A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
1. Kiến thức: - Hiểu được giá trị của đoạn văn trong việc khắc họa sắc nét hai nhân vật Va- Ren và Phan Bội Châu với 2 tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội phi nghĩa và chính nghĩa. Thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam hoàn toàn đối lập trên đất nước ta thời Pháp thuộc.
2. Kỹ năng: - Học tập cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại, ngôn ngữ miêu tả nhằm khắc hoạ tính cách nhân vật.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh phẩm chất cốt cách của nhân vật Phan Bội Châu trong tác phẩm.
B. CHUẨN BỊ:
+ Chuẩn bị của GV: Soạn bài
+ Chuẩn bị của HS: Soạn bài
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ:
? Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn " Sống chết mặc bay " của tác giả Phạm Duy Tốn.
HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài:
Nguyễn Ái Quốc là tên của Chủ Tịch Hồ Chí Minh ( từ 1919 - 1945) . Trên đất Pháp ( từ 1922 - 1925) , bút pháp Nguyễn Ái Quốc đã gắn liền với tờ báo
" Người cùng khổ" và những tác phẩm xuất sắc trong đó có " Những trò lố .viết năm 1925.
Soạn ngày: 25/3/2007 Bài 27: Những trò lố hay Dạy ngày: 26/3/2007 Va-Ren và Phan Bội Châu Tiết 109 - 110: Đọc - Hiểu văn bản A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Hiểu được giá trị của đoạn văn trong việc khắc họa sắc nét hai nhân vật Va- Ren và Phan Bội Châu với 2 tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội phi nghĩa và chính nghĩa. Thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam hoàn toàn đối lập trên đất nước ta thời Pháp thuộc. 2. Kỹ năng: - Học tập cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại, ngôn ngữ miêu tả nhằm khắc hoạ tính cách nhân vật. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh phẩm chất cốt cách của nhân vật Phan Bội Châu trong tác phẩm. B. Chuẩn bị: + Chuẩn bị của GV: Soạn bài + Chuẩn bị của HS: Soạn bài C. Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: ? Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn " Sống chết mặc bay " của tác giả Phạm Duy Tốn. Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Nguyễn ái Quốc là tên của Chủ Tịch Hồ Chí Minh ( từ 1919 - 1945) . Trên đất Pháp ( từ 1922 - 1925) , bút pháp Nguyễn ái Quốc đã gắn liền với tờ báo " Người cùng khổ" và những tác phẩm xuất sắc trong đó có " Những trò lố ...viết năm 1925. Hoạt động 3: Bài mới Hoạt động của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt - Gọi HS đọc chú thích dấu sao- SGK ? Nêu hiểu biết của em về tác giả. ? Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh nào? Nhằm mục đích gì? - Yêu cầu đọc: Giọng dí dỏm, hài hước - GV đọc - Gọi HS đọc - GV kiểm tra việc nắm chú thích của HS. ? Em hiểu gì về 2 nhân vật Va- ren và Phan Bội Châu ? ? Theo em đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng, hư cấu ? Tác phẩm có tên là : Những trò lố... theo em " trò lố" được hiểu như thế nào? ? Ai là tác giả của trò lố đó? ? Nêu trình tự kể chuyện của tác giả? ? Có thể chia truyện này thành mấy phần? Nội dung? - Theo dõi văn bản : Phần đầu: Từ đầu => bị giam trong tù? ? Phần đầu truyện nhắc đến 2 nhân vật Va-Ren và Phan Bội Châu. Em hãy cho biết văn bản đã giải thích 2 nhân vật này như thế nào? Va-ren hứa sang Việt Nam chăm sóc Phan Bội Châu vì lý do gì? ? Thực chất của lời nói đó là gì? ? Cụm từ nửa chính thức hứa và câu hỏi giả thử cứ cho rằng... làm sao. Có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ thực chất lời hứa của Va - ren. ? Vậy đoạn mở đầu có ý nghĩa gì? * GV khái quát chuyển ý, - Gọi HS đọc phần 2 - GV: Trong rất nhiều trò lố của Va- ren tại Việt Nam , có trò lố của y đối với Phan Bội Châu là trò lố bịch nhất. ? Em có nhận xét gì về lời văn dành cho việc khắc họa tính cách của từng nhân vật. ? Trong đoạn truyện kể việc Va- ren đến xà lim tại Hà nội gặp Phan Bội Châu, xuất hiện hai hình thức ngôn ngữ đâu là ngôn ngữ bình luận của tác giả ? Đâu là ngôn ngữ độc thoại của nhân vật Va- ren? ? Theo dõi vào lời văn bình luận của người kể chuyện, em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ bình luận của tác giả? ? Thái độ của người bình luận như thế nào? ? Mục đích bình luận của tác giả là gì ? ? Hãy theo dõi lời độc thoại của Va- ren? ? Va- ren đã tuyên bố và khuyên Phan Bội Châu điều gì với những điều kiện gì? ? Thực chất lời khuyên của va- ren ở đây là gì? ? Tiếp theo Va-ren nêu tên tuổi của một số chính khách. Em hiểu gì về những nhân vật này. ? Bằng ngôn ngữ độc thoại trước Phan Bội Châu, tính cách Va-ren được bộc lộ như thế nào? - GV khái quát. - Gọi HS đọc đoạn cuối ? Trong khi Va-ren nói Phan Bội Châu có những biểu hiện nào? ? Các biểu hiện đó và những lời bình " lời nói của Va-ren hình như lọt vào tai Phan Bội Châu chẳng khác gì như nước đổ lá khoai" cho thấy Phan Bội Châu có thái độ như thế nào trước lời nói của Va -ren. ? Thái độ ấy toát lên đặc điểm nào trong nhân cách Phan Bội Châu? ?Trong khi thuyết giáo về cách sống của mình Va- ren cũng kiêu hãnh. Trong khi không nghe Va-ren thuyết giáo Phan Bội Châu cũng kiêu hãnh. Theo em sự khác nhau của 2 niềm kiêu hãnh ấy là gì? ? Phần tái bút với lời quả quyết của nhân chứng thứ 2 . Giá trị của lời tái bút này. ? Qua đoạn miêu tả cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật, tác giả thành công nghệ thuật? - GV khái quát. ? Nghệ thuật xây dựng truyện ? Qua phần tìm hiểu em hãy khái quát tính cách của hai nhân vật. - GV gọi HS đọc ghi nhớ. - HS đọc chú thích - HS dựa vào SGK trả lời. - HS trả lời - HS đọc - HS nhận xét - HS dựa vào SGK trả lời - HS Suy nghĩ độc lập và trả lời - HS trình bày ý kiến - HS trả lời - HS trả lời - HS phát hiện - HS theo dõi. - HS phát hiện - HS suy nghĩ độc lập và trả lời - HS trả lời - HS suy nghĩ độc lập và trả lời - HS đọc - HS nhận xét - HS phát hiện. - Trả lời. - HS phát hiện. - HS nhận xét. - HS phát hiện - HS phát hiện - HS trình bày ý hiểu. - HS trình bày ý hiểu. - HS nhận xét - HS đọc đoạn cuối - HS phát hiện - HS suy nghĩ độc lập và trình bày. - HS trình bày ý kiến. - HS suy nghĩ độc lập và trả lời - HS trả lời - HS trả lời độc lập - HS khái quát - HS đọc I. Đọc và tiếp xúc văn bản * Tác giả: SGK * Tác phẩm: Viết 1925 viết bằng tiếng Pháp đăng trên báo" Người cùng khổ" tại Pa Ri số 36, 37 với mục đích cổ động phong trào đòi thả cụ Phan Bội Châu của nhân dân trong cả nước. * Đọc * Từ khó * Cấu trúc văn bản - Va- ren là người Pháp đã từng tham gia Đảng cộng sản Pháp chống lại chủ nghiã tư bản, nhưng rồi Va- ren phản bội đảng sang nhận chức Toàn quyền đông Dương . - Phan Bội Châu : SGK -> Đây là một truyện ngắn, hình thức có vẻ như một bài ký sự, nhưng thực tế là câu chuyện hư cấu. - Truyện được viết trước khi Va- Ren sang nhận chức Toàn quyền Đông Dương và thực tế sau khi y sang Đông Dương cũng không có chuyện gặp Phan Bội Châu ở Hỏa lò - Hà Nội. - Trò lố: là trò hề lố lăng, để bịp bợm. - Va- ren người hứa sang Việt Nam để chăm sóc Phan Bội Châu. -> Từ khi ông Va- ren xuống tàu tới khám giam cụ Phan ở Hà Nội. - Từ đầu => vẫn bị giam trong tù : Tin Va - ren sang Việt Nam. - Tiếp => Toàn quyền: Trò lố của Va- ren với Phan Bội Châu. - Còn lại: Thái đôi của Phan Bội Châu. II. Đọc - Hiểu văn bản 1. Tin Va- ren sang Việt Nam. - Va-ren là Toàn quyền Pháp tại Đông Dương 1925. - Phan Bội Châu là lãnh tụ của Phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. - Họ có địa vị xã hội đối lập . - Sức ép của công luận ở Pháp và Đông Dương. - Va- ren vừa mới nhậm chức muốn lấy lòng dư luận. -> Những trò lố - Các câu hỏi nghi ngờ về lời hứa của Va- ren. -> Thông báo về việc sang Việt Nam cùng lời hứa của y. 2. Trò lố của Va-ren với Phan Bội Châu - Dùng những lời để ca ngợi, để làm nổi bật tính cách cao đẹp của Phan Bội Châu. - Dùng ít lời hơn để nói về bản chất xấu xa của Va-ren . - Bình luận: " Ôi thật là=> chuyện gì đây". Ngôn ngữ độc thoại: Tôi đem đến=> Toàn quyền. - Phan Bội Châu:Tính cách cao thượng( Bậc anh hùng, vị thánh sứ - Va-ren: Tính cách đê tiện ( kẻ phản bội nhục nhã). => Kinh rẻ kẻ phản bội Va-ren, ca ngợi người yêu nước Phan Bội Châu. - Vạch sự lố bịch trong nhân cách Va- ren, khẳng định chính nghĩa của Phan Bội Châu. - Tuyên bố thả Phan Bội Châu - Khuyên Phan Bội Châu từ bỏ lý tưởng cách mạng . - Khuyên người chiến sỹ cách mạng kiên cường, bất khuất đầu hàng phản bội lại lý tưởng và dân tộc mình. Không phải vì tự do của Phan Bội Châu, mà vì quyền lợi của nước Pháp, danh lợi của Va- ren. - Những chính khách nổi tiếng về sự phản bội làm chuẩn mực để ca ngợi những nhân cách bỉ ổi. => Kẻ phản bội lý tưởng đê tiện nhất lại đi khuyên bảo người trung thành với lý tưởng cao cả nhất. Lời hứa chăm sóc Phan bội Châu không chỉ là những lời hứa suông mà còn là trò bịp bợm đáng cười. - Muốn dụ dỗ Phan Bội Châu đầu hàng nước Pháp, tính cách xảo trá, trơ trẽn, là kẻ phản bội hèn hạ xấu xa. 3. Thái độ của Phan Bội Châu - Nhìn Va-ren và im lặng dửng dưng. - Đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay. - Mỉm cười một cách kín đáo. - Nhổ vào mặt Va-ren. - Ngạc nhiên khinh bỉ. => Nhân cách cứng cỏi không chịu khuất phục, kiêu hãnh. - ở Va-ren kiêu hãnh vì danh vọng của kẻ đê tiện đáng để cười . - ở Phan Bội Châu kiêu hãnh vì kiên định lý tưởng yêu nước đáng khâm phục. - Chủ đề của câu truyện được thể hiện rõ ràng. Va- ren quả là một kẻ lố bịch đáng khinh, đáng phỉ nhổ vào mặt. - Tương phản đối lập cực độ giữa hai nhân vật đối kháng: Một bên Toàn quyền, một bên người tù. III. Tổng kết - Nghệ thuật : Giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh. hư cấu, tưởng tượng, hình ảnh đối lập, tương phản - Nội dung: Hai nhân vật có hai tính cách đối lập đại diện cho hai lực lượng xã hội. * Ghi nhớ: HS đọc SGK Hoạt động 4: Hướg dẫn học ở nhà - Học ghi nhớ. - Soạn : Dùng cụm C- V để mở rộng câu.
Tài liệu đính kèm: