Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 4, Tiết 13 - Năm học 2009-2010

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 4, Tiết 13 - Năm học 2009-2010

A. Mục tiêu: Giúp học sinh:

a. kiến thức:

 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện, vẻ đẹp của một số hình ảnh trong truyện Sự tích Hồ Gươm.

b. Kỷ năng: - Rèn kĩ năng kể và tìm hiểu ý nghĩa truyện.

c. Thái độ: - Giáo dục HS có tinh thần đoàn kết và yêu hoà bình.

B. Chuẩn bị:

 - GV: Nghiên cứu bài dạy + Tranh minh hoạ.

 - HS: Đọc, kể văn bản và soạn bài.

C. Tiến trình các hoạt động dạy học:

 1) ổn định- kiểm tra sĩ số:

 2) Kiểm tra bài :

 a) Thuật lại diễn biến cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Cho biết ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật này?

 => Cuộc giao tranh: Thuỷ Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước -> Sức mạnh thiên tai (mưa, gió)

 - Sơn Tinh bốc đồi, dời núi -> sức mạnh của nhân dân (đắp đê chống lũ).

 b) Nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?

 => ý nghĩa: Giải thích hiện tượng lũ lụt; thể hiện sức mạnh, ước mong chế ngự thiên tai; suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

 

doc 8 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 4, Tiết 13 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần4:Tiết 13: NS: 6/9/2009.ND: 8/9/2009. 
Văn bản: Sự tích Hồ Gươm
(Truyền thuyết)
( Hướng dẫn đọc thêm) 
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
a. kiến thức: 
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện, vẻ đẹp của một số hình ảnh trong truyện Sự tích Hồ Gươm.
b. Kỷ năng: - Rèn kĩ năng kể và tìm hiểu ý nghĩa truyện.
c. Thái độ: - Giáo dục HS có tinh thần đoàn kết và yêu hoà bình. 
B. Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu bài dạy + Tranh minh hoạ.
 - HS: Đọc, kể văn bản và soạn bài.
C. Tiến trình các hoạt động dạy học: 
 1) ổn định- kiểm tra sĩ số: 
 2) Kiểm tra bài :
 a) Thuật lại diễn biến cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Cho biết ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật này?
 => Cuộc giao tranh: Thuỷ Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước -> Sức mạnh thiên tai (mưa, gió) 
 - Sơn Tinh bốc đồi, dời núi -> sức mạnh của nhân dân (đắp đê chống lũ).
 b) Nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?
 => ý nghĩa: Giải thích hiện tượng lũ lụt; thể hiện sức mạnh, ước mong chế ngự thiên tai; suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
 3) Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới 
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc, kể, tìm hiểu chú thích.
- GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn.
ÚHoạt động 2: tìm hiểu văn bản.
+ Vì sao Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần? Việc Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần có ý nghĩa gì?
+ Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?
+ Em hiểu như thế nào về hai chữ “Thuận Thiên”
+ Khi lưỡi gươm được vớt, Lê Thận còn là dân đánh cá. Khi gươm được chắp lại, Lê Thận đã là nghĩa quân tài giỏi của cuộc khởi nghĩa L. S. Sự việc đó nói lên điều gì về cuộc khởi nghĩa L.S?
+ Thanh gươm báu mang tên “Thuận Thiên” -> thuận theo ý trời, lại được nghĩa quân L. Thận dâng cho Lê Lợi. Điều đó có ý nghĩa gì?
+ Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn?
+ Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như thế nào?
+ Thần đòi gươm và vua trả gươm giữa cảnh đất nước thanh bình có ý nghiã gì?
- GV sử dụng tranh minh hoạ 
+ Bức tranh đã minh hoạ đầy đủ cho sự tích Lê Lợi hoàn gươm. Từ đây em hiểu thêm ý nghĩa nào của văn bản?
ÚHoạt động 3: : HD tổng kết 
+ Qua những điều vừa tìm hiểu, em hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm?
+ Nét đặc sắc trong nghệ thuật kể truyền thuyết này là gì?
->GV bình giảngthêm.
