Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 42: Ôn tập kiểm tra truyện Trung Đại - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 42: Ôn tập kiểm tra truyện Trung Đại - Năm học 2012-2013

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hệ thống hóa kiến thức về phần văn học trung đại

- Biết vận dụng kiến thức đã học để tạo lập đoạn văn cụ thể.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1. Kiến thức: - Nắm vững chắc hơn các kiến thức về văn học trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu

 2. Kỹ năng: - Rèn cho HS kỹ năng hệ thống, phân tích và so sánh, trình bày vấn đề dưới nhiều hình thức khác nhau, trả lời câu hỏi, viết bài tự luận ngắn, trắc nghiệm

 3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức tích cực tự giác ôn tập củng cố kiến thức về văn học trung đại.

C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, đàm thoại, giải thích, khái quát hóa, thảo luận nhóm.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 2. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị bài của HS

 3. Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu rất nhiều tác giả - tác phẩm văn học trung đại. Tiết học này là điều kiện để các em hệ thống lại những kiến thức đã học và để chuẩn bị cho tiết kiểm tra sắp tới đạt kết quả cao. Chúng ta đi vào bài ôn tập

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 4282Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 42: Ôn tập kiểm tra truyện Trung Đại - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 9 Ngày soạn: 24/10/2012
Tiết PPCT: 42 Ngày dạy: 22/10/2012
ÔN TẬP KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hệ thống hóa kiến thức về phần văn học trung đại 
- Biết vận dụng kiến thức đã học để tạo lập đoạn văn cụ thể.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: - Nắm vững chắc hơn các kiến thức về văn học trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu
 2. Kỹ năng: - Rèn cho HS kỹ năng hệ thống, phân tích và so sánh, trình bày vấn đề dưới nhiều hình thức khác nhau, trả lời câu hỏi, viết bài tự luận ngắn, trắc nghiệm
 3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức tích cực tự giác ôn tập củng cố kiến thức về văn học trung đại.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, đàm thoại, giải thích, khái quát hóa, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 
 2. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị bài của HS 
 3. Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu rất nhiều tác giả - tác phẩm văn học trung đại. Tiết học này là điều kiện để các em hệ thống lại những kiến thức đã học và để chuẩn bị cho tiết kiểm tra sắp tới đạt kết quả cao. Chúng ta đi vào bài ôn tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
BẢNG THỐNG KÊ CÁC TÁC GIẢ - TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI ĐÃ HỌC 
I. LẬP BẢNG THỐNG KÊ CÁC TÁC GIẢ - TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI ĐÃ HỌC:
Bảng thống kê các tác giả - tác phẩm văn học trung đại đã học:
STT
TÊN VB, ĐOẠN TRÍCH,T P
TÁC GIẢ
NỘI DUNG CHỦ YẾU
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT
1
Chuyện người con gái Nam Xương
(Truyền kỳ mạn lục)
Nguyễn Dữ
(Thế kỷ 16)
- Khẳng định vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam (nhân vật Vũ Nương). 
- Thái độ cảm thương của tác giả
- Viết bằng chữ Hán.
- Khai thác vốn văn học dân gian
- Kết hợp yếu tố hiện thực và yếu tố truyền kì.
2
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
(Vũ trung tùy bút Tùy bút viết trong những ngày mưa)
Phạm Đình Hổ
(Thế kỷ 18)
- Cuộc sống xa hoa, vô độ của bọn vua Lê - Chúa Trịnh
- Thái độ bất bình của tác giả
- Tùy bút bằng chữ Hán, kể chuyện, miêu tả sinh động, cụ thể, lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc – con người.
3
Hồi thứ 14: Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận, bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài
(Hoàng Lê nhất thống chí)
Ngô Gia Văn Phái 
(Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí, Thì Du)
(Thế kỷ 18)
- Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ 
- Sự thất bại thảm hại của quân Thanh và bè lũ bán nước.
- Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán, cách kể nhanh gọn, khắc họa nhân vật qua hành động
4
Truyện Kiều
Nguyễn Du
(Nửa cuối thế kỷ 18 đầu 19)
- Cuộc đời và sự nghiệp
- Tóm tắt truyện Kiều.
- Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong truyện Kiều
- Tác phẩm truyện thơ Nôm lục bát
5
Chị em Thúy Kiều
(Truyện Kiều)
Nguyễn Du
- Ca ngợi vẻ đẹp chị em Thúy Kiều
+ Thúy Vân: vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, dự báo cuộc đời êm đềm, trôi chảy
+ Thúy Kiều: vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, dự báo cuộc đời lênh đênh, sóng gió
- Giá trị nhân đạo sâu sắc.
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật 
- Ước lệ, tượng trưng, điển cố - điển tích.
6
Cảnh ngày xuân
(Truyện Kiều)
Nguyễn Du
- Bức tranh thiên nhiên và quang cảnh lễ hội mùa xuân
- Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
- Nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên đặc sắc, sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu nhạc điệu
7
Kiều ở lầu Ngưng Bích
(Truyện Kiều)
Nguyễn Du
(1765-1820)
- Tâm trạng nhân vật Thúy Kiều: 
+ Đau đớn, xót xa nhớ về Kim Trọng 
+ Day dứt, thương nhớ gia đình
- Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích:
+ Bức tranh thứ nhất phản chiếu tâm trạng, suy nghĩ của Kiều
+ Bức tranh thứ hai: phản chiếu tâm trạng nhân vật với thực tại phủ phàng: cô đơn, tuyệt vọng, bế tắc 
- Giá trị nhân đạo sâu sắc
- Vịnh cảnh ngụ tình
 đặc sắc
- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
8
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
(Truyện Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu
(1822-1888)
- Đạo lí nhân nghĩa thể hiện qua nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga 
- Truyện thơ Nôm
- Miêu tả nhân vật thông qua cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, lời nói
- Ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ
LUYỆN TẬP 
GV: Sự xấu xa, bộ mặt của xã hội Phong kiến được thể hiện qua những đoạn trích nào? Nội dung?
GV: Nét đẹp thể hiện qua hình ảnh người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ? 
GV: Vẻ đẹp của người anh hùng Lục Vân Tiên?
HS tự nhắc lại kiên thức cũ. GV ôn lại để khắc sâu kiến thức cho HS 
HS Thảo luận 5 phút - 4 nhóm GV nhận xét, đánh giá: Giá trị nhân đạo thể hiện như thế nào qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” – Nguyễn Du ?
GV: Qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tác giả muốn nói lên điều gì ?
HƯỚNG DẪN TỰ 
HỌC
GV gợi ý: Thứ 2 làm bài kiểm tra 1 tiết, chú ý đề có 2 phần trắc nghiệm (6 câu) và tự luận
II. LUYỆN TẬP:
Vẻ đẹp và số phận, bi kịch của người phụ nữ qua Chuyện người con gái Nam Xương và các đoạn trích Truyện Kiều:
* Vẻ đẹp của người phụ nữ:
- Hiền thục, thùy mị, nết na: Vũ Nương làm vợ Trương Sinh luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng thất hòa; Thúy Kiều sống cuộc sống của con nhà nề nếp
- Hiếu thảo, thủy chung: Vũ Nương chăm sóc mẹ chồng như mẹ đẻ mình, chồng đi lính vẫn giữ gìn khuôn phép, thủy chung chờ đợi; Kiều bán mình cứu cha và em, lưu lạc nơi đất khách quê người vẫn hướng về cha mẹ
- Nhan sắc tuyệt vời: Vũ Nương tư dung tốt đẹp, Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ; Thúy Kiều thông minh, tài sắc, sành về cầm – kì – thi - họa
* Số phận bi kịch:
- Bị coi như một món hàng mua bán, đổi chác (Thúy Kiều)
- Bị nghi oan, phải chết oan đau đớn (Chuyện người con gái Nam Xương)
- Thân phận bọt bèo, bơ vơ trước sóng gió của cuộc đời (Kiều ở lầu Ngưng Bích)
* Ý nghĩa: Thông qua bi kịch của họ, tác giả bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc, đồng thời lên án các thế lực tàn bạo, bất công trong xã hội phong kiến
2. Phản ánh hiện thực xã hội Phong kiến
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh: thói ăn chơi, xa hoa, lãng phí tiền bạc, công sức của nhân dân
- Hoàng Lê nhất thống chí: Phản ánh bọn vua Lê - chúa Trịnh hèn nhát, bán nước cầu vinh
- Truyện Kiều, Mã Giám Sinh mua Kiều: Sự giả dối, bất nhân vì tiền mà táng tận lương tâm
3. Phân tích hình tượng nhân vật anh hùng:
a. Quang Trung - Nguyễn Huệ:
- Là người anh hùng có tài cầm quân: tính toán ngày giờ đánh giặc, lường trước mọi tình huống
- Là nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, trông rộng
- Là người anh hùng có sức thu phục lòng người
- Yêu nước nồng nàn, tài trí song toàn, nhân cách cao đẹp của vị anh hùng dân tộc vĩ đại
b. Lục Vân Tiên
- Một trang anh hùng hảo hán : có tài vũ dũng, có khí phách anh hùng, có tấm lòng vì nghĩa quên thân 
- Một nho sinh chính trực, phong thái đường hoàng: khinh tài, trọng nghĩa, đôn hậu, bao dung, ân cần hỏi han người bị hại, ứng xử đúng mực, từ chối mọi lời đền đáp 
- Quan niệm: phò đời, cứu nước, giúp dân, trừng trị kẻ ác, cứu đời. Không mong đền đáp
4. Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Du, thời đại, tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều:
 - Tóm tắc tác phẩm Truyện Kiều
5. Phân tích giá trị nhân đạo của Truyện Kiều:
- Đề cao, khẳng định vẻ đẹp con người (Chị em Thúy Kiều)
- Lên án, tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người 
(Mã Giám Sinh mua Kiều)
- Thương xót, đồng cảm trước những cảnh khổ của con người
(Kiều ở lầu Ngưng Bích)
- Đề cao tấm lòng bao dung, nhân hậu và ước mơ công lý, chính nghĩa 
(Kiều báo ân, báo oán)
6. Phân tích giá trị tiêu biểu của Truyện Kiều:
- Kể chuyện, miêu tả, bộc lộ tâm trạng cảm xúc
- Tả thiên nhiên, giàu chất gợi hình
- Xây dựng chân dung nhân vật bằng bút pháp ước lệ
- Khắc họa nhân vật qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, hành động...
- Miêu tả nhân vật bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm, đối thoại
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Ôn lại nội dung theo câu hỏi trong SGK. Bảng thống kê các tác giả - tác phẩm văn học trung đại đã học. Chuẩn bị “Đồng chí” – Chính Hữu
* Hướng dẫn làm bài kiểm tra truyện trung đại:
- Học và xem lại các kiến thức liên quan đến nội dung và đặc sắc nghệ thuật. Chú ý kĩ năng phân tích, nghị luận về nhân vật, đoạn trích. Bài KT gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.
.
.
************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9 van 9 tiet 42.doc