Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 8 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 8 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì

LUYỆN NÓI VĂN KỂ CHUYỆN

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hướng dẫn động viên hs dựa vào dàn bài tập luyện nói kể chuyện dưới hình thức đơn giản, ngắn gọn.

2. Kĩ năng: Nói, kể trước tập thể to, rõ, mạch lạc.

3. Thái độ: Yêu mến các thể loại văn học.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ:

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào tiết luyện nói.

 

doc 16 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 8 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 29
	Ngày soạn:11/10/08
Luyện nói văn kể chuyện
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hướng dẫn động viên hs dựa vào dàn bài tập luyện nói kể chuyện dưới hình thức đơn giản, ngắn gọn.
2. Kĩ năng: Nói, kể trước tập thể to, rõ, mạch lạc.
3. Thái độ: Yêu mến các thể loại văn học.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: 
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào tiết luyện nói. 
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv hướng dẫn hs chuẩn bị;
* Lập dàn bài trong các đề sau?
Gv cho hs tham khảo dàn bài ở sgk.
Hoạt động 2:
Gv hướng dẫn hs tập nói theo nhóm, trong nhóm nhận xét,
Hs trình bày trước lớp.
Gv nhận xét, bổ sung. 
I.Chuẩn bị.
1. Đề bài:
a. Tự giới thiệu về bản thân.
b. Kể về người bạn mà em yêu quý.
c. Kể về gia đình mình.
2. Dàn bài:
a. Tự giới thiệu về bản thân.
- Mở bài: Lời chào, lí do tự giới thiệu.
- Thân bài: 
+ tên tuổi, vài nét về hoạt động.
+ gia đình gồm những ai.
+ Công việc hàng ngày.
+ Vài nét về tính tình, sở thích.
- Kết bài:
+ Lời cảm ơn.
II.Thực hành.
IV. Củng cố: 
Gv Nhận xét chung về tiết luyện nói.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Xem trước bài “ Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự”
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 30
	Ngày soạn:11/10/08
Cây bút thần 
	(t1)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm vững cốt truyện Mã Lương chú bé nghèo ham vẽ, say mê tự học, thành tài,được hưởng cây bút thần phục vụ nhân dân.
2. Kĩ năng: Đọc, kể, phân tích nhân vật.
3. Thái độ: Học tập những đức tính ham học vượt qua khó khăn, giàu lòng nhân ái.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Kể lại truyện “ Em bé thông minh”. Nêu ý nghĩa của truyện.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Đây là câu chuyện cổ tích thần kì, kể về những con người thông minh tài giỏi. Câu chuyện khá ly kì xoay quanh nhân vật Mã Lương.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài.
Giọng đọc chậm rãi, bình tĩnh. Chú ý phân biệt lời kể và lời một số nhân vật trong truyện.
Gv: Đọc mẫu.
Hs: Đọc tiếp.
Gv: Yêu cầu hs kể lại tác phẩm.
Gv: Cho hs nhận xét cách kể của bạn.
Gv: Nhận xét, kể lại.
Hs: Đọc thầm từ khó.
Gv: Giải nghĩa 1 số từ khó cho hs hiểu.
* Văn bản gồm có mấy phần?
Hoạt động 2:
* Mã Lương được giới thiệu qua chi tiết nào về số phận, tính nết và khả năng?
* Trong đó đặc điểm nào nổi bật nhất? 
* Vì sao thần cho ML cây bút vẽ?
* Vì sao thần không cho ML cây bút từ trước?
* Điều kì diệu nào đã xảy ra khi M L vẽ?
* Qua việc ML học vẽ thành tài, nhân dân muốn thể hiện quan niệm nào?
* ML đã vẽ gì cho người nghèo?
* Vì sao ML không vẽ cho họ của cải có sẵn?
* Nếu có cây bút thần, em sẽ vẽ gì cho người nghèo? 
Hs tự bộc lộ.
* Qua việc ML vẽ cho người nghèo nhân dân ta nghĩ gì về mục đích của tài năng?
I.Tìm hiểu chung.
1. Đọc.
2. Kể.
3. Từ khó.
4. Bố cục.
* Gồm 4 phần:
-P1. Từ đầu.....làm lạ.
- P2. Tiếp......vẽ thùng.
- P3. Tiếp.....phóng như bay.
- P4. Còn lại.
II.Tìm hiểu nội dung văn bản.
1. Mã Lương học vẽ. 
- Mồ côi, nghèo khổ, có tài vẽ, ham vẽ.
- ML có thể làm được nhiều điều tốt.
- Tài năng không phải là thứ ban phát mà do rèn luyện mới có.
+ Vẻ chim g chim bay.
+ Vẻ cá g cá vẫy đuôi.
_ Con người có thể vươn tới khả năng thần kỳ bằng tài năng, công phu rèn luyện.
2. Mã lương vẻ cho người nghèo:
- Vẻ cho người nghèo cày cuốc, thùng múc nước, những dụng cụ lao động hằng ngày.
- Mã Lương là người lao động nên coi trọng lao động, tin lao động sẽ làm ra của cải.
_ Tài năng phục vụ người nghèo, phục vụ nhân dân.
IV. Củng cố: 
Gv Chốt lại kiến thức cần nắm về nội dung của văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản, phân tích tiếp phần còn lại.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 31
	Ngày soạn:14/10/08
Cây bút thần (t2)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp hs thấy cách Mã Lương trừng trị địa chủ, vua quan, khẳng định tài năng của Mã Lương.
2. Kĩ năng: Đọc, phân tích nhân vật.
3. Thái độ: Yêu những người nghèo khổ, phê phán kẻ xấu.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Kể lại truyện “Cây bút thần”
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bai dạy.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Tài vẽ đã gây tai hoạ gì cho Mã Lương?
* Tại sao địa chủ bắt Mã Lương?
* Em hình dung địa chủ sẽ bắt Mã Lương vẽ theo ý muốn nào của hắn?
* Nhưng thực tế ML vẽ gì?
* Em nghĩ gì về tài năng của con người qua sự việc ML vẽ để trừng trị tên địa chủ?
* Sau khi thoát khỏi nhà tên địa chủ ML bị vua bắt vì sao vua bắt ML?
* Mã Lương thực hiện lệnh vua ntn?
* Tại sao ML dám vẽ ngược như thế?
* Nhưng vì sao ML lại đồng ý vẽ thuyền và biển cho vua?
* ML đã đã thực hiện ý định đó ra sao?
* Khi vua lệnh ngừng vẽ ML ML cứ vẽ. Em nghĩ gì về thái độ củaML?
Hoạt động 2:
Gv đọc ghi nhớ sgk
II.Tìm hiểu nội dung văn bản.
3. Mã Lương vẽ để trừng trị tên địa chủ.
- Địa chủ bắt.
- Bắt ML vẽ theo ý muốn của hắn.
à Là người tham lam.
- ML vẽ bánh để ăn, vẽ thang, ngựa để trốn, vẽ cung tên để bắn địa chủ.
- Tài năng không phục vụ cái ác mà chống cái ác.
4. Mã Lương vẽ để trừng trị bọn vua quan.
- Vua: Cậy quyền lực, ham của cải.
- Bắt vẽ rồng - vẽ cóc ghẻ.
- Bắt vẽ phượng - vẽ gà trụi lông.
à Ghét tên vua gian ác.
- Có ý định trừng trị tên vua.
- Bắt đầu: Vẽ sống biển.
- Vẽ biển động dữ dội.
-Cuối cùng vẽ gió bão dìm chết vua quan.
à Không khoan nhượng bọn vua quan quyết tâm diệt trừ cái ác. 
III.Tổng kết. 
Ghi nhớ sgk
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm chắc nội dung. Xem trước bài “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 32
	Ngày soạn:17/10/08
Danh từ 
	(t1)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp hs củng cố và khắc sâu, nâng cao một bước kiến thức danh từ đã học ở bậc tiểu học. Đặc điểm của danh từ, các nhóm danh từ chỉ đơn vị sự vật.
2. Kĩ năng: Thống kê, phân loại danh từ. Biết cách sử dụng danh từ.
3. Thái độ: Yêu mến ngôn ngữ tiếng việt.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: 
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài dạy. 
