Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5+6 - Nguyễn Kim Chi

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5+6 - Nguyễn Kim Chi

I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS :

- Nắm chắc các kiến thức cơ bản về văn tự sự. Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề và các bước tìm hiểu đề văn tự sự.

- HS năng động, sáng tạo sữ dụng ngôn ngữ kể, phương thức kể chuyện vào bài viết sinh động, hấp dẫn, trong sáng. Cách sữ dụng câu, tạo lập đoạn, ý trở thành bài văn hoàn chỉnh.

II. CHUẨN BỊ

 - GV: Giáo án, đề văn, đáp án.

 - HS: Chuẩn bị bài cũ, vở kiểm tra.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1) Ổn định: Ktra ss

2) Ktra bài cũ:

3) Bài mới.

 

doc 22 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1010Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5+6 - Nguyễn Kim Chi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 5
TIẾT:17, 18 
 N/S: 28/8 
 N/D: /9 
BÀI 5.
.
Kết quả cần đạt.
Thay bài viết văn tự sự 2 tiết bằng văn bản Sọ Dừa.
Qua bài viết HS sẽ tìm và sữ dụng biết được từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
HS nắm được đặc điểm của lời văn tự sự, biết viết các câu văn tự sự cơ bản.
TẬP LÀM VĂN : VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ SỐ 1
I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS :
- Nắm chắc các kiến thức cơ bản về văn tự sự. Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề và các bước tìm hiểu đề văn tự sự.
- HS năng động, sáng tạo sữ dụng ngôn ngữ kể, phương thức kể chuyện vào bài viết sinh động, hấp dẫn, trong sáng. Cách sữ dụng câu, tạo lập đoạn, ý trở thành bài văn hoàn chỉnh.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: Giáo án, đề văn, đáp án.
 - HS: Chuẩn bị bài cũ, vở kiểm tra.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1) Ổn định: Ktra ss
2) Ktra bài cũ:	
3) Bài mới.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA.
* Hoạt động 1.
- GV: Cho HS chọn một trong các đề sau vào để làm bài.
- GV: Ghi đề lên bảng:
Đề 1: “Kể lại một truyện đã biết ( truyền thuyết, cổ tích)bằng lời văn của em”.
Đề 2: Một kỉ niệm đáng nhớ hồi học tiểu học.
* Hoạt động 2.
 	- GV: nhắc nhở HS đọc kĩ đề, xác định đề theo các cách đã học và kể bằng lời văn của mình.	
- GV: cho HS ghi đề vào vở bài tập làm văn.
ĐÁP ÁN:
Phần 1: 
* Đề 1:
1. Mở bài: Giới thiệu truyền thuyết Thánh Gióng (HS có thể sữ dụng lời kể của mình bằng cách trần thuật hoặc đóng vai ).
Phần 2:
2. Thân bài: Nêu diễn biến câu chuyện.
- Sự ra đời của Gióng.
- Nghe tiếng sứ giả bổng cất tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc.
- Cả làng góp gạo nuôi Gióng và Gióng lớn nhanh như thổi.
- Giặc đến Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt giết tan giặc Ân.
- Giặc tan Gióng bay về trời.
- Vua sai lập đền thờ phong danh hiệu.
- Dấu tích còn lại.
* Đề 2: Nội dung kể tương tự đề 1 theo diễn biến sự việc trong tiết 11, 12.
Phần 3.
3. Kết bài: 
- Nêu cảm nghĩ.
* Yêu cầu: 
- Sữ dụng ngôn ngữ trong sáng, chính xác, diễn đạt tốt, đủ ý, đúng từng phần. Sữ dụng lời văn của mình để kể.
- Tùy mức độ phạm lỗi mà trừ điểm.
+ Sai chính tả khoảng 5 lỗi trừ 1 điểm.
+ Sai một ý trừ 0,5 điểm.
+ Sai mỗi phần trừ theo số điểm qui định.
* Hoạt động 3.
Thu bài kiểm tra số bài làm.
4) Củng cố: 
5) Dặn dò:
	- Học bài Tiếng Việt của tiết trước.
	- Xem bài: TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ.
™–¯™–
TUẦN: 5
TIẾT: 19
 N/S: 30/8
 N/D: /9
TIẾNG VIỆT: TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ.
I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp HS :
Nắm được khái niệm từ nhiều nghĩa.
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
Rèn kĩ năng nhận biết từ nhiều nghĩa,phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, giải thích hiện tượng chuyển nghĩa.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: Giáo án, sgk, sgv, stk, bảng phụ.
 - HS: Xem bài, sgk, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1) Ổn định: Ktra ss
2) Ktra bài cũ:
? Nghĩa của từ là gì.
? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ? Đó là những cách nào.V/d.
3) Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
I. TỪ NHIỀU NGHĨA.
* GV: treo bảng phụ có ghi bài thơ Những cái chân lên bảng và gọi HS đọc bài thơ.
1) Bài tập 1.
*Bài thơ: Những cái chân.
? Có mấy sự vật có chân.
- Có 4 sự vật có chân: cái gậy, compa, kiềng, cái bàn.
? Có mấy sự vật không có chân.
- 1 sự vật không có chân: võng.
? Trong 4 sự vật có chân, nghĩa của từ “chân” có gì giống và khác nhau.
- HS: hoạt động theo 4 nhóm.
- HS trao đổi, bổ sung.
* Trong 4 sự vật có chân, nghĩa giống nhau của từ chân là: Chân là nơi tiếp xúc với đất.
* Khác nhau: 
- Chân gậy: Dùng để đỡ bà.
- Chân compa: Để giúp compa quay được.
- Chân kiềng: Dùng để đỡ thân kiềng và xoong nồi đặt trên kiềng.
- Chân bàn: Để đỡ thân bàn, mặt bàn.
? Hãy tìm một số nghĩa khác của từ “chân”.
* Một số nghĩa khác của từ “chân”.
- HS: tìm ý, phát biểu.
- Bộ phận cuối cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng.
* GV: bổ sung.
- Bộ phận cuối cùng của một đồ vật có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác: chân giường, chân bàn.
- Phần dưới cùng của một số vật tiếp giáp và bám chật vào mặt nền (Chân núi, chân tường, chân răng)
? Từ việc tìm hiểu nghĩa của từ chân ta thấy từ chân có bao nhiêu nghĩa.
àTừ chân có nhiều nghĩa.
Bài tập 2.
? Tìm thêm một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân.
Một số từ khác có nhiều nghĩa như từ chân.
- Mắt, mũi, ăn, chín, đầu,
* Mắt: Cơ quan đề nhìn của người hay động vật.
- Chỗ lòi lõm giống hình con mắt, mang chôì ở thân một số cây (mắt tre).
- Bộ phận giống hình con mắt ờ ngoài vỏ một số quả (mắt dứa, mặt na).
- Lỗ hở đều đặn ở các đồ đan (mắt võng, mắt lưới).
* Mũi: Bộ phận của cơ thể người hay động vật (mũi người, mũi hổ).
- Bộ phận phía trước của phương tiện giao thông đường thủy (mũi tàu, mũi thuyền).
- Bộ phận sắc nhọn của vũ khí (mũi kim, mũi dao, kéo).
- Bộ phận của lãnh thổ (mũi Né, mũi Cà Mau).
* Ăn: Làm nát thức ăn bằng miệng (ăn cơm, bánh)
- Lấy của người khác về làm đồ của minh (ăn cắp).
- Biết sữa lỗi, nhận lỗi (ăn năn,).
* Chín: Phát triển đến thời kì thu hoạch (lúa chín)
- Lương thực, thực phẩm đã được xử lí qua nhiệt độ (cá chín, cơm chín).
- Tài năng, trí tuệ phát triển đến trình độ cao (tài năng đang độ chín mùi).
- GV: Bên cạnh đó thì cũng có rất nhiều từ chỉ có 1 nghĩa.
Bài tập 3.
Một số từ chỉ có 1 nghĩa:
? Tìm cho cô những từ chỉ có một nghĩa.
- Xe đạp, xe máy, compa, hoa hồng, văn học, cà chua
? Qua hệ thống bài tập trên em có nhận xét gì về nghĩa của từ.
* Ghi nhớ 1:
Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
II. HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ.
1. Bài tập.
* GV: ghi bài tập lên bảng, ghi nghĩa của từ chân.
a) Bài tập 1: Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân.
? Trở lại nghĩa của 4 từ chân trong bài thơ em hãy cho biết nghĩa đầu tiên của từ “chân”.Nêu một số nghĩa tiếp theo của từ “chân”. Nhận xét mối quan hệ.
- Bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người, hoặc động vật.
* Từ chân nghĩa gốc: 
- Bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người, hoặc động vật dùng để đi, đứng.
- Bộ phận cuối cùng của một đồ vật có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác: chân giường, chân bàn.
* Từ chân nghĩa chuyển:
- Bộ phận tiếp xúc đất của sự vật.
- Phần dưới cùng của một số vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền (chân trời, chân núi, chân tường).
- Bộ phận gắn liền với đất hoặc sự vật khác.
? Em hiểu thế nào là hiện tượng chuyện nghĩa của từ? Thế nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
- Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện đầu tiên, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác (nghĩa đen).
- Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc (nghĩa bóng).
? Qua đó em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các nghĩa của từ.
* Nhận xét:
- Nghĩa đầu tiên là cơ sở để suy ra các nghĩa sau (nghĩa gốc, nghĩa đen). Các nghĩa sau làm phong phú cho nghĩa đầu tiên (nghĩa chuyển, nghĩa bóng).
* GV: Trong từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện ngay từ đầu khi có từ. Trong từ điển nghĩa gốc bao giờ cũng được xếp ở vị trí số 1. Nghĩa chuyển bao giờ cũng xếp sau.
* GV: Viết ví dụ lên bảng.
Bài tập 2.
Mùa xuân(1) là tết trống cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2).
? Từ xuân trong câu trên có mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào.
- Xuân 1: Có 1 nghĩa : chỉ một mùa trong năm (mùa xuân).
- Xuân 2: Nhiều nghĩa: chỉ mùa xuân, chỉ sự tươi đẹp, trẻ trung.
* GV: Trong câu từ có thể được dùng với một nghĩa hoặc nhiều nghĩa (gọi là chuyển nghĩa).Trong tác phẩm văn chương ở một số trường hợp , cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ có thể cùng song song tồn tại. tạo sự liên tưởng phong phú, hứng thú cho người đọc.
? Trong bài thơ Những cái chân, từ “chân” được dùng với những nghĩa nào.
- Nghĩa 2, 3 (nghĩa chuyển) nhưng vẫn được hiểu theo nghĩa gốc nên có liên tưởng thú vị.
* GV: Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK tr 56.
* Ghi nhớ 2: (SGK tr 56).
III. LUYỆN TẬP.
* GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi. HS tìm nhanh 3 từ chỉ bộ phận người và và kể ra một số ví dụvề sự chuyển nghĩa của từ.
- Mắt, mũi, tay, tai, miệng, chân, đầu.
Bài tập 1:
- Mũi: mũi kim, mũi thuyền, mũi đất, mũi tiến công, 
- Tay: tay áo, tay ghế, tay nghề, non tay.
- Tai: tai mèo, tai xoong, tai nấm, 
- HS: nhận xét. Gv đánh giá và cho điểm.
* GV: Gọi HS đọc bài tập 2 SGK tr 56.
Bài tập 2:
? Em hãy tìm một số từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ cơ thể.
- Búp: búp ngón tay, quả: quả tim,
- Lá: lá phổi, lá lách, lá gan.
- Quả: quả tim, quả cật.
- Lá liễu: Mắt lá răm, mắt lá liễu.
* GV: gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3
Bài tập 3:
a) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động:
Hộp sơn - sơn cửa, cái bào – bào gỗ, cái cân – cân cá.
b) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị:
- Bó lúa, gánh 3 gánh lúa.
- Cuộn bức tranh – 3 cuộn tranh.
- Nắm tay – 3 nắm cơm.
4) Củng cố: 
- GV: nhắc lại: Chuyển nghĩa, nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
- Nêu một số nghĩa chuyển của từ: 
+ Nhà:.
+ Ăn:...
+ Đi:
+ Mắt:.
+ Chơi:
	5) Dặn dò:
	- Về nhà coi lại bài và học bài.
	- Làm bài còn lại.
	- Xem trước bài. LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ.
™–¯™–
TUẦN: 5
TIẾT:19
 N/S: 2/9
 N/D: /9 
TẬP LÀM VĂN : LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ.
I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS :
 - Nắm vững đặc điểm của lời văn tự sự khi sữ dụng để kể về người, về việc.
 - Nắm được hình thức lời văn kể, kể việc, chủ đề và liên kết đoạn văn. Xây dựng được đoạn văn và kể chuyện linh hoạt hằng ngày. Nhận ra các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu sự vật, sự việc, nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng xây dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể được.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: Giáo án, sgk, sgv, stk.
 - HS: sgk, vở ghi., xem trước bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1) Ổn định: Ktra ss
2) Ktra bài cũ:
? Hãy cho biết khi có một số đề văn ta cần phải làm gì.
? Nêu cách làm một số bài văn tự sự..
3) Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
* GV: Ở tiết 11 và 12 chúng ta đã đề cập đến nhân vật, và sự việc trong văn tự sự. Vậy nhân vật cũng như các sự việc trong văn tự sự được giới thiệu trong lời văn, đoạn văn ra sao . Muốn biết chúng ta đi vào tìm hiểu nội dung của bài học hôm nay.
* GV: treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc 2 đoạn văn.
I. LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ.
? Hai đoạn văn bạn vừa đọc làm nhiệm vụ gì.
1) Lời văn giới thiệu nhân vật.
- Giới thiệu nhân vật.
a) Bài tập:
? Vậy nhân vật được giới thiệu trong đoạn văn này là ai.
- Giới thiệu nhân vật: Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh.
? Hai đoạn văn giới thiệu cho chúng ta biết về sự việc gì.
- Giới thiệu sự việc: Vua Hùng ké ... hiều em từng ngày, từng giờ làm những việc phụ lòng cha mẹ mình. 
? Kết cục Mẹ con Lí Thông đã bị trừng trị như thế nào? Sự trừng trị đó có thỏa đáng không.
- Cuối cùng bị trời đánh chết biến thành bọ hung đời đời sống trong dơ bẩn.
- Thạch Sanh với tấm lòng độ lượng tha chết cho mẹ con Lí Thông và cho họ về quê nhưng trời bất dung thân những con người độc ác vong ân , bội nghĩa đã cho sét đánh chết mẹ con họ đồng thời biến họ thành bọ hung để suốt đời sống cảnh chui rúc trong dơ bẩn thật đáng đời.
* GV: Vì thế làm con người nhất định không được ăn ở độc ác, không tham lam, không gian dối, xảo trá, lọc lừa mà phải biết nghĩ đến người khác, phải yêu thương giúp đỡ mọi người, phải biết nhớ ơn người đã giúp mình nếu không thì nhất định trời cao trừng trị, sẽ bị quả báo.
? Ngoài nhân vật phản diện là nhân vật nào có mặt trong truyện? Là người đóng vai trò gì trong truyện.
- Là cầu nối để giải oan cho Thạch Sanh, người ân của TS.
- Nàng câm thì tiếng đàn mới hiệu nghiệm, có nàng TS mới lên ngôi.
3) Công chúa:
- Là cầu nối để giải oan cho Thạch Sanh, người ân của TS.
? Kết thúc truyện mẹ con Lí Thông bị phải chết, TS kết hôn cùng công chúa và lên ngôi? Qua kết thúc này nhân dân ta muốn thể hiện điều gì.
* Ý nghĩa:
- Thể hiện công lí xã hội: ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ “ gieo gió thì gặt bão”.
- GV: gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
* Ghi nhớ (SGK tr 67).
- GV: Truyện Thạch Sanh là một tác phẩm lớn về đề tài và nội dung, vừa phong phú về loại hình nhân vật. Ở đây vừa có đấu tranh thiên nhiên chống các loại có thú ( ở trên trời “Đại bàng”, ở mặt đất có “Trăn tinh”, trong hang động có “Hồ tinh”) vừa có đấu tranh giai cấp (giữa TS và LT”); lại có đấu tranh chống giặc ngoại xâm (với quân “ 18 nước chư hầu”) và đấu tranh cho tình yêu đôi lứa (giữa TS và công chúa). Đây là nghệ thuật đối lập, và những yếu tố thần kì.
4) Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung đã học.
? Tác giả dân gian kể về sự ra đời và lớn lên của TS trong mối quan hệ giữa đời sống trần thế với thế giới thần thánh nhằm mục đích gì.
A. Thể hiện ước mơ về sức mạnh thần kì để chiến thắng thiên nhiên.
B. Thỏa mãn ước mơ có sức mạnh thần kì để chiến thắng giặc ngoại xâm.
C. Thỏa mãn trí tưởng tượng lãng mạn, bay bổng nhưng cũng hết sức thực tế của nhân dân ta trong cuộc sống.*
D. Ca ngợi phẩm chất, tài năng nhân vật cũng như của chính nhân dân lao động.
? Nhận xét nào nêu chính xác về nguồn gốc xuất thân của TS.
A. Từ thế giới thần linh.
B. Từ những người chịu nhiều đau khổ.*
C. Từ chú bé mồ côi.
D. Từ những người đấu tranh quật khởi.
	5) Dặn dò:	
- Về nhà coi lại bài và học bài.
	- Học ghi nhớ.
- Xem trước bài : CHỮA LỖI DÙNG TỪ.
™–¯™–	
TUẦN: 6
TIẾT: 23
 N/S: 23/9
 N/D: 12/9 
TIẾNG VIỆT: CHỮA LỖI DÙNG TỪ
I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS :
Giúp HS nhận ra được các lỗi lập và lẫn lộn những từ gần âm.
Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: Giáo án, sgk, sgv, stk, bảng phụ.
 - HS: sgk, vở ghi., xem trước bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1) Ổn định: Ktra ss
2) Ktra bài cũ:
? Chuyển nghĩa là gì? Nghĩa gốc khác nghĩa chuyển như thế nào. Cho ví dụ đồng thời xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong ví dụ đó.
? Nêu một số nghĩa chuyển của các từ sau: Nhà, ăn, chơi, mất, chín.
3) Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
- GV: Trong c/s khi nói và viết chúng ta thường sa vào một số lỗi mà nguyên nhân thì có rất nhiều. Để chữa được lỗi đó thì chúng ta cần phải nắm được lỗi đó là lỗi gì? Có như thế thì việc chữa lỗi của chúng ta sẽ trở nên dễ dàng và sẽ tránh được một số lỗi không đáng có trong khi nói và viết và để chúng minh cho những lỗi đó cô sẽ cho chúng ta thấy trong một số bài viết của các bạn.
+ GV: Lấy một số bài làm mắc lỗi của HS trong bài viết TLV số một để dẫn vào bài mới.
I. LẶP TỪ.
- GV: treo bảng phụ có ghi ví dụ lên bảng. 
1) Bài tập (SGK tr 68).
- Gọi HS đọc sau đó cho HS thảo luận theo nhóm. Gọi đại diên nhóm lên bảng.
? Đại diện nhóm 1lên bảng gạch chân dưới những từ có nghĩa giống nhau đồng thời thống kê lại xem mỗi từ như vậy được lặp lại mấy lần.
* Đoạn a:
- Lặp từ “tre”:7 lần.
- giữ: 4 lần.
- anh hùng: 2 lần.
? Tương tự nhóm 2 lên bảng gạch chân dưới những từ
có nghĩa giống nhau ở đoạn văn (b) và thống kê coi từ đó được lập lại mấy lần.
* Đoạn b:
- Truyện dân gian: 2 lần.
? Mục đích lặp từ ở đoạn a có tác dụng gì (nhóm 3).
2) Tác dụng:
- Ở đoạn văn a, việc lặp lại từ tre có tác dụng nhấn mạnh vai trò của cây tre trong việc đánh giặc giữ làng, bảo vệ con người và đất nước đồng thời tạo nhịp điệu hài hòa như bài thơ cho văn xuôi.
+ Đoạn a: 
- Tạo nhịp điệu hài hòa cho một đoạn văn xuôi giàu chất thơ.
