Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 26 - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 26 - Năm học 2012-2013

GV: Phát phiếu học tập, cho HS thảo luận theo 3 nhóm:

- Các từ in đậm được dùng chỉ sự vật hoặc hiện tượng nào ?

- Tại sao nhà thơ lại ví “màu đỏ” với “lửa hồng” ? Rút ra kiểu ÂD?

(Nhóm 1)

- Cách dùng cụm từ “nắng giòn tan” có gì đặc biệt so với cách nói thông thường ?

- “Nắng” có thể dùng vị giác để cảm nhận không ? Rút ra kiểu ÂD?

(Nhóm 2)

- VD. I, người Cha và Bác Hồ tương đồng về phương diện gì? Rút ra kiểu ÂD?

- Từ ví dụ đã phân tích, em thấy có một kiểu ẩn dụ hay nhiều kiểu ẩn dụ ?

HS: Thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả.

 

doc 8 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 26 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : 1/ 2/ 2013 
Giảng: 18/ 2/ 2013 
 Tiết 95: ẨN DỤ
A.MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được:
+ Khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ. Hiểu và nhớ được tác dụng của ẩn dụ. Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ trong thực tế sử dụng Tiếng Việt.
+ Có ý thức sử dụng ẩn dụ cho phù hợp. 
+ Bước đầu có kĩ năng nhận diện, tạo ra một ẩn dụ.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Sgk, sgv, bảng phụ.
- HS: Soạn bài theo gợi ý của SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là nhân hoá ? Tác dụng của nhân hoá? Cho VD?
- Có mấy kiểu nhân hoá ? 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Dùng bảng phụ, HDHS đọc, phân tích VD:
- Trong khổ thơ, cụm từ “Người Cha” được dùng để chỉ ai ?
- Vì sao có thể ví như vậy ? (Bác Hồ và người Cha có gì tương đồng? )
- VD (b) dùng biện pháp TT gì đã học? Chỉ ra vế A, vế B?
- So sánh cách nói (a) với phép so sánh ở VD (b)?
- So sánh ngầm ở VD (a) có tác dụng gợi hình ảnh của ai, gợi cảm xúc gì của tác giả?
- Câu thơ đã dùng biện pháp ẩn dụ, vậy ẩn dụ là gì ?
HS: Trả lời. 
GV: Chuẩn xác, KL, cho HS đọc ghi nhớ, tìm Â’D trong VD sau:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
Tìm h/a ẩn dụ trong bài “Đêm nay Bác không ngủ”
GV: Phát phiếu học tập, cho HS thảo luận theo 3 nhóm:
- Các từ in đậm được dùng chỉ sự vật hoặc hiện tượng nào ?
- Tại sao nhà thơ lại ví “màu đỏ” với “lửa hồng” ? Rút ra kiểu ÂD?
(Nhóm 1)
- Cách dùng cụm từ “nắng giòn tan” có gì đặc biệt so với cách nói thông thường ?
- “Nắng” có thể dùng vị giác để cảm nhận không ? Rút ra kiểu ÂD?
(Nhóm 2)
- VD. I, người Cha và Bác Hồ tương đồng về phương diện gì? Rút ra kiểu ÂD? 
- Từ ví dụ đã phân tích, em thấy có một kiểu ẩn dụ hay nhiều kiểu ẩn dụ ?
HS: Thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả.
GV: Nhận xét, bổ sung, KL, cho HS đọc ghi nhớ, lấy VD.
GV: HD HS làm bài tập.
- Bài 1: HS đọc y/c, suy nghĩ độc lập, phát biểu.
- Bài 2: HS lên bảng làm phần a, b.
- Bài 3: HS suy nghĩ, phát biểu.
HS: Làm theo y/c của GV.
GV: Nhận xét, cho điểm.
I. Ẩn dụ là gì ?
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét
a) “Người Cha” chỉ Bác Hồ 
Vế B Vế A (ẩn) 
tương đồng về tuổi tác, sự yêu thương, chăm sóc chu đáo, ân cần, tỉ mỉ’ (Ẩn dụ)
b) Bác Hồ như người Cha. ’ So Sánh.
 Vế A Vế B
+ Giống nhau: So sánh Bác Hồ với người Cha (trên cơ sở tương đồng).
+ Khác nhau: (a) Vế A ẩn đi, chỉ nêu vế B.(So sánh ngầm) (b) Có đầy đủ cả 2 vế A và B. 
- Tác dụng: 
+ Gợi tả hình ảnh Bác Hồ (gợi hình).
+ Bộc lộ tình cảm yêu kính, trân trọng, biết ơn của tác giả với Bác Hồ (gợi cảm).
3. Kết luận: Ghi nhớ(Sgk) 
II. Các kiểu ẩn dụ:
1. Ví dụ
2. Nhận xét
a.- Lửa hồng = màu đỏ’ Tương đồng về hình thức (ÂD hình thức) 
- Thắp = nở hoa ’Tương đồng về cách thức (ÂD cách thức) .
b. Giòn tan: cảm nhận của vị giác ’Vị giác–thị giác (ÂD chuyển đổi cảm giác)
 - Nắng: cảm nhận bằng thị giác. 
* Ghi nhớ: Có 4 kiểu ẩn dụ:
III. Luyện tập.
Bài 1.
- Giống nhau: Đều nói về Bác Hồ.
- Khác nhau: 
+ Cách 1: Miêu tả trực tiếp.
+ Cách 2: Dùng phép so sánh. Có tính hình tượng, biểu cảm + Cách 3: Dùng phép ẩn dụ. hàm súc.
Bài 2.
- “ăn quả” = sự hưởng thụ thành quả lao động.
(ẩn dụ cách thức)
- “Kẻ trồng cây” = người tạo ra thành quả.
(ẩn dụ phẩm chất)
- Mực - đen = xấu. (ẩn dụ phẩm chất)
 Đèn – sáng = tốt. (ẩn dụ phẩm chất)
Bài 3:
a) Chảy: thị giác –khứu giác.
- Tác dụng: Diễn tả hương vị thơm mát, nồng nàn của mùi hồi được cảm nhận thật rõ nét.
c) Mỏng: Xúc giác– thính giác.
- Tác dụng: Diễn tả tiếng rơi của lá rất nhỏ, rất nhẹ nhàng, cảm nhận tinh tế.
4. Củng cố:
- Thế nào là ẩn dụ ?
- Tác dụng của ẩn dụ ?
- Muốn tìm ẩn dụ ta làm như thế nào ?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm được khái niệm, tác dụng và các loại ẩn dụ.
- Làm tiếp các bài tập.
- Chuẩn bị cho tiết: Luyện nói về văn miêu tả.
Soạn : 1/ 2 / 2013 
Giảng: 21 / 2/ 2013 
Tiết 96 LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ
A.MỤC TIÊU: Giúp HS :
+ Nắm được cách trình bày miệng một đoạn văn miêu tả.
+ Tập nói rõ ràng, mạch lạc, có cảm xúc.
+ Luyện kĩ năng trình bày miệng những điều đã quan sát và lựa chọn theo một trình tự hợp lí.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn và nghiên cứu kĩ bài soạn.
- HS: Làm bài tập 1,2,3 SGK.Tr. 71.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Muốn miêu tả tốt, người viết phải có năng lực gì ?
- Phương pháp miêu tả ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV chia lớp thành 3 nhóm, cử nhóm trưởng điều hành luyện nói ở nhóm 20’ 
+ Nhóm 1: Bài 1.
+ Nhóm 2: Bài 2.
+ Nhóm 3: Bài 3.
- GV gọi HS trình bày ở lớp 15’.
- HS: Thảo luận, mỗi nhóm cử đại diện luyện nói trước lớp.
- GV nhận xét chung.
- GV: Đọc tham khảo bài văn mẫu cho HS nghe, học tập cách viết.
Bài tập 1.
- Tả miệng theo đoạn văn của A. Đôđê.
 (Trích buổi học cuối cùng)
Gợi ý:
+ Giờ học gì ? (Pháp văn cuối cùng, tập viết)
+ Thầy Ha-men làm gì ? (Chuẩn bị tờ mẫu mới tinh, đẹp, trang trọng, hướng dẫn trò viết...)
+ Trò: chăm chú theo dõi, tập viết cặm cụi...
+ Không khí trường, lớp lúc đó ? (im phăng phắc)
+ Âm thanh, tiếng động nào đáng chú ý ? (tiếng ngòi bút, bọ dừa, bồ câu...)
Bài tập 2.
- Tả miệng chân dung thầy giáo Ha-men?
Gợi ý:
+ Hình ảnh thầy Ha-men đáng trân trọng.
+ Dáng người : dong dỏng...
+ Quần áo thầy mặc lên lớp trong buổi học cuối cùng: áo Rơ-đanh-gốt, màu xanh lục, điềm, gấp nếp mịn, mũ lụa tròn đen..
+ Nét mặt: buồn rầu... 
+ Giọng nói : dịu dàng, nhỏ nhẹ..
+ Cách ứng xử đặc biệt của thầy khi Phrăng đến muộn: nhẹ nhàng nhăc nhở...
+ Lời nói: trang trọng, xúc động, nuối tiếc tiếng Pháp, chê trách thái độ không đúng của trò, người dân và bản thân.... 
+ Hành động:giảng bài nhiệt tình, nhìn mọi vật xung quanh, đau lòng, viết chữ to, ra hiệu cho trò hết giờ....
