-Giúp ta liên tưởng đến con người lao động rất khẩn trương .
-Trên sông thuyền bè tấp nập chỡ đầy lâm sản (những thuyền chất đầy cao tươi,dây mây,dầu rái ,chở mít ,chở quế ,.)
-Ven hai bên bờ những bãi dâu trải ra bạt ngàn ,vườn tược ,um tùm .
-Sông êmđềm hiền hoà thơ mộng ,thuyền bè tấp nập ,vườn tược um tùm ,bãi dâu bạt ngàn .
=>Chỉ tâm trạng của con người .
-Nghệ thuật nhân hoá ,biện pháp tư từ này tuần sau ta sẽ học .
-Với biện pháp tu từ ấy có tác dụng thể hiện vẽ đẹp thiên nhiên hùng vĩ ,oai nghiêm ,lặng lẽ ngàn đời và dường như vừa báo trước một khúc sông nguy hiểm vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác .
-HS đọc .
TUẦN TIẾT TÊN BÀI DẠY NGÀY SOẠN NGÀY DẠY PHỤ CHÚ 24 85 VƯỢT THÁC 01-02-2012 06-02-2012 86 SO SÁNH (TT) 01-02-2012 06-02-2012 87 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần Tiếng Việt):RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ 01-02-2012 10-02-2012 88 PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH Viết bài tập làm văn số 5 – văn tả cảnh (làm ở nhà ) 01-02-2012 10-02-2012 DUYỆT CỦA TỔ PHÓ NGUYỄN VĂN THƯỢNG Tuần : 24 Tiết : 85 Bài : 21 Văn Bản: VƯỢT THÁC ( trích Quê Nội) - Võ Quảng - I. .MỤC TIÊU : Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo trong Vượt thác. II. KIẾN THỨC CHUẨN: 1. Kiến thức: - Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, với người lao động. - Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người. 2. Kỹ năng: - Đọc diễn cảm, giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên. - Cảm nhân được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích. III. HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung *Hoạt động 1: Khởi động 1.On định:KTSS 2.Kiểm tra: - Nhân vật người anh trong văn bản Bức tranh của em gái tôi có tính cách gì nổi bật? - Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản? 3.Bài mới:gv giới thiệu bài mới . - Người anh lức đầu hay săm soi chế giễu việc làm của em, sau thì mặc cảm, tự ti và ghanh tị khi tài năng của em gái được phát hiện nhueng cuối cùng cũng hối hận và thương yêu em hơn. - Hs nêu ý nghĩa. VB- VƯỢT THÁC *Hoạt động 2: Đọc-hiểu văn bản. GV:gọi học sinh đọc chú thích dấu sao sách giáo khoa trang (39) -Qua việc đọc em hãy trình bày những hiểu biết về tác giả Võ Quảng . -Văn bản vượt thác của Võ Quảng được trích từ đâu ? -Gv diễn giảng thêm về tác phẩm. Bài văn miêu tả cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian như sau: +Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ : +Dựa vào trình tự trên hãy tìm bố cục của bài văn ? -HS: đọc ngữ liệu . -Võ Quãng sinh năm 1920,ở tĩnh Quãng Nam . -Văn bản :trích từ chương XI của truyện Quê nội .Tên bài do người biên soạn đặt –Quê nội 1974 cùng với tảng sáng 1976 là những tác phẩn thành công nhất của Võ Quảng .Ngoài ra còn nhiều tác phẩm khác -HS nghe. -Văn bản chia làm (3)đoạn *Đ1:”từ đầu.thác nước” =>Cảnh thuyền nhổ sào ,ngược dòng sông chuẩn bị vượt nhiều thác nước . *Đ2:”Tiếp.. cổ cò” =>Cảnh Dượng Hương Thư chỉ huy con thuyền vượt thác. *Đ3:Phần còn lại . =>qua nhiều thác núi ,thuyền đến vùng đồng bằng cao nguyên . I.Tìm hiểu chung: 1.Tác Giả: Võ Quãng sinh năm 1920, ở tỉnh Quãng Nam, là nhà văn chuyên viết truyện cho thiếu nhi. 2.Tác Phẩm: Văn bản: “Vượt Thác” trích từ chương XI của truyện Quê Nội – tác phẩm viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn trong những ngày sau CMT8 /1945. 