Giáo án Ngữ văn 6 tuần 5 tiết 20: Tập làm văn: Lời văn, đoạn văn tự sự

Giáo án Ngữ văn 6 tuần 5 tiết 20: Tập làm văn: Lời văn, đoạn văn tự sự

TẬP LÀM VĂN:

 LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn văn

- Xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hằng ngày.

- Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật, sự việc nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể việc.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên:

Dùng bảng phụ ghi 2 đoạn văn giới thiệu nhân vật trang 67 sách giáo khoa.

½ mặt sau ghi đoạn văn kể về sự việc Sách giáo khoa trang 59

- Học sinh: Xem trước bài mới

C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới

 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, tác phong.

 II. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu rõ việc làm của việc tìm hiểu đề.

- cho biết cách làm bài văn tự sự.

 

doc 4 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tuần 5 tiết 20: Tập làm văn: Lời văn, đoạn văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/9/2009
Tiết 20
TẬP LÀM VĂN:
 	LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn văn
- Xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hằng ngày.
- Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật, sự việc nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể việc.
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: 
Dùng bảng phụ ghi 2 đoạn văn giới thiệu nhân vật trang 67 sách giáo khoa.
½ mặt sau ghi đoạn văn kể về sự việc Sách giáo khoa trang 59
- Học sinh: Xem trước bài mới
C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới
 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, tác phong.
 II. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu rõ việc làm của việc tìm hiểu đề.
- cho biết cách làm bài văn tự sự.
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Giới thiệu bài mới.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lời văn giới thiệu nhân vật.
:
I, Lời văn tự sự 
- Giáo viên treo bảng phụ đã ghi sẵn 2 đoạn văn giới thiệu nhân vật.
- Giáo viên giải thích khái niệm “lời văn”: cách thức diễn đạt, kiểu diễn ngôn
1. Lời văn giới thiệu nhân vật (còn gọi là lời văn kể người) 
- Cho học sinh đọc 2 đoạn văn
- Đoạn 1 giới thiệu nhân vật nào?
- Vua Hùng
- Đoạn 1 gồm hai câu. Mỗi câu nói về nội dung gì?
- Câu a gồm 2 ý: Về Hùng Vương và về Mị Nương
- Câu b gồm 2 ý: 1 ý về tình cảm, 1 ý về nguyện vọng
- Các câu văn đã giới thiệu về nhân vật ở phương diện nào?
- tên, lai lịch, quan hệ, tính tình
- Đoạn 2 giới thiệu nhân vật nào?
" Giáo viên bổ sung: Do tài hai chàng ngang nhau, cách giới thiệu cũng ngang nhau, cân đối, tạo vẻ đẹp của đoạn văn
- Cả hai đoạn văn giới thiệu đều dùng từ nào?
" Giáo viên mở rộng: đó là kiểu câu tự sự với chữ “có”: Ví dụ: Ngày xưa có hai anh em; Ở làng nọ có .
- Câu 1giới thiệu chung; Câu 2, 3 giới thiệu Sơn Tinh; Câu 4, 5 giới thiệu Thuỷ Tinh; Câu 6 kết hợp lại rất chặt chẽ.
- Có, là và cụm từ “Người ta gọi .là.”
- Em có nhận xét gì về cách giới thiệu nhân vật của cả hai đoạn văn ?
" Giáo viên liên hệ: Chúng ta nên học tập cách giới thiệu nhân vật của dân gian
- Gọn gàng, đầy đủ và có chất văn
- Gọn gàng, đầy đủ và có chất văn
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lời văn kể về sự việc.
2. Lời văn kể sự việc
- Đoạn văn trên đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? (gạch dưới những từ chỉ hành động đó)
- Những từ chỉ hành động thuộc loại từ gì?
- Các hành động được kể theo thứ tự nào?
- Hành động ấy đem lại kết quả gì?
- Lời kể trùng điệp “Nước ngập nước ngập  nước dâng” gây ấn tượng gì cho người đọc?
" Giáo viên nói sơ bộ về ghi nhớ ý 1, cho học sinh đọc
- Gạch chân những từ chỉ hành động, việc làm
- Động từ
- Trước sau
- Nước ngập cả thành Phong Châu
- Gây ấn tượng nước dâng rất mau lẹ
- Kể hành động, việc làm
- Kể kết quả và sự thay đổi do hành động đem lại
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đoạn văn
- Cho học sinh đọc lại 3 đoạn văn ở phần 1
" Giáo viên nêu khái niệm “đoạn văn”
- Mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào? Gạch chân câu đó?
- Những câu gạch chân đó gọi là câu chủ đề. Vậy tại sao người ta gọi đó là câu chủ đề?
- Để dẫn dắt ý chính, người kể dẫn dắt bằng cách kể các ý phụ như thế nào?
- Các ý phụ có mối quan hệ với ý chính như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh đọc ghi nhớ
- Đoạn 1:Vua Hùng kén rể
- Đoạn 2: Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đến cầu hôn, đều có tài lạ, đều xứng đáng làm rể Vua Hùng
- Đoạn 3: Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh
- Biểu đạt ý chính
- Đoạn 1 dẫn dắt: Vua có con gái xinh đẹp" yêu thương " có ý kén rể
- Đoạn 2: Giới thiệu từng người, tài không được giống nhau
- Đoạn 3: Kể trận đánh theo thứ tự trước sau từ nguyên nhân đến trận đánh
- Dẫn dắt đến ý chính, giải thích cho ý chính, làm nổi bật ý chính
II. Đoạn văn
- Có câu chủ đề: Biểu đạt ý chính
-Các câu khác: dẫn dắt, làm nổi bật ý chính
* Ghi nhớ: Sách giáo khoa trang 59
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập
Giải bài tập
II- Luyện tập
- Cho học sinh đọc bài tập , nêu yêu cầu và thảo luận
Đọc bài tập
Thảo luận và trình bày
1)1)- a: kể Sọ Dừa chăn bò cho Phú Ông
 - Câu chủ đề: Cậu chăn bò rất giỏi
 b- Kể về tính ác của hai cô chị, vẻ hiền lành của cô út
- Câu chủ đề: Hai cô chị  tử tế
c- Kể về cô gái có tính trẻ con
- Câu chủ đề: Và tính lắm
- Cho học sinh đọc bài tập 2 và trả lời
Đọc và trả lời câu hỏi.
2) b: đúng vì kể có thứ tự
- Cho học sinh đọc bài tập 3, cho 4 tổ thảo luận
Đọc đề bài và thảo luận-Trình bày.
3) Nên sử dụng từ “có”, “là”
IV. Củng cố:
	- Viết lời văn kể người phải làm như thế nào? 
- Viết lời văn kể việc cần phải làm gì? 
- Thế nào là câu chủ đề
 V. Dặn dò: Học bài, làm bài tập 4 trang 60 sách giáo khoa; bài 5, 6, 7 trang 25 sách Bài tập. –&—

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 20.doc