- HS đọc -> nhận xét cách đọc.
- HS kể tóm tắt văn bản.
- HS trình bày: 
- Lớp nhận xét, bổ sung .
- quan sát VB giữa trang 40 để trả lời.
- không cho một người mượi mà cho 2 người mượn, một bên là chủ tướng, một bên là người dân, phảI có sự hợp tác đồng lòng thì mới đuổi được giặc.
- Thuận theo ý trời.
- Tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa L.S.
- Tự kết luận trả lời.
- xem cuối trang 40 trả lời.
- xem Vb trang 41 và hình ảnh đẻ nhận xét và trả lời.
- yêu chuộng hoà bình.
-> HS quan sát.
- tổng kết nội dung và phát biểu.
- chí ý chi tiết kỳ oả và phát biểu.
I/ Tìm hiểu chung: 
1. Đọc
2. Kể: 
3. Chú thích: sgk. 
II.Tìm hiều văn bản: 
1. Long Quân cho mượn gươm thần:
- Giặc Minh coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược.
- Nghĩa quân Lam Sơn nỗi lên chống chúng nhưng buổi đàu còn yếu , nhiều lần bị thua.
-> Long Quân cho mượn gươm.
(Được tổ tiên, thần linh giúp đỡ). 
- Lê Thận vớt lưỡi gươm từ dưới sông
- Chuôi gươm được Lê Lợi lấy từ ngọn cây.
- Tra vào vừa như in.
=> Thể hiện sự nhất trí, đồng lòng đánh giặc cứu nước của nhân dân ta từ miền ngược đến miền xuôi..
- Thanh gươm “ Thuận Thiên” được Lê Thận dâng cho Lê Lợi.
-> Đề cao tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống giặc Minh và anh hùng Lê Lợi( nhân dân đã giáo phó trách nhiệm đánh giặc của Lê Lợi) .
2. Long Quân đòi gươm:
- Đất nước thanh bình
- Lê Lợi lên ngôi và dời đô về Thăng Long.
- Lê Lợi dạo chơi trên hồ Tả Vọng.
- Rùa Vàng đòi gươm, Lê Lợi trả gươm
=> Thể hiện niềm yêu chuộng hoà bình của dân tộc ta.
-> Hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm
III/ Tổng kết:
1. Nội dung: Truyện có ý nghĩa:
- Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẽ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn( thế kỷ XV).
- Thể hiện khát vọng hoà bình dân tộc .
- GiảI thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm 2. Nghệ thuật: 
Truyện có những chi tiết tượng tượng kỳ ảo, giàu ý nghĩa. 
 ÚHoạt động 4: Cung cố – dặn dò: 
4) Củng cố:
 - Nêu ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm?
 - Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm rất đậm yếu tố lịch sử. Đó là các yếu tố nào?
 5) Dặn dò:
 - Học bài và làm lại các bài tập.
 - Ôn lại định nghĩa truyền thuyết.
 - Chuẩn bị bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
 + Nghiên cứu bài và soạn bài.
 .
Tuần4:Tiết 14: NS: 6/9/2009.ND: 8/9/2009
Tập làm văn: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
a. Kiến thức :
 - Nắm được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.
 - Tập viết mở bài cho bài văn tự sự.
b. Kỹ nặng: - Rèn kĩ năng viết văn tự sự.
c. TháI độ: - Giáo dục HS cần tìm hiểu chủ đề và lập dàn bài khi làm văn.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu bài dạy. - HS: Soạn bài .
 1) ổn định:
 2) Kiểm tra bài :
 a. Nêu đặc điểm của sự việc trong văn tự sự?
 => Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể:sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến và kết quả.
 b. Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?
 => Nhân vật trong văn tự sự được gọi tên, đặt tên; được giới thiệu lai lịch, tài năng, tính tình; kể các việc làm, miêu tả chân dung, dáng điệu.
 3) Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới 
 - Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 Hoạt động của GV và HS
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc và trả lời câu hỏi để tìm hiểu chủ đề.
- Yêu cầu HS đọc bài văn và các yêu cầu để tìm hiểu.
- GV hỏi:
+ Việc Tụê Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?
+ Chủ đề là gì?
+ Vậy chủ đề của câu chuyện trên có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không? Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu nào?
+ Em hãy chọn nhan đề thích hợp và nêu lí do?
- GV nhận xét.
ÚHoạt động 2: Hướng dẫn trả lời câu 2d.
+ Các phần Mở bài, thân bài, kết bài trên đây thực hiện những yêu cầu gì của bài văn tự sự?
- GV chốt ý.
- HS nhắc lại các nội dung bài học qua ghi nhớ..
ÚHoạt động 3: Luyện tập.
- Yêu cầu HS đọc câu chuyện.
+ Nêu các yêu cầu của bài tập 1?
+ Yêu càu HS thảo luận nhóm trong thời gian 2 phút và trình bày theo yêu cầu .
-> GV củng cố bài học qua bài tập 1.
- Nghe và quan sát sgk.
- Đọc bài văn và yêu cầu.
- chú ý tình cảm , tháI độ của ông đối với người bệnh.
- HS dựa vào SGK nêu khái niệm.
- nêu các của văn thể hiện chủ đề . 
- cả 3 nhan đề đều thích hợp. Vì mỗi nhan đề thể hiện một sắc tháI riêng.
( nhan đề gốc là Tuệ Tĩnh) 
- Trao đổi với bạn cùng bàn và nêu nội dung chính của các phần. 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Hệ thống nội dung và đọc ghi nhớ/ 45
..
- Đọc truyện Phần thưởng và các yêu cầu của truyện. 
- HS thảo luận, làm bài tập theo nhóm.
-> Đại diện các nhóm lần lượt trình bày.
- Các nhóm khác còn lại nhận xét, bổ sung
I/ Tìm hiểu chủ đề và dàn bài:
 1. Ví dụ: 
 a) Phẩm chất:
 - Hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh của Tuệ Tĩnh.
b) Chủ đề:
 - Lòng yêu thương người bệnh của Tuệ Tĩnh:
 + “Hết lòng..người bệnh”
 + “Người ta cứu giúpân huệ”.
c) Tên của bài văn:
 - Tuệ Tĩnh và hai người bệnh.
 - Một lòng vì người bệnh.
 - Y đức của Tuệ Tĩnh .
d) Dàn bài:
- Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
- Thân bài: kể diễn biến của sự việc.
- Kết bài: kể kết cục của sự việc.
2. Ghi nhớ:
 SGK/ 45
II/ Luyện tập:
Bài 1:
a. Chủ đề: Ca ngợi sự thông minh nhanh trí của anh nông dân và tố cáo tên quan cận thần tham lam.
- Chủ đẻ thể hiện tập trung ở việc người nông dân xin được thưởng 50 roi và đè nghị chia đều phần thưởng đó. 
b. Ba phần:
 + Mở bài: câu 1.
 + Thân bài: đoạn giữa.
 + Kết bài: câu cuối.
c. So sánh:
- Giống: đều có kịch tính, có bất ngờ.
- Khác:
Tuệ Tĩnh
Phần thưởng
-Mở bài: nói rõ ngay chủ đề.
-Kết bài: có sức gợi, bài hết mà thầy thuốc lại bắt đầu một cuộc chữa bệnh mới.
- Mở bài: giới thiệu tình huống.
- Kết bài: viên quan bị đuổi ra, người nông dân được thưởng.
Khác nhau:
*Hoạt động 4: cũng cố- dặn dò: 
 4) Củng cố:
 - Chủ đề của bài văn tự sự là gì?
 - Dàn bài của bài văn tự sự có mấy phần? Nêu nhiệm vụ của từng phần.
 5) Dặn dò:
 - Học ghi nhớ SGK/ 45.
 - Xem lại bài tập đã làm và làm bài tập 2.
 - Chuẩn bị bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
 + Nghiên cứu bài để trả lời câu hỏi vào vở soạn.
 + Lập dàn ý cho đề văn “Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.” 
.
 Tiết 15 + 16: NS: 6/9/2009. ND: 10/9/2009
Tập làm văn: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
a. Kiến thức :
 - Biết tìm hiểu đề văn tự sự và cách làm bài văn tự sự.
b. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng làm bài văn tự sự.
c. TháI độc: - Giáo dục HS phải biết tìm hiểu đề khi làm bài.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu bài dạy .
 - HS: Soạn bài và lập dàn ý cho đề văn đã cho.
 1) ổn định:
 2) Kiểm tra bài :
 a. Chủ đề là gì? Nêu chủ đề của bài văn Tuệ Tĩnh.
 => Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
 - Chủ đề của bài văn: lòng thương người bệnh của Tuệ Tĩnh.
 b. Dàn bài của bài văn tự sự có mấy phần? Nêu nhiện vụ của từng phần.
 => Dàn bài bài văn tự sự thường gồm có 3 phần:
 + Phần mở bài giới thiệu chung về nhân vật và sự việc;
 + Phần thân bàikể diễn biến của sự việc;
 + Phần kết bài kể kết cục của sự việc.
 3) Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới 
 - Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1: Hường dẫn HS trả lời câu hỏi để tìm hiểu đề và cách làm bài văn.
- Y ê cầu HS đọc các đề trên bảng . Hỏi: 
+ Lời văn đề 1 nêu ra những yêu cầu gì? những chữ nào trong đề cho em biết điều đó.
+ Các đề 3 -> 6 không có từ kể, có phải là đề tự sự không?
- GV nhấn mạnh hơn về các đề trên.
+ Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là từ nào, hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì?
+ Có đề nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật sự việc. Em hãy nhận xét các đề trên.
.
ÚHoạt động 2: Hướng dẫn HS cách lập ý và lập dàn ý.
- HS đọc đề bài (SGK/ 48) 
- GV ghi đề lên bảng.
+ Em hiểu thế nào là tìm hiểu đề ?
+ Thế nào là lập ý?
+ Lâph dàn ý là làm gì?
+ Em hiểu thế nào là viết bằng lời văn của em
+ Từ các câu hỏi trên, em có thể rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào?
-> GV kết luận kiến thức và yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk. 
ÚHoạt động 3: Lập dàn ý truyện Thánh Gióng.
+ Với truyện Thánh Gióng, em xác định kể từ đâu và kết thúc ở đâu? Vì sao ta lại bắt đầu từ đó.
-> GV gợi ý -> HS kể các ý.
- Kể , chuyện em thích .
- Lớp nhận xét.
- Đều là tự sự 
- Học sinh tìm hiểu và gạch như phần nội dung.
- Đề 2,4,6 nghiêng về kể người .
- Đề còn lại nghiêng về kể việc
- Các đè nghiêng về kể người thì nhân vật chính được nỗi bật hơn các nhân vật khác. 
- Đề 3,4 nghiêng về tường thuật lại sự việc 
..
- HS thảo luận: Tìm hiểu đề, lập dàn ý và lập dàn bài theo các bước SGK/ 48
- Dựa vào gợi ý sgk đẻ trả lời.
- Em sẽ chọn chuyện , nhân vật, sự việc, xác định chủ đề. 
- Dựa vào việc lập ý để xác định bố cục và nội dung chính của các phần.
- Diễn đạt thành lời 
- Thức hiện theo 4 bước. 
* Đọc ghi nhớ sgk.
- HD học sinh quan sát sgk và ghi vở kết quả tìm được.( bắt đầu và kết thúc) Vì sao phải giới thiệu “Đời vua Hùng Vương.”.
I/ Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự:
1/ Đề văn tự sự:
- Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
- Kể chuyện về một người bạn tốt.
- Kỉ niệm ngày thơ ấu.
- Ngày sinh nhật của em.
- Quê em đổi mới.
- Em đã lớn rồi.
-> Đều là đề văn tự sự; đề 3 -> 6 chú ý trọng tâm của đề.
-> Mỗi đề có mỗi sắc tháI khác nhau, người đọc phảI chú ý tìm hiểu để làm nỗi bật được nội dung mà đề yêu cầu. 
2/ Cách làm bài văn tự sự: 
- Gồm các bước sau:
 a. Tìm hiểu đề (tìm hiểu yêu cầu đè ) 
 b. Lập ý ( xác định các nội dung chính sẽ viết trong bài)
 c. Lập dàn ý (lập bố cục nội dung chính cho các phần) 
d. Viết thành lời văn: Dựa vào bố cục để viết thành lòi văn) 
* Ghi nhớ sgk
- Lập dàn ý truyện Thánh Gióng:
 + Bắt đầu từ chỗ đứa bé nghe sứ giả rao tìm người tài ra đánh giặc, bảo mẹ gọi sứ giả vào.
 + Kết thúc ở chỗ: “Vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà”.
Hướng dẫn dàn ý và viết bài theo dàn ý:
a. Mở bài: - Sự ra đời của Thánh Gióng.
 C1. Ngày xưa ở làng Gióng có một chú bế rất kỳ lạ. Đã lên ba mà vận không biết nói biết cười, biết đị 
 C2. Người nước ta không ai là không biết Thánh Gióng . Thánh Gióng là một người đặc biệt . Khi đã ba tuổi mà vẫn không biết nói , biết cười , biết đi.
b. Thân bài: 
 Ngày ấy giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta, vua sai sứ giả đI cầu người tài ra đánh giặc cứu nước. Khi tới làng Gióng..
- Thánh Gióng biết nói và đòi đánh giặc.
- Gióng lớn nhanh như thổi.
- Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, mặc áo giáp sắt đi đánh giặc.
- Thánh Gióng đánh tan giặc.
- Gióng lên núi cởi áo giáp sắt bay về trời.
c. Kết bài: Vua nhớ công ơn 
- Vua lập đền thờ phong danh hiệu.
- Dấu tích của Gióng.
* Hoạt động 4: Cũng cố- dặn dò:
 4) Củng cố:
 - Nêu cách làm bài văn tự sự?
 - Đọc cho HS tham khảo một số cách diễn đạt khác nhau của phần mở bài.
 5) Dặn dò:
 - Xem lại bài và học bài.
 - Viết bài tập làm văn số 1 - văn kể chyện (ở nhà)
 Đề: Kể một câu chuyện truyền thuyết mà em đã học bằng lời văn của em.
 - Chuẩn bị bài Sọ Dừa:
 + Đọc kĩ truyện, nắm được các sự việc trong truyện để kể lại truyện.
 + Đọc chú thích * để hiểu khái niệm truyện cổ tích.
 + Trả lời câu hỏi Đọc - hiểu văn bản vào vở soạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 6 TUAN 43 COT.doc