Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 122: Dấu gạch ngang - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 122: Dấu gạch ngang - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS

1. Kiến thức:

 - Nắm được công dụng của dấu gạch ngang

Kỹ năng:

 - Biết dùng dấu gạch ngang, phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.

3. Thái độ:

 - Có ý thức sử dụng và sử dụng đúng dấu gạch ngang trong quá trình tạo lập văn bản.

B. CHUẨN BỊ:

 + Giáo viên : Phiếu học tập, bảng phụ.

 + Học sinh: Chuẩn bị bài

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ :

 ? Nêu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phảy.

HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài:

 Trong câu ngoài thành phần của câu hay cụm từ như CN - VN, TN còn có bộ phận được dùng để chú thích, giải thích thêm cho từ ngữ trong câu hoặc cả câu. Sự có mặt của bộ phận này khiến ý nghĩa của câu trở lên rõ ràng hơn, chính xác hơn, đó là dấu gạch ngang. Dấu gạch ngay được dùng như là một phương tiện để đánh dấu những bộ phận này. Vậy dấu gạch ngang được hiểu như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1438Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 122: Dấu gạch ngang - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 16/4/2007 Tiết 122: Dấu gạch ngang
Dạy ngày: 18/4/2007 
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS
1. Kiến thức:
	- Nắm được công dụng của dấu gạch ngang
Kỹ năng:
	- Biết dùng dấu gạch ngang, phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
3. Thái độ:
	- Có ý thức sử dụng và sử dụng đúng dấu gạch ngang trong quá trình tạo lập văn bản.
B. Chuẩn bị:
	+ Giáo viên : Phiếu học tập, bảng phụ.
	+ Học sinh: Chuẩn bị bài
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : 
	? Nêu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phảy.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài:
	Trong câu ngoài thành phần của câu hay cụm từ như CN - VN, TN còn có bộ phận được dùng để chú thích, giải thích thêm cho từ ngữ trong câu hoặc cả câu. Sự có mặt của bộ phận này khiến ý nghĩa của câu trở lên rõ ràng hơn, chính xác hơn, đó là dấu gạch ngang. Dấu gạch ngay được dùng như là một phương tiện để đánh dấu những bộ phận này. Vậy dấu gạch ngang được hiểu như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV gọi HS đọc bài tập
? Các câu văn trên nói về việc gì?
- GV định hướng cho HS chú ý vào dấu câu trong bài tập.
? Trong những câu trên dấu gạch ngang được dùng với mục đích gì?
? Qua bài tập trên, em hãy cho biết dấu gạch ngang ở mỗi vị trí khác nhau có công dụng gì?
- GV khái quát: Đây chính là nội dung ghi nhớ.
- Goị HS đọc ghi nhớ.
- Cho HS làm bài tập vận dụng.
- Cho HS lấy ví dụ có sử dụng dấu gạch ngang.
- GV gọi HS đọc bài
? Trong câu d mục I dấu gạch ngang nối giữa các tiếng trong từ Va- ren được dùng để làm gì?
- GV: Đó là dấu gạch nối
? Quan sát cách viết dấu gạch ngang và dấu gạch nối ta thấy cách viết có gì khác nhau?
- GV khái quát: gọi HS đọc ghi nhớ.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS đọc bài 1
- Cho HS làm bài tập theo nhóm
GV phát phiếu học tập
- Gọi đại diện trình bày
- HS đọc bài tập 2.
? Nêu công dụng của dấu gạch nối?
? Đặt câu có dấu gạch ngang.
- Phát giấy trắng.
- Gọi HS nhận xét
- GV khái quát
- HS đọc bài tập
- HS phát hiện
- HS chú ý vào dấu câu
- HS suy nghĩ độc lập , trả lời
- HS trình bày ý hiểu
-Đọcghi nhớ
- HS đọc
- HS phát hiện
- HS nhận xét
- Trả lời
- HS đọc
- HS làm theo nhóm
- đại diện trình bày
- HS đọc bài tập 2
- HS suy nghĩ độc lập, trả lời. 
- HS làm
- Trình bày nhận xét
I. Công dụng của dấu gạch ngang
1. Bài tập SGK 129
a. Vẻ đẹp của mùa xuân
b. Thông báo của người dân với quan phủ về việc đê vỡ và thái độ của quan phủ.
c. Nêu công dụng của dấu chấm lửng.
d. Lời của nhân chứng thứ 2 trong truyện ngắn Va-Ren và Phan Bội Châu.
a. Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu bộ phận giải thích: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - Mùa xuân mùa xuân của HN thân yêu.
b. Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu lời trực tiếp của nhân vật.
c. Dấu gạch ngang được dùng để liệt kê công dụng của dấu chấm lửng.
d. Dùng để nối các bộ phận trong liên danh ( Tên ghép) cuộc hội kiến Va- Ren - Phan Bội Châu.
* Công dụng:
- Dấu gạch ngang đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
2. Ghi nhớ: SGK
II. Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối.
1. Bài tập d - 130
- Dùng để nối 2 tiếng trong một tên riêng nước ngoài phiên âm ra Tiếng Việt.
- > Dấu gạch nối: được dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài : Va- ren.
- Dấu gạch ngang là một dấu câu.
- Dấu gạch nối không phải là dấu câu nó chỉ dùng để nối các tiếng trong tiếng nước ngoài gồm nhiều tiếng.
- Dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
2.Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
1. Bài tập 1:
- a, b : Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
- c: Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích.
- d, e : Dùng để nối trong bộ phận liên danh 
2. bài tập 2
- Công dụng của dấu gạch nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài 
3. bài tập 3.
- Sùng Bà - một con người có bản tính hung dữ - đã tàn nhẫn đuổi Thị Kính ra khỏi nhà mình, bất chấp lời kêu oan thảm thiết của nàng.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
- GV khái quát nội dung bài'
- Học ghi nhớ 
- Chuẩn bị : ôn tập tiếng Việt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 122.doc