Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 7, Tiết 25-26: Em bé thông minh

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 7, Tiết 25-26: Em bé thông minh

Hỏi: Câu đố lần 2 có khó hơn lần 1 không? Vì sao?

 So sánh cách giải của em bé có gì giống và khác lần 1?

 Sự thông minh của em bé biểu hiện như thế nào? (Thú vị như thế nào?)

- Cho HS bàn bạc thảo luận.

- GV nhận xét câu trả lời HS.

- Gọi HS đọc tiếp câu đố 3 và lời giải.

Hỏi: So với 2 câu đố trước, câu đố 3 và lời giải hay ở chỗ nào?

- Cho HS thảo luận.

- GV nhận xét, diễn giảng: Câu trả lời nhạy bén của em bé đã củng cố lòng tin của vua và cuối cùng họ được ban thưởng rất hậu.

- Gọi HS đọc tiếp câu đố 4 và lời giải.

Hỏi: So với câu đố trên, câu đố này như thế nào? Khó hay dễ? Cách trả lời của em bé có gì đặc biệt?

 

doc 3 trang Người đăng vanady Lượt xem 1682Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 7, Tiết 25-26: Em bé thông minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 07 Ngày soạn : 
 EM BÉ THÔNG MINH
 (Truyện cổ tích)
Văn bản 
 Tiết : 25-26 Ngày dạy : 
I. YÊU CẦU : 
 Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện em bé thông minh và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh.
 Kể lại được truyện. 
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Tham khảo tài liệu SGK, SGV, thiết kế giáo án, tranh ảnh có liên quan.
- HS : Đọc – trả lời câu hỏi SGK, kể lại được truyện .
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
+ Hoạt động 1 : Khởi động. ( 5 phút)
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài mới.
- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.
Hỏi: Trong truyện Thạch Sanh đã lập những chiến công nào? Nêu ý nghĩa truyện?
Truyện có chi tiết nào thần kỳ, độc đáo? Nêu ý nghĩa tiếng đàn thần?
- Giới thiệu về kiểu nhân vật thông minh -> Dẫn vào truyện -> Ghi tựa.
- Báo cáo sỉ số.
- Cá nhân trả lời theo yêu cầu.
- Nghe, ghi tựa.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản. 
- Đọc tìm hiểu chú thích, bố cục truyện. (15 phút)
I. Tìm hiểu nội dung văn bản: 
 (25 phút)
1. Sự mưu trí thông minh của em bé: 4 lần thử thách.
- Lần 1: Lời thách đố của viên quan với cha em bé.
- Lần 2: Lời thách đố của vua với dân làng.
- Lần 3: Vua đố em bé.
- Lần 4: Sứ thần đối với dân tộc.
=> 4 lần thử thách theo hướng tăng tiến
2. Cách giải những câu đố oái oăm: (30 phút)
 - Lần 1: Em bé phản công bằng cách đố lại viên quan.
- Lần 2: Tạo tình huống phi lí để dồn vua vào thế bí.
 - Lần 3: Em bé đố lại vua.
- Lần 4: Dùng kinh nhiệm dân gian để giải câu đố.
- GV hướng dẫn đọc – đọc mẫu – gọi HS đọc tiếp.
-> Nhận xét cách đọc của HS.
- Lưu ý HS các từ khó SGK.
Hỏi: Mỗi đoạn kể về một lần thử thách của em bé. Vậy truyện có mấy đoạn? Nêu ý chính từng đoạn?
- GV ghi 4 ý chính lên bảng phụ.
Chuyển ý.
Hỏi: Nhân vật chính trong truyện là ai? Tác giả dân gian đã dùng hình thức nào để thử tài nhân vật? Hình thức này có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng như thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
Hỏi: Sự mưu trí và thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Hãy so sánh tính chất của mỗi lần thử thách đó? (Nội dung, đối tượng)
- Cho HS thảo luận, nhận xét 
Chuyển ý : Tiết 2
 - Yêu cầu HS đọc lại câu đố của viên quan và lời giải.
Hỏi: Câu đố này có khó không? Vì sao? Câu trả lời có đúng không? 
 Đầu óc thông minh và sự nhạy bén của em bé thể hiện như thế nào?
- Cho HS thảo luận.
- GV: Diễn giảng: Em bé đã sử dụng phương pháp: “Gậy ông đập lưng ông” biến mình thành người thắng cuộc.
- Gọi HS đọc tiếp câu đố 2 và lời giải.
Hỏi: Câu đố lần 2 có khó hơn lần 1 không? Vì sao?
 So sánh cách giải của em bé có gì giống và khác lần 1?
 Sự thông minh của em bé biểu hiện như thế nào? (Thú vị như thế nào?)
- Cho HS bàn bạc thảo luận.
- GV nhận xét câu trả lời HS.
- Gọi HS đọc tiếp câu đố 3 và lời giải.
Hỏi: So với 2 câu đố trước, câu đố 3 và lời giải hay ở chỗ nào?
- Cho HS thảo luận.
- GV nhận xét, diễn giảng: Câu trả lời nhạy bén của em bé đã củng cố lòng tin của vua và cuối cùng họ được ban thưởng rất hậu.
- Gọi HS đọc tiếp câu đố 4 và lời giải.
Hỏi: So với câu đố trên, câu đố này như thế nào? Khó hay dễ? Cách trả lời của em bé có gì đặc biệt?
 Cho HS tiếp tục thảo luận.
- GV nhận xét, diễn giảng: lời giải có ý nghĩa chính trị ngoại giao: Giải được thì tự hào còn không giải được thì mất sỉ diện quốc gia. Cách giải thích giản dị, hồn nhiên -> bộc lộ tài năng em bé.
- Nghe.
- 3 HS lần lượt đọc văn bản.
- Đọc chú thích.
- Cá nhân phát hiện (4 đoạn) – tìm ý chính.
- HS trả lời cá nhân: tạo tình huống để nhân vật bộc lộ tài năng – gây hứng thú cho người đọc.
- HS trả lời: 4 lần .
- Thảo luận nhóm.
-> rút ra nhận xét: nội dung càng khó – đối tượng càng cao.
- Cá nhân đọc SGK.
- Thảo luận (2 HS).
-> Rút ra nhận xét: Em bé trả lời bằng cách đố lại viên quan.
- Nghe – hiểu.
- Cá nhân đọc SGK.
- Thảo luận (2 HS).
-> Nhận xét: Khó hơn lần trước: tạo tình huống phi lí để vua tự công nhận.
- Đọc SGK.
- Thảo luận (Tổ).
-> Nhận xét điểm thú vị của câu đố và lời giải.
- SGK.
- Cá nhân đọc SGK.
- Thảo luận (Tổ).
-> Nhận xét: Câu đố khó nhưng với em bé rất dễ giải: bằng kinh nhiệm dân gian.
- Nghe.
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết: (5 phút)
 3. Ý nghĩa truyện: (Ghi nhớ)
 - Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian.
 - Tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống.
* Ghi nhớ SGK trang 74.
Hỏi: Theo em, truyện có ý nghĩa gì? 
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
- Thảo luận tìm ý nghĩa truyện.
- Đọc ghi nhớ SGK.
+ Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò. (10 phút) 
- Củng cố:
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Kể diễn cảm truyện Em bé thông minh.
Bài tập 2: Kể 1 câu chuyện về em bé thông minh.
- Dặn dò:
- Hướng dẫn HS luyện tập.
- Yêu cầu HS kể diễn cảm truyện, kể đúng nhân vật, trình tự sự việc.
-> Nhận xét cách kể.
- Cho HS tự kể 1 câu chuyện về em bé thông minh
-> GV củng cố lại nội dung chính của bài về kiểu nhân vật thông minh.
-> Yêu cầu HS nắm ghi nhớ
 + Tham khảo bài tập sách bài tập.
 + Chuẩn bị: “Chữa lỗi dùng từ (tt)”.
- Kể diễn cảm.
- HS kể chuyện, VD: Chú bé tí hon.
- Nghe.
- Nghe, thực hiện theo yêu cầu GV.

Tài liệu đính kèm:

  • docc2-25-26-EMBETHONGMINH.doc