A/Mức độ cần đạt
- Hiểu được nội dung ý nghĩa của Bài học đường đời đầu tiên.
- Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Dế Mèn:Một hình ảnh đẹp của tổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2.Kĩ năng:
- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.
3.Thái độ: Giáo dục thái độ sống tự lập, không kiêu ngạo, coi thường người khác.
C/Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, phân tích, tích hợp toàn văn bản.
D/Tiến trình bài dạy
1.Ổn định lớp: 6ª1.6ª2.6ª3.
2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
3.Bài mới: “Dế mèn phiêu lưu kí” là tác phẩm hay, đặc sắc, hấp dẫn của Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Mèn là 1 hình ảnh đẹp của tuổi trẻ ham hiểu biết, trọng lẽ phải khao khát lý tưởng và quyết tâm hành động cho mục đích cao đẹp nhưng với tính xốc nổi, kiêu căng của ngày đầu mới lớn Mèn đã phải trả giá đắt bằng một bài học đường đời đáng nhớ. Đó là bài học gì ? Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu nội dung của bài học hôm nay.
Tuần 19 Ngày soạn: 05/01/2013 Tiết 73-74 Ngày dạy : 07/01/2013 Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí- Tô Hoài) A/Mức độ cần đạt - Hiểu được nội dung ý nghĩa của Bài học đường đời đầu tiên. - Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích. B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1.Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi. - Dế Mèn:Một hình ảnh đẹp của tổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo. - Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích. 2.Kĩ năng: - Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả. - Phân tích các nhân vật trong đoạn trích. - Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả. 3.Thái độ: Giáo dục thái độ sống tự lập, không kiêu ngạo, coi thường người khác. C/Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, phân tích, tích hợp toàn văn bản. D/Tiến trình bài dạy 1.Ổn định lớp: 6ª1.....................................6ª2..........................................6ª3........................................... 2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh 3.Bài mới: “Dế mèn phiêu lưu kí” là tác phẩm hay, đặc sắc, hấp dẫn của Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Mèn là 1 hình ảnh đẹp của tuổi trẻ ham hiểu biết, trọng lẽ phải khao khát lý tưởng và quyết tâm hành động cho mục đích cao đẹp nhưng với tính xốc nổi, kiêu căng của ngày đầu mới lớn Mèn đã phải trả giá đắt bằng một bài học đường đời đáng nhớ. Đó là bài học gì ? Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu nội dung của bài học hôm nay. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức Giới thiệu chung - Hs: Đọc chú thích sgk. GV giảng giải và chốt ý chính về tác giả (Tô Hoài) – tác phẩm (Dế Mèn phiêu lưu ký) Đọc – hiểu văn bản GV đọc mẫu đoạn đầu rồi gọi HS đọc à Nhận xét, uốn nắn - Gv:Hãy kể tóm tắt chương truyện? - Hs: Tóm tắt, HS khác nhận xét, bổ sung - Gv:Đoạn trích chia làm mấy phần? Nêu nội dung của mỗi phần? - Hs: Trả lời Gv: đoạn 1 đề cập đến vấn đề gì? Hình dáng của DM được miêu tả qua chi tiết nào? Miêu tả hình dáng của DM tác giả dùng nghệ thuật gì? Qua nghệ thuật ấy giúp em hình dung ra hình dáng của DM như thế nào? - HSTLN:Trả lời - Gv:Quan sát phần kể tiếp sgk và cho biết phần truyện giới thiệu DM ở mặt nào? (Tính cách) Tìm chi tiết thể hiện tính cách của DM? Khi viết về tính cách DM tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Qua cử chỉ (Gây sự, quát, đá ghẹo) thể hiện tính cách gì của dế mèn ? Hs: Kiêu căng, ngạo mạn HẾT TIẾT 73 CHUYỂN TIẾT 74 Gọi HS đọc lại đoạn cuối truyện? Nội dung đoạn này là gì? - Hs: Mèn gây ra cái chết của Dế Choắt - Gv:Thái độ của Mèn như thế nào khi choắt nói lời trăn trối? - Hs: Trả lời - Gv:Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của dế mèn được bắt đầu bằng việc gì? Hãy phân tích thái độ của dế mèn đối với chị cốc qua đó dế mèn nhận được bài học bổ ích gì? - Hs: Trả lời - Gv:Trong phần “Câu chuyện ân hận” này, tính nết của mèn có điều gì tốt, điều gì xấu? - Hs:Bộc lộ - Gv: Phân tích để học sinh thấy ý nghĩa bài học đường đời đầu tiên. Qua bài học đường đời đầu tiên, các em sẽ có thái độ sống như thế nào với mọi người xung quanh? - Hs: Bộc lộ - Gv: Liên hệ giáo dục - Gv: Hãy khái quát nội dung và nghệ thuật củađoạntrích? - Hs: Đọc ghi nhớsgk. Hướng dẫn tự học - Chuẩn bị bài “Sông nước Cà Mau”: đọc diễn cảm, tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên và con người vùng đất Phương Nam I/ Giới thiệu chung : 1.Tác giả: - Tô Hoài sinh năm 1920 là nhà văn thành công trước Cách mạng tháng Tám - Ong chuyên viết truyện cho thiếu nhi. 2.Tác phẩm: “Bài học đường đời đầu tiên” trích chương I truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. II/ Đọc – hiểu văn bản 1.Đọc- tìm hiểu từ khó * Tóm tắt 2.Tìm hiểu văn bản a, Bố cục: Hai đoạn Đ1/Từ đầu đến thiên hạ rồi: Miêu tả vẻ đẹp hình dáng của dế mèn Đ2/Còn lại :1 câu chuyện về đường đời đầu tiên của Dế Mèn b, Phân tích b1/ Hình dáng, tính cách của Dế Mèn à Hình dáng: - Đôi càng mẫm bóng, vuốt cứng nhọn hoắt - Cánh dài tận chấm đuôi, cả người rung rinh. - Đầu to nổi tảng, rất bướng - Răng đen nhánh, râu dài, rất đỗi hùng dũng ->Tính từ miêu tả, từ ngữ độc đáo:Vẻ đẹp khoẻ mạnh, cường tráng, pha chút bướng bỉnh à Tính cách - Dám cà khịa với mọi người trong xóm - Quát mấy chị cào cào, đá ghẹo mấy anh gọng vó ->Động từ: Sự kiêu căng, ngạo mạn, tự cao tự đại b2/ Mèn gây ra cái chết của Dế Choắt - Rủ choắt trêu chị Cốc, khi choắt can ngăn thì quắc mắt, mắng - Hát trêu Cốc à Tự cao tự đại - Kết quả: Choắt chết oan b3/Bài học đường đời đầu tiên - Thái độ của mèn “Tôi hối lắm, tôi hối hận lắm” - Tôi đứng lặng giờ lâu nghĩ về bài học đường đời đầu tiên “Ở đời mà có thói hung hăng...không chỉ mang vạ cho người khác mà còn mang vạ cho mình” à Hối hận, ăn năn, tự rút ra bài học không nên kiêu căng, ngạo mạn 3. Tổng kết a, Nghệ thuật: - Kể chuyện kết hợp với miêu tả - Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ. - Sử dụng hiệu quả các phép tu từ. b,Nội dung * Ý nghĩa: - Đoạn trích nêu lên bài học:Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đơi * Ghi nhớ sgk III/ Hướng dẫn tự học * Bài cũ: - Tìm đọc truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” - Hiểu, nhớ được ý nghĩa và nghệ thuật độc đáo của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” * Bài mới: soạn bài “Sông nước Cà Mau” E/Rút kinh nghiệm : Tuần 19 Ngày soạn: 07/01/2013 Tiết 75 Ngày dạy : 09/01/2013 Tiếng Việt: PHÓ TỪ A/Mức độ cần đạt phó - Nắm được các đặc điểm của phó từ - Nắm được các loại phó từ B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1.Kiến thức: - Khái niệm phó từ: + Ý nghĩa khái quát của phó từ + Đặc điểm ngữ pháp của phó từ(khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ cú pháp của phó từ) - Các loại phó từ 2.Kĩ năng: - Nhận biết phó từ trong văn bản. - Phân biệt các loại phó từ. - Sử dụng phó từ để đặt câu. 3.Thái độ: Nghiêm túc học bài và tích cực thảo luận . C/Phương pháp: phát vấn, phân tích ví dụ, thảo luận D/Tiến trình bài dạy 1.Ổn định lớp: 6ª1.....................................6ª2..........................................6ª3........................................... 2.Kiểm tra bài cũ: Em hãy phân tích mô hình cụm động từ sau: Dế Choắt sắp tắt thở. 3. Bài mới: Trong cụm động từ trên, tắt thở là động từ, còn sắp đứng trước bổ nghĩa thời gian cho động từ tắt thở. Vậy sắp được xếp vào từ loại gì? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhóm từ này. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức Tìm hiểu chung - Hs: Đọc vd, Gv yêu cầu hs tìm động từ, tính từ, các từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ nghĩa. - HSTL: trả lời - Gv: Những từ in đậm trên đứng ở vị trí nào trong cụm từ ? Đứng trước trong cụm từ Đứng sau ở cụm từ - Gv: Các từ ấy gọi là phó từ. Vậy phó từ là gì? - Hs: Phó từ là những từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. - Hs: Đọc ghi nhớ. Cho ví dụ ? - Gv:Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ, tính từ in đậm? [Phó từ là những hư từ đứng trước hoặc đứng sau động từ, tính từ. - Gv: Có mấy loại phó từ? - Hs: hai Gv:Điền các phó từ đã tìm được ở phần 1 và 2 vào bảng phân loại ? Gv kẻ bảng, hs lên bảng điền. Gv yêu cầu ghi nhớ về nội dung khái niệm về phó từ và các ý nghĩa mà phó từ có thể bổ sung cho động từ và tính từ. Tự đặt các câu có phó từ với các ý nghĩa khác nhau. Luyện tập : Bài 1: Hs đọc đề, Gv hướng dẫn làm mẫu Hs lên bảng làm Bài 2: Hs viết đoạn văn ra giấy nháp, đọc câu có phó từ, cho biết phó từ đó dùng để làm gì? Hs: Trả lời. Gv: Nhận xét, ghi điểm cá nhan Bài 3: Gv đọc đoạn trích, học sinh nghe, chép. Hướng dẫn tự học - Chuẩn bị bài: so sánh + N1: Tìm tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh ở bài 1 + N2: Nêu một số từ so sánh mà em biết trong ca dao, tục ngữ. I.Tìm hiểu chung 1.Phó từ là gì ? * VD : Đã đi; cũng ra; vẫn chưa thấy; thật lỗi lạc Soi gương được; rất ưa nhìn; Rất to; rất bướng - Động từ : đi, ra, thấy, soi (gương) - Tính từ: lỗi lạc, ưa nhìn, to, bướng => Phó tư: là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. 2.Các loại phó từ: - Phó từ đứng trước động từ, tính từ. - Phó từ đứng sau động từ, tính từ. - Điền phó từ vào bảng phân loại Ý nghĩa Đứng trước Đứngsau - Chỉ quan hệ thời gian - Chỉ mức độ. - Chỉ sự tiếp diễn tương tự - Chỉ sự phủ định. - Chỉ sư cầu khiến . - Chỉ kết quả và hướng - Chỉ khả năng. đã,đang rất cũng ,vẫn không đừng thật ,chưa lắm vào, ra được * Ghi nhớ sgk/14 II. Luyện tập : Bài 1: Phó từ được in đậm như sau - Đã, đương, sắp : " Chỉ quan hệ thời gian. - Không: " Chỉ sự phủ định. - Còn,đều, cũng, lại: " Chỉ sự tiếp diễn tương tự - Ra: "Chỉ hướng Bài 2: Cho HS đọc lại đoạn trích và tìm phó từ. Ví dụ: đang, vào, ra, không, đang, lên. Bài 3: Giáo viên đọc đoạn trích, học sinh nghe chép III.Hướng dẫn tự học * Bãi cũ: - Khái niệm phó từ, các loại phó từ. - Nhận diện được phó từ trong câu văn cụ thể. * Bài mới:Soạn bài “ So sánh” E/Rút kinh nghiệm : ******************************************* Tuần 19 Ngày soạn: 07/01/2013 Tiết 76 Ngày dạy : 09/01/2013 Tập làm văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ A/Mức độ cần đạt - Biết được hoàn cảnh sử dụng văn miêu tả. - Những yêu cầu cần đạt đối với một bài văn miêu tả. - Nhận diện và vận dụng văn miêu tat trong khi nói và viết. B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1.Kiến thức: - Mục đích của miêu tả. - Cách thức miêu tả. 2.Kĩ năng: - Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả. - Bước đầu xác định được nội dung của một đoạn văn hay bài văn miêu tả, xác định đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả trong đoạn văn hay bài văn miêu tả. 3.Thái độ: có ý thức trau chuốt, gọt giũa ngôn từ miêu tả. C/Phương pháp: Thuyết giảng, phát vấn, gợi mở, thảo luận nhóm. D/Tiến trình dạy học 1.Ổn định lớp: 6ª1.....................................6ª2..........................................6ª3........................................... 2.Kiểm tra bài cũ: Ở cấp I các em đã học về văn miêu tả, vậy miêu tả là gì ? 3.Bài mới: Trong phân môn Tập làm văn học kì I các em đã tìm hiểu văn tự sự. Còn học kì II này các em sẽ được học văn miêu tả mà các em đã từng học ở bậc tiểu học. Để tìm hiểu kĩ hơn về thể loại này, chungs ta bước vào tiết học hôm nay “Tìm hiểu chung về văn miêu tả”. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung kiến thức Tìm hiểu chung - Gv:Gọi HS đọc 3 tình huống ở bài tập. Cho biết với các tình huống ấy em phải làm gì để giải quyết ? - Hs: Trả lời - Gv:Dựa vào ba tình huống trên hãy nêu lên một số tình huống khác cần dùng văn miêu tả để thể hiện mục đích giao tiếp của mình ? - Hs: trả lời.Gv thêm vài tình huống. - Hs đọc yêu cầu BT 2(SGK) - Gv nêu câu hỏi cho HSTHN:Em hãy chỉ ra 2 đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt. Hai đoạn văn ấy có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế không? Những chi tiết nào giúp em hình dung được điều đó ? - Hs: Làm việc nhóm trả lời. - Gv:Theo em mục đích giao tiếp của hai đoạn văn trên là gì? - Hs: Trả lời - Gv:Vậy theo em thế nào là văn miêu tả? HS đọc to phần ghi nhớ SGK /16 Luyện tập Bài 1 - HS đọc đề bài tập 1/16, nêu yêu cầu của đề. - Gv nhác lại:Mỗi đoạn văn miêu tả ở trên tái hiện lại điều gì? Hãy chỉ ra đặc điểm nổi bật của từng sự vật trong mỗi đoạn ? - Hs: Làm việc nhòm.Mỗi nhóm mỗi đoạn văn. - Hs: Trả lời, bổ sung, Gv nhận xét cho điểm. Bài 2: - Hs đọc yêu cầu của đề - Gv gợi mở để hs tìm đặc điểm mùa đông như khí hậu, thiên nhiên, ngày và đêm. - Hs: nêu các đặc điểm nổi bật - Với câu b, Gv để hs tự tìm đặc điểm nổi bật, cho Hs về nhà quan sát. Hướng dẫn tự học -Chọn một đoạn văn trong sgk phân tích đặc điểm nổi bật của con người, cảnh vật trong đoạn văn đó. - Chuẩn bị bài mới: Đọc, tìm hiểu vai trò của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. I. Tìm hiểu chung 1.Thế nào là văn miêu tả a, Ví dụ 1, 2 SGK /15 b, Nhận xét * Bài 1: Tình huống 1: Tả con đường và ngôi nhà. Tình huống 2: Tả cái áo cụ thể để người bán hàng không bị lẫn, mất thời gian. Tình huống 3: Tả chân dung người lực sĩ => để giải quyết tình huông trên người ta phải dùng văn miêu tả Bài 2: Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” tả - Dế Mèn: Càng, chân, khoeo, vuốt, đầu, cánh, răng, râu ->Động tác ra oai - Dế choắt: Dáng người gầy, dài lêu nghêu gilê ->Dùng động từ, tính từ chỉ sự xấu xí, yếu đuối => Giúp người đọc hình dung được những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh => Văn miêu tả 2.Ghi nhớ Sgk /16 II.Luyện tập Bài 1 Đ1: tả chú Dế Mèn vào độ tuổi “thanh niên cương tráng”. Đặc điểm nổi bật to khoẻ và mạnh mẽ Đ2: Tái hiện lại hình ảnh chú bé liên lạc lượm. Đặc điểm nổi bật nhanh nhẹn, vui vẻ hồn nhiên Đ3 : Miêu tả một vùng bãi ven hồ ngập nước sau mưa. Đặc điểm nổi bật một thế giới động vật sinh động, ồn áo, hyên náo. Bài 2 a) Miêu tả cảnh mùa đông Đặc điểm: lạnh lẽo, ẩm ướt, gió bấc và mưa phùn + Đêm dài, ngày ngắn + Bầu trời như âm u thấp xuống, ít thấy trăng sao, nhiều mây và sương mù + Cây cối trơ trọi, khẳng khiu lá vàng rụng nhiều + Mùa của hoa đào, mai, hoa hồng và nhiều loại hoa, chuẩn bị cho mùa xuân. b, Khuôn mặt của mẹ - Sáng và đẹp - Hiền hậu và nghiêm nghị - Vui vẻ hoặc lo âu trăn trở III.Hướng dẫn tự học * Bài cũ: - Nhớ được khái niệm văn miêu tả. - Tìm và phân tích một đoạn văn miêu tả tự chọn. * Bài mới: soạn bài “Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.” E/Rút kinh nghiệm ***********************************
Tài liệu đính kèm: