Hỏi: Bài văn chia làm mấy đoạn?
Hỏi: Cảnh dòng sông và hai bên bờ sông qua sự miêu tả ở trong bài đã thay đổi như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền?
Gợi ý: Đoạn sông vùng đồng bằng, đoạn sông có nhiều thác dữ, đoạn sông phẳng lặng.
Hỏi: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong việc miêu tả cảnh thiên nhiên ở đây?
Qua đó em thấy cảnh thiên nhiên ở đây như thế nào?
Tuần : 22 Ngày soạn : ././200 VƯỢT THÁC Văn bản Tiết : 85 Ngày dạy : /./200 I. YÊU CẦU : GV giúp HS : - Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động được miêu tả trong bài. - Nắm được NT phối hợp miêu tả khung cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người. II. CHUẨN BỊ : - GV : Soạn giáo án, tham khảo tài liệu SGK, SGV, sách tự học. - HS : Soạn bài ở nhà theo gợi ý SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung hoạt động + Hoạt động 1 : Khởi động ( 5 phút) - Ổn định lớp- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số. - Kiểm tra bài cũ. Hỏi: Nêu diễn biến tâm trạng của ngừơi anh qua câu chuyện “Bức tranh của em gái tôi”? - Giới thiệu bài mới- GV giới thiệu bài mới -> Ghi tựa. - Báo cáo sỉ số. - HS trả lời cá nhân. - Nghe, ghi tựa bài. + Hoạt động 2: Phân tích văn bản.(30 phút) - Hướng dẫn tìm hiểu chú thích, tìm hiểu văn bản. - Cho HS đọc chú thích dấu sao - GV giới thiệu tác giả Võ Quảng, tác phẩm “ Vượt thác“. - GV nhấn mạnh thêm: Võ Quảng là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi, đưa ta về thiên nhiên sông nước trên con sông Thu Bồn ở miền Trung trong cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người. - GV hướng dẫn cách đọc (thay đổi giọng theo từng đoạn)-> đọc mẫu 1 đoạn -> gọi 2 HS đọc tiếp. - Lưu ý HS 1 số từ khó. Hỏi: Bài văn chia làm mấy đoạn? Hỏi: Cảnh dòng sông và hai bên bờ sông qua sự miêu tả ở trong bài đã thay đổi như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Gợi ý: Đoạn sông vùng đồng bằng, đoạn sông có nhiều thác dữ, đoạn sông phẳng lặng. Hỏi: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong việc miêu tả cảnh thiên nhiên ở đây? Qua đó em thấy cảnh thiên nhiên ở đây như thế nào? Hỏi: Ở đoạn đầu và đoạn cuối có hai hình ảnh miêu tả cây cổ thụ. Hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã chuyển nghĩa nào ở mỗi trường hợp? (GV diễn giảng – nâng cao) - Cho HS chú ý đoạn 2. Hỏi: Dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác được miêu tả như thế nào về ngoại hình và hành động? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả dượng Hương Thư? Hỏi: Tìm những chi tiết cụ thể miêu tả động tác dượng Hương Thư khi vượt thác? Hỏi: Qua cách miêu tả thể hiện điều gì ở dượng Hương Thư? - GV nhận xét, bổ sung. -HS đọc chú thích. - Nghe + ghi. - Nghe. - 2 HS đọc diễn cảm phần còn lại. - Đọc từ khó. - HS trả lời: 3 đoạn. - HS trả lời cá nhân. - Nghe. - So sánh, nhân hoá. - Cá nhân suy nghĩ trả lời: Thiên nhiên phong phú, đa dạng, hùng vĩ. -Những chòm .-> nhân hoá => báo sắp đến thác. - Những cây to .-> so sánh => tâm trạng phấn chấn và mạnh mẽ. - HS trả lời cá nhân. -Cá nhân tìm chi tiết. - Mạnh mẽ, hào hùng. -Nghe. I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: - Võ Quãng sinh năm 1920, quê ở tỉnh Quãng Nam. 2. Tác phẩm : - Văn bản “Vượt thác” trích từ chương XI của truyện “Quê nội”. - Truyện viết về cuộc sống của một làng quê ven sông Thu Bồn trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp II. Phân tích : 1. Khung cảnh thiên nhiên : - Những bãi dâu trải ra bạt ngàn. - Vườn tược càng um tùm. - Những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm, lặng nhìn xuống nước. - Núi cao đột ngột hiện ra. - Đồng ruộng lại mở ra. -> Nghệ thuật so sánh, nhân hoá. => Thiên nhiên phong phú, đa dạng, hùng vĩ. 2. Hình ảnh dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác : - Ngoại hình : Cởi trần, như 1 pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa -> so sánh => Gân guốc, vững chắc. - Động tác : Co người phóng sào, ghì chặt trên đầu sào, thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt -> so sánh. => Dũng mãnh, hào hùng. + Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hiện ghi nhớ. (5 phút) - Hỏi Qua bài văn em có cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người được miêu tả ở đây? - GV nhận xét, chốt lại ý cơ bản.. -> Rút ra ghi nhớ SGK - Cho HS đọc lại ghi nhớ. - Thảo luận nhanh tìm nội dung và nghệ thuật đoạn trích. - Đọc ghi nhớ SGK. III.Tổng kết: Ghi nhớ SGK / 41 + Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò. (5 phút) - Củng cố: Cho HS đọc thêm. - Dặn dò: Yêu cầu HS : + Học bài. + Chuẩn bị : So sánh. - Đọc. - Thực hiện theo yêu cầu GV
Tài liệu đính kèm: