TẬP LÀM VĂN
KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Hiểu ??? tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
- Điểm lại một bài kể chuyện tưởng tượng đã học và phân tích vai trò tưởng tượng trong một số bài văn.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đọc kỹ “Những điều lưu ý trong sách giáo viên”.
- Học sinh: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới
I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, tác phong.
II. Kiểm tra bài cũ: Không có
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Giới thiệu bài mới.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Ngày soạn: 22/11/2009 TUẦN 14 – BÀI 12 & 13 Tiết 57 TẬP LÀM VĂN KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hiểu ??? tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự. - Điểm lại một bài kể chuyện tưởng tượng đã học và phân tích vai trò tưởng tượng trong một số bài văn. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Đọc kỹ “Những điều lưu ý trong sách giáo viên”. - Học sinh: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, tác phong. II. Kiểm tra bài cũ: Không có III. Tiến trình tổ chức bài mới: 1. Giới thiệu bài mới. 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG * Hoạt động 1: Học sinh tóm tắc truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và trả lời câu hỏi. I- Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng. - Cho học sinh tóm tắc, các bạn bổ sung - 1 em đọc - Trong truyện người ta đã tưởng tượng những gì ? - Các bộ phận cơ thể con người được tưởng tượng thành những nhân vật được gọi bằng co, bác, cậu, lão và đều có tên riêng. - Trong truyện này chi tiết nào dựa vào sự thật ? chi tiết nào tưởng tượng ra ? " Giáo viên: + Chi tiết thật: các nhân vật đều là cơ quan chức năng của cơ thể con người, quan hệ chặt chẽ. Miệng là cơ quan nuôi sống các cơ quan khác, nếu cơ thể không có thức ăn cũng bị tê liệt. + Chi tiết tưởng tượng: Nhân hoá các bộ phận của cơ thể người thành những nhân vật có suy nghĩ, lời nói, biết lẽ phải. Chân, Tay, Mắt chống lại Miệng là hoàn toàn bịa đặt - Học sinh thảo luận - Mục đích của tưởng tượng trên nhằm làm nổi bật điều gì ? " Giáo viên: Vậy tưởng tượng trong tự sự có phải tuỳ tiện không hay nhằm mục đích gì? - Nổi bật một sự thật: Người trong xã hội phải nương tựa nhau, tách rời nhau thì không tồn tại được - Không được tuỳ tiện mà dựa vào logic tự nhiên, nhằm thể hiện một chủ đề. * Hoạt động 2: Đọc truyện “Lục súc tranh công” và chỉ ra chỗ tưởng tượng sáng tạo. - Cho học sinh đọc truyện - Một em đọc - Trong truyện người ta tưởng tượng những gì ? - Sáu con gia súc nói được tiếng người, có suy nghĩ, tự đánh giá mình, có tính so bì như con người, kẻ công và kể khổ, người nghe được tiếng nói - Những tưởng tượng ấy dựa trên sự thật nào ? - Dựa trên sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi con vật. - Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì ? - Thể hiện chủ đề: các con vật tuy khác nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau. * Hoạt động 3: Đọc truyện: “GMTCVLL” - Cho học sinh đọc truyện : “GMTCVLL” - Một em đọc - Nêu những chỗ tưởng tượng trong truyện - Giấc mơ gặp Lang Liêu, Lang Liêu thăm dân tình nấu bánh chưng, em và lang liêu trò chuyện (chú ý nhất là mấy câu hỏi để Lang Liêu bộc lộ suy nghĩ khi làm ra bánh chưng) - Việc tưởng tượng ấy có ý nghĩa như thế nào? - Hiểu sâu thêm về truyền thuyết Lang Liêu - Cho học sinh đọc ghi nhớ - Một em đọc * Ghi nhớ trang 133 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập. II - Luyện tập - Cho học sinh đọc bài tập - Một em đọc 1- Lập dàn ý - Hướng dẫn học sinh lập dàn ý, gợi ý cách tìm ý, phân công mỗi tổ 1 đề (2 " 5) - Học sinh lập dàn ý IV. Củng cố: - Thế nào là kể chuyện tưởng tượng ? Kể chuyện tưởng tượng có ý nghĩa gì ? (Nổi bật chủ đề) V. Dặn dò: - Về lập các dàn ý theo sự phân công. - Soạn ôn tập truyện dân gian. 1, 3, 5 trang 134 & 135 &
Tài liệu đính kèm: