Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 5: Ôn tập tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 5: Ôn tập tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Năm học 2006-2007

A/ Mục tiêu cần đạt:

 - Giỳp học sinh nắm kiến thức về thể loại văn biểu cảm.

 - Biết phần biệt giữa thơ văn biểu cảm với thể loại văn khác.

B/ Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Hệ thống ôn tập.

 - Học sinh: Ôn lại kiến thức.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)

 *Hoạt động 3: Bài mới ( 38 phút).

 

doc 2 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 930Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 5: Ôn tập tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 4/12/2006 
 Ngày giảng: 6/12/2006
 Tiết 5: ôn tập tìm hiểu chung về văn biểu cảm
A/ Mục tiờu cần đạt: 
 - Giỳp học sinh nắm kiến thức về thể loại văn biểu cảm.
 - Biết phần biệt giữa thơ văn biểu cảm với thể loại văn khác.
B/ Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Hệ thống ôn tập.
 - Học sinh: Ôn lại kiến thức.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)
 *Hoạt động 3: Bài mới ( 38 phút).
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
? Giải thích khái niệm văn biểu cảm ? Có những cách biểu cảm nào.
? Đoạn thơ sau đây trả lời câu hỏi:
? Nội dung chính của đoạn thơ trên là:
A- Miêu tả vẻ đẹp của mùa thu đất nước.
B- Bộc lộ niềm vui của tác giả khi chứng kiến vẻ đẹp của mùa thu.
C- Khẳng định sự khác biệt của mùa thu mới với những mùa thu trước.
D- Kể về những sự kiện diễn ra trong mùa thu.
? Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là:
A- Miêu tả; B- Tự sự;
C- Biểu cảm; D- Nghị luận.
? Đặc sắc về nghệ thuật thể hiện của đoạn thơ trên là:
A- Lời văn giàu cảm xúc.
B- Hình ảnh sống động.
C- Phép nhân hoá giàu sức biểu cảm.
D- Gồm cả 3 ý trên.
? Có người nói: “Người ta có thể làm bài văn khóc bạn vì người bạn đã chết, chứ không ai làm bài văn khóc túi tiền vì túi tiền mất cắp” . Theo em, nói như vậy có đúng không ? Vì sao.
? Qua 2 văn bản : “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về Kinh” đã bồi đắp tình cảm nào trong em.
Hãy viết 1 đoạn văn biểu cảm trình bày những cảm nhận của em khi học xong 2 tác phẩm trên.
I- Lý thuyết:
- Văn biểu cảm viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá con người với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
- Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự miêu tả, để khêu gợi tình cảm.
II- Luyện tập:
* Bài 1:
“ Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gío thổi rừng tre phấp phới.
Trời thu thay áo mới.
Trong biếc nói cười thiết tha”
 (Nguyễn Đình Thi)
- Đáp án: b
- Đáp án: c
- Đáp án: d
* Bài 2:
- Vì: túi tiền là tài sản, là thành quả lao động. Nhưng giá trí của cải thấp hơn gía trị cuộc sống, nhân cách và giá trị tinh thần, người ta nói tiền không mua được hạnh phúc, người ta giàu nhưng không quý tiền bạc hơn sinh mệnh. Không ai làm văn thể hiện tỉnh cảm yêu tiền, làm văn khóc tiền. Không phải hoàn cảnh nào trong thực tế cũng có thể trở thành nội dung của văn biểu cảm.
* Bài 3:
- Tự hào về truyền thống đấu tranh giữ nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước của ông cha ta.
- Tin tưởng vào sự bền vững của độc lập dân tộc.
- Khát vọng hoà bình, xây dựng đất nước bền vững muôn đời.
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
 - Nắm chắc nội dung khái niệm văn biểu cảm.
 - Sưu tầm một số văn bản biểu cảm.
 - Tiếp tục ôn tập văn biểu cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem tra nhanh - Tiet 6....doc