I. Mục tiêu đề kiểm tra: Giúp HS :
Vận dụng những kiến thức về văn tự sự đã học để viết một bài văn tự sự hoàn chỉnh.
II. Hình thức đề kiểm tra:
- Hình thức kiểm tra: tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: HS làm cá nhân tại lớp trong thời gian 90 phút.
III. Thiết lập ma trận: Không có
IV. Biên soạn đề kiểm tra:
Đề: Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời kể của em.
V. Hướng dẫn chấm, biểu điểm:
Bài Tiết 17,18: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 Tuần dạy: 5 Ngày dạy: I. Mục tiêu đề kiểm tra: Giúp HS : Vận dụng những kiến thức về văn tự sự đã học để viết một bài văn tự sự hoàn chỉnh. II. Hình thức đề kiểm tra: - Hình thức kiểm tra: tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: HS làm cá nhân tại lớp trong thời gian 90 phút. III. Thiết lập ma trận: Không có IV. Biên soạn đề kiểm tra: Đề: Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời kể của em. V. Hướng dẫn chấm, biểu điểm: Câu Đáp án Điểm Tập làm văn: Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời kể của em. - Về kĩ năng: HS biết viết một câu chuyện hoàn chỉnh bằng lời văn của mình, có bố cục rõ ràng, cân đối. - Về kiến thức: Đảm bảo các ý sau: *Dàn bài: 1. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện mình định kể bằng lời văn của chính bản thân đó là Thánh Gióng. 2.Thân bài: Kể cụ thể chi tiết truyện Thánh Gióng: - Sự ra đời và tuổi thơ kì lạ của Gióng. - Gióng cất tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc -Thánh Gióng yêu cầu nhà vua sắm cho ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt. Gióng ăn khỏe, lớn nhanh. -Thánh Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ, cưỡi ngựa, cầm roi sắt ra trận. - Roi sắt gãy thì lấy tre làm vũ khí. -Thắng giặc, Thánh Gióng bỏ lại áo giáp, cưỡi ngựa bay về trời. 3. Kết bài: Kể kết cục câu chuyện: Vua nhớ công ơn. Lập đền thờ ngay ở quê nhà. 2 đ 6đ 2đ Cộng 10 đ * Lưu ý thêm: - Điểm 10 - 9: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt hay, có ý sáng tạo, bố cục rõ ràng, cân đối. - Điểm 8 -7: Trình bày đầy đủ các yêu cầu trên còn mắc một vài lỗi diễn đạt - Điểm 6-5-4: Trình bày 2/3 các yêu cầu trên, còn mắc vài lỗi diễn đạt - Điểm: 1-2-3: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ Bài 5 Tiết : 19 Tuần dạy: 5 Ngày dạy: 1. Mục tiêu: Giúp HS : 1.1. Kiến thức : - HS biết được thế nào là từ nhiều nghĩa. - HS hiểu được hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Hiểu nghĩa gốc, nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa. 1.2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng nhận diện được từ nhiều nghĩa. - Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. - Bước đầu sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp. 1.3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức sử dụng từ. 2. Trọng tâm: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ (nghĩa gốc, nghĩa chuyển). 3. Chuẩn bị: 3.1.Giáo viên : - Nội dung bài dạy về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Bảng phụ ghi VD sgk/55 - Một số ví dụ phân biệt từ nhiều nghĩa với hiện tượng đồng âm 3.2 Học sinh : Soạn bài trước ở nhà 4. Tiến trình: 4.1. Ổn định tổ chức: - Kiểm diện HS: Lớp 6A5:.. 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Nghĩa của từ là gì? Cầu hôn: xin được lấy làm vợ. Hãy cho biết nghĩa của từ cầu hôn được giải thích bằng cách nào? (8đ) Đáp án: - Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. - Nghĩa của từ cầu hôn được giải thích bằng cách: Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. Câu 2: Có phải từ chỉ có một nghĩa hay không? (2đ) Đáp án: Không (Vì từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa) 4.3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Vào bài: GV: Khi mới xuất hiện thường từ chỉ có một nghĩa nhất định. Nhưng xã hội phát triển, nhận thức con người cũng phát triển nên nảy sinh ra nhiều khái niệm mới, trong đó có một số từ phát sinh ra nhiều nghĩa, người ta gọi đó là hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Hoạt động 2: Từ nhiều nghĩa GV treo bảng phụ ghi bài thơ sgk/55 - Gọi HS đọc bài thơ : “ Những cái chân” ?Trong bài thơ trên có mấy sự vật có chân? Những cái chân ấy có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được không? - 4 sự vật có chân: Đó là cái gậy, chiếc com-pa, cái kiềng và cái bàn, có thể nhìn hoặc sờ được. ? Có mấy sự vật không có chân? Tại sao sự vật ấy vẫn được đưa vào bài thơ? - 1 sự vật không có chân: cái võng. - Nó được đưa vào bài thơ để ca ngợi bộ đội hành quân. ?Trong bốn sự vật có chân, nghĩa của từ chân có gì khác nhau, giống nhau? - Giống: Chân là nơi tiếp xúc với đất - Khác : Chân của cái gậy dùng để đỡ bà. Chân của cái com-pa để giúp cái com-pa quay được. Chân của cái kiềng dùng để đỡ thân kiềng và xoong, nồi đặt trên cái kiềng. Chân của cái bàn dùng để đỡ thân bàn, mặt bàn, ? Hãy tìm một số nghĩa khác của từ chân? - HS tìm, HS nhận xét, bổ sung - GV chốt ý cơ bản . Chân có các nghĩa: (1): Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng (2): Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác: Chân giường, chân đèn (3): Bộ phận dưới cùng của một số sự vật tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền : chân tường, chân núi à từ “chân” là từ nhiều nghĩa. ? Tìm một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân? Mũi: - Bộ phận của cơ thể người hoặc động vật, có đỉnh nhọn: mũi người, mũi hổ - Bộ phận phía trước của phương tiện giao thông đường thủy: mũi tàu, mũi thuyền. - Bộ phận nhọn sắc của vũ khí: mũi dao, mũi lê, mũi súng, mũi kim, - Bộ phận lãnh thổ: mũi cà mau, mũi né, ? Tìm một số từ chỉ một nghĩa? - Xe máy: chỉ một loại xe có động cơ chạy bằng xăng. - Toán học: Chỉ một mộn học cụ thể - Hoa nhài: Chỉ một loại hoa cụ thể ? Sau khi tìm hiểu nghĩa của các từ trên. Em có nhận xét gì về nghĩa của từ? -HS trả lời, GV chốt ý. GV treo bảng phụ: Ruồi đậu mâm xôi đậu Kiến bò đĩa thịt bò Hãy cho biết từ đầu, bò trong hai trường hợp trên có phải là từ nhiều nghĩa không? HS thảo luận bàn 3 phút – trả lời – nhận xét GV chốt ý: Đây không phải là từ nhiều nghĩa mà là từ đồng âm ? Hãy chỉ ra điểm khác nhau cơ bản giữa từ nhiều nghĩa và từ đồng âm? Gọi HS đọc ghi nhớ 1 Hoạt động 3: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ ? Cho biết nghĩa đầu tiên của từ “chân “ là nghĩa nào? - Bộ phận tiếp mặt đất của cơ thể người hay động vật ?Nêu một số nghĩa chuyển của từ chân mà em biết? ? Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ “chân” ? - Nghĩa đầu tiên là cơ sở để nêu ra các nghĩa sau ( gọi là nghĩa gốc), các nghĩa sau làm phong phú cho nghĩa đầu tiên (gọi là nghĩa chuyển). - GV gọi HS đọc ví dụ ( sgk ) ? Hai từ xuân trong câu thơ sau có mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào? Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân -Xuân (1): 1 nghĩa chỉ mùa xuân - Xuân (2): Nhiều nghĩa: chỉ mùa xuân, chỉ sự tươi đẹp, trẻ trung à Trong câu từ có thể được dùng với 1 nghĩa hoặc nhiều nghĩa ? Vậy trong câu, từ có mấy nghĩa? ? Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?Nghĩa gốc, nghĩa chuyển là gì? -HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. Gọi HS đọc ghi nhớ 2 SGK Hoạt động 4: Luyện tập. - Gọi HS đọc BT1,2,3 - GV chia lớp thành bốn nhóm thảo luận (4 phút) Nhóm 1: BT1. Nhóm 3: BT3a. Nhóm 2: BT2. Nhóm 4: BT4a. - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. - GV chốt I. Từ nhiều nghĩa: - Từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa. * Lưu ý: Cần phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm - Từ nhiều nghĩa: phát âm giống nhau và có nét chung về nghĩa. - Từ đồng âm: phát âm giống nhau nhưng khác xa nhau về nghĩa. Ghi nhớ 1 ( sgk/56 ) II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: - Trong một câu, từ có thể dùng với một nghĩa hoặc nhiều nghĩa. - Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa: + Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở hình thành các nghĩa khác. + Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. Ghi nhớ 2 sgk/56 III. Luyện tập: 1.Bài tập 1: - Đầu: + Đau đầu, nhức đầu + Đầu sông, đầu đường + Đầu mối, đầu tầu - Mũi: + Mũi thuyền, mũi kéo + Mũi tẹt, mũi lõ + Cánh quân chia làm 3 mũi - Tay: + Cánh tay, nhức tay.. + Tay súng, tay anh chị + Tay ghế 2.Bài tập 2: Một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để được cấu tạo từ chỉ bộ phẩn cơ thể người: + lá – lá phổi, lá lách + quả – quả tim, quả thận 3. Bài tập 3: hộp sơn – sơn cửa; cái bào – bào gỗ; cân muối – muối dưa 4. Bài tập 4: a. Tác giả nêu hai nghĩa cuả từ bụng. Còn thiếu một nghĩa nữa – “phần phình to ở giữa của một số sự vật”. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu 1: Chuyển nghĩa là gì? Trong từ nhiều nghĩa có những nghĩa nào? Đáp án câu 1: Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. Trong từ nhiều nghĩa có nghĩa gốùc và nghĩa chuyển. Câu 2: Thế nào là nghĩa gốc? Nghĩa chuyển? Đáp án câu 2: + Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở hình thành các nghĩa khác. + Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. 4.5. Hướng dẫn HS tự học: *Đối với bài học ở tiết học này: - Học thuộc ghi nhớ sgk/56 - Làm bài tập 2, 3b,4b, 5 vào Vở BTNV - Đọc thêm: “Về từ ngọt” * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Soạn bài : “Lời văn, đoạn văn tự sự”: Trả lời các câu hỏi SGK/58,59. - Lời văn, đoạn văn tự sự - Làm phần luyện tập vào vở soạn 5. Rút kinh nghiệm: - Nội dung: - Phương pháp: -Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học: LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ Bài 5 Tiết : 20 Tuần dạy: 5 Ngày dạy: 1. Mục tiêu: Giúp HS 1.1. Kiến thức: - HS biết cách phân tích, sử dụng lời văn, đoạn văn để đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản. - HS hiểu thế nào là lời văn, đoạn văn trong văn bản tự sự. + Lời văn tự sự: dùng để kể người và kể việc + Đoạn văn tự sự: gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng. 1.2. Kĩ năng: - Bước đầu biết cách dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc – hiểu văn bản tự sự. - Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự. 1.3. Thái độ: Giáo dục tính sáng tạo khi viết câu, dựng đoạn cho học sinh 2. Trọng tâm: Lời văn, đoạn văn tự sự 3. Chuẩn bị: 3.1. Giáo viên : Kiến thức trọng tâm, tư liệu liên quan đến bài 3.2. Học sinh : Soạn trước bài ở nhà 4. Tiến trình: 4.1. Ổn định tổ chức: - Kiểm diện HS: Lớp 6A5: 4.2. Kiểm tra miệng : Câu 1: Nêu rõ các bước trong cách làm một bài văn tự sự ? (8đ) Đáp án: - Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài. - Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: Nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện. - Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết. - Cuối cùng phải viết thành câu theo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Câu 2: Nói lời văn tự sự dùng để giới thiệu nhân vật và kể việc là đúng hay sai? (2đ) Đáp án: Đúng 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1:Vào bài: Tiết trước chúng ta đã viết bài kiểm tra số 1, tiết này chúng ta đi vào tìm hiểu về lời văn đoạn văn tự sự. Hoạt động 2:Tìm hiểu lời văn, đoạn văn tự sự 1. Tìm hiểu lời văn giới thiệu nv: @HS đọc 2 đoạn văn (Sgk/58) ? Đoạn 1 và 2 giới thiệu những nhân vật nào? - Đoạn 1:Vua Hùng, Mị Nương - Đoạn 2: Sơn Tinh, Thủy Tinh ? Đoạn 1 giới thiệu về điều gì của nhân vật? - Nguồn gốc, lai lịch, tên nv, ? Thứ tự các câu trong đoạn sắp xếp như thế nào? Có đảo lộn thứ tự được không? - Không thể. Vì nếu đảo lộn thì ý nghĩa đoạn văn sẽ thay đổi hoặc khó hiểu. ? Qua việc nhận xét về trật tự các câu văn trong đoạn văn, em có nhận xét gì về kiểu câu giới thiệu nhân vật? - Kiểu câu giới thiệu nhân vật thường có đủ chủ vị (hoặc có vị ngữ). 2. Tìm hiểu lời văn kể việc: @ HS đọc đoạn 3 (sgk/59) ? Các nhân vật có những hành động gì? Hành động đó được kể theo trình tự như thế nào? Theo mối quan hệ gì? - Các hành động được kể theo thứ tự trước - sau, nhân – quả. GV chốt: Lời văn tự sự chủ yếu dùng trong kể người và kể việc 3. Tìm hiểu đoạn văn: @ HS đọc lại các đoạn 1,2,3 ? Mỗi đoạn gồm mấy câu? Ý chính của từng đoạn? Câu quan trọng nhất trong từng đoạn? - Đoạn 1 có 2 câu; đoạn 2 có 6 câu; đoạn 3 có 3 câu. ? Các câu trong đoạn có mối quan hệ như thế nào với nhau? -Chặt chẽ, không tách rời làm nổi bật ý chính. -> Đây là các đoạn văn tự sự ? Vậy thế nào là đoạn văn tự sự? (Gợi ý: về hình thức của đoạn văn thì như thế nào? về nội dung ra sao?) @ Bài tập nhanh: Viết một đoạn văn kể lại việc làm tốt của em vừa qua. (3 – 5 câu). Xác dịnh câu chủ đề. @ HS đọc ghi nhớ. Hoạt động3: Hướng dẫn luyện tập @ Học sinh đọc và xác định yêu cầu các bài tập 1,2 phần luyện tập, Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận tại lớp. Nhóm 1 : BT 1a Nhóm 2 : BT1 b Nhóm 3 : BT 1c Nhóm 4 : BT 2 Thảo luận 4 phút Đại diện nhóm trình bày – nhận xét GV sửa sai I/ Lời văn, đoạn văn tự sự: 1. Lời văn giới thiệu nhân vật. - Giới thiệu tên, nguồn gốc, lai lịch, tính tình, quan hệ, tài năng, tình cảm, lời nói, ý nghĩ, 2. Lời văn kể việc: - Là kể các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại 3. Đoạn văn: - Đoạn văn tự sự được đánh dấu bằng chữ cái mở đầu viết hoa lùi đầu dòng và hết đoạn có dấu chấm xuống dòng. Mỗi đoạn văn thường có ý chính. @Ghi nhớ: (Sgk/) II Luyện tập: (Sgk/59) 1. Bài tập1: a. Ý của đoạn thể hiện ở câu: Cậu chăn bò rất giỏi Ý giỏi được thể hiện qua nhiều ý phụ: chăn suốt ngày, từ sáng tới tối; Dù nắng hay mưa bò đều được ăn no căng bụng. b. Thái độ của các con gái phú ông với Sọ Dừa. * Câu chủ đề: câu 2. Còn câu 1 đóng vai trò dẫn dắt, giải thích c. Ý chính: Tính cô còn trẻ con lắm. Các câu sau giải thích cho sự trẻ con ấy. 2. Bài tập 2: - Câu b đúng vì đúng mạch - Câu a sai vì sai mạch (thứ tự các hành động không hợp lý) 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Câu 1: Thế nào là câu chủ đề ? Đáp án câu 1: - Là câu nêu lên ý chính của đoạn . Câu 2: Chức năng chủ yếu của lời văn tự sự là gì ? Đáp án câu 2: Lời văn tự sự chủ yếu dùng trong kể người và kể việc 4.5. Hướng dẫn HS tự học: * Đối với bài học ở tiết học này: - Học thuộc nội dung bài học - Hoàn thành các bài tập vào vở BTNV *Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Soạn bài “ THẠCH SANH ” : - Đọc diễm cảm văn bản - Tóm tắt ngắn gọn truyện Thạch Sanh - Thế nào là truyện cổ tích - Phân tích nhân vật Thạch Sanh, Lý Thông - Nghệ thuật, ý nghĩa văn bản 5. Rút kinh nghiệm: - Nội dung: - Phương pháp: -Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học:
Tài liệu đính kèm: