Giáo án Ngữ văn 7 Bài 14, tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam)

Giáo án Ngữ văn 7 Bài 14, tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam)

Bài 14, Tiết 57:

MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON : CỐM

 (Thạch Lam)

A/ Mục tiêu cần đạt

 Giúp học sinh (HS):

 - Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.

 - Thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam.

 B/ Chuẩn bị của giáo viên và HS

 1/ Chuẩn bị của giáo viên

 - Vẻ to bức tranh trong sách giáo khoa ngữ văn 7-tập 1, trang 159.

 - Giáo án.

 - Sách giáo khoa, sách tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập.

 2/ Chuẩn bị của HS

 - Soạn bài.

 

doc 15 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 1805Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 Bài 14, tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ĐẠI LỘC
Trường THCS Lê Quý Đôn
............... ' ................
GIÁO ÁN
 NGỮ VĂN 7
&
Người thực hiện : Lê Thị Thu
Đại Minh, tháng 12 năm 2005
Bài 14, Tiết 57:
MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON : CỐM
	(Thạch Lam)
A/ Mục tiêu cần đạt
	Giúp học sinh (HS):
	- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.
	- Thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam.
	B/ Chuẩn bị của giáo viên và HS
	1/ Chuẩn bị của giáo viên
	- Vẻ to bức tranh trong sách giáo khoa ngữ văn 7-tập 1, trang 159.
	- Giáo án.
	- Sách giáo khoa, sách tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập.
	2/ Chuẩn bị của HS
	- Soạn bài.
	C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy giáo
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động
* Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Tiếng gà trưa”
- Chủ đề tư tưởng của bài thơ ở sáu câu thơ cuối cùng.
Chốt:
 Tình yêu tổ quốc bắt đầu từ tình yêu người thân và làng quê thân thuộc. Với tác giả Xuân Quỳnh, tình yêu đó từ tình yêu người bà gắn liền với tiếng gà trưa, với kỷ niệm ấu thơ của “xóm làng thân thuộc”. Tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc của mỗi con người.
* Giới thiệu bài mới:
 Việt Nam đất nước ta ơi. Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. Trên mảnh đất Việt Nam, cây lúa hạt gạo đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp kỳ diệu và tâm hồn tinh tế cho con người. Bằng một tình yêu đằm thắm, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã ca ngợi đồng lúa Việt Nam trong hai câu thơ trên rất truyền cảm. Trước Nguyễn Đình Thi có một nhà văn đã dành tình yêu và biết bao ngôn từ đẹp ca ngợi cây lúa Việt Nam. Đó là Thạch Lam (1910-1942) với bài : “Một thứ quà của lúa non: Cốm”.
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích:
1/ Tác giả: Thạch Lam
(Chú thích (*) trang 161 sgk)
- Là một nhà văn có sở trường về truyện ngắn và là một cây bút tinh tế, nhạy cảm, đặc biệt trong việc khai thác thế giới cảm xúc, cảm giác của con người.
2/ Tác phẩm:
- Văn bản rút từ tập tùy bút “Hà Nội hăm sáu phố phường (1943), tập tùy bút viết về cảnh sắc và phong vị của Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn thường ngày khá bình dị không mấy cao sang nhưng đậm đà hương vị riêng, thể hiện sự tinh tế khéo léo trong trong bản sắc văn hóa lâu đời của đất kinh kỳ.