+ Tóm lại, thầy là người như thế nào ?
+ Cảm xúc của bản thân về thầy ?
Bài 3.
- Nói về giây phút cảm động của thầy, cô giáo cũ của em, khi thầy, cô giáo gặp lại em nhân ngày 20-11 ?
Gợi ý:
+ Đi cùng ai ? 
+Tâm trạng ? 
+ Hoàn cảnh gặp?
+ Cảnh nhà thầy sau năm năm gặp lại ? 
+ Thầy đón trò như thế nào ?
+ Tâm trạng thầy qua nét mặt, cử chỉ, lời nói....
+ Câu nói của thầy làm em nhớ mãi.
+ Tình cảm của em....
4. Củng cố:
Gv: nhấn mạnh trọng tâm bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
Về nhà tiếp tục luyện nói và chuẩn bị bài mới.
......................................................................................
Soạn : 17/ 2 / 13 
Dạy: 22 / 2/ 13 
 Tiết 97: Văn bản: LƯỢM
 (Tố Hữu)
A.Mục tiêu: *Giúp HS:
+ Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của nhân vật Lượm và ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật.
 Nắm được thể thơ 4 chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự.
+ Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần quả cảm; lòng biết ơn, tự hào đối với những người hi sinh vì dân tộc.
+ Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích thơ.
B. Chuẩn bị:
- GV: Sgk, sgv, tranh ảnh, TLTK.
- HS: Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn SGK.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” ?
- Hình ảnh Bác Hồ được hiện ra qua cái nhìn của anh đội viên như thế nào ? Cảm nghĩ của em về Bác Hồ ?
- Cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài?
 III. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cơ bản
- GVHDHS tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- GVHDHS đọc, tìm hiểu chú thích.
( HS đọc giọng vui, nhịp điệu nhanh.
 Có đoạn đọc trầm lắng (kể về sự hy sinh của Lượm)).
- Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào ? Bằng lời lẽ của ai ? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ, ptbđ ?
- GV: HDHS phân tích:
- Hình ảnh Lượm xuất hiện trong hoàn cảnh nào?
- Hình ảnh Lượm trong đoạn 1 đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể ? (Trang phục, lời nói, hình dáng, cử chỉ,..)
- Phân tích các chi tiết NT: từ láy, so sánh, ẩn dụ được sử dụng trong đoạn thơ?
- Sự miêu tả đó đã làm nổi bật hình ảnh Lượm có những nét gì đáng yêu,
 đáng mến ?
I. Đọc- hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích.
a. Tác giả: Tố Hữu (1920-2002)
Nhà cách mạng, nhà thơ lớn.
b. Tác phẩm:
- Viết 1949, trong kháng chiến chống Pháp, in trong tập “Việt Bắc”.
3. Thể loại: Thể thơ 4 chữ.
4. Bố cục: 3 đoạn.
- Đoạn 1:..cháu đi xa dần”(Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ chú cháu).
- Đoạn 2: tiếp đếnHồn bay giữa đồng.”(Câu chuyện về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm).
- Đoạn 3: Còn lại (Hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi).
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Hình ảnh Lượm
* Hoàn cảnh: Huế đổ máu – hoán dụ, chiến tranh ác liệt.
* Trong cuộc gặp gỡ tình cờ:
- Dáng điệu: loắt choắt, má đỏ...–nhỏ bé, xinh xắn.
- Trang phục:Cái xắc, ca lô..->hiếu động
- Cử chỉ: thoăn thoắt, nghênh nghênh, cười híp mí... ->rất nhanh nhẹn, hồn nhiên, yêu đời.
- Lời nói: tự nhiên, chân thật, yêu đất nước.
=>NT: Từ láy, so sánh, ẩn dụ khắc hoạ sinh động h/a’ chú bé Lượm đáng yêu.
4. Củng cố:
- Đọc diễn cảm bài thơ.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ. 
- Soạn tiếp tiết 2 của văn bản.
Soạn : 17/ 2 / 13 
Dạy: 22 / 2/ 13 
 Tiết 98: Văn bản: LƯỢM (Tiếp)
 (Tố Hữu)
A.Mục tiêu: *Giúp HS:
+ Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của nhân vật Lượm và ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật.
 Nắm được thể thơ 4 chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự.
+ Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần quả cảm; lòng biết ơn, tự hào đối với những người hi sinh vì dân tộc.
+ Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích thơ.
B. Chuẩn bị:
- GV: Sgk, sgv, tranh ảnh, TLTK.
- HS: Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn SGK.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc thuộc lòng một đoạn bài thơ Lượm của Tố Hữu?
 III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Chú bé Lượm làm nhiệm vụ trong hoàn cảnh nào?
- Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm như thế nào ?
- Phân tích ý nghĩa của những chi tiết trong khổ thơ cuối?
- Qua phân tích em có cảm nhận như thế nào về công việc và sự hi sinh của Lượm?
(sự hy sinh của lượm có một vẻ thiêng liêng, cao cả như một thiên thần bé nhỏ yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non thanh khiết và linh hồn bé nhỏ ấy đã hoá thân vào với thiên nhiên đất nước).
-Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì ?
- Cách xưng hô của tác giả với Lượm như thế nào?
- Tình cảm biểu hiện trong các cách gọi đó?
- Những câu thơ có cấu tạo đặc biệt?
- Phân tích tác dụng của những câu thơ đó?
- Hai khổ thơ cuối lặp lại có ý nghĩa gì?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét, bình giảng.
- GV: Y/c HS tổng kết.
- Nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ ?
- Bài thơ có nội dung gì ? Nêu cảm xúc của em khi học xong bài thơ?
1. Hình ảnh Lượm
* Trong khi làm nhiệm vụ và hi sinh:
- Tình thế: đạn- vèo vèo; đồng - vắng vẻ’hiểm nghèo.
- Làm nhiệm vụ: Vụt, sợ chi ...->Động từ, câu hỏi tu từ- hăng hái, dũng cảm, vẫn hồn nhiên.
- Sự hy sinh: Bỗng loè chớp đỏ...giữa đồng->anh dũng, thanh thản, nhẹ nhàng.
- Khổ cuối: Điệp khúc - Lượm không còn nhưng h/a’ đẹp đẽ đó còn sống mãi trong lòng quê hương, đất nước.
=>Lượm là chú bé liên lạc hồn nhiên, dũng cảm, bất tử.
2) Tình cảm của nhà thơ:
- Cách xưng hô: chú, cháu, Lượm, chú đồng chí thể hiện tình cảm yêu mến, thân thiết, trân trọng, cảm phục (ruột thịt, đồng đội).
- Ra thế Câu thơ cấu tạo đặc biệt, 
 Lượm ơi ! nói giảm, nói tránh, dấu (!)
- Thôi rồi, Lượm ơi !- câu hỏi tu từ xúc động, đau đớn nuối tiếc
- Hình ảnh Lượm lặp lại ở khổ cuối: Lượm sống mãi.
III. Tổng kết:
1) Nghệ thuật: - Miêu tả + kể chuyện 
+ Thể thơ 4 chữ. + Từ ngữ biểu cảm.
2) Nội dung: Bài thơ khắc hoạ hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, dũng cảm
* Ghi nhớ (Sgk)
IV. Luyện tập
4. Củng cố:
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Bài thơ nói về nhân vật nào ? Nêu cảm nghĩ của em về nhật vật ấy ?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ. Nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Hoàn thành bài tập số 2, phần luyện tập.
- Soạn bài Mưa tìm hiểu nội dung và nghệ thuật bài thơ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA van 6 tuan 26.doc