A/ Mục tiêu cần đạt:
Giỳp học sinh: - Củng cố và nắm chắc kiến thức đã học về từ láy.
- Biết cách phân biệt từ láy toàn bộ với từ láy bộ phận và biết cách đặt sâu sử dụng từ láy.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tham khảo tài liệu, nội dung ôn tập.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
? Từ láy “vui vầy” được kết hợp theo nghĩa nào.
a- Một tiếng có nghĩa, một tiếng không có nghĩa.
b- Cả 2 tiếng có nghĩa.
c- Một tiếng có nghĩa, một tiếng thêm sắc thái nghĩa.
d- Cả 3 phương án (A, B, C) đều sai.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút)
- Hãy nhắc lại khái niệm từ láy đã học.
*Hoạt động 3: Bài mới ( 38 phút).
Ngày soạn: 13/11/2006 Ngày giảng: 15/11/2006 Tiết 2: ôn tập từ láy A/ Mục tiờu cần đạt: Giỳp học sinh: - Củng cố và nắm chắc kiến thức đã học về từ láy. - Biết cách phân biệt từ láy toàn bộ với từ láy bộ phận và biết cách đặt sâu sử dụng từ láy. B/ Chuẩn bị: - Giáo viên: Tham khảo tài liệu, nội dung ôn tập. - Học sinh: Ôn lại kiến thức. C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ? Từ láy “vui vầy” được kết hợp theo nghĩa nào. a- Một tiếng có nghĩa, một tiếng không có nghĩa. b- Cả 2 tiếng có nghĩa. c- Một tiếng có nghĩa, một tiếng thêm sắc thái nghĩa. d- Cả 3 phương án (A, B, C) đều sai. * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút) - Hãy nhắc lại khái niệm từ láy đã học. *Hoạt động 3: Bài mới ( 38 phút). Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Hãy nhắc lại có những loại từ láy nào. ? Đặc điểm của các loại từ láy đó. Lấy ví dụ. ? Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy. a- Xinh xắn c- Đông đủ. b- ấm áp d- Thăm thẳm ? Hãy sắp xếp từ láy sau vào bảng phân loại: long lanh, khó khăn, vi vu, nhỏ nhắn, ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thăm thẳm. ? Hãy chọn từ thích hợp trong các từ: âm xâm, sầm sập, ngai ngái, ồ ồ, lùng tùng, độp độp, man mác để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: “Mưa xuống ., giọt giã, giọt bay, bụi nước toả trắng xoá. Trong nhà ..hẳn đi. Mùi nước mưa mới ấm, ngòn ngọt, ..Mùi ., xa lạ của những trận mưa đầu mùa đem về. Mưa rèo rèo trên sân, gõ trên phên nứa, mãi giọi, đập , liên miên vào tàu lá chuối. Tiếng giọt gianh đổ .., xói lên những rãnh nước sâu. ? Nghĩa của những tiếng láy có vần ênh (trong những từ lênh khênh, bấp bênh, chênh vênh, lênh đênh) có đặc điểm chung gì. a- Chỉ sự vật cao lớn, vững vàng. b- Chỉ những gì không vững vàng, không chắc chắn. c- Chỉ vật dễ bị đổ vỡ. d- Chỉ những vật nhỏ bé, yếu ớt. ? Đặt câu với mỗi từ sau: a- Lạnh lùng. b- Lạnh lẽo. c- Nhanh nhảu. d- Nhanh nhẹn. ? Các từ: máu mủ, mặt mũi, tóc tai, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành, tươi tốt, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi, nảy nở, là từ láy hay từ ghép. ? Hãy điền thêm các tiếng để tạo thành các từ láy: I- Lý thuyết: - Có 2 loại: + Từ láy toàn bộ: Các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có 1 số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điều hoặc phụ âm cuối. VD: xanh xanh, tim tím + Từ láy bộ phận: Giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. VD: lúc lắc, lẩm bẩm II- Luyện tập: *Bài 1: a- c- Đông đủ (không phải từ láy) b- d- Thăm thẳm (láy toàn bộ). * Bài 2: - Sắp xếp các từ láy vào bảng phân loại: Từ láy toàn bộ Từ láy bộ phận - ngời ngời - hiu hiu - thăm thẳm - long lanh - khó khăn - nhỏ nhắn - vi vu - bồn chồn - lấp lánh - loang loáng - linh tinh * Bài 3: - Điền theo thứ tự: sầm sập, âm xâm, man mác, ngai ngái, độp độp, lùng tùng, ồ ồ. * Bài 4: - Đáp án: ( b ) * Bài 5: - Đặt câu: VD: Gìơ tập thể dục chúng em ra xếp hàng nhanh nhẹn. * Bài 6: - Các từ nêu ra đều là từ ghép. * Bài 7: Điền vào chỗ trống .rào; bẩm; tùm; nhẻ;.tùng; chít; trong ; ngoan .; lồng ; mịn ..; đẹp * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà (1’) - Ôn lại lý thuyết. - Làm các bài tập trên lớp đã chữa. - Chuẩn bị bài: Đại từ.
Tài liệu đính kèm: