Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 15 - Tiết 57 đến 60

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 15 - Tiết 57 đến 60

TUẦN 15

Tiết 57.

Soạn ngày :

Dạy ngày :

CHỈ TỪ

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

- ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.

- Biết cách dùng chỉ từ trong cách nói, viết.

B: TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

* ổn định lớp.

* Kiểm tra bài cũ.

1) Dòng nào nói đúng sự giống nhau giữa số từ và lượng từ?

A. Đều đứng trước danh từ.

B. Đứng liền kề với danh từ có ý nghĩa chỉ số lượng.

C. Thuộc phần đầu trong cụm danh từ.

D. Thuộc phần đầu trong cụm danh từ, đứng trước liền kề với danh từ, có ý nghĩa chỉ số lượng.

2) Xác định số từ và lượng từ trong các câu sau:

A. Phú Ông gọi ba con gái ra, lần lượt hỏi từng người.

B. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời.

C. Một hôm, người chồng ra biển đánh cá.

D. “ Từng giọt long lanh rơi

 Tôi đưa tay tôi hứng”.

 

doc 10 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 1595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 15 - Tiết 57 đến 60", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 
Tiết 57.
Soạn ngày : 
Dạy ngày :	
Chỉ từ
A/ Mục tiêu cần đạt.
- ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
- Biết cách dùng chỉ từ trong cách nói, viết.
B: Tiến trình bài dạy.
* ổn định lớp.
* Kiểm tra bài cũ.
1) Dòng nào nói đúng sự giống nhau giữa số từ và lượng từ?
A. Đều đứng trước danh từ.
B. Đứng liền kề với danh từ có ý nghĩa chỉ số lượng.
C. Thuộc phần đầu trong cụm danh từ.
D. Thuộc phần đầu trong cụm danh từ, đứng trước liền kề với danh từ, có ý nghĩa chỉ số lượng.
2) Xác định số từ và lượng từ trong các câu sau:
A. Phú Ông gọi ba con gái ra, lần lượt hỏi từng người.
B. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời.
C. Một hôm, người chồng ra biển đánh cá.
D. “ Từng giọt long lanh rơi
 	 Tôi đưa tay tôi hứng”.
* Bài mới:
?. Đọc VD (1).
?. Các từ in đậm trong VD bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
?. Những từ được bổ sung ý nghĩa “ Ông vua ” thuộc từ loại nào?
?. Vậy những danh từ đó nhận được sự bổ sung ý nghĩa gì?
 ( Gợi ý).
? Nhờ có các từ in đậm đó mà chúng ta có sự tách bạch sự vật này với sự vật khác không?
(Các từ in đậm có tác dụng định vị sự vật trong không gian, (T) nhằm tách bạch sự vật này với SV khác).
?. So sánh ý nghĩa của các cụm từ.
Ông vua - Ông vua nọ (không gian).
Hồi – Hồi ấy (Thời gian).
Rồi rút ra ý nghĩa của các từ "nọ" ?
(Có các từ in đậm thì DT được xác định cụ thể hơn về vị trí trong không gian, thời gian.)
?. Vậy em có nhận xét chung như thế nào về vai trò của các từ in đậm qua những VD trên?
?. Nêu KL về chỉ từ?
( Lưu ý học sinh: Chỉ từ là tên gọi khác của đại từ chỉ định trước đây).
* Bài tập nhanh.
- Em hãy cho 5 danh từ chỉ sự vật rồi xác định các chỉ từ.
- Nêu các chỉ từ thường gặp: (Này, kia, ấy, nọ, đó, đây, đấy, nay).
?. Trong các VD ở I, chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì?.
?. Đọc VD 2 và xác định các chỉ từ trong đó; Sau đó cho biết chức vụ của các chỉ từ đó trong câu?
* Bài tập nhanh.
 Đặt câu có chỉ từ làm phụ sau của cụm danh từ làm chủ ngữ, TN trong câu?
I. Chỉ từ là gì?
1) VD.
 SGK.
* Nhận xét.
Ông vua ấy.	 Các từ “ấy, nọ,