- Tùy bút là thể văn gần với thể bút ký, ký sự có yếu tố tự sự và miêu tả nhưng tùy bút thiên về biểu, chú trọng thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống.
- Thể loại tùy bút.
- Rút từ tập tùy bút “Hà Nội hăm sáu phố phường”.
- Bài văn có bố cục rành mạch, tự nhiên có thể chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “Chiếc thuyền rồng”. Từ hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm và sự hình thành của hạt cốm.
+ Đoạn 2: từ “Cốm là thứ quà riêng đặc biệt” đến “Kín đáo và nhũn nhặt” : cảm nhận và suy nghĩ về giá trị văn hóa của cốm.
+ Đoạn 3: phần còn lại: Bàn về sự thưởng thức cốm.
II/ Tìm hiểu văn bản:
- Định hướng phân tích: văn bản này phân tích theo từng đoạn.
1/ Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm.
- Cảm hứng được gợi lên từ hương thơm của lá sen trong làng gió mùa hạ lướt qua vùng sen của mặt trời. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm, thứ quà đặc biệt từ lúa non. Trong đoạn này ngòi bút của Thạch Lam rất tinh tế thiên về cảm giác.
- Nghề làm cốm nổi tiếng nhất là ở Làng Vòng
- Cốm trở thành một nhu cầu, một thức ăn ẩm thực của người dân Hà Nội.
- Trân trọng, yêu quý những loại quà đặc biệt mang tính đồng nội.
- Thanh nhã, tinh khiết.
- Thơm mát, trắng thơm.
- Phảng phất, quý trong sách, ...
(tính từ, giọng văn nhẹ nhàn em ái).
+ Một cách thức làm ..... sang đời khác, bí mật, trân trọng, khe khắt giữ gìn.
-> Lúa nếp non nhưng sáng tạo khéo léo.
2/ Cảm nghĩ về giá trị văn hóa của cốm.
- Những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm rất bình dị, khiêm nhường, thứ quà riêng biệt của đất nước, thức dâng của những cánh đồng lúa mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê Việt Nam.
- Giá trị văn hóa của cốm gắn liền với tục lệ sêu tết.
- Cốm là thức quà ..... đất nước..... giản dị và tinh khiết của đồng quê ... ...
- Tục sêu tết.
 + Hồng 
 + cốm
 + Màu sắc
Đỏ thắm ngọt sắc
Màu xanh thanh đạm
-> Nâng đỡ hạnh phúc 
- Phê phán kẻ giàu, chuộng ngoại.
3/ Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm.
- Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ thì ta mới thu lại cả trong trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức, tươi mát của lúa non.
- Cốm là thức quà thần tiên được làm từ hạt lúa mang bản sắc văn hóa dân tộc, mang niềm vui đến cho mọi người.
- Tác giả có sự cảm nhận rất tinh tế, nhạy cảm.
- Ăn từng chút, thong thả và ngẫm nghĩ.
- Nhẹ nhàng, nậng đỡ, chắt chiu.
=> Nguồn hạnh phúc của người thưởng thức.
Hoạt động 3: Tổng kết - Luyện tập:
III/ Tổng kết
1/ Câu văn nào thể hiện rõ nhất những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm ?
A. Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ.
B. Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi.
C. Và không bao giờ có hai màu hòa hợp hơn được nữa : Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.
D. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.
2/ Đặc sắc về nghệ thuật của bài văn là :
a/ Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá trị biểu cảm cao.
b/ Giọng văn tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc.
c/ Lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
d/ Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
IV/ Luyện tập
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò
- Học bài, làm bài tập.
- Soạn bài “Sài Gòn tôi yêu”
- Gọi một HS lên đọc
- Hỏi: Sáu câu thơ cuối cùng của bài thơ cho ta hiểu thêm về chủ đề tư tưởng của bài thơ như thế nào?
- Nhận xét và chốt và ghi điểm.
- Hướng dẫn đọc chú thích (*)
- Hỏi: Tóm tắt những nét chính về tác giả Thạch Lam dựa vào chú thích (*)
- Chốt:
+ Năm sinh, năm mất, quê quán.
+ Thành viên nhóm Tự lục văn đoàn trước 1945.
+ Có sở trường về truyện ngắn, khai thác thế giới cảm xúc, cảm giác của con người.
Hỏi: Văn bản này rút từ tập tùy bút nào ?
Hỏi: Tập tùy bút này nội dung viết về cái gì ?
Hỏi: Theo em tùy bút là một thể văn như thế nào ?
Hỏi: Tùy bút là một thể văn có yếu tố tự sự và miêu tả nhưng thiên về phương thức biểu đạt nào ? 
- Giáo viên chốt 2 ý và ghi bảng.
- Hướng dẫn cách đọc: Giọng đọc nhỏ nhẹ, tốc độ chậm vừa phải phù hợp với phong cách nghệ thuật của Thạch Lam: nhẹ nhàng, đôn hậu, thâm thúy, tinh tế.
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn đầu.
Hỏi: Theo em văn bản này chia làm mấy phần ? Nêu nội dung từng phần.
- Chốt: Chia làm 3 đoạn.
- Nêu hướng phân tích.
- Gọi HS đọc đoạn văn 1.
- Hỏi:
+ Cội nguồn của cốm là hạt lúa nếp non ở đồng quê. Điều đó được gợi tả bằng những câu văn nào ?
+ Trong những lời văn trên, tác giả đã dùng cảm giác và tưởng tượng để miêu tả cội nguồn của cốm. Hãy nêu tác dụng của cách miêu tả này.
+ Tìm những tính từ miêu tả về sự hình thành của cốm? Vì sao trong đoạn văn này tác giả dùng tính từ ?.
- Giọng văn ở đoạn đầu này như thế nào ?
+ Qua việc phân tích về nguồn gốc về sự hình thành của cốm, em có nhận xét gì về nguồn gốc của cố ?
- Giáo viên chốt lại và treo bảng phụ.
- Hỏi:
+ Cốm có nguồn gốc từ đâu ?
+ Cốm có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng làm cốm từ cái gì ? Nhờ vào đâu em biết ?
+ Câu văn nào thể hiện cách thức làm cốm ?
+ Nghề được truyền từ đời này sang đời khác gọi là nghề gì ?
+ Cốm được làm ở đâu là nổi tiếng nhất ? Vì sao cốm làng Vòng nổi tiếng nhất ?
- Giáo viên chốt và ghi bảng.
- Giáo viên treo bức tranh lên bảng.
- Hỏi:
+ Quan sát bức tranh em cho biết thái độ của những người Hà Nội như thế nào khi đến mùa cốm ?
- Bình: Khi mùa cốm đến, người Hà Nội ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh làng Vòng, trẻ em thì vui mừng. Vậy là cốm trở thành một nhu cầu, một thức ăn ẩm thực của người dân Hà Nội.
- Hỏi:
+ Qua việc tìm hiểu, tác giả có thái độ như thế nào về sự hình thành và cách làm cồm?
- Chuyển ý: Đoạn văn thứ hia tác giả cảm nghĩ về cái gì ?
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Giáo viên hỏi.
+ Câu văn nào nói về giá trị của cốm ?
+ Qua câu văn đó gợi cho em cách hiểu mới mẻ nào về cốm ?
- Giáo viên chốt lại ghi bảng
- Hỏi:
+ Cốm được dùng làm quà sêu tết mang ý nghĩa gì ? Đó là những từ ngữ nào ?
+ Cốm và hồng có những màu sắc nào ?
+ Nói đến cốm và hồng tác giả đề cập đến hai phương diện nào ?
+ Sự tương xứng hòa hợp của hai thứ ấy tác giả muốn nói đến điều gì ?
+ Như thế, ở đoạn văn này giá trị của cốm mang giá trị về những mặt nào?
+ Vậy qua giá trị của cốm như vậy, tác giả phê phán điều gì?
- Giáo viên chốt và ghi trên bảng.
Hỏi: qua đó tác giả muốn tuyên truyền tới bạn đọc tình cảm thái độ nào trong ứng xử với thức quà dân tộc ?
- Chuyển ý: Đoạn văn cuối cảm nghĩ về cái gì ?
- Hỏi: 
+ Vì sao tác giả cho cốm là thức quà “thần tiên” ?
+ Từ đâu mà Thạch Lam có sự cảm nhận như thế này ?
+ Từ sự quý giá của cốm nhà văn khuyên ta thưởng thức cốm như thế nào ?
- Giáo viên chốt ghi bảng.
- Hỏi: Vì sao ăn cốm phải ăn từng chút thong thả và ngẫm nghĩ ?
+ Ở đoạn văn này, tác giả đã thể hiện cách cảm thụ cốm bằng ấn tượng từ nhiều giác quan. Đó là những giác quan nào ?
- Hỏi: Qua bài văn này tác giả Thạch Lam muốn nhắn gởi đến ta bài học gì ?
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Chỉ định HS nêu đáp án, thảo luận thống nhất đáp án.
- Đáp án: 
câu 1: A
câu 2: B
Hỏi: Cảm nghĩ về cốm của Thạch Lam cho em hiểu gì về nhà văn này?
- Giáo viên gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Phần luyện tập yêu cầu HS chọn đoạn văn đọc diễn cảm.
- Yêu cầu HS về nhà chọn đoạn văn 5 đến 6 dòng đọc thuộc lòng.
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 phần luyện tập skg.
- HS nhớ lại và đọc thuộc lòng
- Nhớ lại kiến thức trả lời
- Đọc chú thích (*)
- 2 HS tóm tắt các ý chính.
- Trả lời.
Dựa vào chú thích (*) phát hiện
- 1 HS trả lời
Dựa vào chú thích (*) phát hiện
- 1 HS trả lời.
- Dựa vào chú thích (*) và trả lời.
- 2 HS trả lời.
- HS ghi vào vỡ 2 ý giáo viên chốt.
- Nghe
- 2 HS đọc hai đoạn còn lại.
- Dựa vào văn bản chia đoạn.
- 2 HS trả lời
Nghe 
- 1 HS đọc.
- HS trả lời.
- Trình bày ý kiến.
- HS trả lời
- HS nhận xét.
- HS bộc bạch suy nghĩ
- HS ghi các ý từ bảng phụ vào vỡ.
- 2 HS trả lời
- HS phát hiện và đọc câu văn.
- Dựa vào sgk phát hiện và đọc câu văn.
- Suy nghĩ và trả lời.
- HS thảo luận, 2 em một nhóm tại bàn.
- HS ghi vào vỡ.
- HS quan sát tranh.
- HS bộc bạch cảm nghĩ của mình.
- Nghe
- Bộc bạch cảm nghĩ của mình.
- HS phát hiện
- 1 HS đọc.
- HS phát hiện đọc câu văn.
- HS bộc bạch.
- HS ghi vào vỡ.
- HS trả lời.
- HS phát hiện.
- HS phân tích.
- HS phát hiện.
- HS bộc bạch.
- HS phát hiện.
- HS ghi bảng.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm.
- HS nhận xét.
- HS phát hiện.
- HS ghi vào vỡ.
- HS phát hiện.
- Làm bài tập
- Trình bày ý kiến.
- HS phát biểu cảm nghĩ
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- 2 HS đọc diễn cảm.
Bài 18, tiết 74: 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Văn và Tập làm văn)
	A/ Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh (HS):
	- Biết cách sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
	- Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
	B/ Chuẩn bị của giáo viên và HS
	- Giáo viên:
	+ Sách giáo khoa, sách giáo viên.
	+ Giáo án, ngữ liệu, phiếu học tập, bảng phụ.
	+ Xem trước bài.
	+ Ôn lại các khái niệm về ca dao, dân ca, tục ngữ.
	C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy giáo
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động
* Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng 8 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các bài tập sau :
1/ Nội dung các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì ?
A. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên .
B. Công việc lao động sản xuất của nhà nông.
C. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
D. Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.
2/ Em hiểu câu tục ngữ “Tất đất tất vàng” như thế nào ?
A. Đề cao sự khẳng định quý giá của đất.
B. Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy đối với họ, tất đất quy như tất vàng.
C. Nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tất đất của những người sống nhờ đất.
D. Cả 3 ý trên.
* Giới thiệu bài mới:
- Đọc những câu ca dao, tục ngữ của địa phương.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sưu tầm văn học Địa phương:
I/ Nội dung thực hiện:
- Đối tượng sưu tầm là ca dao, dân ca, tục ngữ.
- Cho HS ôn lại ca dao, dân ca, tục ngữ.
- Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ địa phương mình.
II/ Phương pháp thực hiện
1/ Tìm nguồn sưu tầm
- Hỏi cha mẹ, người địa phương, người già cả, nghệ nhân, nhà văn ở địa phương.
- Lục tìm trong sách báo địa phương
- Tìm trong các bộ sưu tập lớn về tục ngữ, ca dao, dân ca có những câu ca dao, dân ca, tục ngữ nói về địa phương mình.
2/ Cách sưu tầm
- Có vở hoặc sổ để ghi chép.
- Sưu tầm đủ số lượng thì phân loại.
- Bài tập 
Hãy sắp xếp các câu ca dao sau theo thứ tự ABC của chữ cái đầu câu.
(1). Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm.
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say.
(2). Ai về nhắn với bạn nguồn.
Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên.
(3). Dù cho cạn nước Thu Bồn.
Vu Gia chảy ngược, biển Đông thành đèo.
Dù cho cay đắng trăm chiều.
Cũng không lay được tình keo nghĩa dày.
(4). Ngó lên bãi cát trắng bụi tre già.
Lòng ta thương bạn hẳn hòi lắm bạn ơi !
(5). Chim chuyền nhành ớt líu lo.
Tình thương quân tử ốm o gầy mòn.
Hoạt động 3: Dặn dò.
- Nhóm trưởng tổng hợp kết quả sưu tầm, loại bỏ những câu trùng lặp, sắp xếp theo trật tự ABC trong một bảng sưu tầm chung.
- Nộp vào ngày 15/3/2006
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng và làm bài tập:
- 1 HS đọc 4 câu đầu và làm bài tập 1; 1 HS đọc 4 câu sau và làm bài tập 2
- Nhận xét thống nhất đáp án: 1D; 2D.
- Hỏi: Em biết những câu ca dao, tục ngữ nào của đại phương mình (tỉnh Quảng Nam) đọc lên.
- Nêu yêu cầu đối tượng sưu tầm.
- Hỏi:
+ Ca dao, dân ca là gì ?
+ Tục ngữ là gì ?
- Chốt lại các khái niệm về ca dao, dân ca, tục ngữ.
- Nêu yêu cầu :
+ Chỉ sưu tầm những câu ca dao tục ngữ ở địa phương mình chứ không phải ở địa phương khác.
+ Mỗi HS sưu tầm ít nhất là 5 câu vào những buổi ngoài giờ lên lớp trong thời gian 10 tuần.
+ Các dị bản được phép tính là một “câu”.
- Hỏi: Theo em để sưu tầm được (tìm) ca dao, dân ca, tục ngữ của địa phương mình thì em tìm ở đâu ?
- Nhận xét, hướng dẫn.
- Nêu yêu cầu :
+ Mỗi lần sưu tầm được hãy ghi chép vào vở để khỏi thất lạc.
+ Sư tầm đủ số lượng thì phân loại: ca dao, dân ca chép riêng, tục ngữ chép riêng.
+ Các câu cùng loại xếp theo thứ tự ABC của chữ cái đầu câu.
- Treo bảng phụ.
- Phát phiếu học tập.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- Nhận xét và kết luận đưa ra đáp án sắp xếp đúng như sau:
2->5->3->1->4
- Nêu yêu cầu.
- HS cả lớp cùng làm 2 bài tập.
- Có ý kiến nhận xét, thống nhất đáp án.
- Suy nghĩ nhớ lại và đọc.
- Nghe
- Nhớ lại kiến thức cũ và trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nghe.
- Nhận phiếu.
- Thảo luận sắp xếp theo thứ tự.
- 2 nhóm trình bày kết quả.
- 2 nhóm nhận xét.
- Nghe.
HẾT./

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAOANVAN7.doc