Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 120: Văn bản đề nghị - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 120: Văn bản đề nghị - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

1. Kiến thức:

 - Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị : Mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.

2. Kỹ năng:

 - Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị : Khi nào viết văn bản đề nghị ? Viết để làm gì?

 - Biết cách viết một văn bản đề nghị theo đúng quy cách .

3.Thái độ:

 - Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị .

B. CHUẨN BỊ: + Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài

 + Học sinh:

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ:

 ? Thế nào là văn bản hành chính? Nêu hình thức trình bày của một văn bản hành chính.

HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài:

 Trong cuộc sống có nhiều tình huống cần phải đề nghị , kiến nghị. Đó là những tình huống khi một cá nhân , tập thể có nhu cầu chính đáng về một việc gì đó muốn đề đạt nguyện vọng được giúp đỡ thì phải làm văn bản đề nghị . Vậy cách thức trình bày một văn bản đề nghị như thế nào , chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 120: Văn bản đề nghị - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/4/2007 Tiết 120:
Ngày dạy: 14/4/2007 Văn bản đề nghị
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1. Kiến thức:
	- Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị : Mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
2. Kỹ năng:
	- Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị : Khi nào viết văn bản đề nghị ? Viết để làm gì?
	- Biết cách viết một văn bản đề nghị theo đúng quy cách .
3.Thái độ:
	- Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị .
B. Chuẩn bị: + Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài
	 + Học sinh:
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
	? Thế nào là văn bản hành chính? Nêu hình thức trình bày của một văn bản hành chính.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài:
	Trong cuộc sống có nhiều tình huống cần phải đề nghị , kiến nghị. Đó là những tình huống khi một cá nhân , tập thể có nhu cầu chính đáng về một việc gì đó muốn đề đạt nguyện vọng được giúp đỡ thì phải làm văn bản đề nghị . Vậy cách thức trình bày một văn bản đề nghị như thế nào , chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. 
Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Cho HS đọc 2 văn bản
? Văn bản thứ nhất đề nghị vấn đề gì?
? Qua 2 văn bản đề nghị trên, em thấy người ta thường viết giấy đề nghị khi nào?
? Quan sát 2 văn bản trên, em có nhận xét gì về nội dung và hình thức trình bày của văn bản đề nghị nói chung?
? Hãy nêu một tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị?
- Cho HS đọc 4 tình huống trong SGK
? Trong các tình huống đó, tình huống nào cần viết giấy đề nghị 
GV: Qua tìm hiểu 2 văn bản trên cho biết.
? Trong cuộc sống hàng ngày khi nào người ta cần làm văn bản đề nghị.
- GV khái quát nội dung ý 1 ghi nhớ.
- HS đọc ý 1 - ghi nhớ.
- GV cho HS đọc lại các văn bản phần 1.
? Các mục b 2 văn bản trên được trình bày theo thứ tự nào?
? Hai văn bản trên có gì giống và khác nhau
? Những phần nào là quan trọng nhất trong 2 văn bản trên
? Từ hai văn bản trên em hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị .
- GV khái quát
- Gọi HS đọc ý 2 ghi nhớ
- Cho HS đọc phần SGK
? Rút ra các phần cần có trong văn bản đề nghị.
- GV nêu một vài lưu ý 
- GV khái quát toàn bài.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Gọi HS đọc bài tập 1
- HS trao đổi theo nhóm rút kinh nghiệm về các lỗi thường mắc trong khi viết văn bản đề nghị
- HS đọc văn bản
- HS phát hiện
- HS suy nghĩ độc lập, trả lời
- HS nhận xét
- HS nêu một tình huống
- HS đọc
- HS phát hiện
- HS khái quát
- HS đọc
- HS đọc văn bản
- HS nhận xét.
- HS nhận xét
- HS phát hiện
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc ghi nhớ ý 2
- HS đọc ghi nhớ
- HS suy nghĩ - trình bày.
- HS nghe
- HS đọc ghi nhớ
- HS đọc bài tập 
- HS trao đổi nhóm
- Đại diện trình bày
I. Đặc điểm của văn bản đề nghị.
1.Bài tập :
- Văn bản 1.
- Văn bản 2.
+ Văn bản 1: Đề nghị sơn lại bảng
+ Văn bản2: Đề nghị làm lại đường thoát nước thải.
* Mục đích 
- Người ta thường viết giấy đề nghị gửi tới một người hay cơ quan có thẩm quyền xin giải quyết một vấn đề nào đó.
- Nội dung : Ngắn gọn, rõ ràng
- Hình thức: Trình bày sạch sẽ, trang trọng, lời lẽ đúng mực. 
- Đề nghị nhà trường tạo điều kiện cho cả lớp học phù đạo để nâng cao chất lượng.
- Tình huống a, c cần viết văn bản đề nghị.
- Tình huống b, d thì cần viết văn bản tường trình và bản kiểm điểm.
- Khi có nhu cầu, quyền lợi chính đáng của cá nhân hay tập thể thì người ta làm văn bản đề nghị.
* ý 1 - Ghi nhớ 
II. Cách làm văn bản đề nghị.
1. Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị 
- Tên người hay cơ quan nhận văn bản đề nghị. 
- Tên người hay cơ quan đứng ra viết văn bản đề nghị.
- Nội dung chính của văn bản đề nghị : Đề nghị điều gì? Mục đích của việc đề nghị hoặc hướng giải quyết vấn đề do người viết văn bản đề nghị.
- Giống: Hình thức và cách thức các mục trình bày .
- Khác : Nội dung cụ thể ở từng văn bản.
- Ai đề nghị? Đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì?
* ý 2 ghi nhớ
2. Dàn mục một văn bản đề nghị
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Địa điểm.
- Tên văn bản 
- Nơi đề nghị
- Người đề nghị
- Lý do đề nghị
- Ký tên.
3. Lưu ý 
- Tên văn bản cần viết chữ in hoa , khổ chữ to
- Trình bày sáng sửa, cân đối, mỗi phần cách nhau 2 -3 dòng, không viết sát lề. 
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
1. Bài tập 1:
- Lý do viết đơn .
- Giống: Cả 2 đều là những nhu cầu và nguyện vọng, chính đáng.
- Khác :
+ Đơn thường viết để xin giải quyết một vấn đề cá nhân .
+ Đề nghị xin giải quyết một vấn đề của tập thể.
2.Bài tập 2:
- Tránh các lỗi như: Không ghi rõ gửi cho ai, nội dung văn bản quá dài dòng, nêu ý kiến đề nghị không rõ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
- Học ghi nhớ
- Soạn : Ôn tập phần văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 120.doc