Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 104: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 104: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

 Nắm được mục đích, tính chất và các yêu tố của phép lập luận giải thích

B. CHUẨN BỊ

 + Chuẩn bị của GV: Soạn bài

 + Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

 HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ:

 ? Bố cục trong bài văn nghị luận ? Các phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.

 HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài

 Trong đời sống của con người, nhu cầu giải thích là rất to lớn ví như gặp một hiện tượng lạ con người chưa hiểu biết thì lúc đó nhu cầu giải thích nảy sinh. Vậy giải thích trong văn nghị luận có được hiểu như giải thích trong đời sống không? và hiểu như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu .

 HOẠT ĐỘNG 3: Bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 2719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 104: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích - Lại Thị Tiền - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết 104: 
Ngày dạy: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
	Nắm được mục đích, tính chất và các yêu tố của phép lập luận giải thích
B. Chuẩn bị 
	+ Chuẩn bị của GV: Soạn bài
	+ Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị bài 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
	? Bố cục trong bài văn nghị luận ? Các phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài
	Trong đời sống của con người, nhu cầu giải thích là rất to lớn ví như gặp một hiện tượng lạ con người chưa hiểu biết thì lúc đó nhu cầu giải thích nảy sinh. Vậy giải thích trong văn nghị luận có được hiểu như giải thích trong đời sống không? và hiểu như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu .
 Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Trong đời sống hàng ngày khi nào người ta cần giải thích
? Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hàng ngày.
? Muốn giải thích được các hiện tượng trên đòi hỏi người giải thích có những yêu cầu gì?
? Muốn có tri thức chúng ta phải làm gì?
? Vậy giải thích trong đời sống có ý nghĩa gì?
- GV khái quát ý một ghi nhớ .
- GV: Như vậy ta thấy rất rõ vai trò của giải thích trong đời sống. Vậy gải thích trong văn nghị luận phải làm như thế nào? 
- Gọi HS đọc bài: Lòng khiêm tốn.
? Bài văn giải thích vấn đề gì và giải thích như thế nào?
? Đứng trước vấn đề cần giải thích là lòng khiêm tốn em phải làm gì?
? Theo em chúng ta cần đặt câu hỏi như thế nào?
? Hãy tìm câu văn trong bài trả lời cho câu hỏi: Lòng Khiêm tốn là gì?
? Câu văn trên có phải là câu văn giải thích cho ý khiêm tốn là gì không? Vì sao?
? Trong bài ta thấy người viết còn liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn , em hãy chỉ rõ các câu văn đó.
? Nêu những biểu hiện đối lập với khiêm tốn?
? Theo em cách nêu những biểu hiện khiêm tốn của lòng khiêm tốn và các biểu hiện đối lập với lòng khiêm tốn có phải là cách giải thích không?
- HS theo dõi bài văn.
? Việc chỉ ra cái lợi và cái hại của người không có lòng khiêm tốn có phải là cách giải thích không?
? Qua những điểm trên, em thấy trước một vấn đề cần giải thích người ta thường dùng những cách nào để giải thích ?
- Đó là nội dung ý 2 - ghi nhớ
? Bài văn có bố cục mấy phần, giới hạn của từng phần?
? Giữa các phần có mối quan hệ như thế nào?
? Ngôn ngữ trong bài văn trên có tính chất như thế nào?
- GV: Như vậy bài văn giải thích lời lẽ mạch lạc, nội dung trong sáng, dễ hiểu.
- GV khái quát phần ghi nhớ.
- Muốn làm bài văn giải thích tốt chúng ta cần phải học nhiều và đọc nhiều vận dụng các thao tác giải thích phù hợp.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Gọi HS đọc bài văn.
? Bài văn giải thích vấn đề gì?
? Tác giả đã giải thích vấn đề bằng cách nào?
HS trả lời
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời
- HS trả lời
- HS trình bày ý kiến
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời
-HS lắng nghe
- HS đọc văn bản
- HS nhận xét
- HS suy nghĩa độc lập và trả lời
- HS trình bày ý kiến
- HS phát hiện
- HS trả lời
- HS phát hiện
- HS nêu
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời.
- HS trình bày ý kiến
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS nghe
- HS đọc ghi nhớ
-HS đọc
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời 
- HS trả lời
I. Mục đích và phương pháp giải thích.
- Giải thích trong đời sống hàng ngày 
- Khi ta gặp một điều gì mới lạ hoặc ta chưa hiểu
- Vì sao có mưa? Vì sao ban ngày trời lại sáng? Vì sao lại có ngày có đêm.
-> Phải có tri thức khoa học , sự hiểu biết nhất định về các lĩnh vực trong đời sống .
- Tham khảo tài liệu, chăm đọc sách báo, tìm tòi và tra cứu tài liệu.
- Giải thích trong đời sống là làm cho hiểu rõ hơn những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực .
2. Giải thích trong văn nghị luận
- Bài văn : Lòng khiêm tốn
- Vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn và giải thích bằng cách so sánh với các sự vật, hiện tượng trong đời sống.
- Đặt và trả lời câu hỏi 
- Khiêm tốn là gì? Khiêm tốn có lợi và có hại như thế nào? Các biểu hiện của khiêm tốn. Khiêm tốn có làm con người bị hạ thấp không.
- Lòng khiêm tốn ( có thể có hại như thế nào? Có thể coi là một bản tính?
- Khiêm tốn là tính nhã nhặn 
- Các câu văn trên là một cách giải thích cho lòng khiêm tốn .
- Vì nó đã trả lời cho câu hỏi khiêm tốn là gì.
+ Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống nhún nhường, luôn hướng về tiến bộ.
- Biểu hiện đối lập với khiêm tốn:
+ Kiêu căng, tự phụ, khinh người.
- Cách nêu biểu hiện và những biểu hiện đối lập với lòng khiêm tốn cũng là cách giải thích vấn đề.
- Cách chỉ ra cái lợi cái hại của người không có lòng khiêm tốn cũng là một cách giải thích.
- Các cách giải thích :
+ Giải thích bằng cách nêu định nghia, các biểu hiện so sánh, đối chiếu với các hiện tượng.
*Bố cục của bài văn :3 phần
+ Mở bài: từ đầu => sự vật
+Thânbài:Tiếp=> Mọi người
+ Kết bài: Còn lại
- Các phần có mối quan hệ mật thiết. Mở bài nêu vấn đề cần giải thích và hướng giải thích; thân bài giải thích cụ thể vấn đề và phần kết bài nêu ý nghĩa của vấn đề giải thích.
* Ghi nhớ.
III. Luyện tập
- Bài văn: Lòng nhân đạo
- Vấn đề giải thích: Lòng nhân đạo và lòng thương người
- Cách giải thích: Kể ra những biểu hiện của lòng nhân đạo, so sánh đối chiếu giữa lòng thương người và lòng nhân đạo chỉ ra cái lợi của lòng nhân đạo trong việc tạo ra lòng kính yêu ....
( Nêu tác dụng của lòng nhân đạo)
 Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà
- Học ghi nhớ: SGK
- Làm bài tập thêm
- Soạn : Bài Sống chết mặc bay

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 104.doc