Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 105, Bài 26 Văn bản Sống chết mặc bay - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 105, Bài 26 Văn bản Sống chết mặc bay - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

I . Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được giá trị hiện thực nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn " Sống chết mặc bay".

2. Kỹ năng : Đọc kể, tóm tắt truyện , phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập , tương phản và tăng cấp.

3. Thái độ : Hình thành cho các em niềm cảm thương sâu sắc trước số phận của người nông dân trước cách mạng .

II. Chuẩn bị .

1. Giáo viên: Đọc nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án

2. Học sinh : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

III. Tiến trình các hoạt động lên lớp

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :

? Em hãy trình bày những ghía trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản " ý nghĩa văn chương ".

Hoạt động 2: Giới thiệu bài.

Xã hội Việt nam cuối thế XIX đầu thế kỷ XX là một xã hội đầy dẫy những bất công và thối nát . Quan lại tham ô, tàn bạo. Dưới sự áp bức bóc lột và kìm kẹp của bọn thực dân phong kiến, đời sống của nhân dân ta vô cùng lầm than cơ cực. Đây có lẽ là một đề tài vô cùng hấp dẫn để các nhà văn sáng tác nên những tác phẩm hay và nổi tiếng. Và một trong những tác phẩm xuất sắc nhất, đã phản ánh một cách trung thực bức tranh hiện thực ấy đó là truyện ngắn " Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn " . Vậy để hiểu được những đặc sắc trong giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm , chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay.

 

doc 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 105, Bài 26 Văn bản Sống chết mặc bay - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án : Văn 7
Người soạn: Phạm Thị Trang
Ngày soạn: 12/3/2007
Ngày giảng:
Giáo viên chỉ đạo: Cô Lại Thị Tiền
Bài 26: Văn bản : Sống chết mặc bay
Tiết 105 : Đọc hiểu văn bản
I . Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được giá trị hiện thực nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn " Sống chết mặc bay".
2. Kỹ năng : Đọc kể, tóm tắt truyện , phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập , tương phản và tăng cấp.
3. Thái độ : Hình thành cho các em niềm cảm thương sâu sắc trước số phận của người nông dân trước cách mạng .
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên: Đọc nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án
2. Học sinh : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình các hoạt động lên lớp 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :
? Em hãy trình bày những ghía trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản " ý nghĩa văn chương ".
Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
Xã hội Việt nam cuối thế XIX đầu thế kỷ XX là một xã hội đầy dẫy những bất công và thối nát . Quan lại tham ô, tàn bạo. Dưới sự áp bức bóc lột và kìm kẹp của bọn thực dân phong kiến, đời sống của nhân dân ta vô cùng lầm than cơ cực. Đây có lẽ là một đề tài vô cùng hấp dẫn để các nhà văn sáng tác nên những tác phẩm hay và nổi tiếng. Và một trong những tác phẩm xuất sắc nhất, đã phản ánh một cách trung thực bức tranh hiện thực ấy đó là truyện ngắn " Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn " . Vậy để hiểu được những đặc sắc trong giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm , chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay.
	Hoạt động 3 : Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
H.Đ của HS
Nội dung truyền đạt
 Qua phần chuẩn bị bài ở nhà một em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Phạm Duy Tốn và tác phẩm?
GV: Để hiểu được nội dung của tác phẩm chúng ta chuyển sang phần đọc.
GV: ở văn bản này các em đọc với giọng tả của tác giả, giọng quan phụ mẫu luôn hách dịch, hống hách, nạt nộ, giọng sợ sệt khúm lúm của thầy đề, dân phu ... giọng sung sướng vì được ù to của quan.
GV: Đọc mẫu, gọi HS đọc .
GV: Trong bài có một số từ khó như : núng thế, thẩm lậu, tráp đồi mồi chữ nhật ...
? Vậy em nào có thể tóm tắt được nội dung của truyện .
? Theo em văn bản này có thể được chia làm mấy phần ? Nội dung của từng phần như thế nào?
? Theo em trong tác phẩm phần nội dung nào là chính? vì sao?
? Theo em hai bức tranh trong sách giáo khoa được vẽ với dụng ý gì?
GV: Vậy để hiểu rõ hơn giá trị của tác phẩm , cô trò mình cùng chuyển sang phần đọc hiểu văn bản 
GV: Một em đọc giúp cô phần đầu của văn bản ?
? Đoạn em vừa đọc miêu tả sự việc gì?
GV: Nguy cơ vỡ đê và cảnh chống đỡ của người dân, đó cũng chính là nội dung phần thứ nhất chúng ta cùng tìm hiểu.
? Mở đầu đoạn thứ nhất tác giả đã giới thiệu cho người đọc biết điều gì? 
( Thời gian, không gian, địa điểm được miêu tả qua chi tiết nào?)
? Em có nhận xét gì về khoảng thời gian mà tác giả đưa ra? 
? Tác giả đưa ra khoảng thời gian gần một giờ đêm như vậy nhằm nhấn mạnh điều gì ?
GV: ở đây tác giả đưa ra khoảng thời gian nửa đêm như vậy càng làm tăng thêm sự khó khăn, nặng nhọc của những người đi hộ đê đã kéo dài suốt cả ngày cho đến tối, tới tận đêm khuya mà vẫn chưa được nghỉ ngơi . Trong khi đó mưa gió mỗ lúc một mạnh và dữ dội , nước sông Nhị Hà cứ cuồn cuộn bốc lên.
? Trong đoạn đầu của tác phẩm tên sông được nói cụ thể, nhưng tên làng, tên phủ lại được ký hiệu X điều này có dụng ý gì? 
? Các em chú ý các chi tiết "Khúc đê làng X xem núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi không khéo vỡ mất " . Qua những chi tiết trên ta thấy con đê đang trong tình trạng như thế nào?
? Giữa cảnh đất trời mưa gió dữ tợn như vậy thì công việc hộ đê của nhân dân được Phạm Duy Tốn miêu tả qua những chi tiết nào ? ( Âm thanh, con người...)
? Trong đoạn trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ?
( Gợi ý: Vì ngôn ngữ miêu tả các từ ngữ : Bì bõm, lướt thướt, xao xác, tầm tã, cuồn cuộn, đội vác, đắp, cự ...... đánh, thổi... Đó là những từ ngữ thuộc từ loại nào) 
? Các em chú ý quan sát vào sách giáo khoa chi tiết:" người nào, người nấy lướt thướt như chuột lột" bên cạnh việc sử dụng từ láy, động từ... tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? 
? Các biện pháp nghệ thuật trên có tác dụng gì trong việc miêu tả cảnh hộ đê của Phạm Duy Tốn .
GV: Như vậy bằng một loạt biện pháp nghệ thuật như so sánh, các từ láy, động từ ... tác giả đã giúp người đọc có cảm tưởng như trực tiếp nhìn thấy , nghe thấy và đang sống giữa một cuộc đắp đê chống bão lụt có thật.
? Các em quan sát vào sách giáo khoa đoạn " ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Sức người khó lòng địch nổi với sức trời. Thế đê không sao cự lại được với thế nước ". Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này
? Vậy ở đoạn đầu của tác phẩm em hình dung được điều gì về cảnh hộ đê của những dân phu.
GV: Cảnh hộ đê của cả trăm dân phu đang đói khát, mệt nhọc cố gắng chút sức lực cuối cùng để chống lại sự hung dữ của thiên tai, thật căng thẳng và vô cùng sợ hãi. Dường như họ đang bất lực trước sự tàn phá của thiên nhiên . Sự sống đang đe doạ, cái chết luôn cận kề.trong gang tấc.
? Miêu tả tình cảnh của dân phu tác giả không chỉ sử dụng bút pháp tả thực mà còn sen vào đó vài ba câu cảm thán biểu lộ tình cảm của tác giả . Vậy em hãy tìm những câu văn đó? 
? Theo em những tình cảm ấy là những tình cảm gì? 
GV Như vậy với sự kết hợp tài tình , ngòi bút tả thực với biểu cảm trữ tình, Phạm Duy Tốn đã dẫn người đọc vào trung tâm cuộc sống của nhân dân ta những năm đầu thế kỷ XX , và cho chúng ta hiểu được hiện thực phũ phàng mà người dân phải chịu . Bằng sự đồng cảm xót thương cho số phận của những dân đen, tác giả đã lay động lòng người và đánh thức những tình cảm đúng đắn của chúng ta. Có lẽ phải trải qua những giây phút nguy khốn và những ngày tháng cơ cực của cảnh hộ đê Phạm Duy Tốn mới có thể khái quát lên bức tranh vừa chân thực lại vừa sinh động đến vậy.
 Trong khi sự sống của những dân phu đang trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc cái chết luôn đe doạ nhưng quan phụ mẫu - người được mệnh danh là cha mẹ của muôn dân đang ở đâu, làm gì, và ăn chơi sa đoạ ra sao , tiết sau cô trò mình cùng tìm hiểu
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS suy nghĩ trả lời
- HS quan sát, trả lời 
- HS đọc
- HS suy nghĩ, trả lời 
- HS quan sát, trả lời
- HS suy nghĩ trả lời
- HS suy nghĩ , trả lời
- HS suy nghĩ, trả lời
- HS suy nghĩ, trả lời 
- HS phát hiện
- HS quan sát và suy nghĩ trả lời
 - HS quan sát và suy nghĩ trả lời
- HS suy nghĩ, trả lời
- HS quan sát, suy nghĩ 
- HS trả lời
- HS trao đổi
- HS nghe
- HS quan sát phát hiện
- HS trao đổi
I. Đọc và tiếp xúc văn bản
1. Tác giả, tác phẩm 
- Phạm Duy Tốn (1883 - 1924) nguyên quán: làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây; sinh quán thôn Đông Thọ ( nay là phố Hàng Dầu- Hà nội).
- Ông là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại .
- Sống chết mặc bay được coi là tác phẩm thành công nhất của ông.
- Tác phẩm được trích trong báo Nam Phong số 18/1918 trang truyện ngắn Nam Phong.
2. Đọc và tóm tắt
- Tóm tắt:
Tác phẩm kể về một viên quan phủ đang làm nhiệm vụ cai quản, chỉ đạo nhân dân đắp đê chống lụt ở một khúc đê làng X thuộc phủ X . Trong khi nhân dân đang vật lộn với cảnh hộ đê thì quan lại cùng nha lệ, lính tráng, chánh tổng trong đình lao vào những cuộc vui tổ tôm và những món ăn sa xỉ. Mặc cho nhân dân đương đầu với thiên nhiên dữ tợn. Sức người khó lòng địch nổi với sức trời. Đê sắp vỡ có kẻ vào bẩm với quan , nhưng chỉ quan tâm đến ván bài đang chơi dở và đúng lúc quan ù ván bài to cũng là lúc đê vỡ . Kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không có chỗ chôn, tình cảnh thảm sầu.
3. Cấu trúc văn bản
 Chia làm 3 phần: 
- Phần 1: Từ đầu đến " Khúc đê hỏng mất".
 Nội dung : Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
- Phần 2: Từ chỗ " ấy lũ con dân đang chân lấm tay bùn - điếu mày"
 Nội dung: Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi đi hộ đê.
- Phần 3 : Phần còn lại
 Nội dung: Cảnh vỡ đê nhân dân lâm vào cảnh lầm than, thảm sầu.
- Phần 2: Kể chuyện cảnh trên đê và trong đình trước khi đê vỡ.
- Vì: Dung lượng dài nhất . Tập trung làm nổi bật nhân vật chính quan phủ.
- Minh hoạ nội dung chính của truyện.
- Tạo hai cảnh trái ngược nhau làm nổi bật tư tưởng phê phán bọn quan lại ăn chơi vô trách nhiệm , trong khi dân đang ra sức cứu đê.
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Nguy cơ vỡ đê và cảnh nhân dân hộ đê.
- Thời gian: Gần một giờ đêm
- Không gian : trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to quá.
- Địa điểm : Khúc sông làng X thuộc phủ X hai, ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo vỡ mất 
- Thời điểm khuya khoắt mà bình thường mọi người đang trong giấc ngủ say.
- Nhấn mạnh sự khó khăn, mệt nhọc.
- Tác giả muốn bạn đọc hiểu câu chuyện này không chỉ xảy ra ở một nơi mà có thể phổ biến ở nhiều nơi khác trên đất nước Việt nam những năm đầu thế kỷ XX.
- Đê sắp vở vào trạng thái không còn vững chắc, nước sông qua các kẽ nứt, tổ mối, hang chuột đã rò rỉ, thấm qua thân đê sang phía trong đồng rất nguy hiểm. 
- Con người : Dân phu kể hàng trăm nghìn con người từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn kẻ thì thuổng ... lướt thướt như chuột lột, xem chừng ai cũng mệt lử.
- Âm thanh : Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ 
- Ngôn ngữ miêu tả tập trung.
- Sử dụng từ láy.
- Động từ nối tiếp nhau dồn dập.
- Nghệ thuật so sánh
- Tái hiện một cách chân thực và sinh động không khí và cảnh tượng hộ đê của người dân nơi đây.
- Nghệ thuật tương phản.
- Làm nổi bật sự bất lực sức người trước sức trời, sự yếu kém của thế đê trước thế nước .
- Cảnh tượng nhốn nháo căng thẳng lộn xộn, vất vả, cơ cực, khốn khổ và hiểm nguy đang từng lúc đe doạ cuộc sống của con người.
+ Tình cảnh trông thật là thảm
+ Than ôi ! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời.
+ Thế đê không sao cự lại được với thế nước.
+ Lo thay ! Nguy thay! khúc đê hỏng mất.
- Lo lắng, cảm thông, đau xót trước sự tàn bạo của thiên nhiên đối với những người dân bất hạnh.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học bài.
- Học bài, phân tích được cảnh hộ đê.
- Soạn tiếp bài : Sống chết mặc bay.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 105b.doc