đã từng viết: 
“ Nằm ngửa nhớ trăng,
Nằm nghiêng nhớ bến.
Nôn nao ngồi dậy,
Nhớ lưng đèo.”
? Ngoài ra trong quá khứ con người còn có tình cảm gì với thiên nhiên và vầng trăng nữa?
? Từ trần trụi gợi cho em suy nghĩ gì? 
? Em có biết vì sao trong quá khứ trăng và người lại có quan hệ thân thiết như thế không? 
-> Vì con người sống hòa hợp, gần gũi, thân thiết với thiên nhiên cũng như là với trăng.
? Em có nhận xét gì về giọng điệu và nghệ thuật được sử dụng trong hai khổ đầu?
GV bình giảng: Chỉ 2 khổ thơ thôi nhưng tác giả đã gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ có ánh trăng gắn liền với ruộng đồng, sông, bể chứa chan biết bao ân tình. Cuộc đời người lính gian khổ nơi chiến trường vầng trăng trở thành người bạn đồng hành thân thiết, gắn bó tri kỉ. Con người sống hòa hợp với thiên nhiên, cỏ cây. Và chính nhà thơ cũng ngỡ như sẽ không bao giờ quên “cái vầng trăng tình nghĩa”ấy.
GV chuyển ý: Với quá khứ là vậy, còn trong cuộc sống hiện tại thì sao? Nhà thơ có những xúc cảm gì?
HS: Quan sát khổ thơ 3.
? Hồi về thành phố, đồng nghĩa với một cuộc sống như thế nào? 
-> Cuộc sống hiện đại với đầy đủ tiện nghi: có ánh điện, cửa gương, nhà cao tầng
? Quan hệ giữa người và trăng có gì khác trước? 
HS trả lời. GV nhấn mạnh h/ả “Người dưng qua đường”
? Theo em, trăng không quen biết người hay người xa lạ với trăng? 
? Vì sao có sự xa lạ đó? 
? Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong chi tiết trên?
GV: Dùng phương pháp so sánh 2 khổ thơ trước với khổ thứ ba để làm nổi bật ý nghĩa.
? Nhận xét về cảm nghĩ vầng trăng hiện tại và cảm nghĩ vầng trăng quá khứ?
GV bình: Hoàn cảnh sống con người thay đổi khiến tâm lí con người cũng dễ đổi thay. Vì thế mà trong quá khứ tác giả ngỡ không bao giờ quên vầng trăng tri kỉ, nghĩa tình. Ay thế mà trong cuộc sống hiện tại, trăng “như người dưng” không quen biết. Câu thơ đọc lên như một lời thú tội chân thành và dũng cảm pha chút chua xót của nhà thơ. 
? Từ sự xa lạ giữa người và trăng tác giả muốn đưa ra một vấn đề có tính chất triết lí đó là gì?
-> Cuộc sống vật chất đủ đầy dễ làm người ta quên đi quá khứ gian lao mà hào hùng. Thậm chí còn phản bội quá khứ.
GV tích hợp: Nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ
 “Việt Bắc” cũng đã thể hiện tâm trạng băn khoăn của nhân dân Việt Bắc khi tiễn đưa cán bộ về xuôi: “ Mình về thành thị xa xôi, 
Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng? 
Phố đông còn nhớ bản làng.
Sáng đêm còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?”
GV: Vậy nhà thơ gặp lại vầng trăng trong hoàn cảnh như thế náo ta chuyển sang tìm hiểu ở khổ thơ tiếp theo.
? Trong hoàn cảnh đó sự việc bất thường gì đã xảy ra? 
? Trong khổ thơ này cách dùng từ có gì đặc biệt không? 
? Với từ đột ngột được đưa lên dầu câu thơ tác giả có dụng ý gì?
-> Có lẽ việc bật tung kia chỉ là phản ứng tự nhiên khi đèn tắt mà thôi, chứ con người không nghĩ sẽ có cái gì đợi mình ngoài kia. Nên khi bắt gặp vầng trăng quả là đột ngột. Việc đảo từ đột ngộtlên đầu câu phải chăng nhằm nhấn mạnh đến sự thảng thốt, ngỡ ngàng của nhân vật trữ tình.
? Với cách dùng từ gợi cảm, hình ảnh thơ đối lập, em thấy tác giả đã diễn tả được điều gì? 
GV chuyển ý: Bài thơ khép lại giúp ta hiểu thêm điều gì trong mạch suy tư của tác giả 
HS: Đọc lại 2 khổ thơ cuối.
? Qua 2 khổ thơ cuối, em thấy dòng cảm xúc của tác giả được thể hiện qua những chi tiết nào? 
? Em thấy cách dùng từ, biện pháp tu từ, giọng điệu trong những câu thơ trên có gì đặc biệt? 
? Cảm xúc rưng rưng là cảm xúc như thế nào? 
-> Rưng rưng gợi nhớ, hoài niệm. phải chăng đó chính là sự trào dâng nỗi nhớ về những gì đã qua: đồng, sông, bể, rừng.
? Ngoài các từ ngữ ấy, nhà thơ còn sử dụng nghệ thuật nào nữa để bộc lộ cảm xúc? Em đọc được cảm xúc gì của nhà thơ thông qua khổ thơ 5? 
GV tích hợp : “ Ngửa mặt.” Đọc câu thơ của Nguyễn Duy ta nhớ lại khi xưa Bác Hồ đã từng viết: 
“ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”- Trăng trong thơ Bác là người bạn tri kỉ, tri âm vượt qua song sắt nhà tù để bầu bạn với thi nhân. Còn với Nguyễn Duy lúc bấy giờ có lẽ không phải nhà thơ đang ngắm trăng mà đang tâm tình với trăng qua dòng hồi tưởng.
? Khổ thơ nào bộc lộ rõ nhất dòng suy tư của tác giả, ý nghĩa, nội dung bài thơ? 
HS: Khổ cuối.
? Ở khổ thơ này ta những hình ảnh, từ ngữ nào gợi cho ta sự chú ý? 
? Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật tác giả sử dụng trong khổ thơ?(Cách dùng từ, hình ảnh thơ?)
-> Từ láy, nhân hóa, ẩn dụ, hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu tượng. 
? Theo em hình ảnh “ Trăng tròn vành vạnh” và “ Trăng im phăng phắc” gợi cho em suy nghĩ gì về vầng trăng? 
HS thảo luận nhóm 1 phút.
GV gợi mở: Nêu câu hỏi trắc nghiệm:
? Từ giật mình nói lên dòng suy tư gì của tác giả? 
a. An năn, tự trách mình 
b. Thay đổi trong suy nghĩ về vầng trăng
c. Nhắc nhở mình và mọi người.
d. Cả a, b, c đều đúng.
GV bình, chốt: Cái giật mình vừa thể hiện sự ăn năn, tự trách; vừa thể hiện sự thay đổi, nhắc nhở của lương tâm . Niềm tâm sự sâu kín giờ đây không chỉ còn là của riêng Nguyễn Duy nữa. Ý kết của bài thơ đã nâng những suy nghĩ của tác giả lên tầm khái quát – triết lí: Ai cũng có những lúc vô tình quên đi những gì tốt đẹp của ngày xưa. Nếu như không có sự thức tỉnh, những lúc “giật mình” nhìn lại của lương tâm thì biết đâu chúng ta sẽ đánh mất chính mình! 
? Tóm lại, khổ thơ cuối có điều gì mang tính chất triết lí, khái quát? 
GV chốt ý: Nhà thơ muốn khẳng định rằng: Con người có thể vô tình lãng quên, nhưng thiên nhiên quá khứ nghĩa tình thì vẫn tròn đầy, bất diệt. Từ đó nhắc nhở chính mình và mọi người phải biết sống thủy chung, tình nghĩa với thiên nhiên, quá khứ nghĩa tình của dân tộc. 
GV GDTT cho học sinh: Ngày hôm nay, em sống trong hòa bình, được vui hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Em cũng đừng quên rằng, có được n ... g của tiếng Việt 
C. Phương pháp : Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,....
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số: 9A4.....................................
2. Bài cũ : GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 Ở những tiết trước chúng ta đã ôn lại lí thuyết và thức hành làm một số bài tập về từ vựng và biện pháp tu từ từ vựng . 
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập lý thuyết
? Hãy liệt kê những nội dung ôn tập tiếng Việt từ các tiết 44,45,49,53?
HS: Thực hiện.
GV dẫn dắt đến nội dung ôn tập.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập:
 Hướng dẫn HS so sánh hai dị bản của câu ca dao
- Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon
- Râu tôm nấu với ruột bù
Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon
? Cho biết trong trường hợp này,gật đầu hay gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt?
 GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 2
*HS thảo luận nhóm: Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong truyện cười sgk/158
 Hướng dẫn HS làm bài tập 3/158 
Đọc đoạn thơ của Chính Hữu trong bài Đồng chí và trả lời câu hỏi:
?Trong các từ vai,miệng,chân tay,đầu ở đoạn thơ,từ nào được dùng theo nghĩa gốc,từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
? Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ,nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ?
 GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 4
?Vận dụng kiến thức về trường từ vựng,phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ Ao đỏ của Vũ Quần Phương?
 Hướng dẫn làm bài tập 5
Yêu cầu hs đọc đoạn trích sgk và trả lời câu hỏi theo sgk
 Hướng dẫn làm bài tập 6
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
- Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe.
I. Lý thuyết:
II. Luyện tập :
Bài 1/158
- Gật đầu:là cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay,thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý
- Gật gù:gật nhẹ và nhiều lần,biểu thị thái độ đồng tình tán thưởng
=> Như vậy từ gật gù thể hiện thích hợp hơn
Bài 2/158 - Đội chỉ có một chân sút,ý nói cả đội chỉ có một cầu thủ có khả năng ghi bàn,không phải chỉ một cầu thủ chỉ thuận một chân
- Người vợ lại nghĩ rằng cầu thủ ấy chỉ có một chân để đi thì đá bóng làm sao được
- Đây là hiện tượng ông nói gà bà nói vịt
Bài 3/158- Các từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân,tay
- Các từ được dùng theo nghĩa chuyển: Vai (hoán dụ),đầu(ẩn dụ)
Bài 4/159 - Nhóm từ:đỏ,xanh,hồng nằm cùng trường nghĩa màu sắc
- Nhóm từ:lửa,cháy,tro nằm cùng trường nghĩa các sự vật,hiện tượng có liên quan đến lửa
Các từ thuộc 2 trường từ vựng này lại có quan hệ chặt chẽ với nhau.Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai ngọn lửa.Ngọn lửa đó lan toả trong người anh làm anh say đắm,ngất ngây(đến mức có thể cháy thành tro) và lan toả cả không gian làm không gian cũng biến sắc(cây xanh như cũng ánh theo hồng)
Bài 5/159: Các sự vật hiện tượng trong bài văn được đặt tên theo cách:
-Dùng từ ngữ có sẵn với nội dung mới:rạch.rạch Mái Giầm
- Dựa vào đặc điểm của sự vật hiện tượng được gọi tên:kênh,kênh bọ mắt
+ Một số tên gọi theo cách trên:Con bạc má,rắn sọc dưa,khỉ mặt ngựa, .
Bài 6/159:Thay vì dùng từ bác sĩ,kẻ sắp chết còn nết không chừa,cứ một mực đòi dùng từ đốc tờ
Phê phán thói sính dùng tiếng nước ngoài của một số người
III. Hướng dẫn tự học : 
- Viết đoạn văn có sử dụng linh hoạt một số biện pháp tu từ từ vựng đã học.
- Học bài,xem trước bài Luyện tập viết đoạn 
văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận 
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 12	Ngày soạn: 10/11/12
TIẾT 59	Ngày dạy:15/11/12
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu cần đạt:
- Thấy rõ vai trò kết hợp các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự và biết vận dụng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Đoạn văn tự sự
- Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng : 
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ
- Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.
3. Thái độ:
- Tự tin khi trình bày vấn đề trước tập thể .
C. Phương pháp:
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề .
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số: 9A4....................................
2. Bài cũ :
?Thế nào là yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài :
 Trong tiết học trước, chúng ta cùng tìm hiểu về vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự: làm cho câu chuyện thêm phần triết lí, sâu sắc. Cách đưa yếu tố nghị luận bằng cách người viết và nhân vật nêu ý kiến, nhận xét cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Vậy để thực hành nhận diện và viết đoạn văn có yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự, chúng ta cùng đi vào tiết học hôm nay.
* Tiến trình bài học : 
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung bài dạy
Hoạt động 1:Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự 
-HS đọc đoạn văn Lỗi lầm và sự biết ơn
* Thảo luận:?Cho biết trong đoạn văn trên,yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu nào?
? Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn? 
Hoạt động 2: Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận 
Bài 1/161:
?Bài tập này nêu lên những yêu cầu gì?
? Buổi sinh hoạt lớp diễn ra ntn?(thời gian,địa điểm,ai là người điều khiển?)
? Nội dung của buổi sinh hoạt là gì?Em đã phát biểu vấn đề gì?Tại sao lại phát biểu về việc đó
? Em đã thuyết phục với cả lớp rằng Nam là người bạn tốt ntn?
=> Yêu cầu HS viết đoạn văn trong 10phút theo các gợi ý đã trao đổi.Sao đó gọi HS đọc đoạn văn của mình,hướng dẫn cả lớp phân tích,góp ý.GV nhận xét,đánh giá
Bài 2/161
Quy trình giống như bài 1.Riêng phần đoạn văn có thể nêu một số ý sau:
?Người em kẻ là ai? Người đó đã để lại việc làm,lời nói hay một suy nghĩ?điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
?Nội dung cụ thể là gì?Nội dung đó giản dị mà sâu sắc,cảm động ntn?
? Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên?
* GV đọc thêm đoạn văn mẫu viết về người bà với yêu cầu tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.GV chỉ rõ cho HS thấy yếu tố nghị luận ở trong bài văn là ở những câu nào?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tự học:
- Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe.
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự 
Đoạn văn: Lỗi lầm và sự biết ơn
- Yếu tố nghị luận trong đoạn văn:
câu trả lời của người bạn được cứu và câu kết của văn bản
yếu tố nghị luận làm cho câu chuyện thêm sâu sắc,giàu tính triết lý và có tính giáo dục cao.Bài học rút ra từ câu chuyện này có thể nêu bằng nhiều cách khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là bài học về sự bao dung,lòng nhân ái,biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa,ân tình ..
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận 
Bài 1/161 ( Hs tự viết)
Bài 2/161 ( Hs tự viết)
III. Hướng dẫn tự học :
- Tìm hiểu sự kết hợp các yếu tố nghị luận và miêu tả trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa
- Chuẩn bị bài tiết sau: Tập làm thơ tám chữ. 
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 12	Ngày soạn:10/11/112
TIẾT 60	Ngày dạy: 16/11/12
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Nhận diện thể thơ tám chữ qua các đoạn văn và bước đầu biết cách làm thơ tám chữ.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Đặc điểm của thể thơ tám chữ .
2. Kĩ năng : 
- Nhận diện thơ tám chữ.
- Tạo đối, vần, nhịp khi làm thơ tám chữ.
3. Thái độ:
 - Thêm yêu thích thơ, công việc làm thơ,
C. Phương pháp :
- Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, .
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số: 9A4.....................................
2. Bài cũ :GV kiểm tra 15 phút . (Đề và đáp án trang bên)
*) Kết quả: 
Lớp
Điểm
< 3
Dưới 5
Từ 5 trở lên
Từ 8 – 10
9A4
 3.Bài mới: 
* Giới thiệu bài : 
Có người ta nhận xét rằng thơ là nhịp điệu của tâm hồn, là phút thăng hoa của con người được diễn đạt lại bằng ngôn ngữ, có vần và có nhịp. Từ xưa đến nay, nhân loại đã để lại bao bài tjhơ hay, mỗi bài, các tác giả lựa chọn một thể thơ riêng để sáng ghi lại giây phút thăng hoa của mình . Và một trong những thể thê đó là thơ tám chữ 
* Tiến trình bài dạy : 
Hoat động của Gv & hs
Nội dung bài dạy 
 Hoat động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của thể thơ tám chữ :
-Gv gọi 3 em đọc ba đoạn thơ trong Sgk. Lưu ý đọc đúng nhịp, đúng dấu câu.
? Nhận xét về số chữ ở mỗi dòng trong các đoạn thơ trên?
? Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn? Nhận xét về cách gieo vần và cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ?
? Qua tìm hiểu, em hãy cho biết những đặc điểm của thể thơ tám chữ?
-GV gọi 1 em đọc lại ghi nhớ của SGK.
Hướng dẫn nhận diện thể thơ tám chữ :
-GV yêu cầu HS theo dõi vào các đoạn luyện tập điền từ để thực hiện theo SGK.
-HS đọc kĩ đoạn thơ của Huy Cận, chỉ ra chỗ sai và tìm cách sửa.
Hoat động 2: Hướng dẫn luyện tập: 
-GV nêu yêu cầu, HS thực hiện.
GV nhắc lại yêu cầu bài tập 3 . Các nhóm cử đại diện trình bày.
Hoat động 3: Hướng dẫn tự học : 
-GV hướng dẫn tự học, HS lắng nghe
I. Tìm hiểu chung :
1. Nhận diện thể thơ tám chữ:
1.1-Ví dụ:
*Đoạn a: Gieo vần chân liên tiếp, chuyển 
đổi theo từng cặp: Tan-ngàn; mới-gội; bừng- rừng; gắt-mật.
*Đoạn b: Gieo vần như đoạn a: Về-nghe; 
học-nhọc; bà-xa.
* Đoạn c: Gieo vần chân nhưng lại gián cách: Ngát-hát; non-son; đứng-dựng; tiên nhiên.
* Ngắt nhịp đa dạng ,linh hoạt:
+ Nào đâu/ những đêm vàng/ bên bờ suối
 Ta say mồi/ đứng uống/ ánh trăng tan
 + Mẹ cùng cha/ công tác bận/ không về
 Cháu ở cùng bà/ bà bảo/ cháu nghe.
1.2. Ghi nhớ: SGK.
2. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ.
Số 1: Điền từ vào đoạn trích “Tháp đổ”.
ca hát; ngày qua;bát ngát;muôn hoa.
Số 2: Thứ tự các từ điền ở đoạn trích bài” Vội vàng”: cũng mất; tuần hoàn; đất trời.
Số 3: Đoạn thơ của Huy Cận chép sai từ “rộn rã” ở câu thứ ba. Am tiết cuối của câu thơ này phải mang thanh bằng và hiệp vần với 
chữ gương ở cuối câu thơ trên.
 Đoạn thơ được chép đúng khi ta thay từ “rộn rã” bằng từ “vào trường”.
II-Thực hành làm thơ tám chữ:
Số 1: Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
 Câu 3: vườn
 Câu 4:...qua
Số 2: Yêu cầu câu thơ phải đủ tám chữ. Chữ cuối phải có âm “ương” hoạc”a” và mang thanh bằng.
 -Gợi ý:
+ Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương.
+ Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta.
Số 3: HS trao đổi nhóm về sản phẩm đã làm ở nhà, chọn bài và cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
 Cả lớp theo dõi, cùng nhận xét và bình điểm giữa các nhóm(theo gợi ý cùa SGK-T151).
III. Hướng dẫn tự học :
- Sưu tầm một số bài thơ tám chữ .
- Tập làm thơ tám chữ không giới hạn về số câu về trường lớp, bạn bè.
-Soạn bài: Làng.
+ Đọc , nắm vững về tác giả, tác phẩm.
+ Tập tóm tắt, chia bố cục và tìm chủ đề
E. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 tuan 12.doc