Viên quan nọ.	 Kia, đó” bổ Làng kia. 	 sung ý nghĩa cho 
 danh từ
Nhà đó.	 giúp xác định vị Năm kia.	 trí 
 của sự vật trong không 
 gian, thời gian.
 =>Đó là các chỉ từ: - Đứng sau dt trong cụm dt.
 - Trỏ vào sự vật, nhằm giúp xác định vị trí của sự vật trong không gian (t).
3.Ghi nhớ: SGK.
II.Hoạt động của chỉ từ trong câu:
1.Chỉ từ làm phụ ngữ sau của DT trong cụm DT.
2.Chỉ từ giữ chức vụ ngữ pháp trong câu.
a) “Đó”- làm chủ ngữ.
b) “ đây”- làm trạng ngữ.
3. Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
Đọc các VD, tìm các chỉ từ và xác định ý nghĩa, chức vụ ngữ pháp của chúng.
 a) “ấy” - Định vị sự vật trong không gian.
 - Làm phụ ngữ sau trong cụm DT.
	b) “đấy, đây” - Định vị SV trong không gian.
 - Làm chủ ngữ.
	c) “ Nay” - Định vị sự vật trong thời gian.
 - Làm trạng ngữ.
	d) “Đó” - Định vị sự vật trong (T).
 - Làm trạng ngữ.
 (Sinh hoạt nhóm).
 Bài tập2. 
	Đọc các VD.
	?. Nhận xét về việc sử dụng các cụm từ in đậm trong đó?
	- Dùng các cụm từ đó đã tạo nên lỗi lặp từ.
	? Vậy em hãy thay thế các cụm từ in đậm đó bằng những chỉ từ phù hợp.
	a) Đến chân núi Sóc = Đến đấy.
	b) Làng bị lửa thiêu cháy = Làng ấy.
	Bài tập3. 
	? Xác định các chỉ từ trong VD. Năm ấy, Chiều hôm đó, đêm nay.
	?. Nhận xét vai trò của các chỉ từ, các cụm DT trên trong văn bản cụ thể “Thạch Sanh”.
	Đây là một truyện cổ tích, thời gian, không gian trong đó là không xác định. Các chỉ từ trong đó có thể chỉ ra những SV, thời điểm khó gọi thành tên giúp người nghe, người đọc định vị được các sự vật thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay trong dòng thời gian vô tận.
	? Vậy em có thể thay các chỉ từ trên bằng các từ ngữ khác chẳng hạn như: Năm 1980 được không. (Không được).
Chỉ từ có vai trò rất quan trọng.
	Bài tập 4.
	Viết đoạn văn có sử dụng chỉ từ: Kể lại một SV đã xảy ra.
	IV. Hướng dẫn về nhà.
	- Học, hiểu k/n chỉ từ và h/đ của chỉ từ trong câu.
	- Liệt kê các chỉ từ thường gặp.
	- Hoàn thành BT4: Đặt câu, viết đoạn có sử dụng chỉ từ.
	- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tiết 58:
Soạn ngày : 
Dạy ngày :
luyện tập kể chuyện tưởng tượng
A/ Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh:
 - Tập giải quyết 1 số đề bài tự sự tưởng tượng sáng tạo.
 - Tự làm được dàn bài cho đề bài tưởng tượng.
 	 B/ Tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ: 
?. Thế nào là truyện tưởng tượng? Nêu cách kể chuyện tưởng tượng.
?. Viết 3 câu văn có sử dụng yếu tố tưởng tượng.
* Bài mới:
Đề văn:
Kể truyện 10 năm sau em về thăm lại ngôi trường hiện nay em đang học? Tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
I. tìm hiểu đề:
? Nêu yêu cầu kiểu bài?
? Nội dung kể là gì?
(Dựa vào con người và sự vật có thật)
- Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng.
- Nội dung: Tưởng tượng những đổi thay của ngôi trường em đang học sau 10 năm nữa.
II Tìm ý và lập dàn ý:
? Phân tích mở bài cần giới thiệu điều gì?
? Lần lượt kể những điều mình tưởng tượng ra trên cuộc sống thực tế bây giờ về những gì thay đổi của trường? 
? Những thay đổi về cảnh quan của trường?
? Những thay đổi về các thầy, cô giáo.
? Câu chuyện giữa em và các thầy cô giáo diễn ra như thế nào?
? Những thay đổi về bạn bè cùng lứa?
? Các bạn nói cùng nhau những chuyện gì?
? ấn tượng, cảm xúc của em như thế nào? 
A: Mở bài:
- Mười năm nữa khi đó em bao nhiêu tuổi? Em đã đi làm hay vẫn đang đi học hoặc là 1 chiến sỹ QĐNDVN 
- Em về thăm lại trường trong dịp nào? Lý do gì?
B: Thân Bài.
- Tâm trạng của em khi về thăm lại trường cũ.
- Cảnh tượng lớp sau bao ngày xa cách, cảnh các khu nhà, vườn hoa, sân chơi, lớp học...
- Hình ảnh các thầy cô giáo cũ nay gặp lại: Có thầy cô đã về hưu, có thầy cô nay đã già đi nhiều, có nhiều thầy, cô giáo mới.
- Hình ảnh các bạn cùng lứa nay đều đã lớn với nhiều công việc khác nhau, nhiều cách sử sự khác nhau nhưng tất cả vẫn thắm tình bạn bè.
C. Kết bài:
- ấn tượng: Cảm xúc, cảm động, yêu thương, tự hào về nhà trường, thầy cô, bè bạn.
* Học sinh dựa vào dàn bài mà viết các đoạn.
(Giáo viên phân công chuẩn bị theo nhóm).
* Học sinh lần lượt trình bày các đoạn đã chuẩn bị.
- Nhận xét, góp ý.
Cùng một vấn đề học sinh có thể tưởng tượng theo những cách khác nhau.
* Một học sinh trình bày toàn bài dựa trên các phần bạn đã chuẩn bị.
III. hướng dẫn về nhà :
- Hoàn thành dàn ý trên thành bài viết.
- Tìm ý và lập dàn ý cho đề sau.
1) Mượn lời cái cặp sách để nói lên tâm sự với cô, (cậu) chủ.
2) Tưởng tượng đoạn kết khác (tiếp theo) của truyện “Cây bút thần”
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tiết 59: 
Soạn ngày : 
Dạy ngày :
 hướng dẫn đọc thêm văn bản:
Con hổ có nghĩa
(Truyện trung đại)
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Hiểu được giá trị của đạo làm người trong truyện.
- Sơ bộ hiểu được trình độ viết truyện và cách viết truyện hư cấu ở thời trung đại.
- Kể lại được truyện. 	
B/ Tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ: 
1) Truyện truyền thuyết khác với truyện cổ tích ở điểm nào?
Có yếu tố kỳ ảo.
Có yếu tố hiện thực.
C. Có cốt lõi là sự thật lịch sử.
Thể hiện thái độ của nhân dân.
2) Về đặc điểm nghệ thuật, truyện cười giống với truyện ngụ ngôn ở điểm nào?
A. Nhân vật chính là vật thường được nhân hoá.
B. Sử dụng tiếng cười.
C. Ngắn gọn, hàm súc hơn các loại truyện khác.
D. Dễ nhớ, dễ thuộc.
3) Kể chuyện dân gian đã học mà em thích nhất.
* Bài mới:
Đọc chú thích Y SGK – 143
? Em hiểu thế nào là thời trung đại trong lịch sử văn học Việt Nam, truyện trung đại Việt Nam ?
? Hãy kể tên những truyện trung đại mà em biết?
(Con hổ có nghĩa, mẹ hiền dạy con, thầy thuốc , Truyền kỳ mạn lục,)
? Tìm hiểu xuất sứ của “Con hổ ...” ?
- Đọc rõ ràng, chú ý những tình tiết gay cấn thể hiện sự hồi hộp.
- Xác định cốt truyện – tóm tắt (học sinh thảo luận).
- Xác định nhân vật chính, nhân vật phụ.
? Hãy nêu lại những SV chính trong truyện?
? Em hiểu thế nào là “nghĩa”?
(đạo phải, việc theo đường lối phải).
Vậy cụ thể.
? Hãy nêu hoàn cảnh mà con hổ này gặp phải?
? Hổ đực đã làm gì để giải quyết việc đó?
? Hãy tìm những chi tiết miêu tả hành động của hổ đực?
? Hành động đó có tính chất như thế nào?
? Qua đó em nhận thấy điểm gì ở con Hổ này?
? Còn >< bà đỡ Trần, hổ bộc lộ tình cảm như thế nào? Trong chi tiết đó khảng định điều gì?
? Qua theo dõi các chi tiết trên, em có nhận xét như thế nào về nghệ thuật viết truyện này?
? Nhờ nghệ thuật hư cấu và sự tưởng tượng tài tình, tác giả đã xây dựng hình tượng một nhân vật hổ có đức tính như thế nào? (=> Học tập K/c tưởng tượng)
? Điều này cho em thấy câu chuyện nằm trong thể loại văn học nào đã học?
(Truyện Ngụ ngôn) =>Bài học cho con người phải biết ăn ở có nghĩa bởi lẽ hổ còn hiểu và làm được điều đó.
? Với nghệ thuật đó tác giả tiếp tục xây dựng hình ảnh Hổ thứ 2?
? Em hãy kể tóm tắt sự việc này?
? Có ý không cho rằng tác giả đã rất thành công khi xây dựng 2 tình huống gay cấn trong truyện, ý kiến của em thế nào? Hãy nêu rõ?
(Hổ cái đẻ, Hổ bị hóc xương)
? Và với con hổ bị hóc xương nó đã đền nghĩa ân nhân của mình như thế nào?
? Trong hai cách trả ơn, làm ơn qua 2 câu chuyện em có sự so sánh nào không? Tác giả đã xây dựng các câu truyện theo mức độ sự việc như thế nào?
? ý nghĩa của cách xây dựng sự việc như vậy là gì?
? Vậy chủ đề tư tưởng của tác phẩm này là gì?
? Nêu những thành công về nghệ thuật xây dựng truyện và giá trị tư tưởng của truyện?
I. giới thiệu chung:
- Thời Trung đại: Là thời kỳ lịch sử, thời kỳ văn học từ thế kỷ X – cuối XIX.
- Truyện: Thuộc loại tự sự, có cốt truyện và có nhân vật.
- Truyện trung đại Việt Nam: Hầu hết được viết bằng văn xuôi chữ hán. Ngoài ra, có truyện Nôm, truyện ngắn bằng văn vần và viết bằng chữ Nôm. Đến cuối thế kỷ XIX có truyện văn xuôi TV bằng chữ quốc ngữ, có truyện gần với ký, với sử.
- Truyện "Con hổ ..." là tác phẩm của Vũ Trinh (1759 – 1828) quê ở trấn Kinh Bắc (nay thuộc Bắc Ninh) làm quan dưới thời Lê, Nguyễn.
 II. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc tìm hiểu cốt truyện và nhân vật
2.Chú thích SGK 
3. Phân tích
Hai con hổ trả nghĩa 2 con người
a) Con hổ trả nghĩa bà đỡ Trần.
- Hổ cái sắp sinh con – Sinh khó.
- Hổ đực đi tìm bà đỡ Trần:
+ Lao tới cõng bà chạy như bay xuyên qua
=> Khẩn trương, quyết liệt => Biểu hiện tình cảm thân thiết, sự quan tâm lo lắng đối với hổ cái.
+ Cầm tay bà đỡ, đào vàng tặng bà, quẫy đuôi tiễn biệt.
=> Biết ơn, quý trọng người đã giúp đỡ mình
=> Tác giả hoàn toàn tưởng tượng, hư cấu trên cơ sở những đặc điểm có thật của loài hổ để nhân hoá, xây dựng 1 nhân vật Hổ biết đền ơn, đáp nghĩa đối với người làm ơn cho mình, biết hết lòng với hổ cái trong lúc sinh đẻ, dám táo bạo trong hành động có mục đích chính đáng, vui mừng khi có con, ....
b) Hổ trả nghĩa bác tiều phu.
- Hổ bị hóc xương rất đau không làm cách nào tự lấy ra được và nhờ bác tiều phu can đảm cứu nạn.
- Hổ đem nai đến nhà để bác Tiều có đồ uống rượu; Hổ dụi đầu vào quan tài bác Tiều, nhảy nhót trước mộ bác, đưa dê và lợn đến mỗi dịp giỗ.
=> Mức độ sự việc ngày càng được nâng cao.
- Bà đỡ Trần bị động trong việc giúp hổ.
- Bác tiều phu chủ động, táo bạo, nhiệt tình.
- Con hổ trước đền ơn bà Trần 1 lần là xong.
- Con hổ sau đền ơn mãi mãi.
- Cách xây dựng sự việc như vậy không tạo nên sự trùng lặp mà là một cách để nâng cấp chủ đề, tư tưởng của tác phẩm
=> Đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
4. Tổng kết , ghi nhớ SGK
III. luyện tập :
- Truyện đã dùng nghệ thuật nhân hoá & ẩn dụ để xây dựng nhân vật là con vật & mượn chuyện vật để răn dạy con người. Vậy em hãy dựa vào đó để viết một đoạn truyện
( Hướng dẫn thảo luận theo nhóm – Trình bày).
- Đọc thêm “Bia con vá”
IV. hướng dẫn về nhà :
- Hoàn thành đoạn văn: Tóm tắt, kể chuyện, hiểu nội dung, nghệ thuật của truyện.
- Tìm đọc truyện trung đại Việt Nam.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tiết 60: 
Soạn ngày : 
Dạy ngày :
Động từ
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh: 
- Củng cố và nâng cao kiến thức ở bậc Tiểu học về Động từ
+ Đặc điểm của Động từ và một số loại động từ thường gặp.
+ Biết sử dụng Động từ thường gặp.
- Luyện kỹ năng nhận biết, phân loại Động từ, sử dụng đúng Động từ.
B/ Tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ: 
1) Nội dung nào nói về chỉ từ đúng nhất?
A. Chỉ từ là các từ định vị sự vật ở các thời điểm phát ngôn.
B. Chỉ từ là các từ định vị sự vật trong khoảng cách gần của người phát ngôn.
C. Chỉ từ là các từ định vị sự vật trong thời gian & không gian.
D. Chỉ từ là các từ định vị sự vật trong thời gian & không gian lấy vị trí người phát ngôn và thời điểm phát ngôn làm gốc.
2) Điền các chỉ từ "này, kia, đấy" vào chỗ trống thích hợp.
a) Tình thân mang trả nghĩa dày.
 Cành kia có chắc cội này cho chăng.
b) Cô kia cắt cỏ bên sông
 Có muốn  lồng sang đây.
c) Cấy cày vốn nghiệp 
 Ta đây trâu đấy 
* Bài mới:
Học sinh đọc các ví dụ.
? Bằng kiến thức ở Tiểu học, em hãy xác định các Động từ có trong ví dụ.
? Nêu ý nghĩa, kết quả của các Động từ em vừa tìm được.
? Theo dõi lại các ví dụ và tìm những từ đi kèm với những động từ em vừa xác định được?
? Và trong các câu trên, ĐT có những chức vụ ngữ pháp nào?
? Qua phần tìm hiểu trên em hãy lập một bảng so sánh những điểm khác nhau giữa ĐT và DT.
? Như vậy động từ có những đặc điểm nào?
* BT nhanh.
Đặt câu có sử dụng động từ.
- Cho bảng phân loại.
- Học sinh xếp các ĐT cho sẵn vào bảng phân loại.
- Tìm thêm những ĐT có đặc điểm như ĐT thuộc các nhóm trên?
- Sau khi xếp xong học sinh hãy chỉ rõ tên gọi của mỗi nhóm ĐT đó.
? Như vậy có những ĐT nào? Học sinh điền vào sơ đồ câm.
I. Đặc điểm của động từ :
1. Ví dụ : SGK
2, Nhận xét: Các Động từ.
a) Đi, đến, ra, hỏi.
b) Lấy, làm, lễ.
c) Treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đế.
- ý nghĩa, kết quả của các Động từ: Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
- Động từ đi kèm với các từ:
 Đã đi, cũng ra, hãy lấy, vừa treo.
- Động từ thường làm vị ngữ của câu.
- So sánh điểm khác nhau giữa ĐT & DT
Động Từ
- Kết hợp với “đã, sẽ ”
- Thường làm vị ngữ trong câu.
- Khi làm CN, mất khả năng kết hợp với “ đã, sẽ ”
 “ Lao động là vàng”
Danh Từ.
- Không kết hợp với “đã, sẽ ”
- Thường làm chủ ngữ .
- Khi làm VN phải có từ “là”. 
- “Bạn ấy là học sinh”.
3, Ghi nhớ:SGK
II. Các loại động từ chính:
Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau:
 Dám, toan, định.
=> Đó là ĐT tình thái.
2. Không đòi hỏi ĐT khác đi kèm:
a, ĐT chỉ hành động:
- Trả lời câu hỏi “Làm gì”.
(Đi, chạy, cười, hỏi, ngồi, đứng)
b, ĐT chỉ trạng thái:
- Trả lời câu hỏi “Làm sao, thế nào”
(Buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu).
*) Ghi nhớ: sgk
 ĐT
Tình thái	hđ, trạng thái
	Hđ	trạng thái
III. luyện tập :
1) Bài tập 1.
 	Đọc lại truyện “ Lợn cưới, áo mới”.
- Xác định các động từ trong truyện:
(Khoe, may, mặc, đứng hóng, đợi, đi, khen, thấy, chạy, hỏi, gió, bão).
- Phân loại ĐT ra các loại chính.
2) Bài tập 2.
Câu chuyện buồn cười ở chỗ tác giả dân gian đã khéo léo sử dụng khi dùng cặp từ trái nghĩa: “Đưa - cầm”. Từ sự đối lập này chúng ta thấy rõ sự tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu.
3) Bài tập 3.
- Viết đoạn văn có sử dụng Động từ (từ 3 – 5 câu).
Trình bày – nhận xét.
4) Bài tập 4.
Chính tả nghe đọc.
III. hướng dẫn về nhà :
- Hoàn thành bài tập
- Học, hiểu bài.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15 Ngu van 6.doc