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs đọc ví dụ. Xác định danh từ trong cụm danh từ “3 con trâu ấy”
* Trước và sau danh từ trong cụm dt trên còn có những từ nào?
* Tìm thêm dt khác trong câu đã dẫn?
Hs thảo luận trả lời.
Gv nhận xét.
* Danh từ là gì?
* Dt kết hợp với từ nào đứng trước, đưng sau?
* Dt thường đóng vai trò gì trong câu?
Hs lấy vd
Hoạt động 2:
Hs đọc ví dụ;
* Nghĩa của các từ in đậm có khác gì các danh từ đứng sau?
* Thay thế bằng 1 số từ khác. Nhận xét trường hợp thay thế không đổi vì các từ đó không chỉ số đo, số đếm?
I.Đặc điểm của danh từ.
1. Ví dụ:
3 con trâu ấy.
- Dt khác: vua, làng, thúng, gạo, nếp.
 2. Nhận xét.
- Dt ngoài đối tượng chỉ người, vật. Dt còn chỉ hiện tượng, khái niệm trừu tượng
- Danh từ có thể kết hợp với các từ đứng trước; nhửng, 2, 3....chỉ số lượng.
- Danh từ có thể kết hợp với các từ đứng sau; ấy, này, kia, nọ, khác....
- Danh từ à CN khi làmVN danh từ có từ là đứng trước.
II.Danh từ chỉ đơn vị- Danh từ chỉ sự vật. 
1. Ví dụ: 
- Các từ đó chỉ loại- đơn vị đi với Dt đứng sau chỉ người, vật, sự vật.
+ Con à chú, bác.
+ Viên à ông, tên
à Không có số đo đếm.
+ Thúng à rá, rổ, đấu.
+ Tạ à tấn, cân à Đơn vị đo đếm, đo lường không thay đổi à số đo, đếm.
IV. Củng cố: 
Gv Gv củng cố nội dung bài học về khái niệm danh từ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Xem tiếp phần còn lại.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 33
	Ngày soạn:18/10/08
Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp hs nắm được thứ tự kể chuyện qua 2 cách. Theo trình tự thời gian, không theo trình tự thời gian. Ưu, nhược điểm của từng cách.
2. Kĩ năng: Vận dụng 2 cách kể vào bài viết của mình.
3. Thái độ: Yêu mến môn văn học.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: 
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Để làm tốt bài văn kể chuyện, người viết không chỉ chọn đúng ngôi kể,sử dụng tốt lời kể mà còn cần phải lựa chọn thứ tứ kể phù hợp. Vậy thứ tự kể là ntn? 
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs đọc 2 vd sgk. Trả lời câu hỏi sgk:
* Đoạn 1,2 được kể theo ngôi nào?
* Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó?
* Người xưng “ tôi” trong đoạn 2 là nhân vật Dế Mèn hay tác giả?
* Ngôi kể nào tự do, không bị hạn chế?
* Thử đổi ngôi kể đoạn 2 thành ngôi kể thứ 3. Thay “ tôi” bằng “ Dế Mèn” lúc đó em sẽ có 1 đoạn văn ntn?
Hs thảo luận trả lời.
* Ngôi kể là gì?
* Để kể chuyện hấp dẫn người ta chọn ngôi kể ntn?
Gv gọi hs đọc phần ghi nhớ 
Hoạt động 2:
Hs đọc yêu cầu Bt1.
Chỉ ra ngôi kể?
Hs thảo luận trả lời
GV nhận xét bổ sung.
Hs đọc, thực hiện Bt2
I.Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.
1. Ví dụ:
Đ1: Ngôi kể thứ 3
Đ2. Ngôi kể thứ nhất “tôi”
- Xưng tôi: nhân vật Dế Mèn.
- Ngôi thứ 3 : kể tự do.
- Ngôi thứ nhất kể những gì mình biết và trải qua.
2. Nhận xét:
- Ngôi kể là vị trí gián tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
+ Tự dấu mìnhà Ngôi thứ3
+ Tôi à Ngôi thứ nhất.
- Chọn ngôi kể phù hợp.
+ Xưng tôi không nhất thiết là tác giả.
II.Luyện tập. 
Bài tập 1. 
- Ngôi kể thứ nhất.
- Ngôi kể thứ 3
* Thay “tôi”à anh ấy( Dế Mèn)
Bài tập 2.
* Ngôi kể thứ 3à ngôi kể thứ nhất.
Thanh(tôi)
IV. Củng cố: 
Gv củng cố nd bài dạy về ngôi kể trong văn bản tự sự.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Học bài cũ. Xem trước bài “ Thứ tự kể trong văn tự sự”
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 34
	Ngày soạn:18/10/08
ông lão đánh cá và con cá vàng
	(t1)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp hs thấy được bản chất xấu xa của nhân vật mụ vợ, phê phán lòng tham lam.
2. Kĩ năng: Đọc, kể, phân tích.
3. Thái độ: Ghét những người có thói xấu.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh minh họa.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Kể văn bản “Cây bút thần”. Nêu ý nghĩa của truyện.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài dạy. 
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Hướng dẫn cho hs đọc, đọc mẫu.
Hs: Đọc bài.
Hs: Tóm tắt lại tác phẩm.
Hs: Đọc thầm phần từ khó.
Hoạt động 2:
* Mấy lần mụ vợ đòi cá vàng đền ơn? Là những lần nào?
* Trong các lần đó thì lần nào đáng được cảm thông?
* Em có nhận xét gì về tính chất mức độ đòi đền ơn của mụ vợ?
* Nhận xét về tính cách của mụ vợ?
* Cùng với lòng tham lam không đáy, ở mụ vợ còn có biểu hiện nào khác thường?
* Những sự việc nào chứng tỏ sự hành hạ của mụ vợ đối với chồng. Đặc điểm tình cảm của mụ vợ?
* Cá vàng trừng trị mụ vợ vì lòng tham lam hay vì bội bạc?
I.Tìm hiểu chung.
1. Đọc.
2. Kể.
3. Từ khó.
II.Phân tích. 
 1. Nhân vật mụ vợ.
- Bắt cá vàng đền ơn (5 lần)
+ đòi máng.
+ nhà đẹp.
+ Nhất phẩm phu nhân.
+ Nữ hoàng.
+ Long Vương, bắt cá hầu hạ.
- Đòi hỏi tăng dần.
à Tham lam vô độ, thực dụng, ích kỉ.
- Hành hạ chồng
+ 5 lần bắt chồng ra biển đòi cá đền ơn; quát, mắng, tát, đuổi chồng đi.
à bất nghĩa, bội bạc.
ð Phê phán, lên án lòng tham lam, sự bội bạc. Khuyên răn mọi người bạc ácà trừng phạt.

IV. Củng cố: 
Gv Nhắc lai nội dung văn bản
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Học bài cũ. Xem tiếp phần còn lại.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 35
	Ngày soạn:21/10/08
ông lão đánh cá và con cá vàng 
	(t2)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp hs thấy dược nhân vật ông lão thông qua tác phẩm. Một người nhân hậu, tốt bụng.
2. Kĩ năng: Phân tích nhân vật.
3. Thái độ: Yêu mến người có lòng nhân hâu, lòng tốt.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: 
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài dạy. 
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Đối lập với nhân vật mụ vợ là nhân vật nào?
* Vì sao khi bắt cá vàng, ông lão thả cá mà không cần đền ơn?
* Khi ông lão 1 mực làm theo lệnh mụ vợ bắt cá vàng đền ơn thì ông có còn là người tốt không?
* Cá vàng đền ơn mấy lần? Hãy kể những lần đó?
* Theo em cá vàng đền ơn cho ai? Vì sao?
* Vì sao lần cuối cá không đền ơn nữa?
* Theo em qua 2 nhân vật; ông lão, cá vàng,nhân dân ta muốn thể hiện thái độ nào trước điều tốt, xấu?
* Cảnh biển luôn thay đổi tương ứng với lòng tham, tăng dần của mụ vợ. Hãy chỉ ra điều đó?
* Theo em cảnh biển thay đổi trong truyện có ý nghĩa gì?
Hoạt động 2:
Hs đọc phần ghi nhớ
II.Phân tích. 
2. Nhân vật ông lão, cá vàng và biển cả. 
- ông lão là người tốt
- Thật thà, không mưu mô, thủ đoạn.
- 4 lần; đòi máng, nhà đẹp, nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng.
- Cá vàng đền ơn ông lão.
- Mụ vợ không chỉ ham giàu, mà ham quyền lực. Cá vàng không thoả mãn ý muốn của kẻ ham quyền lực.
àCa ngợi lòng tốt, lòng biết ơn, lên án lòng tham và sự bội bạc.
+ Đòi mángà sóng êm ả
+ Nhà đẹpà nỗi sóng
+ Nhất phẩm phu nhânà sóng dữ dội
+ Nữ hoàngà sóng mù mịt
+ Long Vươngà sóng mù mịt
àTượng trưng cho thái độ rành rẽ của nhân dân trước lòng tham giàu sang, quyền lực.
III.Tổng kết 
ghi nhớ sgk
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm bài cũ. Xem trước văn bản “ ếch ngồi đáy giếng”
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 36
	Ngày soạn:24/10/08	 
Thứ tự kể trong văn tự sự
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được thứ tự kể qua 2 cách: Theo trình tự thời gian, không theo trình tự thời gian. Ưu, nhược điểm của từng cách.
2. Kĩ năng: Vận dụng 2 cách vào bài viết của mình.
3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Ngôi kể là gì? Cho biết đặc điểm ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ 3?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài dạy. 
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs tóm tắt truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”
* Các sự việc trong truyện trình bày theo thứ tự nào?
* Hiệu quả của cách kể?
Hs: tóm tắt văn bản:
Gv: nhận xét, bổ sung
Hs: đọc ví dụ 2
* Các sự việc có được trình bày theo 1 trình tự thời gian hay không?
* Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy?
* Nó được trình bày theo thứ tự nào?
* Ưu, nhược điểm của 2 cách kể này?
* Thứ tự kể theo thời gian là gì?
* Thứ tự không theo trình tự thời gian?
Hoạt động 2:
Hs đọc yêu cầu bài tập 1
* Chỉ ra ngôi kể? Trình tự kể? Vai trò hồi tưởng trong câu chuyện?
Hs đọc yêu cầu bài tâp2
Hs thảo luận trình bày
Gv nhận xét bổ sung.
I.Tìm hiểu thứ tự kể trong văn kể chuyện.
1.Ví dụ:
* Vd1.
- Các sự việc trình bày theo trình tự thời giang cách kể thích hợpg mạch lạc, sáng tỏ, dễ theo dõi.
* Vd2. Chuyện thằng ngỗ
- Kể chuyện theo một trình tự thời gian g theo mạch cảm xúc tâm trạng nhân vật.
- ngôi kể thứ 3.
- Từ hiện tại g quá khứ g hiện tại.
* Ưu: Sự việc phong phú, khách quan như thật.
* Nhược: Theo trình tự thời gian đơn điệu, tẻ nhạt.
2. Nhận xét:
- Thứ tự kể theo thời gian: kể sự việc liên tiếp, tự nhiên, cái gì có trước kể trước, cái gì có sau kể sau cho đến hết.(tp tự sự dân gian)
- Thứ tự kể không theo trình tự thời gian, cách kể theo mạch hồi tưởng của nhân vật, xáo trộn quá khứ g hiện tại g tương lai (truyện hiện đại)
II. Luyện tập:
 Bài tập 1:
- Ngôi kể thứ nhất (tôi).
- Theo mạch hồi nhớ của nhân vật kể chuyện.
- Hổi tưởng chất keo dính xâu chuổi các sự việc quá khứ hiện tại thống nhất với nhau.
Bài tập 2:
- Định hướng: Cách kể, ngôi kể.
- Làm rỏ: lý do được đi..., đi đâu, đi với ai, thời gian chuyến đi, những sự việc trong chuyến đi.
- ấn tượng của em trong và sau chuyến đi.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về thứ tự kể trong văn tự sự.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài viết tập làm văn.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct29-t36.doc