A.MỤCTIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh.
ã Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc, ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào, thấy được tình cảm yêu quý, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.
ã Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: miêu tả kết hợp kể chuyện , kể thơ
B. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
a. Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ,
b. Học sinh: Soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
Tóm tắt truyện “ Buổi học cuối cùng”. Nêu ý nghĩ của truyện.
3. Bài mới :
Giới thiệu bài mới: Mùa đông 1951, bên bờ sông Lam- Nghệ An, nghe một anh bạn là chiến sĩ Bộ quốc phong kể những chuyện được chứng kiến về một đêm không ngủ của Bác trên đường Người đi chiến dịch Biên Giới- Thu đông 1950, nhà thơ Minh Huệ vô cùng xúc động, viết bài thơ này.
Tuần 24 Bài 23 Tiết 93: đêm nay bác không ngủ. - Minh Huệ - Ngày soạn : 18/2/2009 Ngày dạy : 2/3/2009 A.Mụctiêu cần đạt: Giúp học sinh. Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc, ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào, thấy được tình cảm yêu quý, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ. Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: miêu tả kết hợp kể chuyện , kể thơ B. Chuẩn bị của GV- HS: Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, Học sinh: Soạn bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : Tóm tắt truyện “ Buổi học cuối cùng”. Nêu ý nghĩ của truyện. 3. Bài mới : Giới thiệu bài mới: Mùa đông 1951, bên bờ sông Lam- Nghệ An, nghe một anh bạn là chiến sĩ Bộ quốc phong kể những chuyện được chứng kiến về một đêm không ngủ của Bác trên đường Người đi chiến dịch Biên Giới- Thu đông 1950, nhà thơ Minh Huệ vô cùng xúc động, viết bài thơ này. Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung cần đạt ? Nêu đôi nét hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm? Gv: Hướng dẫn giọng đọc: Giọng trầm lắng, thíêt tha với những câu đối thoại, chú ý đến giọng thích hợp. Gv: Bài thơ có hai nhân vật chính Bác Hồ và anh đội viên chiến sĩ. Nhân vật hiện ra qua sự miêu tả của người kể chuyện là Bác Hồ, còn nhân vật trựctiếp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình là anh chiến sĩ. Gv: Hình ảnh Bác hiện lên trong không gian, thời gian như thế nào? Hs: Trời khuya, mưa lạnh, bên bếp lửa trong mái lều xơ xác. Gv: Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn của anh đội viên và được miêu tả ở nhiều phương diện: hình dáng, tư thế, cử chỉ, hành động và lời nói Hãy tìm chi tiết miêu tả hình dáng tư thế? *Bình: Những câu thơ đã khắc hoạ đâm nét về tư thế và dáng vẻ yên lặng, trầm ngâm của Bác Hồ trong đêm khuya bên bếp lửa. Nét ngoại hình ấy được lặp đi lặp lại và nhấn mạnh hơn ở lần thứ ba khi anh đội viên thức giấc và nhìn thấy: Bác từ chỗ ngồi “ lặng yên” đã thành ngồi “ đinh ninh”, từ vẻ mặt “trầm ngâm” đến “ chòm râu im phăng phắc” Nét ngoại hình ấy đã biểu hiện chiều sâu tâm trạng của Bác và tâm trạng ấy sẽ được bộc lộ rõ hơn qua cử chỉ, hành động , lời nói. Gv: Hành động nàythể hiện tình cảm gì của Người? *Bình: Hành động này đã thể hiện sâu sắc tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với các chiến sĩ.Bác như người cha, người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con. Sự chăm sóc thật chu đáo, ân cần, không sót một ai. Đặc biệt cử chỉ “ nhón chân nhẹ nhàng” của Bác Hồ không làm các chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, giản dị mà súc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương chứa chan, sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với những người chiến sĩ bình thường giống như cử chỉ của người mẹ nâng niu giấc ngủ của đứa con nhỏ. Gv: Tìm và đọc những lời nói của Bác với chiến sĩ? Đến đây, ta hiểu Bác không ngủ đâu chỉ vì chăm sóc giấc ngủ cho bộ đội mà còn vì một lẽ khác nữa? Đó là lẽ gì? hs: Vì lẽ thương cho đoàn dân công phải chịu gió rét, giá lạnh giữa rừng khuya. Gv: Qua tất cả các chi tiết trên , hình ảnh của Bác hiện lên như thế nào? ( Liên hệ một số câu thơ viết về Bác: Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế. Ôm cả non sông, mọi kiếp người. Bác để tình thương cho chúng con I. Giới thiệu chung: Tác giả Minh Huệ ( Nguyễn Thái -1927). Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: năm 1950 trong chiến dịch biên giới, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận chỉ huy cuộc chiến đấu.Đầu năm1951, Minh Huệ ở Nghệ An, gặp một người là bộ độivừa từ Việt Bắc về.Người bạn đã kể kỉ niệm về Bác cho nhà thơ nghe. .Đọc. II. Tìm hiểu bài thơ: a. Hình ảnh Bác Hồ: Hình dáng, tư thế: ngồi lặng yên, vẻ mặt trầm ngâm, tư thế “ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc” Cử chỉ, hành động: đốt lửa cho chiến sĩ, dón chân, nhón chân nhẹ nhàng. à Sự chăm sóc chu đáo, ân cần. - Lời nói: “ Chú cứ việc ngủ ngon- ngày mai đi đánh giặc” “ Bác thương đoàn dân côngmau mau” à tình thương, sự lo lắng của Bác. à Hình ảnh Bác hiện lên trong bài thơ thật giản dị, gần gũi, chân thực mà hết sức lớn lao. Bài thơ đã thể hiện một cách cảm động, tự nhiên và sâu sắc tấm lòng yêu thương, mênh mông sâu lặng, sự chăm sóc ân cần, chu đáo của Bác Hồ với chiến sĩ và đồng bào. * Rút kinh nghiệm : Tuần 24 Tiết 94: đêm nay bác không ngủ. - Minh Huệ - Ngày soạn : 18/2/2009 Ngày dạy : 5/3/2009 A.Mụctiêu cần đạt: Giúp học sinh. Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc, ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào, thấy được tình cảm yêu quý, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ. Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: miêu tả kết hợp kể chuyện , kể thơ B. Chuẩn bị của GV- HS: Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, Học sinh: Soạn bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : ? Đọc thuộc lòng bài thơ? 3. Bài mới : gv: Tâm tư người chiến sĩ được thể hiện trong hai lần anh thức dậy. Trong lần thứ nhất, tâm tư của anh được thể hiện trong những câu thơ nào? Hs: “ Anh đội viên nhìn Bácnằm” “ Anh đội viên mơ màngkhông?” “ Không biết nói mà đi” Gv: Ngay ở khổ thơ đầu, từ “ mà sao” cho thấy tâm trạng gì của anh đội viên? Hs: Tâm trạng ngạc nhiên, băn khoăn. Gv: Sau tâm trạng ấy là tình cảm gì? ( Càng nhìn lại càng thương- Người cha mái tóc bạc) hs: Tình cảm yêu thương, kính trọng. Gv: Anh đội viên đã cảm nhận hình ảnh Bác như thế nào? Hiểu như thế nào về hai câu thơ đó? *Bình: Hình ảnh Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn đầy súc động của anh chiến sĩ vừa lớn lao, vĩ đại vừa ấm áp, chân tình. Phải chăng chính tình cảm bao la của Bác là ngọn lửa sưởi ấm và xua tan cái lạnh hoang vắng của rừng khuya, xua tan nỗi vất vả, nhọc nhằn và sự lo lắng của mỗi người chiến sĩ? Câu thơ ngắn gọn với hình ảnh so sánh hợp lý vừa gợi tả hình ảnh Bác vĩ đại và gần gũi , vừa thể hiện tình cảm thân thiết, ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác. Gv: Trước tấm lòng bao la của Bác, anh đội viên thổn thức, thì thầm trong câu hỏi ân cần: “ Bác ơi! Báckhông?” rồi “ Anh nằm lo Bác ốm” Con nhận thấy tâm trạng gì của ngưòi chiến sĩ? Hs: Tâm trạng bồn chồn, thao thức, lo lắng. Gv: Lần thứ ba thức dậy thái độ tâm trạng của anh có gì khác so với lần trước? Hai câu thơ “ Mời Bác ngủ Bác ơi!” và “Bác ơi! Mời Bác ngủ!” ( nhấn mạnh) có tác dụng gì trong vịêc thể hiện tâm trạng anh chiến sĩ? Hs: Tác dụng nhấn mạnh sự thiết tha, năn nỉ, diễn tả tăng dần mức độ bồn chồn , lo lắng và tình cảm chân thành của người đội viên đối với Bác. Gv: Tại sao từ chỗ bồn chồn, lo lắng, anh đội viên lại chuyển sang “ vui sướng mênh mông”? Hs: Vì anh đã hiểu ra tình cảm yêu thương mênh mông của Bác và được sống trong tình cảm yêu thương ấy. *Bình: Được tiếp cận, được thấu hiểu tình thương và đạo đức cao cả của Người, anh chiến sĩ lớn thêm lên về tâm hồn tình cảm và được hưởng một niềm hạnh phúc thật sự lớn lao. Diễn biến tâm trạng của anh dừng lại ở giây phút tâm tư anh bừng sáng.Hoá ra cái dáng suy tư của Bác bắt nguồn từ mối không an lòng , từ tình thương giản dị nhưng rất đỗi mênh mông. Gv: Khổ cuối là suy ngẫm của tác giả. Đọc khổ thơ, vì sao tác giả nói: “Vì một lẽ thường tình”. Cách nói giản dị nhưng có gì độc đáo? *Bình: Cái đêm không ngủ miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong số vô vàn đêm không ngủ của Người. Việc Người “ không ngủ” vì lo việc nước, việc dân, vì thương bộ đội , dân công đã là một “ lẽ thường tình” của cuộc đời Bác, vì Bác là Hồ Chí Minh- lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta, cuộc đời Người dành chọn cho nhân dân tổ quốc. Đó chính là lẽ sống “ Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu. Gv: Nhận xét về nghệ thuật: Thể thơ? Lời thơ? b. Tâm tư của người đội viên chiến sĩ: Ngạc nhiên,băn khoăn khi thấy Bác trầm ngâm bên bếp lửa. Yêu thương, kính trọng Bác bằng tình thương của người con đối với cha. Cảm nhận về hình ảnh Bác lớn lao, vĩ đại “ lồng lộng” ấm áp, gần gũi “ấm hơn” Lo lắng, bồn chồn khi Bác thức hoặc không ngủ. Hốt hoảng, thiết tha,năn nỉ “ Mời Bác ngủ Bác ơi” Vui sướng mênh mông khi được thức cùng Bác. à Qua diễn biến tâm trạng của người chiến sĩ, bài thơ đã biểu hiện cụ thể, chân thựctình cảm thương mến, kính yêu, lòng biết ơn và niềm hạnh phúc của người chiến sĩ nói riêng và của nhân dân nói chung đối với Bác- vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị. c. Suy ngẫm của tác giả: Tác giả nhận ra đây là một trong muôn vàn đêm không ngủ của Người. Tác giả đã nêu được một chân lýhiển nhiên: Bác luôn yêu thương hi sinh tất cả cho mọi người. III. Tổng kết: 1. Nội dung: Phản ánh tấm lòng yêu thương giản dị mà sâu sắc của Bác đối với quân và dân ta. Biểu hiện tình cảm yêu quí cảm phục của người chiến sĩ, cũng là của mọi người đối với Bác. 2.Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ phù hợp với việc biểu đạt nội dung thông qua một câu chuyện kể. Lời lẽ giản dị, chân thành với nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm. Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ. Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương. Đêm mơ nước, ngày nhớ hình của nước Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một cành hoa. ( Chế Lan Viên) Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. (Rằm tháng giêng.) Trăng vào cửa sổ đòi thơ Một canh,hai canh,lại ba canh (Không ngủ được) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. ( Cảnh khuya) * Rút kinh nghiệm : Tuần 24 Tiết 95: ẩn dụ Ngày soạn : 18/2/2009 Ngày dạy : 6/3/2009 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ. Hiểu và nhớ được tác dụng của ẩn dụ. Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ. B. Chuẩn bị của GV- HS: - Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ - Học sinh: Đọc trước bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : -thế nào là nhân hoá. -chỉ rõ phép nhân hoá và tác dụng của nó trong câu thơ sau: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ (Ngắm trăng-HCM) -Trình bày BT số 5/59 3. Bài mới : Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt - Học sinh đọc bài tập 1 . Trả lời câu hỏi. GV. Cách nói này có gì giống và khác với phép so sánh? (So sánh : A như B à xuất hiện cả A và B. ẩn dụ : A ẩn đi chỉ xuất hiện B) GV. ẩn dụ là gì? GV: Cách gọi “Người Cha” có ý nghĩa như thế nào? HS: Giúp hình ảnh Bác Hồ hiện lên gần gũi , thân thuộc đối với mỗi con người , giúp ta hiểu hơn về những phâm chất cao quý của người và hể hiện được tình cảm yêu mến , kính trọng của nhà thơ. GV: Các từ in đậm( thắp , lửa hồng) để dùng để chỉ những hiện tượng hoặc sự vật nào ? Vì sao? Gv: Từ “nắng giòn tan”có gì đặc bịêt với cách nói thông thường? Hs: Thông thường nói nắng vàng, nắng rực ( Gợi ý:- Giòn tan thường nêu đặc điểm của cái gì?