Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 6 - GV: Vũ Thị Mừng

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 6 - GV: Vũ Thị Mừng

Bài 6

Văn bản. THẠCH SANH

Tuần : 06 Ngày soạn :

Tiết : 21 Ngày dạy :

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh:

 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện “Thạch Sanh” và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật người dũng sĩ.

 - Kể lại được truyện (kể được những chi tiết bằng ngôn ngữ của học sinh)

 B. CHUẨN BỊ:

 1) Giáo viên:

 - Nghiên cứu SGK, SGV thiết kế hệ thống câu hỏi.

 - Dự kiến tích hợp:

 + Nhân vật, lời văn tự sự.

 - Đồ dùng: Bảng phụ, tranh ảnh, kho tàng cổ tích Việt Nam.

 2) Học sinh:

 - Chuẩn bị theo yêu cầu của GV và hướng dẫn của SGK.

 

doc 12 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 6 - GV: Vũ Thị Mừng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6
---—&–---
Văn bản.	thạch sanh
Tuần	: 06	Ngày soạn	:
Tiết 	: 21	Ngày dạy 	:
 A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện “Thạch Sanh” và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật người dũng sĩ.
 - Kể lại được truyện (kể được những chi tiết bằng ngôn ngữ của học sinh)
 B. Chuẩn bị:
 1) Giáo viên:
 - Nghiên cứu SGK, SGV thiết kế hệ thống câu hỏi.
 - Dự kiến tích hợp: 
 + Nhân vật, lời văn tự sự.
 - Đồ dùng: Bảng phụ, tranh ảnh, kho tàng cổ tích Việt Nam.
 2) Học sinh:
 - Chuẩn bị theo yêu cầu của GV và hướng dẫn của SGK.
 C. Tiến trình lên lớp:
* ổn định tổ chức (1 phút):
 Kiểm diện.
* Kiểm tra (5 phút):
H: Thế nào là lời văn tự sự? Hãy dùng lời văn của em kể một đoạn truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”!
* Bài mới:
 Hoạt động 1 (2 phút):	Giới thiệu bài
 Trong văn học dân gian, truyện cổ tích là thể loại truyện được nhiều người yêu thích. Truyện cổ tích có tuổi đời rất lâu, nhưng cũng rất kỳ lạ. Truyện cổ tích luôn mới mẻ, hấp dẫn tâm hồn người đọc, đặc biệt với lứa tuổi thiếu nhi. Và cũng thật khó có thể tìm thấy trong kho tàng truyện cổ dân gian một tác phẩm vừa lớn về đề tài và nội dung, vừa phong phú về loại hình nhân vật và chặt chẽ, hoàn chỉnh về kết cấu nghệ thuật như truyện Thạch Sanh. Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân ta. Cuộc đời và những chiến công của Thạch Sanh cùng với sự hấp dẫn của cốt truyện và nhiều chi tiết thần kỳ làm xúc động, say mê rất nhiều thế hệ người đọc, người nghe.
hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 2 (15 phút)
H: Đọc văn bản bằng cảm nhận của em!
 GV uốn nắn cách đọc cho HS.
L: Tìm hiểu chú thích!
H: Chú thích (ả) cho em hiểu thế nào là cổ tích?
L: Liệt kê những sự việc chính?
Hoạt động 3 (20 phút)
H: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh vừa có nét bình thường vừa có nét khác thường? Đó là những nét nào?
H: Qua chi tiết này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?
H: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh giống những nhân vật cổ tích nào?
H: Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh gặp những thử thách nào? Người gây ra thử thách đó là ai?
H: Sau khi kết hôn cùng công chúa chàng còn phải trải qua thử thách gì nữa?
H: Em có nhận xét gì về mức độ của các lần thử thách?
H: Qua đây Thạch Sanh bộc lộ những phẩm chất quý báu gì?
H: Đó là những phẩm chất của ai?
H: Những lần bị Lý Thông và yêu quái hãm hại, Thạch Sanh không có ông Bụt hiện lên giúp đỡ nhưng Thạch Sanh lại có trong tay những phương tiện kỳ diệu (cung vàng, đàn thần, niêu cơm thần). Chi tiết này có ý nghĩa gì?
(Âm nhạc thần kì là chi tiết rất phổ biến trong truyện cổ dân gian: tiếng hát Trương Chi, tiếng sáo Sọ Dừa,)
H: Kể tóm tắt kết thúc truyện! kết thúc muốn thể hiện điều gì?
H: Việc Thạch Sanh tha cho hai mẹ con Lý Thông thể hiện phẩm chất gì của Thạch Sanh?
Hoạt động cá nhân
F Học sinh đọc.
F Học sinh giải thích một số từ khó trong văn bản, đọc câu văn chứa từ đó.
F . Loại truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc (nhân vật bất hạnh; nhân vật dũng sĩ và có tài năng kỳ lạ; nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật)
 . Thường có yếu tố hoang đường.
 . Thể hiện ước mơ về cái thiện, cái tốt, sự công bằng.
F . Hai vợ chồng già tốt bụng hiếm con: Ngọc Hoàng sai Thái tử đầu thai xuống làm con.
 . Người vợ mang thai mấy năm rồi sinh con trai.
 . Sớm mồ côi cha mẹ, Thạch Sanh tự kiếm sống nuôi thân. Được thần dạy võ nghệ, và truyền các phép thần thông. 
 . Người hàng rượu Lý Thông gạ Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng.
 . Thạch Sanh đi canh miếu thờ thay Lý Thông, chém chằn tinh đem về.
 . Lý Thông lừa chàng lấy đầu yêu quái nộp vua để được phong quận công.
 . Trong ngày lễ kén chồng, công chúa bị đại bàng quắp đi. Thạch Sanh dùng cung vàng bắn trúng đại bàng và tìm ra chỗ ở của nó.
 . Thạch Sanh giúp Lý Thông bắn chết đại bàng cứu công chúa.
 . Lý Thông độc ác lấp hang hại chàng để cướp công, lấy công chúa.
 . Trong hang của đại bàng, Thạch Sanh đã cứu được Thái Tử, con vua Thuỷ tề, được ban cây đàn thần.
 . Hồn chằn tinh và đại bàng tìm cách hại Thạch Sanh, chàng bị bắt vào ngục.
 . Từ khi được cứu thoát về cung, công chúa không nói, không cười nhưng khi nghe tiếng đàn của Thạch Sanh thì cười nói vui vẻ.
 . Thạch Sanh được giải oan, mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết.
 . Thạch Sanh lấy công chúa.
 . Tức giận không lấy được công chúa, hoàng tử các nước chư hầu đem quân đánh nước ta.
 . Thạch Sanh dùng tiếng đàn và niêu cơm thần quy phục quân sĩ 18 nước. Chàng được vua nhường ngôi.
Hoạt động cá nhân
F Sự bình thường:
 . Là con của gia đình nông dân tốt bụng.
 . Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi.
 Sự khác thường:
 . Ra đời do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.
 . Bà mẹ mang thai nhiều năm
 . Được thần dạy võ nghệ, phép thần thông.
à Như vậy, Thạch Sanh vừa có nguồn gốc thần tiên, lại vừa là một con người bình thường: có cha mẹ, tên tuổi, quê hương, nghề nghiệp. Điều này không phải nhân vật cổ tích nào cũng có.
F Nhân dân muốn tô đậm thêm tính chất kỳ lạ, đẹp đẽ cho nhân vật: nhân vật ra đời và lớn lên kỳ lạ như vậy, tất sẽ lập được chiến công.
F Sọ Dừa, Vua ếch, à Đó là đặc điểm phổ biến và nổi bật của các nhân vật chính diện trong truyện cổ tích. Ngoài ra, nhân vật còn mang tính thần thoại (diệt chằn tinh, đại bàng,), tính chất truyền thuyết (chống quân xâm lược mười tám nước chư hầu) – kế thừa và phát triển những sáng tạo về nội dung và nghệ thuật của thần thoại, truyền thuyết.
F HS thảo luận nhóm.
 . Phải đi canh miếu, diệt chằn tinh, bị Lý Thông cướp công.
 . Chiến đấu với đại bàng cứu công chúa và Thái tử, bị Lí Thông lấp cửa hang.
 . Bị hồn chằn tinh, đại bàng trả thù, T.S bị bắt bỏ ngục.
F Quân 18 nước kéo sang đánh.
F Thử thách tăng dần.
F . Thật thà, chất phác
 . Sự dũng cảm và tài năng
 . Lòng nhân đạo và yêu hoà bình
F Phẩm chất của nhân dân.
F Nhờ những phương tiện kỳ diệu cùng với tài năng, và sự dũng cảm, Thạch Sanh đã vượt qua được những khó khăn, thử thách và lập nên những kỳ tích phi thường. ở nhân vật Thạch Sanh, cái bình dị gắn với cái phi thường, sức người kết hợp với sức thần một cách chặt chẽ, hài hoà. 
 VD: . Cây đàn thần à tiếng đàn hoà bình, nhân đạo, tiếng nói của tình yêu và công lý.
 . Niêu cơm thần kì à Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân.
F HS tóm tắt.
 Kết thúc có hậu, nhân dân muốn nói lên ước mơ của mình: cái thiện bao giờ cũng chiến thắng cái ác. Kẻ độc ác sẽ bị trừng trị.
F Thạch Sanh là người tốt bụng, nhân hậu. Cách xử sự của Thạch Sanh là là ý đồ nghệ thuật rất độc đáo của tác giả dân gian, làm cho tính cách nhân vật phát triển nhất quán và hoàn hảo.
I. Đọc - tìm hiểu chung:
1/ Đọc:
2/ Chú thích:
- Cổ tích:
3/ Kể tóm tắt :
II. Đọc – Hiểu VB:
1/ Nhân vật T.Sanh:
- Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:
à kỳ lạ, đẹp đẽ.
- Những thử thách đối với Thạch Sanh:
- Những phẩm chất quý báu:
* Củng cố - Dặn dò (2 phút):
 - Khái quát: Sự ra đời kì lạ Những thử thách 
 - Hướng dẫn về nhà:
 + Học bài: Tập kể.
 + Chuẩn bị: “Thạch Sanh” (tiếp)
---ãœ---
Văn bản.	Thạch Sanh
 (Tiếp)
Tuần	: 06	Ngày soạn	:
Tiết 	: 22	Ngày dạy 	:
 A. Mục tiêu cần đạt:
 Như tiết 21. 
 B. Chuẩn bị:
 Như tiết 21.
 C. Tiến trình lên lớp:
* ổn định tổ chức (1 phút):
 Kiểm diện.
* Kiểm tra (3 phút):
H: Trong chuyện cổ tích, chàng Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách ntn? Qua đó bộ lộ những phẩm chất gì?
* Bài mới:
 Hoạt động 1 (2 phút):	Giới thiệu bài
“ Mình trần, khố có một manh,
Giang sơn một gánh củi cành trên vai”
 Câu ca trên là để nói về nhân vật Thạch Sanh. Thật khó có thể tìm thấy trong kho tàng truyện cổ dân gian một tác phẩm vừa lớn về đề tài và nội dung, vừa phong phú về loại hình nhân vật, vừa hoàn chỉnh về kết cấu nghệ thuật như truyện “Thạch Sanh”; thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân ta vào lẽ phải, cái thiện ở đời. Cuộc đời và những chiến công của Thạch Sanh cùng với sự hấp dẫn của cốt truyện và nhiều chi tiết thần kì làm xúc động, say mê rất nhiều thế hệ người đọc, người nghe. Trong truyện, Thạch Sanh có nhiều loại kẻ thù khác nhau, nhưng kẻ thù chủ yếu, nguy hiểm và lâu dài nhất là Lý Thông.
hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 2 (20 phút)
H: Lí Thông là người ntn? (Nêu nhận xét)
H: Hãy chỉ rõ sự đối lập giữa tính cách và hành động của Lí Thông so với Thạch Sanh? (Phát hiện, so sánh)
H: Trong những tính cách và hành động của Lí Thông, em căm ghét điều gì nhất?
H: Trong các truyện cổ tích đã biết, nhân vật Lí Thông cùng tuyến với các nhân vật nào? (Trao đổi, đối chiếu)
 GV: Nhưng không có nhân vật đại diện cho cái ác nào có mức độ tham lam, xảo quyệt như Lí Thông nên dù Thạch Sanh không trừng trị thì đấng tối cao vẫn trừng trị.
H: Thái độ của em trước việc Lí Thông bị sét đánh chết và hoá thành bọ hung?
Hoạt động 3 (7 phút)
H: Qua truyện “Thạch Sanh”, nhân dân lao động gửi gắm ước mơ và nguyện vọng gì?
H: Theo em sự hấp dẫn của câu chuyện nhờ những yếu tố nào?
Hoạt động 4 (9 phút)
L: Chọn chi tiết em thấy thích nhất trong truyện để vẽ tranh!
 L: Kể lại truyện theo cảm nhận của em!
Hoạt động cá nhân
F Lí Thông là kẻ thù lâu dài và nguy hiểm nhất của Thạch Sanh, đối lập hoàn toàn với Thạch Sanh.
F 2 HS lên bảng điền vào cột.
Lí Thông
Thạch Sanh
Kẻ bóc lột
Người lao động 
Xảo trá
Trung thực
Tham lam
Hào hiệp
Tàn nhẫn
Vị tha
Bạo ngược
Anh hùng
Thấp hèn
cao thượng
ác
thiện
F HS bộc lộ.
F Mẹ con Cám (Tấm Cám), hai cô chị (Sọ Dừa), lão nhà giàu (Cây tre trăm đốt), người anh (Cây khế),
K HS nghe.
F HS bộc lộ.
Hoạt động cá nhân
F Niềm tin, ước mơ của nhân dân về đạo đức, công lí xã hội, lí tưởng nhân đạo và lòng yêu chuộng hoà bình.
Đó là sự đối lập giữa ác và thiện.
F . Nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì, độc đáo và giàu ý nghĩa.
 . Kết cấu, cốt truyện mạch lạc, sắp xếp tình huống khéo léo, hoàn chỉnh.
Hoạt động nhóm.
F HS trao đổi, nêu ý kiến lựa chọn.
. TS dưới gốc đa: một túp lều, đốn củi.
. TS diệt chăn tinh, diệt đại bàng.
. TS với cây đàn thần, niêu cơm thần,
=> Cử đại diện trả lời - nhận xét - bổ sung.
=> HS nộp bài.
F HS kể.
Về nhà luyện kể thêm.
I. Đọc - tìm hiểu chung:
II. Đọc – Hiểu VB:
1/ Nhân vật T.Sanh:
2/ Nhân vật Lí Thông:
- Tàn nhẫn, xảo quyệt mất hết lương tâm.
- Lí Thông bị trừng trị thích đáng.
III. Tổng kết:
1/ ý nghĩa:
2/ Nghệ thuật:
IV. Luyện tập:
* Bài tập 1:
 Treo tranh của học sinh vẽ ở nhà và nhận xét cho điểm.
* Bài tập 2:
* Củng cố - Dặn dò (3 phút):
 - Khái quát: Truyện cổ tích thần kì nhân vật Thạch Sanh dũng cảm, tài năng, yêu chuộng hoà bình phản ánh ước mơ của nhân dân lao động
 - Hướng dẫn về nhà:
 + Học bài: Đọc, kể diễn cảm, tập tóm tắt văn bản; Tìm đọc thêm truyện thơ Nôm “Thạch Sanh”
 + Chuẩn bị: “Chữa lỗi dùng từ”
	. Đọc kỹ, suy nghĩ các phương án trả lời câu hỏi.
	Ä Tham khảo, liên hệ:
 ? “Đặc điểm của nhân vật lí tưởng và ước mơ công lí của nhân dân đã quy định cái kết thúc có hậu tươi sáng của cốt truyện cổ tích thần kì.
 Và cái kết thúc ấy càng trở nên tươi sáng, giấc mơ về công lí và hạnh phúc của nhân dân gửi gắm trong cổ tích càng trở nên hoàn mĩ hơn ở đâu hết chính là vì bên cạnh phần thưởng cao quý nhất dành cho nhân vật lí tưởng bao giờ cũng kèm theo đòn trừng phạt đối với kẻ thù. Còn cao hơn thế nữa, ý nghĩa của nó chính là sự tiêu diệt triệt để mầm mống gây ra tội ác.
  Lý Thông có thể được Thạch Sanh tha chết, nhưng trong cảm quan của nhân dân, nếu Lý Thông còn sống thì xã hội sẽ không có một cuộc sống yên ổn. Vì lẽ đó, Lý Thông phải chết. Trong truyện, lưỡi tầm sét của thiên lôi bổ lên đầu Lý Thông chính là lưỡi tầm sét đại diện cho công lí nhân dân.”
 	(Nguyễn Tấn Phát, Bùi Mạnh Nhị – Nhân vật lí tưởng và cốt truyện của
 truyện cổ tích thần kì – Báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, số ra ngày 17/2/1984)
 . “Truyện Thạch Sanh” là kiểu truyện rất phổ biến ở khu vực Đông Nam á với mô típ “dũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp”. Truyện thơ Nôm cũng có bản diễn ca cổ tích khá sinh động. Sau đây là một đoạn trích:
 ? “Thạch Sanh chẳng biết vật chi,	 Thạch Sanh hoá nước mưa tuôn,
Trắng, đen, xanh, đỏ hoe hoe cả mình.	Tự nhiên lửa tắt kinh hồn xà tinh.
 Hung hăng giơ vuốt, nhăn nanh,	 Lại e yêu nghiệt tàng hình,
Phòng toan làm dữ như hình mọi khi.	Trốn đi nơi khác ắt mình uổng công.
 Thạch Sanh hoá phép tức thì,	 Bổ vây lưới sắt bịt bùng,
Búa rìu liền phóng một khi yêu xà.	Nguyên hình rắn phải đùng đùng hoá ngay.
 Mắng rằng: “Mày giống tà ma,	 	 Chàng dùng dao báu chém rày,
Hại người tao chẳng dung tha mày nào!”	Rõ ràng con rắn vừa tày một gian.
 Xà tinh liền nhảy xốc vào,	 Lấy đầu, đốt xác vừa an,
Thạch Sanh liền lấy thần đao chém liền.	Báu tên với một cung vàng hiện ngay.
 Ai ngờ rắn có phép thiêng,	 Thạch Sanh thấy lạ cầm tay,
Hoá ra lửa cháy bốn bên đỏ ngòm.	Cảm ơn trời đất cho nay vật kì”
(Khuyết danh – Khảo luận về “Truyện Thạch Sanh” – NXB Văn, Sử, Địa – Hà Nội – 1957)
---ãœ---
chữa lỗi dùng từ
Tuần	: 06	Ngày soạn	:
Tiết 	: 23	Ngày dạy 	:
 A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
 - Nhận ra được các lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.
 - Có ý thức tránh lỗi khi dùng từ.
 B. Chuẩn bị:
 1) Giáo viên:
 - Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soạn bài.
 - Dự kiến tích hợp: 
 + Với văn bản có liên quan.
 - Đồ dùng: Phiếu học tập, bảng nhóm.
 2) Học sinh:
 - Chuẩn bị chu đáo ở nhà theo yêu cầu của GV.
 C. Tiến trình lên lớp:
* ổn định tổ chức (1 phút):
 Kiểm diện.
* Kiểm tra bài cũ (5 phút):
H: Thế nào là từ nhiều nghĩa? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
L: Làm BT 1/56.
* Bài mới:
 Hoạt động 1 (4 phút):	Giới thiệu bài
 Trong giao tiếp hàng ngày, khi nói cũng như khi viết, vẫn có những trường hợp chúng ta mắc lỗi về dùng từ. Chẳng hạn, trong lời kể của bạn
hoạt động của gv
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 2 (10 phút)
L: Tìm từ ngữ có nghĩa giống nhau?
H: Việc lặp lại những từ giống nhau giữa 2 ví dụ có gì khác nhau?
H: Em có thể sửa câu văn thế nào?
Hoạt động 3 (7 phút)
H: Trong những câu sau, những từ nào dùng không đúng?
H: Nguyên nhân mắc lỗi trên là gì?
H: Phải sửa ntn?
Hoạt động 4 (15 phút)
L: Hãy lược bỏ những từ ngữ trùng lặp trong các câu sau!
L: Thay từ dùng sai bằng từ khác!
H: Nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì?
Hoạt động cá nhân.
F a) . tre (7 lần)
 . giữ (4 lần)
 . anh hùng (2 lần)
 b) truyện dân gian (2 lần)
F . ở (a): Việc lặp nhằm mục đích nhấn mạnh ý: cây tre Việt Nam gắn bó với đời sống lao động và chiến đấu, tạo nhịp điệu hài hoà như một bài thơ cho văn xuôi.
 . ở (b): Đây là lỗi lặp từ
F Sửa: Em thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
Hoạt động cá nhân.
F a) Từ “thăm quan” (không có trong tiếng Việt)
 b) Từ “nhấp nháy” (mở ra đóng lại liên tục; ánh sáng khi loé khi tắt liên tiếp)
F Nguyên nhân: Nhớ không chính xác, lẫn lộn từ.
F a) “tham quan”: Xem thấy tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm.
 b) “mấp máy”: Cử động khẽ và liên tiếp.
Hoạt động nhóm.
F a) Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.
 b) Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong truyện này (ấy) vì những nhân vật ấy (họ) đều là những nhân vật (người) có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
 c) Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên.
F a) Thay “linh động” bằng “sinh động”
 . linh động: không quá câu nệ vào nguyên tắc
 . sinh động: có khả năng gợi ra những h/a nhiều dạng vẻ khác nhau, hợp với hình thức của đời sống.
 b) Thay “bàng quang” băng “bàng quan”
 . bàng quang: bọng chứa nước tiểu.
 . bàng quan: đứng ngoài cuộc mà nhìn, coi là không có quan hệ đến mình.
 c) Thay “thủ tục” bằng “hủ tục”
 . thủ tục: thủ tục: những việc phải làm theo quy định.
 . hủ tục: phong tục đã lỗi thời.
=> Nguyên nhân mắc lỗi: nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.
I. Lặp từ: 
II. Lẫn lộn các từ gần âm:
III. Luyện tập:
* 1/68.
* 2/69.
* Củng cố - Dặn dò (3 phút):
 - Khái quát: Các lỗi lặp từ lẫn lộn các từ gần âm
 - Hướng dẫn về nhà:
 + Học bài: Nắm các lỗi thường mắc, hoàn thiện bài tập.
 + Chuẩn bị: “Trả bài tập làm văn số 1”
	. Xem lại bài, ghi chép sửa lỗi.
---ãœ---
trả bài tập làm văn số 1
Tuần	: 06	Ngày soạn	:
Tiết 	: 24	Ngày dạy 	:
 A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
 - Đánh giá bài tập làm văn theo yêu cầu của bài tự sự nhân vật, sự việc, cách kể, mục đích (chủ đề), sửa lỗi chính tả, ngữ pháp. Yêu cầu “kể bằng lời của em”, không đòi hỏi nhiều đối với học sinh.
 - Chú ý biểu dương những bài văn, đoạn văn hay (viết rõ ràng, có dẫn dắt giới thiệu rõ ràng, dùng từ chính xác,) để học sinh thêm tự tin và hứng thú. Đặc biệt chú ý những bài có cách kể riêng.
 B. Chuẩn bị:
 1) Giáo viên:
 - Chấm bài kĩ, ghi găm tư liệu.
 - Đồ dùng: Bài kiểm tra.
 2) Học sinh:
 - Chuẩn bị chu đáo ở nhà theo yêu cầu của GV.
 C. Tiến trình lên lớp:
* ổn định tổ chức (1 phút):
 Kiểm diện; nhắc nhở HS ý thức chữa bài.
* Trả bài (40 phút):
hoạt động của g.v
Hoạt động của hs
Ghi bảng
GV ghi lại đề bài lên bảng.
L: Hãy đọc trong SGK và đối chiếu với bài viết của mình!
K HS theo dõi.
Kể lại một câu chuyện đã biết, cần chú ý đảm bảo cốt truyện, nhân vật, diễn biến, tình tiết cùng với lời kể phù hợp của bản thân.
 - Giới thiệu nhân vật, sự việc và hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
 - Kể được diễn biến câu chuyện một cách hợp lí, có trình tự rõ ràng; các tình tiết cụ thể, sát thực (chuyện xảy ra với ai? ở đâu? trong hoàn cảnh thời gian và không gian như thế nào?...)
 - Kết cục câu chuyện ra sao?
 - Làm đúng phương thức tự sự; bố cục rõ ràng mạch lạc, mạch ý chặt chẽ.
 - Sử dụng lời kể của bản thân kết hợp với một cốt truyện đã biết.
 - Hành văn trôi chảy, trình bày khoa học.
Đề: Hãy kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết hoặc cổ tích) bằng lời của em.
1/ Yêu cầu:
 a) Nội dung:
 b) Phương pháp:
2/ Nhận xét chung:
- Về ND kiến thức:
- Về kĩ năng:
- Về hình thức:
- Kết quả:
3/ Giới thiệu bài hay – bài kém:
3/ Trả bài – Lấy điểm:
F. Ưu điểm: ......................................................
....................................................................................................
.Hạn chế: ..................................................................................................
.
F. Ưu điểm: ......................
...
...
.Hạn chế: ..................................................................
....
.
F. Ưu điểm: .......................
.....
.....
.Hạn chế: ..................................................................
.
.
Điểm
Bài
%
Điểm 0 à 2,5
Điểm 3 à 4,5
Điểm 5 à 6,5
Điểm 7 à 8,5
Điểm 9 à 10
 GV giới thiệu những bài làm tốt và những bài làm chưa tốt để HS tham khảo.
GV trả bài và yêu cầu đọc bài của mình, đọc điểm.
K HS theo dõi.
. HS đổi bài sửa lỗi cho nhau.
* Củng cố - Dặn dò (4 phút):
 - Khái quát: Bài văn tự sự
 - Hướng dẫn về nhà:
 + Học bài: Đọc lại bài và sửa lỗi. Bài nào dưới 5 điểm viết lại.
 + Chuẩn bị: “Em bé thông minh”
	. Xác định yêu cầu cần đạt.
	. Suy nghĩ về các câu hỏi Đọc – hiểu văn bản. 
---ãœ---

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6(3).doc