A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Trên cơ sở chấm bài, giáo viên nhận xét cụ thể ưu nhược điểm của học sinh.
- Từ đó biết phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm tồn tại để viết bài số 3 được tốt hơn.
- Rèn luyện cách viết văn biểu cảm, cách trình bày cảm xúc một cách chân thành, sâu sắc.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Chấm bài, ghi chép cụ thể những lõi sai của học sinh( Về diễn đạt, dùng từ, viết câu, chính tả) ; những câu văn hay của học sinh
- Học sinh: Xem lại dàn bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ
HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới
Ngày soạn: 24/11/2006 Tiết 47 Ngày dạy: 25/11/2006 Trả bài tập làm văn số 2 A. Mục tiêu cần đạt: - Trên cơ sở chấm bài, giáo viên nhận xét cụ thể ưu nhược điểm của học sinh. - Từ đó biết phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm tồn tại để viết bài số 3 được tốt hơn. - Rèn luyện cách viết văn biểu cảm, cách trình bày cảm xúc một cách chân thành, sâu sắc. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Chấm bài, ghi chép cụ thể những lõi sai của học sinh( Về diễn đạt, dùng từ, viết câu, chính tả) ; những câu văn hay của học sinh - Học sinh: Xem lại dàn bài. C. Tiến trình tổ chức các họat động Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Hoạt động 2: Giới thiệu bài Hoạt động 3: Bài mới Hoạt động của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt - Giáo viên chép đề bài lên bảng - Nêu yêu cầu chung ? Nhắc lại: bố cục của bài văn biểu cảm? nhiệm vụ của từng phần. ? Đối với đề bài cụ thể này, theo em cần nêu những gì ở phần mở bài? - GV: nhận xét những lỗi sai cụ thể, những ưu điểm - GV: Đọc những câu văn hay, đoạn văn hay của học sinh. - GV chép những lỗi sai lên bảng ? Em có nhận xét gì về các câu văn sau? ? Hãy sửa lại cho câu văn hay hơn. ? Nhận xét các từ ngữ sau? - > Sai chính tả. ? Hãy chữa lại cho đúng chính tả. - Học sinh nghe. - Nhắc lại kiến thức cũ. - Nêu ý kiến cá nhân. - Học sinh nghe. - Học sinh lắng nghe, học tập. - Nhận xét. - Sửa lại. I. Đề bài: Cảm nghĩ về đôi bàn tay( hoặc nụ cười) của mẹ. 1. Yêu cầu chung cần đạt a, Về nội dung: - Biết vận dụng những kiến thức và kỹ năng về văn biểu cảm đã học và đã luyện tập. - Thông qua một vài nét gợi cảm về đôi bàn tay( nụ cười) của mẹ để bày tỏ tình cảm yêu thương, kính trọng và lòng biết ơn, những suy nghĩ của người viết với tấm lòng, tình cảm của người mẹ. b, Về hình thức: - Bài viết có bố cục rõ ràng, liên kết chặt chẽ - Văn phong trong sáng, giàu cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt. II. Dàn ý: * Mở bài: - Gới thiệu về đôi bàn tay( nụ cười) của mẹ - Giới thiệu khái quát cảm nghĩ * Thân bài: Có thể miêu tả một số nét gợi cảm về đặc điểm về đôi bàn tay (nụ cười) của mẹ để thông qua đó để bộc lộ cảm xúc. Những cảm nhận, ấn tượng cảm xúc... về đôi bàn tay( nụ cười của mẹ) * Kết bài: Khẳng định cảm nghĩ những suy nghĩ, mong ước III. Nhận xét: 1. Ưu điểm - Nhìn chung biết cách viết bài văn theo thể loại. - Một số bài viết đã có cảm xúc. - Trình bày sạch, đẹp. - Có những mở bài ngắn gọn, tương đối hay VD1:'' Thời ấu thơ ai cũng có những kỉ niệm đẹp về người thân, về tình bạn nhưng có lẽ hình ảnh của mẹ với nụ cười dịu dàng đã làm tôi nhớ nhất, cảm động nhất'' VD 2: Chắc rằng có rất yêu từng đặc điểm riêng của mẹ. Có bạn thì yêu đôi bàn tay âu yếm vì bàn tay mẹ chắp cánh cho bạn vào ước mơ, có bạn thì thích tính dịu hiền của mẹ; còn tôi, tôi lại rất yêu nụ cười thân thương nơi mẹ.'' 2. Nhược điểm: - Nội dung sơ sài. - Diễn đạt lủng củng - Văn viết không có cảm xúc. - Sai lỗi chính tả. IV. Chữa lỗi: - Diễn đạt: ''Tiếng cười thánh thót như tiếng đàn'' - Dùng từ:'' Nụ cười của mẹ nở rộ trên môi'' - Chính tả: +Âu iếm -> Âu yếm + Trính bàn tay -> Chính bàn tay + Mắng mỏi - > Mắng mỏ + Chăm no -> Chăm lo * Chọn đọc trước lớp bài khá: Tùng, Hoàng Anh( 7A1) Hà, Thảo ( 7A2) V. Trả bài cho học sinh đối chiếu - Gọi điểm Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà - Viết lại những đoạn mắc lỗi diễn đạt. - Chuẩn bị bài : thành ngữ.
Tài liệu đính kèm: