Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 42: Kiểm tra văn - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 42: Kiểm tra văn - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 - Kiểm tra kiến thức tiết đọc - hiểu văn bản của học sinh.

 - Đánh giá chất lượng học sinh. Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào làm phần trắc nghiệm. Biết trình bày cảm nhận về một bài thơ hoặc nhân vật.

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên : Ra đề + đáp án biểu điểm

- Học sinh : Ôn tập theo hướng dẫn

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG1 : Kiểm tra bài cũ

HOẠT ĐỘNG 2 :Bài mới

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 42: Kiểm tra văn - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/11/2006 Tiết 42
Ngày dạy: 15/11/2006 Kiểm tra văn. 
A. Mục tiêu cần đạt.
	- Kiểm tra kiến thức tiết đọc - hiểu văn bản của học sinh.
	- Đánh giá chất lượng học sinh. Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào làm phần trắc nghiệm. Biết trình bày cảm nhận về một bài thơ hoặc nhân vật.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên : Ra đề + đáp án biểu điểm
- Học sinh : Ôn tập theo hướng dẫn
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
Hoạt động1 : Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 2 :Bài mới
 Đề bài.
Phần I :( Trắc nghiệm) Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng
1. Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ
A. Vẻ đẹp hình thể C. Số phận bất hạnh
B. Vẻ đẹp tâm hồn D. Vẻ đẹp và số phận long đong
2. Thể thơ của bài thơ ''Qua Đèo Ngang'' giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây?
A. Bài ca Côn Sơn C.Bạn đến chơi nhà
B. Sông núi nước Nam D. Sau phút chia li
3. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ ''cả'' trong câu ''Ao sâu nước cả khôn chài cá''?
A. to B. lớn C. dồi dào D. tràn trề
4. Trong các ý kiến sau, ý kiến nào đúng nhất?
A. Bánh trôi nước là một bài thơ vịnh vật
B. Bánh trôi nước là một bài thơ tả cảnh ngụ tình
C. Bánh trôi nước là một bài thơ tả tình ( Tâm trạng của nhà thơ)
D. Bánh trôi nước là một bài thơ lấp lánh nhiều tầng ý nghĩa
5. Văn bản nào sau đây thuộc tác phẩm thơ đường?
A. Nam Quốc sơn hà C.Tụng giá hoàn kinh sư
B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh D.Thiên trường vãn vọng
6. Ai là tác giả của tác phẩm'' Xa ngắm thác núi Lư''?
A. Đỗ Phủ B. Bạch Cư Dị C. Lí Bạch D. Hạ Tri Chương
7. Vì sao nhân dân gọi ngọn núi cao của dãy lư sơn là Hương Lô
A. Mặt trời chiếu xuống núi Hương Lô sinh làn khói tía nên gọi là Hương Lô.
B. Núi cao có mây mù che phủ, trông xa như chiếc lò hương nên gọi là Hương Lô.
C. Mặt trời chiếu núi Hương Lô, mây mù che phủ nên gọi là Hương Lô.
D. Cả 3 phương án A, B, C đều sai.
8. Tâm trạng của nhà thơ trong bài thơ'' Hồi hương ngẫu thư'' là:
A. Vui mừng, háo hức khi trở về quê
B. Buồn thương trước cảnh quê hương nhiều thay đổi 
C. Ngậm ngùi, hẫng hụt khi trở thành khách lạ giữa quê hương
D. Đau đớn, luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành
Phần II ( Tự luận) ( 6 điểm)
1. Hãy chép 4 câu ca dao dân ca bắt đầu bằng từ thân em
2. Nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ ''Bánh trôi nước'' của Hồ xuân Hương.
Đáp án
*Phần trắc nghiệm 
A
B
C
D
1
x
2
x
3
x
4
x
5
x
6
x
7
x
8
x
 * Phần tự luận: Câu 1:
1. Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
2. Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
3. Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân
4. Thân em như lá đài bi
Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm Sương
 Câu 2 :
- Học sinh nêu cảm nhận về người phụ nữ qua bài thơ:
+ Đẹp về hình thể, tâm hồn nhân hậu, thủy chung , son sắt nhưng số phận long đong, chìm nổi .
+ Người phụ nữ không tự quyết định được số phận , phụ thuộc vào người khác.
+ Nhưng dù ở hoàn cảnh nào người phụ nữ vẫn giữ tấm lòng thủy chung, son sắt.
+ Trân trọng tình cảm, cảm thông với người phụ nữ trong xã hội cũ.
+ Cảm nhận về nghệ thuật bài thơ . 
+ Suy nghĩ của bản thân .

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 42- KT.doc