( bánh) Đây là sự cảm nhận của giác quan nào? (vị giác) Nắng có thể dùng vị giác để cảm nhận được không? ( không) àSử dụng từ “ giòn tan” để nói về nắng là có sự chuyển đổi cảm giác) HS đọc ghi nhớ 2/69 So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt sau: Cách 1: diễn đạt bình thường. Cách 2: Sử dụng so sánh tạo cho câu thơ có tính hình tượng, biểu cảm hơn so với cách diễn đạt thông thường. Cách 3: Có sử dụng ẩn dụ giúp cho sự diễn đạt hay hơn: gợi hình , gợi cảm, hàm súc. + Ăn quả - hưởng thụ thành quả lao động. à tương đồng về cách thức. + Kẻ trồng cây - người lao động tạo ra thành quả. àTương đồng về phẩm chất. b. + mực đen- cái xấu +đèn sáng- cái tốt àTương đồng về phẩm chất. c. + Thuyền – người đi xa + bến- người ở lại à Tương đồng về phẩm chất HS đọc kỹ các câu thơ, tìm các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác(Từ thị giácà cảm giác, thị giácà thính giác) Dặn dò : HS chuẩn bị bài 3* tiết sau. I. ẩn dụ là gì? 1.Bài tập: - Người cha chỉ Bác Hồ. - Có thể ví như vậy vì Bác và người Cha có những phẩm chất giống nhau.tuôi tác , tình yêu thương , sự chăm sóc chu đáo , ân cần. - Cách nói này giống phép so sánh ở chỗ:dựa trên quan hệ tương đồng ; khác ở chỗ : chỉ xuất hiện hình ảnh so sánh mà không xuất hiện hình ảnh được so sánh. 2. Ghi nhớ: ẩn dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vạt hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. tác dụng : tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. II. Các kiểu ẩn dụ: 1. Bài tập: - Thắp – nở hoa. - lửa hồng- màu đỏ giống nhau về hình thức à ẩn dụ hình thức Thắp - nở hoa Giống nhau về cách thức thực hiện hành động à ẩn dụ cách thức Nắng giòn tan nắng rực rỡ à ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Người cha - Bác Hồ Giống nhau về phẩm chất àẩn dụ phẩm chất 2. Ghi nhớ : SGK/69 III. Luyện tập: Bài 1SGK/69 Bài 2SGK/70 Gợi ý hai yêu cầu: Tìm các ẩn dụ Nêu nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau. Bài 3SGK/70 Các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: chảy(a), chảy(b), mỏng(c), ướt(d). Tác dụng: Giúp cho câu văn ( thơ)sinh động, hình ảnh đặc sắc và người đọc có thể cảm nhận sự vật,hiện tượng một cách cụ thể hơn bằng nhiều giác quan. * Rút kinh nghiệm : Tuần 24 Tiết 96: luyện nói về văn miêu tả. Ngày soạn : 18/2/2009 Ngày dạy : 6/3/2009 A. Mục tiêu cần đạt: Nắm được cách trình bày miệng một đoạn, một bài văn miêu tả. Luyện tập kĩ năng trình bày miệng những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lý. B. Chuẩn bị của GV- HS: - Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ - Học sinh: Đọc trước bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung cần đạt Hs: Đọc đoạn trích SGK/71 Gv: Gợi ý: Đối tượng miêu tả: thày, trò , lớp học Thứ tự miêu tả: Từ trong ra ngoài, từ cụ thể đến khái quát. ( Quang cảnh chung:yên ắng, trang trọng. Chi tiết miêu tả: Trong lớp Ngoài lớp) Hs gạch ý ra nháp: Trang phục Thái độ Cử chỉ à Nhận xét: Thầy Hamen là người thầy hết lòng vì học trò, tự hào, yêu mến tiếng nói dân tộc. * Lựa chọn chi tiết nào? * Dựng dàn ý: Mở bài Thân bài Kết bài Hs thảo luận trong tổ, cử đại diện trình bày trước lớp. Bài tập 1: Tả cảnh. Đề: Tả quang cảnh lớp học trong “ Buổi học cuối cùng” Thày Hamen: vị trí , hoạt động Học trò: Chăm chú lắng nghe giảng như thế nào? Không khí lớp. Không khí bên ngoài lớp. Bài tập 2: Tả người. Đề: Tả lại thầy Hamen trong buổi học cuối cùng. Trang phục: áo rơđanhgốt, đội mũ trơn bằng lụa thêu Thái độ: Dịu dàng, thân mật. Cử chỉ, hành động: Đứng lặng nhìn đămđăm Bài tập 3: Tả người. Đề: Tả hình ảnh thầy giáo trong phút giây xúc động gặp lại học trò cũ. * Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: