Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 32+33 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 32+33 - Năm học 2011-2012

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs

- Hình thành được những hiểu biết sơ lược về các thể loại truyện, kí trong loại hình tự sự.

- Hệ thống hoá các nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.

- Rèn luyện kĩ năng phân biệt truyện, kí và nhận biết được các thể loại này trong các loại hình tự sự.

- GDHS ý thức học tập và biết vận dụng kiến thức một cách sáng tạo.

B. Các bước lên lớp

 - Ổn định lớp học

 - Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của hs.

 - Tiến trình dạy- học bài ôn tập

1. Lập bảng thống kê các tác phẩm theo mẫu từ bài 18 đến 27.

- Gv gọi một vài hs trình bày phương án chuẩn bị bài ở nhà.

- Gv đặt câu hỏi về các nội dung cơ bản của các truyện, kí đã học.

- Gv hệ thống kiến thức bằng bảng sau:

TT Tác phẩm Tác giả Thể loại Nội dung

1 Bài học đường đời đầu tiên

(trích: Dế Mèn phiêu lưu kí) Tô Hoài Truyện

(đoạn trích) Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính tình còn xốc nổi kiêu căng. Trò đùa ngỗ nghịch của Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và từ đó Dế Mèn rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

2 Sông nước Cà Mau(trích: Đất rừng Phương Nam) Đoàn Giỏi Truyện ngắn (đoạn trích) Cảnh quan độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chợ Năm Căn tấp nập, trù phú ngay trên mặt sông.

3 Bức tranh của em gái tôi Tạ Duy Anh Truyện ngắn tài năng hội hoạ, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu ở cô em gái đã giúp cho người anh vượt lên được lòng tự ái và sự tự ti của mình.

4 Vượt thác (trích: Quê nội) Võ Quảng Truyện (đoạn trích) Hành trình ngược sông Thu Bồn vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy. Cảnh sông nước, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trong cuộc vượt thác.

5 Buổi học cuối cùng An-Phông xơ Đô đê(Pháp) Truyện ngắn Buổi học tiếng pháp cuối cùng của lớp học ở trường làng An- dát bị Phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy giáo Ha- men qua cái nhìn tâm trạng của chú bé Phrăng.

6 Cô Tô Nguyễn Tuân Kí Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và một vài nét sinh hoạt của người dân trên đảo hét sức bình dị nhưng rất hạnh phúc.

7 Cây tre Việt Nam Thép Mới Kí Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động và chiến đấu. cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước và con người Việt Nam.

8 Lòng yêu nước

( Trích: Bài báo thử lửa) I- Ê ren bua

(Nga) Tuỳ bút chính luận. Lòng yêu nước khởi nguồn từ lòng yêu những vật bình thường, gần gũi, từ tình yêu gia đình, quê hương. Lòng yêu đất nước được thử thách và bộc lộ mạnh mẽ trong cuộc chiến tranh vệ quốc.

9 Lao xao(trích: Tuổi thơ im lặng) Duy Khán Hồi kí tự truyện(đoạn trích) Miêu tả các loài chim ở đồng quê, qua đó bộc lộ vẻ đẹp, sự phong phú thiên nhiên làng quê và bản sắc văn hoá dân gian.

 

doc 15 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 32+33 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Ngày dạy:	6A: ..../../2011
6B: ..../../2011
Tiết 117: ÔN TậP TRUYệN Và Kí
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Hình thành được những hiểu biết sơ lược về các thể loại truyện, kí trong loại hình tự sự.
- Hệ thống hoá các nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.
- Rèn luyện kĩ năng phân biệt truyện, kí và nhận biết được các thể loại này trong các loại hình tự sự.
- GDHS ý thức học tập và biết vận dụng kiến thức một cách sáng tạo.
B. Các bước lên lớp
	- ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của hs.
	- Tiến trình dạy- học bài ôn tập
1. Lập bảng thống kê các tác phẩm theo mẫu từ bài 18 đến 27.
- Gv gọi một vài hs trình bày phương án chuẩn bị bài ở nhà.
- Gv đặt câu hỏi về các nội dung cơ bản của các truyện, kí đã học.
- Gv hệ thống kiến thức bằng bảng sau:
TT
 Tác phẩm
 Tác giả
 Thể loại
Nội dung
1
Bài học đường đời đầu tiên
(trích: Dế Mèn phiêu lưu kí)
Tô Hoài
Truyện
(đoạn trích)
Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính tình còn xốc nổi kiêu căng. Trò đùa ngỗ nghịch của Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và từ đó Dế Mèn rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
2
Sông nước Cà Mau(trích: Đất rừng Phương Nam)
Đoàn Giỏi
Truyện ngắn (đoạn trích)
Cảnh quan độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chợ Năm Căn tấp nập, trù phú ngay trên mặt sông.
3
Bức tranh của em gái tôi
Tạ Duy Anh
Truyện ngắn
tài năng hội hoạ, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu ở cô em gái đã giúp cho người anh vượt lên được lòng tự ái và sự tự ti của mình.
4
Vượt thác (trích: Quê nội)
Võ Quảng
Truyện (đoạn trích)
Hành trình ngược sông Thu Bồn vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy. Cảnh sông nước, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trong cuộc vượt thác.
5
Buổi học cuối cùng
An-Phông xơ Đô đê(Pháp)
Truyện ngắn
Buổi học tiếng pháp cuối cùng của lớp học ở trường làng An- dát bị Phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy giáo Ha- men qua cái nhìn tâm trạng của chú bé Phrăng.
6
Cô Tô
Nguyễn Tuân
Kí
Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và một vài nét sinh hoạt của người dân trên đảo hét sức bình dị nhưng rất hạnh phúc.
7
Cây tre Việt Nam
Thép Mới
Kí
Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động và chiến đấu. cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước và con người Việt Nam.
8
Lòng yêu nước
( Trích: Bài báo thử lửa)
I- Ê ren bua
(Nga)
Tuỳ bút chính luận.
Lòng yêu nước khởi nguồn từ lòng yêu những vật bình thường, gần gũi, từ tình yêu gia đình, quê hương. Lòng yêu đất nước được thử thách và bộc lộ mạnh mẽ trong cuộc chiến tranh vệ quốc.
9
Lao xao(trích: Tuổi thơ im lặng)
Duy Khán
Hồi kí tự truyện(đoạn trích)
Miêu tả các loài chim ở đồng quê, qua đó bộc lộ vẻ đẹp, sự phong phú thiên nhiên làng quê và bản sắc văn hoá dân gian.
2. Đặc điểm của truyện và kí.
- HS thống kê theo bảng trong SGK và đánh dấu x vào cột tương ứng:
Tên tác phẩm
 (hoặc đoạn trích)
Thể loại
Cốt truyện
Nhân vật
Nhân vật kể chuyện
Bài học đường đời đầu tiên
(trích: Dế Mèn phiêu lưu kí)
Truyện (đoạn trích)
x
x
x
Sông nước Cà Mau (trích: Đất rừng Phương Nam)
Truyện ngắn
x
x
x
Bức tranh của em gái tôi
Truyện ngắn
x
x
x
Vượt thác (trích: Quê nội)
Truyện (đoạn trích)
x
x
x
Buổi học cuối cùng
Truyện ngắn
x
x
x
Cô Tô (trích)
Kí
x
Cây tre Việt Nam
Kí
x
Lòng yêu nước
(Trích: Bài báo thử lửa)
Tùy búy -chính luận
x
Lao xao (trích: Tuổi thơ im lặng)
Hồi kí - tự truyện
x
- Gv cho hs khái quát lại điểm giống và khác nhau giữa truyện và kí.
- Hs thảo luận nhóm- đại diện các nhóm trình bày.
- Gvkl và ghi và bảng:
Truyện
Kí
Giống
Có nhân vật kể chuyện
Có nhân vật kể chuyện
Khác
- Có cốt truyện, có nhân vật.
- Có hư cấu, tưởng tượng, sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát tìm hiểu đời sống.
- Không có cốt truyện, có nhân vật.
- Chú trọng ghi chép tái hiện các hình ảnh, sự việc của đời sống con người theo sự cảm nhận và đánh giá của tác giả.
3. Những cảm nhận sâu sắc và hiểu biết mới của mình về đất nước-con người qua truyện-ký:
- Cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở những vùng miền khác nhau .
- Cùng với cảnh sắc thiên nhiên đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ ở các vùng miền .
- Một số truyện và ký đã đề cập những vấn đề gần gũi trong đời sống tình cảm, tư tưởng và mối quan hệ của con người với thiên nhiên và của con người với con người.
4. HS phát biểu cảm nghĩ về nhân vật:
	HS: tự làm và phát biểu.
	GV: Nhận xét.
5. Gv kết luận lại nội dung toàn bộ tiết học và cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/118
C. Củng cố: Nội dung tiết học
D. Dặn dò: Hs học bài và chuẩn bị bài câu trần thuật đơn không có từ là.
*. Rút kinh nghiêm :
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................ 
*********************************
Ngày dạy:	6A: ..../../2011
6B: ..../../2011
Tiết 118: CÂU TRầN THUậT ĐƠN KHÔNG Có Từ Là
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Nắm được kiểu câu trần thuật đơn không có từ là
- Nắm được kiểu câu miêu tả và câu tồn tại cũng như tác dụng của các kiểu câu này.
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết và kĩ năng đặt câu trần thuật đơn không có từ là.
- GDHS ý thức tư duy, sáng tạo trong cách dùng từ đặt câu.
B. Các bước lên lớp
	- ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ:	? Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là? Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ là? cho ví dụ. ( Đáp án tiết 112)
	- Tiến trình dạy- học bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe.
Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học
Bước1: Tìm hiểu khái niệm câu trần thuật đơn không có từ là.
- Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk
? Em hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ trong ví dụ?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng:
? Theo em vịngữ của những câu trên do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành?
? Em hãy chọn những từ chỉ ý phủ định thích hợp điền vào trước vị ngữ của những câu trên và nêu nhận xét?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng:
? Vậy em hiểu thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là?
- Hstl theo sgk/119.
Bước 2: Tìm hiểu câu miêu tả và câu tồn tại
- Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk
? Em hãy phân tích cấu trúc ngữ pháp của các ví dụ đó?
- Hs thực hiện- gv nhận xét và kết luận ghi bảng:
? Em hãy chọn một trong hai câu để điền vào chỗ trống?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Gv nhận xét và kết luận.
? Vậy trong hai câu trên câu nào là câu miêu tả và câu nào là câu tồn tại?
- Hstl- Gvkl và ghi bảng:
? Theo em thế nào là câu miêu tả và thế nào là câu tồn tại?
- Hstl theo ghi nhớ trong sgk/ 119
Hđ3: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk.
Bài tập1: 
- Gv cho hs tìm câu miêu tả và câu tồn tại
- Hs thực hiện.
- Gv nhận xét và ghi bảng:
Bài tập 2: 
- Gv hướng dẫn hs viết đoạn văn có sử dụng câu tồn tại
- Hs viết bài theo sự hướng dẫn của gv.
- Gv giới thiệu đoạn văn để hs tham khảo như sau:
Trường em nằm ở trung tâm xã Tuân Đạo. Giữa những rừng cây keo xanh biếc, ngôi trường của chúng em trở nên gọn gàng xinh xắn. mỗi sáng đi học, từ xa em đã thấy ánh bình minh lấp ló sau những tán lá và lọt vào các bức tường như thoa lên một màu phấn hồng. Giữa sân trường, nhộn nhịp tiếng cười đùa của các cô cậu hs.
Bài tập 3:
 - Gv đọc chính tả cho hs viết, sau đó kiểm tra và nhận xét.
Nội dung cần đạt
I/ Đặc điểm câu trần thuật đơn không có từ là:
Ví dụ: SGK
1. Xác định CN, VN:
a, Phú Ông/ mừng lắm
 C V
b, Chúng tôi/ tụ họp ở góc sân
 C V
2. Vị ngữ do những từ ngữ sau tạo thành:
a) Cụm tính từ
b) Cụm động từ.
3. Phủ định như sau:
a, Phú Ông không (chưa) mừng lắm
b, Chúng Tôi không tụ hội ở góc sân.
" Để diễn đạt ý phủ định, vị ngữ được kết hợp với từ chưa, không
* Ghi nhớ: sgk/119.
II/ Câu miêu tả và câu tồn tại
1. Xác định CN, VN:
a)Đằng cuối bãi/hai cậu bé con/tiến lại
 Tr C V
" Câu miêu tả.
b)Đằng cuối bãi/tiến lại/hai cậu bé con
 Tr V C
" Câu tồn tại
2. Chọn câu b để điền vào chỗ trống. Vì hai cậu bé con lần đầu xuất hiện trong đoạn trích. Nếu đưa hai cậu bé con lên đầu câu thì có nghĩa là những nhân vật đó đã được biết trước.
* Ghi nhớ: sgk/ 119.
III/ Luyện tập:
Bài tập1: Xác định câu miêu tả và câu tồn tại.
a1, Câu miêu tả
a2, Câu tồn tại
a3, Câu miêu tả
b1, Câu tồn tại.
b2, Câu miêu tả.
c1, Câu tồn tại.
c2, Câu miêu tả
Bài tập 2: Viết đoạn văn
Bài tập 3: Chính tả (nghe- viết)
C. Củng cố: Nội dung bài học
D. Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài ôn tập văn miêu tả.
*. Rút kinh nghiêm :
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................ 
*********************************
Ngày dạy:	6A: ..../../2011
6B: ..../../2011
Tiết 119: ÔN TậP VĂN MIÊU Tả
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Nắm vững đặc điểm và yêu cầu của một bài văn miêu tả.
- Nhận biết và phân biệt được đoạn văn miêu tả, văn tự sự.
- Thông qua các bài thực hành tự rút ra được những đặc điểm chung cần nhớ cho cả bài.
- Rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả.
- GDHS ý thức tự giác tham khảo tài liệu và khắc phục những mặt hạn chế của mình trong viết văn miêu tả.
B. Các bước lên lớp
	- ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ:
	? Thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là, câu miêu tả, câu tồn tại?
	(Đáp án tiết 118)
	 ... ...............................................................................................................................
*********************************
Tuần 33
Ngày dạy:	6A: ..../../2011
6B: ..../../2011
Tiết 121, 122: BàI VIếT Số 7 (MIÊU Tả SáNG TạO)
A. Mục tiêu cần đạt: Nhằm đánh giá hs ở các phương diện
- Năng lực sáng tạo khi viết văn miêu tả.
- Có năng lực vận dụng các kiến thức và kĩ năng về văn miêu tả nói chung và văn tả người nói riêng.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày trong văn miêu tả.
- GDHS ý thức tự giác trong làm bài.
B. Các bước lên lớp
	- ổn định lớp học
	- Tiến trình tiết kiểm tra
Hđ1: Gv chép đề lên bảng
Hđ2: Gv giám sát hs làm bài.
Hđ3: Gv thu bài chấm
 Đề BàI Và ĐáP áN
	1. Đề bài: Em đã được gặp nhân vật Kiều Phương trong truyện" bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh. Vậy em hãy tưởng tượng và miêu tả lại hình ảnh của Kiều Phương.
	2. Đáp án: 
- Hs cần thực hiện bài văn theo ba phần đúng với văn miêu tả.
- Về nội dung cần trình bày được các ý như sau:
* Mở bài: Giới thiệu được nhân vật kiều phương một cách khái quát.
* Thân bài: Miêu tả chi tiết nhân vật Kiều Phương
	+ Ngoại hình:
	- Chiều cao, thân hình, khuôn mặt, tóc 
	- Mặt nhem nhuốc, tay thường bị giây bẩn
	+ Cử chỉ:
	- Hay lục lọi, thường chế màu vẽ.
	- Hay xị mặt xuống mỗi khi bị anh mắng.
	- Say mê học vẽ.
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật kiều phương.
C. Dặn dò: Gv dặn hs chuẩn bị bài Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử.
*. Rút kinh nghiêm :
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................ 
*********************************
Ngày dạy:	6A: ..../../2011
6B: ..../../2011
Tiết 123: Văn bản CầU LONG BIÊN- CHứNG NHÂN LịCH Sử
	 (Văn bản nhật dụng)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc chọn học văn bản đó.
- Hiểu được ý nghĩa làm chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên. Từ đó nâng cao làm phong phú thêm tâm hồn tình cảm đối với quê hương, đất nước và với các di tích lịch sử.
- Cảm thụ được các yếu tố và tác dụng của nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang tính chất hồi kí.
- GDHS tình yêu quê hương, đất nước.
B. Các bước lên lớp
	- ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ:
	- Tiến trình dạy- học bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe
Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm về văn bản nhật dụng.
- Gv gọi hs đọc chú thích* sgk
? Em hiểu thế nào là văn bản nhật dụng?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng:
Hđ3: Gv hướng dẫn hs đọc và hiểu văn bản.
- Gv hướng dẫn cách đọc cho hs, sau đó đọc mẫu đoạn đầu .
- Gv gọi hs đọc tiếp đến hết bài.
? Em hãy cho biết bài văn được chia làm mấy đoạn? Nội dung của các đoạn ntn?
? Qua đoạn đầu của bài văn em có những hiểu biết gì về cầu Long Biên?
- Hstl-gvkl: 
Đoạn văn thuyết minh cho biết về cầu Long Biên làm nổi bật đặc điểm của cây cầu: tên gọi, độ dài, trọng lượng, hình dáng, vị trí, công dụng, quy cách và cấu tạo.
? Em hãy chỉ ra những chi tiết giới thiệu về cầu Long Biên?Theo em tại sao tác giả lại gọi cầu long biên là chứng nhân lịch sử?
- Hs chỉ ra các chi tiết miêu tả về cầu Long Biên.
- Gv giới thiệu thêm về cầu:
Nội dung lịch sử mà cầu làm chứng rất phong phú, qua thời gian dài, nhiều mặt, nhiều vẻ.
Thời gian Pháp Thuộc, những năm tháng hoà bình, rồi những năm tháng chống Mĩ. Khi xây dựng cầu không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu. Song nó vẫn là một trong những thành tựu của thời văn minh cầu sắt.
? Theo em tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để giới thiệu cây cầu?
- Hstl-Gvkl:
Tác giả đã viết theo lối hồi kí, tự sự, kết hợp với so sánh, miêu tả.
? Em hãy tìm những chi tiết để chứng minh cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử?
- Gv cho hs thảo luận:
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Gv ghi bảng các chi tiết đó.
? Khi có những dòng hồi tưởng và miêu tả về cầu Long Biên em thấy tác giả có những tình cảm gì?
- Hstl-Gvkl:
Tác giả rất yêu mến cây cầu Long Biên nên mặc dù ngày nay cầu đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng vẫn cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim du khách.
? Em có nhận xét gì về giọng điệu lời văn trong đoạn cuối?
- Hstl: 
Giọng điệu lời văn trong đoạn cuối của bài thật trữ tình.
? Theo em tại sao tác giả lại đặt tên bài là (... chứng nhân lịch sử), có thể thay từ chứng nhân bằng chứng tích được không?
- Hstl-Gvkl:
Chứng nhân là biện pháp nhân hoá đem lại sự sống, linh hồn cho sự vật. cầu trở thành người đương thời của bao thế hệ như một vật bất tử nhìn thấy những thay đổi thăng trầm của Thủ Đô, đất nước, con người Việt Nam.
Hđ4: Thực hiện phần tổng kết
- Gv cho hs đọc lại ghi nhớ trong sgk/ 128.
Hđ5: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk
Nội dung cần đạt
I. Thế nào là văn bản nhật dụng:
- Không phải là một khái niệm chỉ thể loại hoặc chỉ kiểu văn bản.
- Nội dung bài viết gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng như thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý...
II/ Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
2. Bố cục: 3 phần
Từ đầu" Hà Nội: Tổng quát về cầu Long Biên trong một thế kỉ tồn tại.
Tiếp" Vững chắc: Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động đau thương và anh dũng.
Còn lại: Khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu trong xã hội hiện đại.
1. Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên:
- Cầu bắc qua Sông Hồng.
- Xây dựng năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm.
- Do ép- Phen thiết kế.
- Như một nhân chứng sống động đau thương và anh dũng.
" Hồi kí, tự sự kết hợp biện pháp so sánh, miêu tả.
=> Cầu Long Biên là một chứng nhân lịch sử tròn một thế kỉ tồn tại.
2. Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử
+ Trước 1945:
- Cầu là một trong những kết quả của cuộc khai thác thuộc địa.
- Được xây dựng bằng mồ hôi và xương máu của bao người.
" Thuyết minh quá trình xây dựng cầu.
+ Sau 1945 và hoà bình
- Cầu là niềm tự hào của dân tộc ta
- Cầu đi vào trang sách học trò.
+ Trong kháng chiến Chống Mỹ:
- Cầu là mục tiêu ném bom dữ dội của không lực Hoa Kỳ.
" Miêu tả kết hợp biểu cảm
=> Cầu Long Biên đau thương mà anh dũng.
3. Cảm xúc của tác giả về cây cầu:
- Cố gắng truyền tình cảm cây cầu của mình vào trái tim du khách đặng bắc một nhịp cầu nối vô hình để du khách ngày càng xích lại với đất nước Việt Nam hơn
=> Giọng điệu trữ tình, khẳng định ý nghĩa lịch sử của cây cầu trong xã hội hiện đại.
III. Tổng kết: 
* Ghi nhớ: sgk/ 128.
IV. Luyện tập:
Hs kể về cây cầu ở quê em
C. Củng cố: Gv khái quát lại toàn bộ nội dung và nghệ thuật của văn bản
D. Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài viết đơn.
*. Rút kinh nghiêm :
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................ 
*********************************
Ngày dạy:	6A: ..../../2011
6B: ..../../2011
Tiết 124: VIếT ĐƠN
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs 
- Hiểu tình huống cần viết đơn, khi nào thì viết dơn, viết đơn để làm gì?
- Biết cách viết đơn đúng quy cách, và nhận ra những sai sót thường gặp khi viết đơn.
- GDHS ý thức trình bày một lá đơn cẩn thận, rõ ràng, không tẩy xoá.
B. Các bước lên lớp:
	- ổn định lớp học
	- Kiểm tra bài cũ: ? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử? (Đáp án tiết 123)
	- Tiến trình dạy- học bài mới
Hoạt động của GV và HS
Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe
Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học.
- Gv nêu các tình huống xảy ra để hs rút ra nhận xét khi nào cần viết đơn.
- Gv cho hs tiếp xúc các ví dụ trong sgk.
? Từ các ví dụ trên em hãy cho biết khi nào thì cần viết đơn?
- Gv cho hs thảo luận các câu hỏi ở mục 2(I)
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Gv nhận xét và kết luận :
+ Mất xe đạp thì viết bản tường trình gửi công an.
+ Muốn theo học lớp nhạc- hoạ , viết đơn xin vào học và gửi thầy giáo, cô giáo dạy bộ môn.
+ Gia đình chuyển chỗ ở, muốn học tiếp thì viết đơn xin chuyển trường gửi ban giám hiệu trường cũ và trường mới.
? Căn cứ vào nội dung và hình thức trình bày trong đơn ta chia làm mấy loại đơn?
- Hstl- gvkl:
Ta chia làm hai loại đơn. đó là đơn có mẫu và đơn không có mẫu.
? Khi viết đơn nội dung nào bắt buộc phải có? 
- Hstl-Gvkl và ghi bảng.
? Giữa đơn viết theo mẫu và đơn không có mẫu giống và khác nhau ntn?
- Hstl-Gvkl:
Giống: Trình bày theo thứ tự nhất định.
Khác: Phần chính của đơn, sự việc, lí do, nguyện vọng.
Nội dung cần đạt
I. Khi nào cần viết đơn.
- Xin gia nhập đoàn thanh niên.
- Xin phép nghỉ học.
- Xin miễn giảm học phí.
- Xin cấp lại giấy chứng nhận tốt nghiệp tiểu học.
=> Trình bày nguyện vọng của cá nhân hay tập thể lên cấp có thẩm quyền giải quyết.
II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn.
1. Các loại đơn:
- Đơn có mẫu.
- Đơn không có mẫu.
2. Nội dung không thể thiếu:
- Đơn gửi ai?
- Ai gửi đơn?
- Gửi đơn để làm gì?
III. Cách thức viết đơn:
1. Viết đơn theo mẫu:
Người viết chỉ cần điền vào những nội dung cần thiết trong phần trống của đơn.
2. Đơn không có mẫu:
Người viết vẫn phải trình bày theo trật tự nhất định
* Ghi nhớ: SGK/134.
C. Củng cố: Gv củng cố lại nội dung bài học.
D. Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
*. Rút kinh nghiêm :................................................................................................................ 
*********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32, 33.doc