? Vậy ở đoạn b, việc lập có tác dụng giống hay khác đoạn a? Nếu khác thì khác như thế nào.
+ Đoạn b:
- Lỗi lặp do diễn đạt kém, làm cho câu văn nặng nề. 
3) Chữa lỗi:
? Chữa lại câu mắc lỗi (nhóm 4).
- GV: gọi đại diện nhóm 4 nhận xét, sửa chữa.
- Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
* Bài tập nhanh:
- GV: Đưa ra bài tập nhanh cho HS phát hiện lỗi sai.
+ VD: Em rất thích hoa hồng vì hoa hồng rất đẹp.
- Song song đó GV kết liên hệ thực tế bằng cách lấy những bài viết tập làm văn số một có mắc lỗi để giáo dục HS tránh lỗi lập từ.
II. LẪN LỘN TỪ GẦN ÂM.
- GV: treo bảng phụ có ghi bài tập ví dụ cho HS đọc và thảo luận.
* Bài tập (SGK tr 68).
1) Từ dùng sai.
? Trong câu a từ nào dùng không đúng.
- Thăm quan (không có từ này trong TV).
a) thăm quan (từ này không có trong TV).
? Tương tự em hãy cho cô biết trong câu b từ nào dùng sai.
- Nhấp nháy(1)mở ra nhắm lại liên tiếp (2) có ánh sáng khi lóe khi tắt liên tục.
b) Từ sai: nhấp nháy (1)mở ra nhắm lại liên tiếp (2) có ánh sáng khi lóe khi tắt liên tục.
? Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc mắc lỗi trên.
2) Nguyên nhân mắc lỗi.
- Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.
- Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.
? Hãy viết lại các từ dùng sai cho đúng.
3) Sửa lại.
- GV: Như chúng ta đã học ở bài 3 thì từ có nội dung và hình thức hai mặt này luôn gắn với nhau. Vì vậy nếu sai về hình thức thì sẽ dẫn đến sai về nội dung.
- VD: Tham quan (tham quan là xem tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học hỏi kinh nghiệm).
Còn thăm quan vô nghĩa vì không có từ này trong TV (chỉ có thăm hỏi, thăn viếng, thăm dò).
- Thay thăm quan bằng tham quan (xem tận mắt để mở rộng hiểu biết và học tập kinh nghiệm).
- Thay nhấp nháy bằng mấp máy (cử động nhẹ nhàng và liên tiếp).
- Mấp máy là cử động nhẹ và liên tiếp (thường nói về môi mắt).
 Vậy muốn tránh mắc lỗi dùng sai âm của từ phải hiểu đúng nghĩa của từ.
III. LUYỆN TẬP.
- GV: gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1 SGK tr 68.
 Bài tập 1: Lượt bỏ từ ngữ trùng lập trong các câu văn.
+ HS lên bảng mỗi em chữa một câu.
+ Các HS ở dưới lớp tự làm bài và sau khi bạn làm xong nhận xét.
a) Bỏ các từ: bạn, ai, cũng rất lấy làm, bạn, Lan.
- Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều quý mến.
b) Bỏ câu chuyện ấy.
- Thay câu chuyện này bằng câu chuyện ấy.
- Thay những nhân vật ấy bằng từ thay thế : Họ.
- Thay những nhân vật bằng những người.
Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện vì họ đều là những người có phẩm chất tốt đẹp.
- GV: Nghĩa của từ lớn lên trùng vơi nghĩa của từ trưởng thành.
c) Bỏ từ: lớn lên.
- GV: gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- GV: gọi 3 HS lên bảng làm mỗi em một câu.
Bài tập 2: Thay những từ sai bằng những từ khác.
- Linh động: Không rập khuôn, máy móc các nguyên tắc..
- Sinh động: gợi hình ảnh, cảm xúc, liên tưởng.
a) Thay linh động bằng sinh động.
- Bàng quang: bọng chứa nước tiểu.
- Bàng quan: dửng dưng, thờ ơ.
b) Thay bàng quang bằng bàng quan.
- Hủ tục: những thói quen lạc hậu cần bài trừ.
- Thủ tục: những quyết định hành chính cần tuân theo.
c) Thay thủ tục bằng hủ tục.
? Theo em, nguyên nhân chủ yếu của việc dùng sai đó là gì.
* Nguyên nhân mắc lỗi: Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.
4) Củng cố: 
- GV: Cho HS nhắc lại các lỗi thường gặp khi dùng từ và nguyên nhân mắc lỗi.
	5) Dặn dò:	
	- GV: trả bài viết số 1. Yêu cầu HS về nhà đọc bài để xem lại những lỗi mà GV đã sửa để chuẩn bị cho tiết trả bài.
	- Đọc trước bài viết số 1 và sữa lỗi.	
™–¯™–
TUẦN: 6
TIẾT: 24
 N/S: 25/9
 N/D: 12 /9 
TẬP LÀM VĂN : TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1.
I .MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS :
- Hiểu được những lỗi sữ dụng sai trong khi viết bài văn tự sự: Lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, sữ dụng câu, đoạn.
- HS rút kinh nghiệm sửa lại các lỗi.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: Giáo án, chuẩn bị bài đã chấm trả trước, các lỗi sai cụ thể, 2 bài điểm tốt và 2 bài điểm yếu, đáp án, đề.
 - HS: sgk, vở ghi, xem lại các lỗi tập sửa lại cho đúng.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1) Ổn định: Ktra ss
2) Ktra bài cũ:
3) Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
- GV: Ghi đề bài lên bảng.
I. Đề bài: 
 Đề 1: “Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích)bằng lời văn của em”.
Đề 2: Một kỉ niệm đáng nhớ hồi học tiểu học.
- GV: yêu cầu HS đọc đề bài trên bảng.
II. Yêu cầu của đề bài.
- GV: cho HS xác định đề theo 4 bước như đã học.
? Cả 2 đề thuộc thể loại gì. 
1.Xác định đề:
- Thể loại: Kể (tự sự).
- GV: cho HS tìm ý.
? Nội dung 2 đề yêu cầu gì.
2. Tìm ý.
- Nội dung: 
+ Đề 1: Kể lại truyện truyền thuyết, cổ tích bằng lời văn của em.
+ Đề 2: Kỷ niệm đáng nhớ ở tiểu học.
? Nhắc lại dàn ý của bài văn tự sự.
3. Dàn ý.
- GV: gọi 2 HS lên bảng lập dàn ý.
a. Mở bài: giới thiệu chung.
b. Thân bài: diễn biến của câu chuyện.
c. Kết bài: Kết thúc sự việc.
III. Nhận xét bài làm của HS:
- GV: Nhận xét bài làm của HS.
1. Ưu điểm:
- Phần lớn các em đã xác định được yêu cầu của đề bài.
- Đa số bài viết có đầy đủ 3 phần.
- Một số bài viết sạch sẽ, rõ ràng, đẹp.
- Một số bài viết diễn đạt tốt.
2. Nhược điểm.
- Sai lỗi chính tả nhiều, chưa phân biệt giữa: tr và ch, n và l, gi và d. Viết hoa tùy tiện.
- Nhầm sang kể lại truyện không dùng lời văn của mình.
- Một vài bài bố cục chưa rõ ràng.
IV. Chữa một số bài tiêu biểu.
- GV: Yêu cầu một số HS đọc bài làm của mình.
1. Lạc đề.
- HS: đọc bài.
2. Kể sai sự việc.
- HS: nhận xét bài làm và chỉ ra lỗi sai của bạn.
3. Câu văn sai ngữ pháp.
- HS: chữa bài.
4. Chữa lỗi chính tả.
V. Đọc bài làm tốt.
- HS: đọc bài.
- Chỉ ra những ưu điểm của các bài đã được đọc.
- GV: tuyên dương những bài làm tốt.
4) Củng cố: 
- HS: nhắc lại các bước làm bài văn tự sự.
- HS: xem lại bài.
- GV: gọi và vào điểm.
	5) Dặn dò:	
- Về nhà đọc lại bài tiếp tục phát hiện chỗ sai.
- Soạn bài: EM BÉ THÔNG MINH.
™–¯™–

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5-6.doc