Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22, 23, 24 - Trường THCS TT Ba Tơ

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22, 23, 24 - Trường THCS TT Ba Tơ

Tiết 85: Ngắm trăng - Đi đường

 ( Hồ Chí Minh )

A.Mục tiêu cần đạt:

 Giúp hs:

 -Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vần trăng ngoài trời (Ngắm trăng).

 -Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ: từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng (Đi đường).

 -Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ : rất bình dị, tự nhiên, mà chặt chẽ, mang ý nghĩa sâu sắc.

B.Chuẩn bị:

 -HS:đọc,soạn bài.

 -GV:giáo án.

C.Lên lớp:

 I.Ổn định: (1 phút)

 II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài hs.(1phút)

 III.Bài mới:

 *Tiến trình tổ chức dạy và học:

 

doc 23 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 982Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22, 23, 24 - Trường THCS TT Ba Tơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Ngày soạn: /02/2008 Ngày dạy: /02/2008
Tiết 85: Ngaém traêng - Ñi ñöôøng
 ( Hồ Chí Minh )
A.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp hs:
 -Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vần trăng ngoài trời (Ngắm trăng).
 -Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ: từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng (Đi đường).
 -Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ : rất bình dị, tự nhiên, mà chặt chẽ, mang ý nghĩa sâu sắc.
B.Chuẩn bị: 
 -HS:đọc,soạn bài.
 -GV:giáo án. 
C.Lên lớp: 
 I.Ổn định: (1 phút) 
 II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài hs.(1phút)
 III.Bài mới:
 *Tiến trình tổ chức dạy và học: 
Hoạt động của Thầy
H. động của Trò
Nội dung
*HĐ1:(4) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
 '' Ngắm trăng''
-Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:
-Gọi học sinh đọc văn bản.
-Giáo viên nhấn mạnh chú thích dấu *
*HĐ2:(15)Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản:
-Gọi học sinh đọc hai câu đầu.
-Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
-Tại sao Bác lại nói ''Trong tù không rượu cũng không hoa'' ?
-GV:giải thích cho học sinh.
-Câu thơ thứ nhất có ý nghĩa gì ?
-Câu thơ thứ hai thể hiện tâm trạng gì ?
-Qua hai câu thơ đầu đã thể hiện tâm trạng gì của người tù cách mạng ?
-Gọi học sinh đọc
-GV cho học sinh thảo luận câu hỏi 3 sgk tr 38.
-GV: '' Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt / Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu ''.
....ở đây tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá...
 *HĐ3: (2') Hướng dẫn tổng kết, củng cố.
 -Qua bài thơ, em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào ?
-Gọi đọc ghi nhớ.
 *HĐ2: (18') Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản ''Đi Đường'':
 -GV: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
-Gọi học sinh đọc phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
-Gọi học sinh đọc chú thích.
-HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. GV lần lượt hướng dẫn học sinh tìm hiểu câu hỏi trong sách giáo khoa.
-Kết cấu bài thơ chia mấy phần nội dung như thế nào ?
-Việc sử dụng các điệp trong bài thơ có hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?
-Cho học sinh thảo luận câu hỏi 4 sgk.
-Nội dung của câu 3 và 4 nói gì?
*HĐ3: (1') Tổng kết, củng cố.
 -Hãy nêu nội dung ý nghĩa bài thơ.
 -Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
-Đọc, nhận xét.
-Chú ý các chú thích sgk tr 38-37.
-Người ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt: trong tù ngục (điều kiện sinh hoạt cực khổ, chế độ nhà tù tàn bạo, dã man, sống khác loài người, làm sao phù hợp vớí việc thưởng nguyệt, làm sao có rượu và hoa để thưởng trăng.
-Trước cảnh trăng đẹp Bác khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn và thấy tiếc không có rượu và hoa trong điều kiện khắc nghiệt ấy cho thấy người tù này không hề vướng bận bởi những gánh nặng về vật chất, tâm hồn vẫn tự do, ung dung, vẫn thèm được tận hưởng cảnh trăng đẹp.
-Thể hiện sự bối rối, xốn xang rất nghệ sĩ trước cảnh đêm trăng quá đẹp của Bác Hồ (Trong tù làm gì có cuộc ngắm trăng thực sự vẫn bứt rứt).
-Thể hiện tình yêu thiên nhiên một cách say mê và hồn nhiên, đã rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp, dù đang là thân tù.
-Đọc.
-Học sinh thảo luận
-Học sinh bộc lộ.
-Nhận xét.
-Học sinh thảo luận.
-Đại diện trả lời.
-Đọc.
-Đọc.
-Học sinh trả lời.
-Học sinh nhận xét, bổ sung.
-Vẽ ra tư thế hiên ngang, đĩnh đạt.
A.Văn bản: '' NGẮM TRĂNG "
I.Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích (sgk tr 37-38).
 1.Đọc văn bản:
 2.Chú thích:
II.Tìm hiểu văn bản:
 1.Tìm hiểu hai câu thơ đầu:
 *Hoàn cảnh ngắm trăng: trong tù ngục.
*Trước cảnh trăng đẹp, Bác khao khát được thưởng thức trăng một cách trọn vẹn và lấy tiếc không có rượu và hoa => không hề vướng bận bởi những gánh nặng vật chất, tâm hồn vẫn tự do, ung dung.
-"Cảnh đẹp...'' =>sự bối rối, xốn xang của một tâm hồn nghệ sĩ trước cảnh đêm trăng quá đẹp.
=> Thể hiện tình yêu thiên nhiên một cách say mê, rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp.., dù đang là thân tù.
2.Tìm hiểu hai câu thơ cuối:
 Nhân=>Song=>Khán...
Nguyệt=>Song =>Khán..
=>qua song sắt ( song sắt nhà tù trở nên vô nghĩa bất lực)=>thể hiện sự giao hoà giữa Bác và trăng, sự gắn bó thân thiết, trở thành tri kỉ.
III. Tổng kết.
 ( ghi nhớ sgk tr 38).
B.Văn bản :'' ĐI ĐƯỜNG''
 I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích: ( sgk ) tr:39.
 1.Đọc:
 2.Chú thích:
II. Tìm hiểu văn bản:
 1.Tìm hiểu kết cấu bài thơ:
 -Kết cấu: khai - thừa - chuyển - hợp.
 -Ba câu đầu miêu tả sự gian nan => đúc kết tư tưởng ở câu: gian nan trở thành rèn luyện ý chí, tinh thần để đi đến thắng lợi.
 2. Tác dụng của việc sử dụng điệp ngữ:
 -Bài thơ sử dụng nhiều điệp ngữ => vẽ ra sự gian nan, trập trùng của đường đi => những nhọc nhằn chông gai mà người phải trải qua.
 3. Phân tích câu 2,4:
 *Vẽ ra cảnh núi non trùng điệp kéo dài.
 *Vẽ ra tư thế đĩnh đạc, đường hoàng, vững chãi và kì vĩ giữa cái bao la của đất trời (đã vượt qua một chặng đường vất vả).
 =>Thể hiện chân lý: nếu kiên trì, chịu khó vượt qua gian lao chồng chất, nhất định sẽ thắng lợi vẻ vang.
 III. Tổng kết :
 (ghi nhớ sgk trang 40)
IV.Củng cố:(1')
 -GV: nhấn mạnh lại nội dung tư tưởng hai bài thơ
V.Dặn dò:(2')
 -Học thuộc bài thơ.
 -Thực hiện câu hỏi 5 sgk tr 38 vào vở bài tập.Đọc phần đọc thêm sgk tr 40-41.
 -Chuẩn bị tiết ''Câu cảm thán''.
Ngày soạn: /02/2006 Ngày dạy: /02/2008.
Tiết 86: Caâu caûm thaùn
 A.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp hs:
 - Hiểu rõ đặc điểm hình thức câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác. 
 - Nắm vững chức năng của câu cảm thán. Biết sử dụng thán phù hợp với tình huống giao tiếp.
B.Chuẩn bị: 
 -HS: Tìm hiểu trước bài ở nhà.
 -GV: giáo án, bảng phụ, phấn màu. 
C.Lên lớp: 
 I.Ổn định: (1phút) 
 II.Kiểm tra bài cũ: 
 GV:Thế nào là câu cầu khiến ?Hãy cho ví dụ câu cầu khiến có chức năng khuyên bảo ?
 III.Bài mới 
 1. Giới thiệu bài.(1')
 2.Tiến trình tổ chức dạy và học: 
Hoạt động của Thầy
H. động của Trò
Nội dung
*HĐ1:(14') Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu cảm thán:
--Gọi học sinh đọc các đoạn trích 1a,b và hệ thống câu hỏi.
-Hãy xác định câu cảm thán ?
-Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán ?
-Câu cảm thán dùng để làm gì ?
-Khi viết đơn, hợp đồng, hay trình bày kết quả giải một bài toán...có thể dùng câu cảm thán được không ? vì sao ?
-Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
*HĐ2:(26) Hướng dẫn học sinh giải bài tập.
-GV: hướng dẫn học sinh làm. 
 -Cho học sinh đọc bài tập1 => gv hướng dẫn => gọi học sinh lên bảng làm bài tập.
-Hướng dẫn học sinh thực hiện theo yêu cầu sgk.-GV: gọi học sinh đọc hướng dẫn học sinh làm.
-GV:Hướng dẫn học sinh làm.
-Nhận xét, bổ sung.
-Đọc, nhận xét.
-Trả lời câu hỏi.
-Nhận xét.
-Có từ cảm thán, có dấu chấm than.
-Học sinh trả lời.
-Học sinh nhận xét, bổ sung.
-Ngôn ngữ trong đơn từ, hợp đồng...là ngôn ngữ ''duy lí'', ngôn ngữ của tư duy logic và thuần tuý trí tuệ, nên không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ biểu lộ rõ cảm xúc.
-Đọc
-Học sinh xem bài tập 1 => gv hướng dẫn, học sinh lên bảng làm.
-Học sinh nhận xét, sửa chữa.
-Đọc bài tập, hướng dẫn học sinh làm.
-Học sinh thảo luận theo nhóm.
-Nhận xét, bổ sung.
-Học sinh đọc yêu cầu,thảo luận
 +Đại diện trả lời
 +nhận xét,bổ sung
 I.Đặc điểm hình thức và chức năng:
1.Tìm hiểu bài tập sgk trang 43-44:
 a. ''Hỡi ơi lão Hạc! ''
 => bộc lộ cảm xúc.
b.''Than ôi! '' 
 => bộc lộ cảm xúc.
*Đặc điểm hình thức: có từ cảm thán: hỡi, than ôi. dấu chấm (!).
2. Kết luận:
 ( ghi nhớ sgk tr 44).
II. Luyện tập:
 1.BT1:
 -Trong các câu, đoạn trích a,b,c chỉ có các câu
''Than ôi!'' , ''Lo thay!'', ''Hỡi ơi!", ''chao ôi!'' là những câu cảm thán, vì chỉ có những câu này mới có những từ cảm thán.
2. BT2:
 a. Lời than thở, xót xa, thương cảm của người nông dân dưới ché độ phong kiến.
b. Lời than thở, oán trách của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra.
c. Tâm trạng buồn bã, bế tắc bi quan.
d. Sự ân hận day dứt của Dế Mèn đây không phải là những câu cảm thán. Vì không có phương tiện đặc thù của câu cảm thán ( từ ngữ).
3.BT3:
 *Đặt câu.
 a. Mẹ ơi, tình yêu mà mẹ đã dành cho con thiêng liêng biết bao.
b. Đẹp thay cảnh mặt trời buổi bình minh.
IV.Củng cố: (2 phút)
 -Nhấn mạnh lại nội dung ghi nhớ sách giáo khoa trang 44
 -Làm bài tập 4,5
V.Dăn dò: (1 phút)
 -Học bài
 -Chuẩn bị trước tiết tập làm văn kiểm tra hai tiết.
Ngày soạn: /02/2008 Ngày dạy: /02/2008
Tieát: 87+88: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
A.Mục đích yêu cầu:
 -Giúp học sinh :
 + Vận dụng kĩ năng thuyết minh vào việc viết bài văn thuyết minh cụ thể đảm bảo các yêu cầu : đúng kiểu loại, bố cục mạch lạc, có các yếu tố miêu tả, tự sự,biểu cảm, bình luận, những con số chính xác...
 + Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
B.Chuẩn bị:
 -Học sinh: xem lí thuyết bài văn thuyết minh, tham khảo đề bài sgk.
 -GV: giáo án : đề + đáp án.
 -Giáo viên :giáo án, bài kiểm tra.
 C.Lên lớp:
 I.Ôn định:
II.Kiểm tra bài cũ:
III.Bài mới:
Hoạt động của Thầy
H. động của Trò
Nội dung
- GV chép đề.N
-Theo dõi học sinh làm.
- Chép đề.
-Làm bài kiểm tra.
* Đề văn. (89') Giới thiệu một đồ dùng cá nhân mà em thích.
 IV. Củng cố:(1')
 -Thu bài, nhận xét tiết kiểm tra.
V.Dặn dò:(1')
 -Làm lại bài văn vào vở bài tập
-Đọc soạn bài : '' Câu trần thuật - Chiếu dời đô "
Tuần 23
 Tiết 89: CÂU TRẦN THUẬT
 Ngày soạn:. 17/02/2008 Ngày dạy: 18/02/2008 
A.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp hs:
 -Hiểu rõ hình thức của câu trần thuật, phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác. 
 -Nắm vững chức năng của câu trần thuật.Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B.Chuẩn bị: 
 -HS:đọc, soạn bài.
 -GV:giáo án. 
C.Lên lớp: 
 I.Ổn định: (1phút) 
 II.Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 -Thế nào là câu cảm thán ? Cho ví dụ ?
 -Hãy phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu cầu khiến, nghi vấn ?
 III.Bài mới:
 *Tiến trình tổ chức dạy và học: 
Hoạt động của Thầy
H. động của Trò
Nội dung
*HĐ1(15') :Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.
-Gọi học sinh đọc các đoạn trích.
-Các câu được dẫn trong các đoạn trích có những dấu hiệu hình thức đặc trưng như kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán hay không ?
GV: Những câu này ta gọi là câu trần thuật.
-Hãy cho biết những kiểu câu này dùng để làm gì ?
-Khi viết câu trần thuật kết thúc câu như thế nào ?
-Trong các kiểu câu câu nào được sử dụng nhiều nhất ? Vì sao ?
-GV: gọi học sinh đọc  ... ết nhục, không biết lo chủ tướng và triều đình ''...''
-Ham thú vui tầm thường''...''
-Mất hết sinh lực, tâm trí đánh giặc.
-Nước mất, nhà tan.
-Phê phán dứt khoát, rạch ròi lối sống cá nhân, hưởng lạc của tướng sĩ.
-Nêu cao tinh thần chăm lo học tập''Tập dược cung tên...Hậu nghệ''
=>Những hoạt động này xuất phát từ mục đích quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
-Thảo luận.
-Tác giả tập trung khích lệ từ ý chí lập công danh, lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc đến lòng căm thù giặc, tinh thần trung quân ái quốc, nghĩa tình cốt nhục=>khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược.
-Để giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến, quyết thắng, tác giả đã vạch rõ ranh giới giữa hai con đường: chính và tà hoặc là địch hoặc là ta.
-Giọng văn khi bi thiết nghẹn ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như sỉ vả, lại có lúc ra lệnh dứt khoát.
-Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
-Sử dụng kiểu câu nguyên nhân-kết quả.
-Sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ tăng tiến...
-Sử dụng hình tượng nghệ thuật gợi cảm.
-Thảo luận.
 +khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước.
 +khích lệ lòng trung quân ái quốc và lòng nhân nghĩa thuỷ chung của người cùng cảnh ngộ.
 +khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
 +khích lệ lòng tự hào, liêm sĩ ở mỗi người khi nhận rõ cái sai, thấy rõ điều đúng.
=>khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
-Coi trọng danh dự và bổn phận với đất nước.
-Khinh ghét thói cầu an hưởng lạc.
-Căm thù giặc quyết chiến thắng kẻ thù.
-Tha thiết với vận mệnh của nước nhà.
-Đọc.
-Dựa vào nội dung bài học, học sinh phát biểu cảm nhận.
-Thực hiện ở nhà.
I.Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích (sgk tr 55-60).
1.Đọc văn bản:
 2.Chú thích:
II.Tìm hiểu văn bản:
1.Bố cục: 
 *Đoạn 1:''từ đầu...tiếng tốt" =>nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
*Đoạn2: "tt...vui lòng" =>lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.
*Đoạn3: -"không muốn...được không" =>nêu mối ân tình giữa chủ và tướng, phê phán những biểu hiện sai trong hàng ngũ tướng sĩ.
 -"tt...dược không'' =>khẳng định hành động đúng nên làm để tướng sĩ thấy rõ điều hay, lẽ phải.
*Đoạn4: Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.
 2.Phân tích:
 a.Đoạn2:
 * Sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù:
 -Kẻ thù tham lam, tàn bạo.
 -Kẻ thù ngang ngược.
=> khơi dậy lòng căm thù giặc khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của tướng sĩ.
* Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn:
 quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim...
=> là một tấm gương yêu nước bất khuất, là hình tượng về người anh hùng yêu nước có tác dụng động viên to lớn đối với tướng sĩ.
b. Đoạn3:
 -quan hệ ân tình giữa Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ : quan hệ chủ tướng- quan hệ cùng cảnh ngộ => khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, nhân nghĩa thuỷ chung.
-Tác giả Trần Quốc Tuấn còn phê phán lối sống sai lầm của tướng sĩ: + không biết nhục, không biết lo.
 +ham vui những thú tầm thường =>mất sinh lực, tâm trí đánh giặc =>nước mất, nhà tan.
-Tác giả còn khuyên răn tướng sĩ nêu cao tinh thần cảnh giác, chăm lo tập luyện.
=>khích lệ ý chí lập công danh, lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc, tinh thần trung quân ái quốc, nghĩa tình cốt nhục của tướng sĩ.
 c. Đoạn cuôi:
 -Vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà => loại bỏ những thái độ thờ ơ bàng quan =>có giá trị động viên cao nhất ý chí, quyết tâm chiến đấu của mọi người.
3. Đặc sắc nghệ thuật:
III. Tổng kết:
 ( ghi nhớ sgk tr 61)
IV. Luyện tập:
 1.Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn.
 2.Chứng minh tính thuyết phục của văn bản:
 -Lập luận chặt chẽ sắc bén:
 +Kết cấu 4 phần.
 +lí lẽ sắc bén:
 . xưa- nay
 . hơn-thiệt
 . trách nhiệm- quyền lợi.
 -Ngôn ngữ giàu cảm xúc, giàu hình tượng.
IV.Dặn dò:(1').
 -Đọc kĩ lại văn bản, chú ý trình tự lập luận của tác giả.
 -Học thuộc nội dung văn bản, ghi nhớ sgk.
 -Làm bài tập 2 phần luyện tập, tìm học tài liệu về Trần Quốc Tuấn.
 -Xem và chuẩn bị nội dung bài TV "Hành động nói''.	
Ngày soạn:.23/02/2008. Ngày dạy:.26/02/2008.
Tiết 95: HÀNH ĐỘNG NÓI
 A.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp hs
 -Nói rõ cũng là một thứ hành động.
-Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng cũng có thể quy lại thành một số kiểu khái quát nhất định.
-Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói.
 B.Chuẩn bị: 
 -HS: Tìm hiểu trước bài ở nhà.
 -GV:giáo án, bảng phụ, phấn màu. 
C.Lên lớp: 
 I.Ổn định: (1phút) 
 II.Kiểm tra bài cũ:(5')
 GV:Câu phủ định là câu như thế nào ?
 Hãy cho ví dụ về câu phủ định bác bỏ? 
 III.Bài mới:
 1. Giới thiệu bài.(1')
 2.Tiến trình tổ chức dạy và học: 
Hoạt động của Thầy
H. động của Trò
Nội dung
*HĐ1:(8'') Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm về hành động nói.
-Giáo viên treo bảng phụ đoạn trích.
-Gọi học sinh đọc đoạn trích.
-Lí Thông nói với học sinh nhằm mục đích gì?
-Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy?
-Lí Thông có đạt được mục đích của mình không?
-Chi tiết nào nói lên điều đó?
-Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?
-Nếu hiểu hoạt động là việc làm cụ thể của con người nhằm mục đích nhất định thì việc làm của Lí Thông có phải là một hoạt động không? Vì sao?
-GV: Có thể lấy một tình huống cụ thể trong lớp(chú ý giáo dục học sinh).
-Như vậy hoạt động nói là gì?
-GV: nhận xét, kết luận.
*HĐ2:(10') Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiểu hành động nói:
-Trong đoạn trích ở mục 1, ngoài câu đã phân tích, mỗi câu còn lại của Lí Thông đều nhằm mục đích nhất định. Mục đích ấy là gì?
-Cho học sinh tự đọc và nghiên cứu bài tập 2.
-Hãy chỉ ra các hoạt động nói và cho biết mục đích?
-Qua phần phân tích, hãy cho biết có nhiững kiểu hoạt động nói nào?
-Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
*HĐ3:(16') Hướng dẫn học sinh luyện tập.
-Tuỳ thời gian giáo viên cho học sinh làm bài tập.
-GV: Cho học sinh xác định yêu cầu bài tập => cho học sinh thảo luận, gọi đại diện nhóm lên trả lời.
-GV: nhận xét , sửa chữa, uốn nắn.
-GV: hướng dẫn học sinh làm.
=> nhận xét, sửa chữa.
.
Đọc.
-Đẩy Thạch Sanh đi để Lí Thông hưởng lợi(đoạn Thạch Sanh để chàng trốn đi vì ngỡ mình đã giết chết oan con trăn vua nuôi, e tính mạng sẽ gặp nguy).
-"Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết''. "Thôi..."
-Có.
-Vì nghe Lí Thông nói, Thạch Sanh vội vàng từ giã mẹ con Lí Thông đi ngay.
-Bằng lời nói.
-Việc làm của Lí Thông là một hành động vì hành động đó được thực hiện bằng lời nói mục đích của nó là doạ Thạch Sanh.
-Học sinh trả lời.
-Câu 1: thông báo, trình bày.
-Câu2: đe doạ.
-Câu 3: cầu khiến.
-Câu 4: hứa hẹn.
-Thực hiện theo yêu cầu giáo viên.
-Học sinh trả lời.
-Học sinh nhận xét, bổ sung.
-Đọc.
-Học sinh suy nghĩ và trả lời.
-Học sinh nhận xét, bổ sung.
-Học sinh thảo luận theo nhóm.
-Cử đại diện nhóm lên trả lời=>hs nhận xét.
-Học sinh suy nghĩ, lên bảng làm.
-Học sinh nhận xét, bổ sung.
I.Hành động nói là gì?
 1.Tìm hiểu bài tập sgk tr:62.
-Lí Thông đã thực hiện hành động nói, nhằm mục đích doạ Thạch Sanh, đẩy Thạch Sanh đi để cướp công (đã đạt mục đích).
2.Kết luận:
 -Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
II.Một số kiểu hoạt động nói thường gặp:
*/.Tìm hiểu bài tập sgk tr 63:
1/- Câu1: thông báo, trình bày.
 -Câu2: de doạ.
 -Câu3: cầu khiến.
 -Câu4: hứa hẹn.
2/-Câu1: hành động hỏi-mục đích hỏi.
 -Câu2: hành động trình bày, mục đích thông báo.
 -Câu3,4: hành động hỏi, mục đích van xin.
 -Câu5,6: hành động bộc lộ cảm xúc, mục đích than.
*/Kết luận:
 (ghi nhớ sgk tr:63)
II.Luyện tập:
Bài tập1:trang 63
-Trần Quốc Túân viết bài Hịch nhằm mục đích kêu gọi tướng sĩ từ bỏ lối sống hưởng lạc, thái độ bàng quan, khích lệ tướng sĩ học tập "Binh Thư Yến Lược", khích lệ lòng yêu nước.
 Bài tập 2 / trang 63:
a/-Hành động hỏi và mục đích thăm hỏi.
 -Hành động trình bày và mục đích thông báo.
 -Hành động điều khiển và mục đích cầu khiến (Này...)
 -Hành động trình bày và mục đích nêu ý kiến thuyết phục ''Chứ...hồn''.
-Hành động trình bày và mục đích tỏ sự đồng ý''Vâng...cụ".
-Hành động trình bày và mục đích giải thích''Nhưng ...còn gì".
-Hành động điều khiển và mục đích khuyên''Thế...đấy''.
b/-Hành động nêu ý kiến và mục đích tỏ rõ trời thuận ý nghĩa.
 -Hành động hứa hẹn và mục đích thề nguyền.
c/-Hành động báo tin và mục đích tìm sự cảm thông giải toả day dứt ''Cậu Vàng'' ''Bán rồi''.
 -Hành động hỏi và mục đích xác nhận.
 -Hành động hỏi và tỏ ra sự ngạc nhiên.
 -Hành động bộc lộ cảm xúc và mục đích giải bày sự day dứt.
 -Hành động kể và giải toả sự dằn vặt, đau đớn vì lừa một con chó.
 Bài tập 3 / trang 65:
 -Hành động yêu cầu cam kết.
 -Hành động đề nghị.
 -Hành động hứa hẹn.
IV.Củng cố: (3 phút)
 -Nhấn mạnh lại nội dung ghi nhớ sách giáo khoa trang 63
 -Nhấn mạnh lại nội dung bài tập 1,2.
V.Dăn dò: (1 phút)
 -Học bài và làm bài tập còn lại.
 -Tiết sau trả bài tập làm văn số5.
Tiết 96: 
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
 Ngày soạn: 24/02/2008
 Ngày dạy: 27/02/2008
A.Mục đích yêu cầu:
 -Giúp học sinh cũng cố và khắc sâu kiến thức học ''Văn bản thuyết minh''
B.Chuẩn bị:
 -Học sinh:xem lại bài kiểm tra.
-Giáo viên :giáo án, bài kiểm tra.
 C.Lên lớp:
 I.Ôn định:
II.Kiểm tra bài cũ:
III.Bài mới:
Hoạt động của Thầy
H. động của Trò
Nội dung
-Gọi học sinh nhắc lại đề văn.
*HĐ1:(15').
Lập dàn bài.
-gọi học sinh cho biết yêu cầu đề văn, vấn đề cần thuyết minh và dàn ý.
-GV: nhận xét, kết luận (bảng phụ).
*HĐ2:(5')
GV: nhận xét đánh giá bài làm của học sinh: hình thức ( bố cục, diễn đạt, trình bày, chính tả), nội dung theo kết quả bài làm của học sinh.
*HĐ3: (20').
-Hướng dẫn học sinh tự đánh giá.
-GV: phát bài.
-GV: hướng dẫn nhận xét.
-GV: gọi một số học sinh đọc phần kết quả nhận xét, gv gọi học sinh đọc bài cho học sinh nhận xét đối chiếu.
-Gọi học sinh đối chiếu với bài trả tập làm văn số 3, tự nhận xét, đánh giá về mức độ tiến bộ, ý thức sửa chữa lỗi.
-Thực hiện theo yêu cầu
(theo sự chuẩn bị ở nhà) 
-nghe
-Học sinh nhận bài, đọc kĩ bài làm.
-Tự nhận xét đánh giá theo yêu cầu sgk tr 65.
-Thực hiện theo yêu cầu.
-Thực hiện theo yêu cầu.
* Đề văn:.
Thuyết minh về đồ dùng cá nhân mà em thích .
I. Lập dàn ý:
II. Nhận xét chung:
III. Phần tự nhận xét, đánh giá kết quả bài làm.
 IV. Củng cố:(3')
 -Học sinh nhớ lại kiến thức cũ.
V.Dặn dò:(2')
 -Xem lại kiểu bài thuyết minh.
 - Soạn bài mới:''Nước Đại Việt''

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 8(4).doc