Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 11: Từ láy - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 11: Từ láy - Năm học 2006-2007

Tiết 11: TỪ LÁY

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.

- Nắm được cấu tạo của hai loại từ láy: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

- Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy.

- Biết sử dụng tốt từ láy.

B/ Chuẩn bị:

 Giáo viên: Tham khảo tài liệu SGV.

 Học sinh: Đọc, tìm hiểu VD.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động.

 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra giấy 15 phút).

 1- Thế nào là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập ?

 2- Nối cột A với cột B để tạo thành các từ ghép chính phụ hợp nghĩa ?

 A B

bút tôi

xanh mắt

mưa bi

 vôi gặt

thích ngắt

mùa ngâu

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 890Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 11: Từ láy - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 20/9/2006
 Ngày giảng 22/9/2006
Tiết 11: Từ láy
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
- Nắm được cấu tạo của hai loại từ láy: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
- Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy.
- Biết sử dụng tốt từ láy.
B/ Chuẩn bị:
 Giáo viên: Tham khảo tài liệu SGV.
 Học sinh: Đọc, tìm hiểu VD.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động. 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra giấy 15 phút).
 1- Thế nào là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập ?
 2- Nối cột A với cột B để tạo thành các từ ghép chính phụ hợp nghĩa ?
 A B
bút tôi
xanh mắt
mưa bi
 vôi gặt
thích ngắt
mùa ngâu
* Đáp án – biểu điểm
1- Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau (3,5 điểm)
- Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ) (3,5 điểm).
2- Các từ ghép chính phụ: xác định đúng mỗi từ ghép (0,5 điểm)
- Bút bi, xanh ngắt, mưa ngâu, vôi tôi, mùa gặt, thích mắt.
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1 phút).
 ? Nhắc lại thế nào là từ láy.
 - Từ láy là từ gồm có 1 tiếng gốc có nghĩa và một tiếng láy lại tiếng gốc đó có sự phối âm. 
 - Bài học hôm nay chúng ta đi tìm hiểu các loại từ láy và nghĩa của từ láy.
 * Hoạt động 3: Bài mới ( 27 phút).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của h/s
Nội dung
? Đọc VD (sgk) chú ý những từ láy được in đậm.
? Trong các từ láy trên, hãy xác định đâu là tiếng gốc, đâu là tiếng láy.
? Em có nhận xét gì về đặc điểm âm thanh của 3 từ láy.
- Đăm đăm
- Mếu máo; liêu xiêu
? Qua phân tích ta có thể chia từ láy thành mấy loại? Đó là những loại nào.
? Đọc bài tập b (sgk – tr41)
? Vì sao các từ láy: bần bật, thăm thẳm không nói được là bật bật, thẳm thẳm.
? Vậy những từ láy đó thuộc loại nào.
? Tìm thêm 1 số từ láy thuộc kiểu từ láy này.
GV: khái quát – gọi học sinh đọc ghi nhớ (sgk)
* Lưu ý: không nên lẫn lộn từ láy với các từ ghép đẳng lập có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần như:
VD: Máu mủ, râu ria, tươi tốt, dẻo dai ...
? Nghĩa của các từ láy: Ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh.
? Các từ láy: Lí nhí, li ti, ti hí có điểm gì chung về âm thanh và nghĩa.
- Các từ láy có chung khuôn vần i, thường gợi tả những âm thanh, hình dáng nhỏ bé.
 ? Đặt 1 câu với từ láy lí nhí.
- GV: Nhận xét.
? Các từ láy: nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh có nghĩa như thế nào.
? Qua phân tích, em thấy nghĩa của từ láy được tạo nhờ đặc điểm gì.
? So sánh nghĩa của các từ láy: mềm mại, đo đỏ với nghĩa của các tiếng gốc: mềm, đỏ.
? Qua tìm hiểu em có nhận xét gì về nghĩa của các từ láy.
- GV: gọi h/s đọc ghi nhớ (sgk – tr42)
? Đọc đoạn đầu văn bản “cuộc chia tay ... búp bê”
- Từ: mẹ tôi nặng nề thế này.
? Tìm từ láy và phân loại từ láy.
GV: tổng hợp ý kiến – nhận xét.
? Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy.
? Chọn từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu.
- Các từ: nhẹ nhàng, nhẹ nhõm.
- Xấu xí, xấu xa.
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- 1 h/s đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- h/s đặt câu
- Phát biểu.
- Phát biểu
- Phát biểu
- 1 h/s đọc.
- Thảo luận nhóm (4 phút)
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét
- 1 h/s lên bảng 
- Nhận xét
- Phát biểu
I/ Các loại từ láy.
1- Bài tập a.
- Đăm đăm: tiếng láy lặp lại hoàn toàn tiếng gốc.
- Mếu máo, liêu xiêu:
Giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc vần. 
 Từ láy chia làm 2 loại: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
2- Bài tập b:
- Bần bật, thăm thẳm: từ láy toàn bộ đã có sự biến đổi về thanh điệu và phụ âm cuối.
- Từ láy toàn bộ: 
3- Ghi nhớ 1: SGK – Tr 42.
II/ Nghĩa của từ láy:
1- Bài tập a:
 Từ láy: Ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu mô phỏng về âm thanh.
- Từ láy: Li ti, ti hí gợi tả âm thanh, hình dáng nhỏ bé.
- Từ láy: Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh.
- Gợi tả hình ảnh, động tác lên xuống một cách liên tiếp.
 Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng.
2- Bài tập b:
- Mềm mại – mềm từ láy có sắc thái mạnh hơn.
- Đo đỏ - đỏ từ láy có sắc thái giảm nhẹ.
3- Ghi nhớ 2 (sgk – tr42).
III/ Luyện tập:
* Bài tập 1- Tr43.
 - Từ láy toàn bộ: bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp.
- Từ láy bộ phận: rực rỡ, nặng nề, nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ
* Bài tập 2 – Tr43.
- Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách.
* Bài 3 – Tr43.
- Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con.
- Làm xong việc, nó thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng.
- Mọi người đều căm phẫn hành động xấu xa của tên tội phạm.
- Bức tranh nó vẽ nguệch ngoạc, xấu xí.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà ( 2 phút)
 ? Từ láy chia làm mấy loại.
? Thế nào là từ láy toàn bộ; từ láy bộ phận.
? Có mấy cách tạo nghĩa của từ láy.
- GV: Khái quát lại bài.
- Làm bài tập 4, 5, 6.
- Chuẩn bị bài: Qúa trình tạo lập văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 11 - Tu lay.doc