A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh cảm nhận.
- ý nghĩa lớn lao của xã hội và nhà trường trong giáo dục trẻ em.
- Tình mẫu tử đẹp đẽ, sâu nặng.
- Là dấu hiệu của văn bản biểu cảm, đó là một trong những hình thức dãi bày tình cảm của con người.
B/ Chuẩn bị:
Giáo viên: Tham khảo sách giáo viên.
Học sinh: Đọc và soạn bài mới.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1phút)
? Từ lớp 1 đến lớp 7, lần khai trường nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất ? vì sao ?
? Trong đêm trước ngày khai trường đó em có biết mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không ?
Để hiểu được tình cảm của người mẹ cô cùng các em tìm hiểu bài “ Cổng trường mở ra”.
* Hoạt động 3: Bài mới (41 phút).
Ngày soạn: 02/9/2006 Ngày giảng: 7/9/2006. Bài1: Cổng trường mở ra - Lý lan - Tiết 1: Đọc – hiểu văn bản A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh cảm nhận. - ý nghĩa lớn lao của xã hội và nhà trường trong giáo dục trẻ em. - Tình mẫu tử đẹp đẽ, sâu nặng. - Là dấu hiệu của văn bản biểu cảm, đó là một trong những hình thức dãi bày tình cảm của con người. B/ Chuẩn bị: Giáo viên: Tham khảo sách giáo viên. Học sinh: Đọc và soạn bài mới. C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động. * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1phút) ? Từ lớp 1 đến lớp 7, lần khai trường nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất ? vì sao ? ? Trong đêm trước ngày khai trường đó em có biết mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không ? Để hiểu được tình cảm của người mẹ cô cùng các em tìm hiểu bài “ cổng trường mở ra”. * Hoạt động 3: Bài mới (41 phút). Hoạt động của giáo viên - GV nêu yêu cầu đọc: To, rõ ràng, diễn tả tâm trạng lo lắng, yêu thương của người mẹ - GV đọc mẫu một đoạn gọi 2 em đọc tiếp. - GV gọi h/s đọc các chú thích – SGK tr8 - Em hiểu thế nào là “háo hức” ? đặt 1 câu có từ “háo hức” VD: Ngày 2/9 chúng em háo hức đi xem bắn pháo hoa. ? Bài văn chia làm mấy phần, nội dung của từng phần ? Theo dõi phần đầu văn bản em thấy người mẹ nghĩ về ai ? vào thời điểm nào. ? Vào đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con người mẹ có những biểu hiện như thế nào ? ? Không ngủ được, người mẹ đã làm gì và suy nghĩ những gì ? Tại sao người mẹ lại không ngủ được, phải chăng do mẹ chưa chuẩn bị đầy đủ cho con. GV: Người mẹ không ngủ phần vì lo chuẩn bị cho con, vì đây là ngày đầu tiên con vào lớp 1. Phần vì cả tuổi thơ đến trường của mình đang được sống dậy ... ? Nếu như người mẹ có tâm trạng lo lắng thì người con có tâm trạng như thế nào (có giống tâm trạng của người mẹ không) ? Được mẹ chuẩn bị chu đáo, cùng với niềm vui háo hức khiến con cảm nhận được điều gì. ? Khi nghe mẹ nói “ Ngày mai đi học, con là cậu học sinh lớp 1 rồi” cậu bé đã làm gì ? Qua đây em thấy người con là đứa trẻ như thế nào. ? Những quan tâm lo lắng của mẹ có phải ngưòi mẹ đang nói trực tiếp với con không. ? Theo em mẹ đang nói với ai ? cách viết này có tác dụng gì ? Điều đó giúp em suy nghĩ gì về tình cảm của người mẹ giành cho con. GV: cho h/s đọc phần còn lại (SGK – tr8) ? Trong đêm không ngủ đó người mẹ còn nghĩ đến điều gì ? Ngày khai trường ở nước Nhật được miêu tả ra sao ? Vậy ngày khai trường ở nước ta có được coi như vâỵ không. ? Qua đây cho thấy được điều gì. ? Đoạn cuối văn bản xuất hiện câu tục ngữ nào. ? Em hiểu câu tục ngữ này như thế nào khi gắn với sự nghiệp giáo dục. ? Câu nói của mẹ “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra” em hiểu câu nói đó như thế nào. ? Qua tìm hiểu văn bản em hiểu thêm về những điều gì ? GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ (SGK – Tr9) ? “Ngày khai trường vào lớp 1 là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người” em có tán thành ý kiến đó không ? vì sao. GV: nhận xét bổ sung. Hoạt động của h/s HS đọc, nhận xét HS đọc. Phát biểu Suy nghĩ – Phát biểu Suy nghĩ – phát biểu Phát biểu Suy nghĩ – Phát biểu Suy nghĩ – Phát biểu Suy nghĩ – Phát biểu Suy nghĩ – Phát biểu Suy nghĩ – Phát biểu Phát biểu h/s đọc Suy nghĩ – Phát biểu Suy nghĩ – Phát biểu Phát biểu Suy nghĩ – Phát biểu Thảo luận nhóm Trả lời nhận xét Phát biểu Phát biểu 1 h/s đọc Thảo luận nhóm Trả lời nhận xét Nội dung cần đạt I- Đọc – tiếp xúc văn bản * Đọc * Từ khó * Cấu trúc văn bản Hai phần: + Phần 1: Từ đầu vừa bước vào: tấm lòng yêu thương của người mẹ. + Phần 2: Còn lại: cảm nghĩ của người mẹ về vai trò của XH và nhà trường trong giáo dục trẻ. II - Đọc - hiểu văn bản: 1- Tấm lòng yêu thương của người mẹ. - Nguời mẹ nghĩ về con vào đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con. - Trằn trọc, thao thức không ngủ được - Suy nghĩ triền miên - Đắp mềm, buông mùng, ém góc cẩn thận, dọn nhà cửa ... Lo lắng chuẩn bị cho con trước ngày khai trường - Háo hức nhưng lại ngủ được ngay. - Giấc ngủ đến dễ dàng, thanh thản, nhẹ nhàng. - Gương mặt thanh thoát, đôi môi hé mở - Cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường, trong lòng thanh thản. - Hăng hái dọn dẹp đồ chơi với mẹ. - Nhậy cảm, vô tư, cảm nhận được điều quan trọng của ngày khai trường và biết nghe lời dạy bảo của mẹ. - Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc với ai cả, thực ra là mẹ đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỷ niệm. - Cách viết này làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng lời. Lời tâm tình nhỏ nhẹ, sâu lắng, lòng yêu thương – tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con. 2- Vai trò và vị trí của nhà trường đối với mỗi con người - Mẹ nghĩ về ngày khai trường ở nước Nhật. - Được coi là ngày lễ của toàn xã hội, được mọi cấp, mọi người quan tâm. - Ngày khai trường ở nước ta cũng được coi là ngày lễ của toàn xã hội. - Ngày 5/9 là ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. - Sự nghiệp giáo dục là quan trọng, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. - Sai một ly đi một dặm. Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường Tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục. Khích lệ con đến trường học tập. III- Tổng kết: - Tấm lòng yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con. - Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người *( Ghi nhớ: SGK – tr9) IV- Luyện tập: * Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà (3 phút) - Về nhà đọc lại văn bản, học thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị văn bản “Mẹ tôi” + Đọc văn bản, tìm hiểu cấu trúc, trả lời các câu hỏi trong SGK.
Tài liệu đính kèm: