Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 114: Liệt kê - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 114: Liệt kê - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

1. Kiến thức :

- Hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê.

2. Kỹ năng :

- Phân biệt các kiểu liệt kê: Liệt kê trong từng cặp, liệt kê không theo từng cặp, liệt kê tăng tiến, liệt kê không tăng tiến.

3. Thái độ :

- Biết vận dụng liệt kê trong nói và viết

B. CHUẨN BỊ: + Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ.

 + Học sinh: Soạn bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG .

HOẠT ĐỘNG1: Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài soạn của HS.

HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài:

 Liệt kê là phép tu từ, cú pháp được thể hiện qua việc xắp xếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm. Vậy cụ thể phép liệt kê được hiểu như thế nào? Tác dụng của nó ra sao? chúng ta cùng tìm hiểu.

HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1869Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 114: Liệt kê - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/4/2007 
Ngày dạy: 4/4/2007 Tiết 114 : Liệt kê
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1. Kiến thức :
- Hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê.
2. Kỹ năng :
- Phân biệt các kiểu liệt kê: Liệt kê trong từng cặp, liệt kê không theo từng cặp, liệt kê tăng tiến, liệt kê không tăng tiến.
3. Thái độ :
- Biết vận dụng liệt kê trong nói và viết
B. Chuẩn bị: + Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ.
	 + Học sinh: Soạn bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động .
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài soạn của HS.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài:
	Liệt kê là phép tu từ, cú pháp được thể hiện qua việc xắp xếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm. Vậy cụ thể phép liệt kê được hiểu như thế nào? Tác dụng của nó ra sao? chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 3: Bài mới. 
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Gọi HS đọc bài tập.
- Chú ý những câu in đậm.
? Cấu tạo và ý nghĩa các bộ phận trong câu in đậm có gì giống nhau?
? Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì?
- GV khái quát, cách dùng các cụm từ nối tiếp như trên gọi là phép liệt kê.
? Thế nào là phép liệt kê?
 - Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Gọi HS đọc bài tập
? Xét về cấu tạo các phép liệt kê trong các ví dụ trên có gì khác nhau?
=> Câu a không có từ ''và'' - Câu b có từ ''và'' hay nói cách khác =>
? Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê ở ví dụ 2 và rút ra nhận xét về ý nghĩa của các phép liệt kê. 
? Vì sao các bộ phận liệt kê trong câu b lại không thay đổi trật tự được?
- GV khái quát:
? Xét về cấu tạo và ý nghĩa có mấy kiểu liệt kê? là những kiểu liệt kê nào?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập 1
? Hãy chỉ ra phép liệt kê trong bài " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta".
- GV nêu yêu cầu bài tập 2
- Cho HS làm - Gọi trình bày
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Đặt câu có sử dụng phép liệt kê 
- HS đọc bài tập.
- HS nhận xét.
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời.
- HS nghe
- HS khái quát
- HS đọc ghi nhớ
- HS đọc bài tập
- HS nhận xét.
- HS nhận xét
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời
- HS khái quát
- HS đọc ghi nhớ
- HS nêu yêu cầu.
- HS phát hiện 
- HS làm bài độc lập.
- HS trình bày
- HS nêu yêu cầu bài tập
I. Thề nào là phép liệt kê.
1. Bài tập :SGK
- Về cấu tạo: Các bộ phận in đậm đều có kết cấu tương tự nhau.
- Về ý nghĩa: Chúng cùng nói về những đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn.
- Việc tác giả nêu lên hàng loạt đồ vật lỉnh kỉnh tương tự và bằng những kết cấu tương tự như vậy, có tác dụng làm nổi bật sự xa hoa của viên quan . Đối lập với tình cảnh của dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió.
2. Ghi nhớ: SGK
II Các kiểu liệt kê.
1.Bài tập : SGK
a. Xét về cấu tạo:
+ Câu a sử dụng phép liệt kê không theo từng cặp 
+ Câu b. sử dụng phép liệt kê theo từng cặp (Với quan hệ từ : và)
b. Xét về ý nghĩa
- Câu a có thể dễ dàng thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê. 
- câu b không dễ dàng thay đổi các bộ phận liệt kê vì các hiện tượng liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến . (Liệt kê tăng tiến)
2. Ghi nhớ 
III. Luyện tập 
1. Bài tập 1: 
- Chúng ta có quyền tự hào vì... Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung =>( liệt kê tăng tiến theo thời gian) .
- Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ ... cho đến những đồng bào điền chủ quyên ruộng đất cho Chính Phủ...( Liệt kê theo từng cặp).
- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo..(Liệt kê không theo từng cặp).
2. Bài tập 2: 
- Tìm phép liệt kê:
a. Dưới lòng dường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm...( Liệt kê tăng tiến theo hướng từ ngoài vào trong).
- Những cu ly kéo xe tay... ngực đeo tấm bắc đẩu bôi tinh hình chữ thập...(Liệt kê không theo cặp, không theo hướng tăng tiến) 
b. Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
 (Tố Hữu) 
3. Bài tập 3: -
- Đặt câu có sử dụng phép liệt kê.
- Sân trường trong giờ ra chơi thật ồn ào, náo nhiệt, chỗ nhảy dây, chỗ chơi bóng chuyền, chỗ chơi bi...
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà- 
- HS ghi nhớ, làm bài tập còn lại.
- Soạn : Tìm hiểu chung về văn bản hành chính.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 114.doc