Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 7: Bố cục trong văn bản - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 7: Bố cục trong văn bản - Năm học 2006-2007

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học hiểu rõ.

- Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản. Trên cơ sở đó có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.

- Thế nào là một bố cục khi tạo lập văn bản.

- Thế nào là một bố cục rành mạch, hợp lý.

- Tính hợp lý và phổ biến của dạng bố cục 3 phần, nhiệm vụ của từng phần trong bố cục.

B/ Chuẩn bị:

 Giáo viên: Nghiên cứu SGV.

 Học sinh: Trả lời câu hỏi SGK.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động.

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

? Một văn bản có tính liên kết cần đảm bảo những yêu cầu gì.

- Nội dung giữa các câu, các đoạn phải thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.

- Phải nối kết các câu, các đoạn bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu .) thích hợp.

* Hoạt động 2: Giới thiệu bài.

? Trong bóng đá, bóng rổ hoặc bóng chuyền . các huấn luyện viên phải sắp xếp các cầu thủ thành một đội hình, vì sao cần dàn thành một đội hình như vậy.

? Nếu không có sự sắp xếp đó thì có thể sẽ dẫn đến hậu quả gì.

 Trong việc tạo lập văn bản có cần phải được bố trí, sắp đặt như vậy không, để thấy rõ điều đó chúng ta đi tìm hiểu bài “Bố cục trong văn bản”.

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 825Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 7: Bố cục trong văn bản - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/9/2006
Ngày giảng: 15/9/2006.
 Tiết 7: Bố cục trong văn bản	 
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học hiểu rõ.
- Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản. Trên cơ sở đó có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
- Thế nào là một bố cục khi tạo lập văn bản.
- Thế nào là một bố cục rành mạch, hợp lý.
- Tính hợp lý và phổ biến của dạng bố cục 3 phần, nhiệm vụ của từng phần trong bố cục.
B/ Chuẩn bị:
 Giáo viên: Nghiên cứu SGV.
 Học sinh: Trả lời câu hỏi SGK.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động. 
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
? Một văn bản có tính liên kết cần đảm bảo những yêu cầu gì.
- Nội dung giữa các câu, các đoạn phải thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Phải nối kết các câu, các đoạn bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu ...) thích hợp.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
? Trong bóng đá, bóng rổ hoặc bóng chuyền ... các huấn luyện viên phải sắp xếp các cầu thủ thành một đội hình, vì sao cần dàn thành một đội hình như vậy.
? Nếu không có sự sắp xếp đó thì có thể sẽ dẫn đến hậu quả gì.
 Trong việc tạo lập văn bản có cần phải được bố trí, sắp đặt như vậy không, để thấy rõ điều đó chúng ta đi tìm hiểu bài “Bố cục trong văn bản”.
* Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của thầy
? Nếu viết 1 lá đơn xin ra nhập đội TN TP HCM, thì trong đơn cần có những nội dung.
? Ta có thể thay đổi trật tự các ý kiến trên được hay không ? vì sao? 
GV: Việc sắp đặt nội dung trong văn bản theo 1 trình tự hợp lý gọi là bố cục văn bản.
? Vậy em hiểu thế nào là bố cục văn bản.
- Gọi 1 h/s đọc ghi nhớ 1 (SGK).
- GV hướng dẫn h/s làm bài tập sau.
? Dựa vào thực tế, em hãy chứng minh vai trò của bố cục trong văn bản khi diễn đạt.
- GV: gợi ý tình huống.
? + Trong nhận xét của bạn lớp trưởng trong giờ sinh hoạt lớp cần có các ý gì.
- GV: nhận xét bổ sung
? Đọc bài tập 1 (văn bản) và đối chiếu với văn bản “ếch ngồi đáy giếng” trong ngữ văn 6.
? Hãy so sánh 2 bản kể và cho biết cách kể chuyện ở trên đã có bố cục chưa ? cách kể đó có hợp lý không.
? Bản kể trên đều có những câu văn giống trong bản kể ngữ văn 6 (về cơ bản) nhưng tại sao ở văn bản này lại khó tiếp nhận.
- GV: tổ chức thảo luận nhóm.
? Vậy để có 1 bố cục rành mạch hợp lý, văn bản cần có điều kiện gì.
- Tuy vậy rành mạch chưa phải là yêu cầu duy nhất đối với 1 bố cục.
? Đọc bài tập 2 (SGK – Tr29)
? Theo em văn bản trên đã hợp lý chưa.
? Cách kể chuyện như vậy bất hợp lý ở chỗ nào.
? Tại sao bản kể này lại không có ý nghĩa phê phán, gây cười.
? Ngoài yêu cầu về tính rành mạch, bố cục của văn bản cần đảm bảo yêu cầu nào nữa.
- Gọi 1 h/s đọc ghi nhớ 2 (sgk – tr30)
? ở lớp 6, em đã được làm quen với những kiểu văn bản nào ? nêu bố cục và nhiệm vụ của từng phần.
? Theo em, có cần phân biệt nhiệm vụ của mỗi phần không, vì sao.
- GV: lưu ý khi làm bài tập làm văn, không nên mắc khuyết điểm này trong bài tập làm văn.
? Có bạn nói rằng phần mở bài chỉ là sự tóm tắt, rút gọn của phần thân bài, còn phần kết bài chẳng qua chỉ là sự lặp lại 1 lần nữa của mở bài, nói như vậy đúng hay sai ? vì sao ?
? Có bạn khác lại cho rằng nội dụng chính xác của việc miêu tả, tự sự, đơn từ được dồn cả vào thân bài, nên mở bài, kết bài không cần thiết lắm, em có đồng ý không?
? Qua tìm hiểu các ví dụ, em thấy bố cục của văn bản thường chia làm mấy phần.
? Bố cục 3 phần giúp cho văn bản như thế nào.
- Giúp văn bản rành mạch, hợp lý.
- Gọi h/s đọc ghi nhớ 3 (sgk – tr30)
? Hãy ghi lại bố cục của truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”
? Bố cục này đã rành mạch và hợp lý chưa.
? Theo em, có thể kể câu chuyện ấy theo 1 bố cục khác được không.
? Đọc yêu cầu bài tập sgk – tr30
? Em hãy nhận xét xem bố cục của bản báo cáo đó đã rành mạch và hợp lý chưa? vì sao ?
 ?Để bố cục rành mạch và hợp lý, theo em có thể bổ sung điều gì trong bản báo cáo đó.
Hoạt động của h/s
Suy nghĩ, trả lời
Suy nghĩ, trả lời
- Trả lời
- Nhận xét
- Đọc ghi nhớ 1
(SGK – Tr30).
Suy nghĩ, phát biểu
Phát biểu
h/s đọc
- Suy nghĩ, trả lời
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhận xét.
Phát biểu
- 1 h/s đọc
Phát biểu.
Phát biểu
Suy nghĩa, phát biểu
h/s đọc ghi nhớ
Suy nghĩ, trả lời.
- Phát biểu
- Phát biểu
- Nhận xét
- Phát biểu
- Suy nghĩ.
- Trả lời
- 1 h/s đọc
- Cả lớp lắng nghe
- Suy nghĩ, phát biểu.
Phát biểu
h/s đọc
Phát biểu
Suy nghĩ, phát biểu.
Nội dung
I/ Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản.
1/ Bố cục của văn bản.
* Bài tập:
- Họ và tên, ngày tháng năm sinh.
- Nơi học, nơi ở, lý do xin vào đội.
- Lời hứa tiếp tục phấn đấu sau khi vào đội.
- Không thể thay đổi trình tự các ý ở trên được, vì nếu thay đổi sẽ gây khó hiểu cho người đọc.
 Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lý.
* Ghi nhớ 1 (SGK – Tr29)
- Đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần.
- Phương hướng tuần tới.
- Biện pháp hoạt động.
- ý kiến.
2/Những yêu cầu về bố cục trong văn bản.
a/ Bài tập 1: (SGK – tr29)
- Bản kể (SGK – Tr29) chưa có bố cục, là 1 văn bản lộn xộn, khó tiếp nhận.
- Các câu trong mỗi đoạn cua bản kể không tập trung quanh 1 ý thống nhất.
- ý của đoạn này không phân biệt với ý của đoạn kia.
 Nội dung các phần, các đoạn phải thống nhất chặt chẽ với nhau, giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi.
* Bài tập 2:(SGK – tr29)
- Cách kể chuyện bất hợp lý khiến câu chuyện không nêu bật được ý nghĩa phê phán, không gây cười.
- Bố cục không hợp lý, có sự thay đổi so với văn bản gốc.
 Trình tự xếp đặt các phần các đoạn phải hợp lý giúp người đọc, người viết đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.
b/ Ghi nhớ 2 (sgk – tr30).
3/ Các phần của bố cục:
* Tự sự: 
- Mở bài: giới thiệu sự việc 
-Thân bài: diễn biến sự việc.
- Kết bài: cảm nghĩ sự việc.
* Miêu tả: 
- Mở bài: giới thiệu sự việc. 
- Thân bài: miêu tả đối tượng.
- Kết bài: cảm nghĩ đối tượng
- Mở bài: nêu đề tài. Giúp người đọc đi vào đối tượng 1 cách tự nhiên, hứng thú.
- Kết bài: bộc lộ cảm xúc cá nhân về đối tượng và sự việc.
- Mở bài, kết bài rất cần thiết vì mở bài ngoài nhiệm vụ giới thiệu đề tài của văn bản, còn giúp người đọc đi vào đề tài đó 1 cách dễ dàng, tự nhiên hứng thú.
- Kết bài không chỉ nêu cảm nghĩ mà còn làm văn bản để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc.
 văn bản thường xây dựng theo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
* Ghi nhớ 3 (sgk – tr30)
II/ Luyện tập:
* Bài tập 3 – Tr30:
 Bố cục của văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”
+ Cuộc chia búp bê của hai anh em Thành và Thuỷ.
+ Cuộc chia tay của Thuỷ với lớp học.
+ Cuộc chia tay của 2 anh em Thành và Thuỷ.
 Có thể kể theo 1 bố cục khác miễn là câu chuyện đó vẫn đảm bảo rành mạch, hợp lý.
* Bài tập 3 (sgk – tr30).
 Bố cục của bản báo cáo chưa thật rành mạch và hợp lý. Vì: các điểm 1, 2, 3 ở thân bài mới chỉ kể lại việc học tốt chứa chưa phải là trình bày kinh nghiệm học tốt, và điểm 4 lại không nói về học tập.
 Sau những thủ tục chào mừng hội nghị và tự giới thiệu về mình, bản báo cáo nêu lần lượt, nêu từng kinh nghiệm học tập của bản thân, sau đó nói: nhờ rút kinh nghiệm mà việc học tập của bạn tiến bộ nguyện vọng muốn nghe ý kiến góp ý 
chúc hội nghị thành công.
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà.
? Thế nào là bố cục của văn bản? bố cục của văn bản phải đảm bảo yêu cầu gì ?
? Bố cục của văn bản gồm mấy phần ?
- GV khái quát lại toàn bộ bài.
- Về học bài, chuẩn bị bài: Mạch lạc trong văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docbo cuc van ban.doc