3. Bố Cục: Văn bản chia làm 3đoạn: *Đ1:”từ đầu.thác nước” =>Cảnh thuyền nhổ sào ,ngược dòng sông chuẩn bị vượt nhiều thác nước . *Đ2:”Tiếp.. cổ cò” =>Cảnh Dượng Hương Thư chỉ huy con thuyền vượt thác. *Đ3:Phần còn lại . =>qua nhiều thác núi ,thuyền đến vùng đồng bằng cao nguyên . *Hoạt động 3: Phân tích * Bức tranh thiên nhiên (dòng sông và hai bên bờ )được miêu tả trong bài . GV:Gọi học sinh đọc đoạn 1,kết hợp với giải thích từ khó (đoạn 1 cần đọc với giọng nhẹ nhàng ) GV:Ơ đoạn đầu ,ta cảm nhận được dòng sông Thu Bồn như thế nào? ( rộng, hẹp , sóng, gió) GV:Hình ảnh con thuyền ở đây tác giả sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả? Tác dụng của nghệ thuật đó ? GV:Từ hình ảnh con thuyền rất khẫn trương làm ta liên tưởng đến tâm trạng của ai?Tâm trạng ấy ra sao ? GV:Ta bắt gặp những hình ảnh gì trên sông và ven hai bên bờ ?Hình ảnh ấy thể hiện qua từ ngữ nào ? GV:Qua miêu tả dòng sông và quang cảnh hai bên bời gợi lên cho em cảm nhận gì về đoạn sông ấy ? GV:Những từ ngữ :”Dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước “ dùng để miêu tả hình ảnh chòm cây cổ thụ có gì đặc biệt ? GV: Đó là biện pháp nghệ thuật gì? Sữ dụng biện pháp tu từ nhân hóa có tác dụng gì ? (tâm trạng trầm ngâm của cây cổ thụ giúp em liên tưởng đến khúc sông tới như thế nào ?) GV: gọi HS đọc đoạn (2)SGK trang (38) (giọng nhanh ,hồi hộp ,chờ đợi ) GV: Dượng Hương Thư đã chuẩn bị như thế nào để vượt thác ? -GV:vì sao Dượng Hương Thư chuẩn bị vượt thác chu đáo như thế ?(được thể hiện qua những chi tiết hình ảnh nào ?) GV:Trước đoạn sông có nhiều thác dữ Dượng Hương Thư ,chú hai ,thằng cù lao có những hành động như thế nào ?(hày tìm những từ ngữ ,miêu tả hành động đó ). GV:Hãy liệt kê các động từ diễn tả hành động chóng thuyền vượt thác dư? .Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả ? GV: em có suy nghĩ gì khi tác giả sử dụng từ láy “vùng vằng “? GV:qua việc miêu tả đoạn sông có nhiều thác nước cùng hành động của những người đi thuyền .Em có nhận xét đoạn sông ấy ra sao ? GV: gọi HS đọc đoạn còn lại (giọng chậm, thanh thản ) GV:so sánh dòng sông ở đoạn cuối với đoạn (1)và (2).Em có nhận xét như thế nào về dòng sông ở đoạn cuối? GV:Theo em vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện ở trong bài này là ở chỗ nào ? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không ? Vì sao? GV:Muốn miêu tả hay, chúng ta chú ý đến vấn đề gì ? * Hình ảnh nhân vật Dưọng Hương Thư trong cảnh vượt thác. GV:Trước dòng thác vô cùng nguy hiểm DHT chỉ huy vượt thác như thế nào ?Từ đó thấy được ở DHT phẩm chất gì đáng quý ? GV:Gọi HS xem lại đoạn (2)(3)-sgk-trang 36. “Từ đến phường rạch.thác cổ cò” GV:Tìm các chi tiết miêu tả ngoại hình,động tác của nhân vật DHT ? GV:Hãy tìm những hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn văn ? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh so sánh (giống như hiệp sĩ của trường sơn oai linh,hùng vĩ ) GV:Từ việc miêu tả ngoại hình,hành động sử dụng nghệ thuật so sánh,em nhận thấy DHT là người như thế nào? GV:Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông,Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh ?Nêu ý nghĩa của từng trường hợp ? GV:Ở đoạn đầu với nghệ thuật nhân hoá ta cảm nhận cây cổ thụ có tâm trạng như thế nào ? GV:Ở câu sau những cây to.. tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh để làm nổi bật tâm trạng gì ? GV:Ở đây tác giả gán cho những chòm cổ thụ,cây to những tâm trạng lo lắng,vui mừng phấn khởi khi con thuyền đến Bình Hoà Phước.Từ đó,gợi cho chúng ta suy nghĩ đó là tâm trạng của ai ? Gv: Văn bản được biểu đạt bằng phương thức nào? Nhằm làm nổi bật điều gì? Gv: Các biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng? ( lấy ví dụ) Gv: Qua việc phân tích, em có nhận xét gì về cách lựa chọn chi tiết miêu tả, ngôn ngữ, hình ảnh của tác giả? GV:Văn bản “Vượt Thác” miêu tả cảnh gì ? Gv: Qua văn bản, em nhận thấy tấm lòng của tác giả đối với quê hương ra sao? -HS đọc . -Dòng sông Thu Bồn rộng ,êm đềm . -Nghệ thuật nhân hoá ,so sánh để miêu tả hoạt động của con thuyền rất khẩn trương . -Giúp ta liên tưởng đến con người lao động rất khẩn trương . -Trên sông thuyền bè tấp nập chỡ đầy lâm sản (những thuyền chất đầy cao tươi,dây mây,dầu rái ,chở mít ,chở quế ,..) -Ven hai bên bờ những bãi dâu trải ra bạt ngàn ,vườn tược ,um tùm . -Sông êmđềm hiền hoà thơ mộng ,thuyền bè tấp nập ,vườn tược um tùm ,bãi dâu bạt ngàn . =>Chỉ tâm trạng của con người . -Nghệ thuật nhân hoá ,biện pháp tư từ này tuần sau ta sẽ học . -Với biện pháp tu từ ấy có tác dụng thể hiện vẽ đẹp thiên nhiên hùng vĩ ,oai nghiêm ,lặng lẽ ngàn đời và dường như vừa báo trước một khúc sông nguy hiểm vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác . -HS đọc . -“Dượng Hương Thư sai nấu cơm ,có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở .Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt sẳn sàng “ -Đây là đoạn sông hiểm trở có nhiều thác dữ (nước từ trên cao phóng xuống giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn ) -Học sinh đọc đoạn văn :”Dượng Hương Thư đánh trần lại hoà phước “ -Những động từ :”trụ ,ghì ,phóng ,uốn “được sử dụng rát chính xác phù hợp với công việc nặng nhọc ,khẩn trương của người lái ,người chèo . -Từ “vùng vằng “được tác giả sử dụng thật hay ví nó diễn tả sự cố gắngchóng chọi của co người ,sự ngang ngược của con sông thác ,sự khó bảo của con thuyền . -Đoạn sông vô cùng hiểm trở. -Chú hai vứt sào dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững ,cây to mọc lúp xúp ,đồng ruộng lại mở ra .qua các hình trên ta nhận thấy đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao nhưng dường như đã bớt hiểm trở . -Vị trí quan sát trên con thuyền nhìn dòng sông và cảnh sắc đôi bờ . -Vị trí ấy thích hợp với việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên va hoạt động của con người một cách linh hoạt . -Cần lựa chọn vị trí quan sát, miêu tả cho phù hợp . -HS xem lại . -HS:Ngoại hình gân guốc, chắc chắn cởi trần như một pho tượng đồng đúc; các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nẩy lửa. Động tác mạnh khoẻ dứt khoát:co người phóng chiếc sào xuống dòng sông rộng nghe một tiếng “soạc” rất mạnh,ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại.. HS:So sánh “như pho tượng đồng đúc” =>Thể hiện nét ngoại hình gân guốc,vững chắc của nhân vật. +So sánh “Giống như một hiệp sĩ của trường sơn oai linh hùng vĩ” =>Gợi ra sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San bằng xương bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên. Ngoài ra cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với hình ảnh DHT ở nhà,nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng, dạ dạ.Qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động: khiêm tốn nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường,nhưng lại dũng mảnh nhanh nhẹn,quyết liệt trong công việc,trong khó khăn thử thách. HS: DHT là người khiêm tốn nhu mì đến nhút nhát trong đời thường,nhưng dũng mảnh nhanh nhẹn,quyết liệt trong công việc,trong khó khăn thử thách. HS:Dọc sông,những chòm cổ thụ dáng mảnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. +Dọc sườn núi,những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hò đám con cháu tiến về phía trước. -HS:Với câu trước tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá hình ảnh chòm cổ thụ dáng mảnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước(chuyển nghĩa theo phép ẩn dụ):thiên nhiên như càng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu. -HS:Với câu sau,tác giả sử dụng biện pháp so sánh hình ảnh những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu(chuyển nghĩa theo cơ cấu hoán dụ):thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm vui chinh phục ... o ngữ liệu sgk). Đoạn văn trên phạm lỗi dùng từ chưa chính xác mấy lần ? Đó là từ nào ? Có thể thay bằng từ nào đúng nhất ? GV:Dùng từ chưa chính xác sẽ gây ảnh hưởng gì cho đoạn văn ? *Rèn luyện trí nhớ của học sinh. GV:Cho Hs viết một bài ca dao,đoạn thơ,đoạn văn mà em thích nhất.(KNS – rèn chữ viết ) +Phân biệt các từ: vanh vách - danh dách vi vu - du lịch vui vẻ - da dẻ cây viết - da diếc vòng vây - dây thừng van vĩ - dan díu vinh quang - dinh thự vào ra - dào dạt vô lý - dô hò vơ vét - dơ dáy vo viên - do dự vắt vẻo - dắt díu vặt lông - dắt deo vầy vò - dầy mỏng.. +Ban :có các nghĩa như sau: Ban 1 (dt) :cây nhờ,lá hình móng bò ,hoa màu trắng. Ban 2 (dt): Nốt đỏ bất thường nổi từng mảng trên da, thường thấy khi một số bệnh sốt phát ban. Ban 3 (dt):bóng (đồ chơi thể thao) Ban 4 (dt): hàng quan lại trong triều phong kiến. Ban 5 (dt): món võ nghệ Ban 6 (dt):ban trưa,ban chiều. Ban 7 (đt):san cho bằng,ban mô đất. Ban 8 (đt): cho,cấp cho người dưới, ban lộc +Bang: đơn vị hành chính có tính chất quốc gia tự trị của một số nước theo chế độ liên bang. Đoạn văn: “Trăng lên,mâm cổ bừng sáng lên và đẹp hơn bao giờ hết. Trăng mới bắt đầu còn thấp lè tè ngang ngọn tre giờ đã bay bổng, cánh diều theo gió lượn theo trăng âm u tiếng sáo. Luỹ tre làng phảng phất theo tiếng cười vui. Hương cốm thoang thoảng đâu đây với gió mát lùa vào mặt vừa thơm vừa mát. Ở quê không còn đèn thỏ, đèn bướm chỉ có đèn sao và đèn lá thôi. Những chiếc đèn đưa lên đưa xuống chao chao lúc lắc như bay. Tiếng trống tưng bừng hoà vào tiếng vang mãi trong đêm.” =>Từ “âm u” thay bằng từ “du dương” là đúng nhất. =>Làm cho đoạn văn không trong sáng. +Giáo viên cho học sinh viết ra giấy những bài ca daoGv chỉnh sửa. I.Phân Biệt: Đọc viết đúng Đọc viết sai vanh vách du lịch vui vẻ da dẻ cây viết vòng vây dây thừng danh dách vi vu da diếc II.Phân Biệt Nghĩa : +Ban (dt) :gồm 6 nghĩa +Ban (đt) :gồm 2 nghĩa +Bang : có 2 nghĩa. III.Dùng Từ Không Chính Xác: -“âm u”: trong cụm “âm u tiếng sáo”=>tiếng sáo diều gặp gió trong đêm thu đẹp thế thì không thể “âm u” mà có thể là “du dương”, “trong trẻo”.. =>Làm cho đoạn văn không hay. IV.So sánh đối chiếu nhận thấy việc sai lỗi chính tả của bản thân. *Hoạt động 3: Củng cố , Dặn do Củng cố +Muốn viết đúng chính tả chúng ta chú ý đến những vấn đề nào ? +Để viết đoạn văn hay,lưu loát ta lưu ý đến vấn đề gì ? Dặn dò +Đọc thêm nhiều văn bản đã học +Cập nhật một số lỗi dùng từ sai vào sổ tay để nhớ. +Soạn bài: “Phương Pháp Tả Cảnh” *Chú ý: -Vị trí quan sát;đối tượng miêu tả. Hướng dẫn tự học: Lập sổ tay chính tả phân biệt các từ dễ viết sai. =>Cách phát âm và nghĩa của từ. =>Chọn từ đúng nghĩa Tuần : 24 Tiết : 88 Bài : 21 TLV:PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH I.MỤC TIÊU: - Hiểu được phương pháp làm bài văn tả cảnh. - Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh. - Biết viết đoạn văn, bài văn tả cảnh. II. KIẾN THỨC CHUẨN: 1.Kiến thức: - Yêu cầu của bài văn tả cảnh. - Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh. 2.Kỹ năng: - Quan sát cảnh vật. - Trình bày những đều đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lí. III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung *Hoạt động 1: Khởi động 1.On định: 2.Kiểm tra: +Muốn miêu tả hay cần phải làm gì ? 3.Bài mới: Để viết bài văn tả cảnh hay, gây sự say mê cảu đọc giả thì cần phải biết phương pháp làm bài.Vậy bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta điều đó. =>Muốn miêu tả hay cần phải biết lựa chọn vị trí quan sát, liên tưởng,tưởng tượng so sánh và nhận xét. =>Biết lựa chọn đặc điểm nổi bật của cảnh vật hay con người để miêu tả. TLV- PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH *Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. GV:Gọi Hs đọc 3 văn bản-sgk-trang 45-T2. GV:Cho Hs thảo luận nhóm GV:HS nhận xét uốn nắn,sửa chữa. GV:Văn bản đầu tiên miêu tả hình ảnh Dượng Hương thư. Trong một chặng đường của cuộc vượt thác.Tại sao có thể nói qua hình ảnh nhân vật ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc và khúc sông có nhiều thác dữ ? GV:Đoạn văn(b) tả quang cảnh gì ? Người viết đã tả theo thứ tự nào ? GV:Hãy chỉ ra câu nào tả cảnh dưới mặt sông,cảnh rừng đước,trên bờ ? GV:Liệu có thể đảo ngược thứ tự này được không ? Tại sao ? GV:Văn bản thứ ba là bài văn miêu tả có ba phần tương đối trọn vẹn. Em hãy chỉ ra và tóm tắt các ý của mỗi phần.Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn (miêu tả từ trên xuống dưới,từ xa đến gần,từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể hay theo thứ tự thời gian) GV: Muốn miêu tả hay, sinh động ta cần chú ý đến những yếu tố nào ? GV:Dựa vào ba bài văn.Hãy cho biết bố cục của bài văn tả cảnh gồm mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần? +Chia 3 nhóm thảo luận trả lời câu hỏi. +Đại diện nhóm trình bày nội dung. +Tả cảnh dưới mặt sông: “Thuyền chúng tôinhững đầu sóng trắng” +Phần còn lại tả cảnh rừng đước và hai bên bờ. +Không thể đảo ngược thứ tự này vì: trình bày như thế là rất hợp lý. Bởi người tả đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông. Tất nhiên cái đập vào mắt người ngồi trước hết phải là cảnh dòng sông, nước chảy rồi mới tả cảnh vật hai bên bờ sông. Nếu tả khác đi, ngược lại chẳng hạn thì người tả cũng phải ngồi vị trí khác. +Học sinh trao đổi trong nhóm và trả lời. +Chú ý đến đối tượng miêu tả. -Những hình ảnh tiêu biểu -HSTL. I.Phương pháp viết văn tả cảnh: +Đoạn (a): tả người chống thuyền vượt thác: -Qua việc miêu tả ngoại hình,hành động, nghệ thuật so sánh (để miêu tả DHT) ta hình dung được phần cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ. +Đoạn (b): Tả lại quang cảnh dòng sông Năm Căn hoặc (dòng sông và rừng đước Năm Căn) -Tác giả đã quan sát và tả lại theo thứ tự từ dưới sông lên bờ,cũng là từ xa đến gần. +Đoạn(c):Văn bản thứ ba. -Mở bài:Từ đầu..của luỹ =>Giới thiệu khái quát về luỹ làng (phẩm chất,hình dáng,màu sắc..) -Thân bài:Tiếpkhông rõ =>Lần lượt miêu tả cụ thể ba vòng tre của luỹ làng như thế nào. -Kết bài:đoạn cuối =>Phát biểu cảm nghĩ và nhận xét về loài tre. *Tác giả quan sát và miêu tả từ ngoài vào trong theo trình tự không gian. *GHI NHỚ: 1.Muốn miêu tả cần: +Xác định được đối tượng miêu tả +Quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu +Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự 2.Bố cục bài văn tả cảnh gồm 3phần: a.Mở bài:Giới thiệu cảnh được tả. b.Thân bài:Tập trung miêu tả cảnh vật chi tếit theo một thứ tự c.Kết bài:thường phát biểu cảm nghĩ về cảnh vật đó. *Hoạt động 3: Luyện tập GV:Gọi Hs đọc yêu cầu BT1,2-sgk-trang 47-T2. GV:Phân cho hai nhóm thảo luận và trình bày kết quả. BT1:Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài làm văn thì em sẽ miêu tả như thế nào ? hãy suy nghĩ và trả lời theo gợi ý sau: +Em sẽ quan sát và lựa chọn những hình ảnh cụ thể và tiêu biểu nào cho quang cảnh ấy? +Em định miêu tả quang cảnh ấy theo thứ tự như thế nào ? +Hãy viết mở bài và kết bài cho bài văn này. BT2: Nếu phải tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì trong phần thân bài em sẽ miêu tả theo thứ tự nào ? (theo thứ tự không gian:từ xa đến gần hay theo thứ tự thời gian: trước, trong và sau khi ra chơi) GV:Hãy lựa chọn một cảnh của sân trường vào giờ ra chơi ấy để viết thành một đoạn văn miêu tả. -HS:Hoạt động theo nhóm -HS:Viết ra giấy -HS:Tư duy độc lập II.Luyện Tập: 1.bài Tập 1: -Những hình ảnh tiêu biểu: thầy giáo, cô giáo, không khí quang cảnh chung của phòng học (bảng đen, bốn bức tường,bàn ghế) -Các bạn (tư thế, thái độ, công việc chuẩn bị bài viết) -Cảnh viết bài, ngoài sân trường, tiếng trống trường. -Tả theo thứ tự nào cũng được miễn hợp lý. +Từ ngoài vào trong lớp +Từ trên bảng xuống dưới lớp +Từ không khí chung của lớp học đến bản thân người viết. 2.Bài Tập 2: -Chọn một số trình tự tiêu biểu. +Từ xa đến gần (thứ tự không gian) +Từ trước, trong, sau giờ ra chơi (thứ tự thời gian) +Từ quang cảnh chung đến bản thân mình trong giờ ra chơi (từ khái quát đến cụ thể và ngược lại) +Chọn một cảnh nào đó tiêu biểu như: chào cờ, buổi tập thể dục, buổi đùa giỡn của học sinh. *Hoạt động 4: Củng cố , Dặn dò Củng cố +Muốn miêu tả hay,sinh động cần chú ý đến yếu tố nào ? Dặn dò +Học thuộc phần ghi nhớ-làm bài tập 3 +Tập xác định đối tượng miêu tả,chọn hình ảnh nổi bật +Soạn bài: “Buổi Học Cuối Cùng” *Chú ý: -Tâm trạng của chú be Phrăng trước ,trong khi đến trường,buổi học cuối cùng và thầy Ha-men là người như thế nào ? Hướng dẫn tự học: - Nhớ các bước cơ bản khi làm văn tả cảnh. - Nhớ dàn ý khái quát của bài văn tả cảnh. =>Xác định đối tượng miêu tả. =>Quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu =>Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự nhất định Tuần : 24 Tiết : 88 Bài : 21 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5-VĂN TẢ CẢNH ( LÀM Ở NHÀ) I.MỤC TIÊU : - Biết cách thực hành viết một bài văn tả cảnh theo yêu cầu. - Biết chọn lựa những chi tiết nổi bật, diễn tả sinh động. II. KIẾN THỨC CHUẨN: 1.Kiến thức: +Biết cách làm bài văn tả cảnh bằng thực hành viết +Trong khi thực hành,biết cách vận dụng các kỹ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và văn tả cảnh nói riêng đã được học ở các tiết trước. 2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng diễn đạt,trình bày,chữ viết,chính tả.. III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN: *Hoạt động 1: Khởi động 1.On định: 2.Kiểm tra: 3.Bài mới: *Hoạt động 2: Gv ghi đề ĐỀ: Hãy tả lại hình ảnh cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về. Dàn ý: *Mở bài : Giới thiệu cây mai vào dip tết đến , xuân về . *Thân bài : . -Tả bao quát : - Hình dáng : dáng thanh thoát bên gốc sân . - Kích thướt của cây mai khoảng bao nhiêu ? - Màu sắc : xanh mướt điểm thêm những cánh hoa vàng . -Tả chi tiết từng bộ phận : + Gốc lớn bằng bắp tay +Thân cây thằng như thân trúc +Vỏ sần sùi nâu đậm . + Cành vươn điều , nhánh nào cũng rắn chắc + Hoa : cánh hoa vàng thẩm xếp làm ba lớp . + trái : Trái kết màu chín đậm óng ánh như những hạt cườm đính trên những tầng áo lá lúc nào cũng sầm uất , sum sê màu xanh chắc bền . -Lợi ích của cây mai : Tạo bầu không khí mát mẽ , trong lành ,tạo quang cảnh đẹp đẽ , tạo niềm vui cho mọi người *Kết bài : Nêu suy nghĩ của em đối với cây mai trong dịp tết . *Hoạt động 3: Gv nhắc nhở học sinh đọc kĩ nội dung, yêu cầu đề. Trình bày nội dung sạch đẹp, rõ ràng, cẩn thận. Viết xong đọc lại, tự sữa chữa những lỗi vi phạm. *Hoạt động 4: 4.Thu bài: Yêu cầu HS nộp bài ra đầu bài .GV thu bài của HS 5.Dặn dò: Học bài,soạn bài : “Buổi học cuối cùng” ( Soạn theo hệ thống câu hỏi SGK).
Tài liệu đính kèm: