Bài 12+13
KỂ TRUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
Tuần : 14 Ngày soạn :
Tiết : 53 Ngày dạy :
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
- Hiểu sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
- Điểm lại một bài kể chuyện tưởng tượng đã học và phân tích vai trò của tưởng tượng trong một số bài văn.
B. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK, SGV thiết kế hệ thống câu hỏi.
- Dự kiến tích hợp:
+ Với văn bản “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” và “Bánh chưng, bánh giầy”
- Đồ dùng: Bảng phụ, bảng nhóm, phiếu học tập.
2) Học sinh:
- Chuẩn bị theo yêu cầu của GV và hướng dẫn của SGK.
Bài 12+13 kể truyện tưởng tượng Tuần : 14 Ngày soạn : Tiết : 53 Ngày dạy : A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự. - Điểm lại một bài kể chuyện tưởng tượng đã học và phân tích vai trò của tưởng tượng trong một số bài văn. B. Chuẩn bị: 1) Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SGV thiết kế hệ thống câu hỏi. - Dự kiến tích hợp: + Với văn bản “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” và “Bánh chưng, bánh giầy” - Đồ dùng: Bảng phụ, bảng nhóm, phiếu học tập. 2) Học sinh: - Chuẩn bị theo yêu cầu của GV và hướng dẫn của SGK. C. Tiến trình lên lớp: * ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm diện. * Kiểm tra (3 phút): H: Thế nào là kể chuyện đời thường? Hãy nêu một số đề bài kể chuyện đời thường. * Bài mới: Hoạt động 1 (2 phút): Giới thiệu bài Các em đã được tìm hiểu về kể chuyện đời thường. Kể chuyện đời thường là kể về những câu chuyện hằng ngày từng trải qua, từng gặp với những người quen hay lại nhưng để lại những ấn tượng, cảm xúc nhất định nào đó. Vậy còn kể chuyện tưởng tượng là gì? hoạt động của gv Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 2 ( phút) L: Kể tóm tắt chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”! H: Trong chuyện người ta đã tưởng tượng ra những gì? H: Trong chuyện này, chi tiết nào dựa vào sự thật, chi tiết nào là tưởng tượng? H: Tưởng tượng trong tự sự có phải là một việc làm tuỳ tiện không? L: Đọc truyện “Lục súc tranh công”! H: Trong câu chuyện, người kể tưởng tượng những gì? H: Những tưởng tượng ấy dựa vào những sự thật nào? H: Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì? L: Đọc truyện “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu”! H: Câu chuyện tưởng tượng ra những gì? H: Sự tưởng tượng đó dựa trên sự thật nào? H: Tưởng tượng ra câu chuyện nhằn mục đích gì? L: Đọc phần ghi nhớ trong SGK! Hoạt động 3 ( phút) GV phân cho mối tổ chuẩn bị một đề. GV kiểm tra, cho điểm. L: Tưởng tượng ra cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay! H: Tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi chuyện Ngài? L: Do lỗi lầm bị biến thành con vật trong 3 ngày, gặp những điều thú vị và rắc rối! H: Tưởng tượng 3 phương tiện giao thông so bì tị nạnh nhau. Em chứng kiến và dàn xếp? Hoạt động cá nhân F HS kể. F . Các bộ phận cơ thể được tưởng tượng thành những nhân vật riêng biệt gọi bằng cô, cậu, bác, lão; mỗi nhân vật có nhà riêng, có hành động riêng. . Chân, Tay, Tai, Mắt chống lại Miệng. Cuối cùng khi hiểu ra thì lại hoà thuận như xưa. F . Chuyện Chân, Tay, Tai, Mắt chống lại Miệng là hoàn toàn bịa đặt, không thể có được. Câu chuyện được kể như là một giả thiết, để cuối cùng thừa nhận một chân lí: cơ thể là một khối thống nhất. . Những cảm giác đói (mắt mờ, tai ù, chân tay rã rời) là có thật. F Tưởng tượng không phải là tuỳ tiện mà phải dựa vào lôgíc tự nhiên, nhằm thể hiện một tư tưởng (chủ đề) tức là khẳng định cái lôgíc tự nhiên không thay đổi được. F HS đọc. F Sáu con gia súc biết nói tiếng người, biết kể công kể khổ. F Sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật. F Thể hiện tư tưởng: Các giống vật đều có ích, không nên so bì nhau. F 2 HS đọc. F Tưởng tượng ra Lang Liêu và cuộc trò chuyện với Lang. F Bánh chưng và việc luộc bánh. F Giúp người kể, người đọc hiểu sâu thêm về nhân vật Lang Liêu và tục làm bánh chưng, bánh giầy ngày Tết. F HS đọc. Hoạt động nhóm. Nhóm 1: F . Trận lụt khủng khiếp năm 2000 ở ĐBSCL. . ST – TT lại đại chiến trên chiến trường mới. F . Cảnh TT khiêu chiến, tấn công vẫn với những vũ khhí cũ nhưng mạnh gấp bội, tàn ác gấp bội. . Cảnh ST ngày nay chống lũ lụt: huy động sức mạnh tổng lực: đất, đá, các hòn bê tông đúc sẵn, xe ben, trực thăng, thuyền, ca nô, xe lội nước, . Các phương tiện thông tin hiện đại: vô tuyến, điện thoại di động, ứng cứu kịp thời. . Cảnh bộ độ, công an giúp dân chống lũ. . Cảnh những chiến sĩ hi sinh vì dân . Cảnh cả nước quyên góp “Lá lành đùm lá rách” F Cuối cùng TT lại 1 lần nữa thất bại trước những chàng ST của thế kỷ XXI. Nhóm 2: F Học xong chuyện “Thánh Gióng”, em và các bạn vẫn mơ ước vươn vai biến thành tráng sĩ . Đang ngồi học bỗng có cơn dông F . Ngựa sắt dừng ngoài cửa, ông Gióng mặc áo giáp sắt bước vào, to lớn khác thường . Vừa mừng vừa sợ, hỏi chuyện . Thánh Gióng khuyên: ngày nay cần chuấn bị sẵn các điều kiện để trở thành người lớn, ăn khoẻ, học giỏi, luyện tập nhiều, F Giật mình tỉnh giấc mơ màng Nhóm 3: F . Do lỗi lầm (cãi cha mẹ, không nghe lời) . Bị phạt 3 ngày F . Tỉnh giấc trong buổi sáng đầu tiên (ngỡ ngàng vì hình dạng mới phấn khởi vì không phải đi học) . Bố mẹ lo lắng đi tìm . Những rắc rối khi làm con vât: ăn ngủ, không nói được tiếng người, đối xử, => Mong mỏi qua ngày F Trở lại làm người: xúc động Nhóm 4: F Gia đình có 3 phương tiện: xe máy, xe đạp, ô tô => cãi nhau F . Xe đạp: không ô nhiễm môi trường, không tốn kém nhưng tốc độ chậm => an ủi, lau chùi . Xe máy: tiện lợi nhưng gây ô nhiễm môi trường và gây tai nạn => An ủi, động viên. . Ô tô: Tiện lợi hơn (không lo mưa gió, êm ái) nhưng tốn kém hơn (nhà xe, người lái) => Đều có ích. F Hoà thuận, tuỳ hoàn cảnh. I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng * 1/130. * 2/130. Lục súc tranh công Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu * Ghi nhớ: SGK trang 133. II. Luyện tập: * 1/134. - MB: - TB: - KB: * 2/134. - MB: - TB: - KB: * 3/134. - MB: - TB: - KB: * 4/134. - MB: - TB: - KB: * Củng cố - Dặn dò (3 phút): - Khái quát: Keer chuyện tưởng tượng Những yêu cầu - Hướng dẫn về nhà: + Học bài: Thuộc ghi nhớ, hoàn thiện các bài tập, tự làm bài tập 5/134. + Chuẩn bị: “Ôn tập truyện dân gian” . Đọc lại các VB, nắm lại các phần ghi nhớ. ---ã--- ôn tập truyện dân gian Tuần : 14 Ngày soạn : Tiết : 54 Ngày dạy : A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được các đặc điểm của các thể loại truyện dân gian đã học. - Kể và hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện dân gian đã học. B. Chuẩn bị: 1) Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SGV,STK. - Dự kiến tích hợp: + Tích hợp dọc các VB; Với văn tự sự. - Đồ dùng: Bảng phụ, bảng nhóm, phiếu học tập. 2) Học sinh: - Chuẩn bị theo yêu cầu của GV và hướng dẫn của SGK. C. Tiến trình lên lớp: * ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm diện. * Kiểm tra (2 phút): Sự chuẩn bị của HS. * Bài mới: Hoạt động 1 (2 phút): Giới thiệu bài Văn học dân gian Việt Nam rất phong phú và đa dạng với hàng trục thể loại khác nhau. Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được 4 thể loại là truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn và truyện cười. Để khắc sâu thêm những gì đã học, trong 2 tiết liên tiếp các em sẽ đi ôn tập lại truyện dân gian. hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 2 (10 phút) GV kẻ bảng để so sánh. Hoạt động cá nhân F HS bộc lộ. I. Truyền thuyết và cổ tích: - Định nghĩa: - Những chuyện đã học: - Đặc điểm tiêu biểu: - So sánh: Truyền thuyết Cổ tích . Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan tới LS thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. . Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật LS được kể. . Loại truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc (nhân vật bất hạnh; nhân vật dũng sĩ và có tài năng kỳ lạ; nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật) . Thường có yếu tố hoang đường. . Thể hiện ước mơ về cái thiện, cái tốt, sự công bằng. Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh – Thuỷ Tinh; Sự tích Hồ Gươm Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng . Kể về các nhân vật và sự kiện LS trong quá khứ (Vua Hùng, Thánh Gióng, ST, TT,) . Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo . Có cơ sở cốt lõi sự thật LS (triều đại Hùng vương) . Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có thật . Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật LS (Ca ngợi công vua Hùng, Thánh Gióng) . Kể về cuộc đời, số phận một số kiểu nhân vật quen thuộc (Sọ Dừa xấu xí, Thạch Sanh mồ côi) . Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo . . Người kể, người nghe không tin câu chuyện có thật . Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, cái thiện (T.Sanh ở hiền gặp lành) + Giống: . Đều có yếu tố tượng tượng kỳ ảo . Có nhiều chi tiết (mô típ) giống nhau: sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có tài năng phi thường Sự ra đời của Thánh Gióng, của T.Sanh) + Khác: Truyền thuyết Cổ tích . Kể về các nhân vật, sự kiện LS và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện LS được kể. . Được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật (mặc dù có những yếu tố tưởng tượng kỳ ảo) . Kể về cuộc đời của các loại nhân vật quen thuộc và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh thiện - ác . Được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện không có thật (mặc dù có những yếu tố thực tế) * Củng cố - Dặn dò (3 phút): - GV đưa ra bài tập củng cố (bảng phụ): Câu 1: Đi tìm ẩn số (tìm tên truyện) 1/ Truyện ca ngợi tính chất nghĩa khí, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của một cuộc khởi nghĩa đầu thế kỷ XV. 2/ Nhân vật trong truyện trở thành Trạng nguyên ở lứa tuổi nhi đồng. 3/ Chi tiết ba lần kéo lưới xuất hiện trong truyện nào? 4/ Những câu thơ sau gợi nhớ đến tác phẩm nào? . “Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” . “Đẽo cày theo ý người ta Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.” . “Dân dâng một quả xôi đầy Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi.” . “Đất là nơi chim về Nước là nơi rồng ở.” . “Một thần phi bạch hổ trên cạn Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi” Câu 2: Chọn câu đúng nhất: 1/ Chi tiết không phải là chi tiết kỳ ảo, tưởng tượng: a) LLQ là vị thần thuộc nòi rồng b) Âu Cơ và LLQ gặp nhau, yêu nhau rồi trở thành vợ chồng. c) Âu Cơ sinh bọc trăm trứng nở trăm con d) Người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc thường xưng là con Rồng cháu Tiên. 2/ Truyền thuyết Thánh Gióng nói lên quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về: a) Vũ khí hiện đại để đánh giặc b) Người anh hùng đánh giặc cứu nước c) Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng d) Tình làng nghĩa xóm 3/ Tên gọi hồ Hoàn Kiếm có ý nghĩa gì? a) Khẳng định chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn b) Phản ánh tư tưởng yêu hoà bình của dân tộc ta c) Thể hiện tinh thần cảnh giác răn đe với kẻ thù d) Cả 3 ý trên. 4/ Nét nghệ thuật nổi bật trong: “Ông lão đánh cá và con cá vàng” a) Sự đối lập giữa các nhân vật b) Sự lặp lại có tính tăng tiến của cốt truyện c) Kết thúc có hậu d) Cả 3 nhận định trên - Hướng dẫn về nhà: + Học bài: Ôn lại kiến thức. + Chuẩn bị: “Ôn tập truyện dân gian” (tiếp) ---ã--- ôn tập truyện dân gian (Tiếp) Tuần : 14 Ngày soạn : Tiết : 55 Ngày dạy : A. Mục tiêu cần đạt: Như tiết 54. B. Chuẩn bị: Như tiết 54. C. Tiến trình lên lớp: * ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm diện. * Kiểm tra bài cũ (4 phút): Mười điều kỳ diệu Loại bánh nào giàu ý nghĩa nhất? (bánh chưng bánh giầy) Ai là Trạng Nguyên nhỏ tuổi nhất? (Em bé thông minh) Loại vũ khí nào ra đời sớm nhất? (roi sắt) Người anh hùng nhỏ tuổi nhất ? (Thánh Gióng) Nhân vật nào thấp nhất? Cao nhất? (Sọ Dừa, Thánh Gióng) Trận chiến nào dài nhất? (Sơn Tinh - Thuỷ Tinh) Lễ cưới nào tưng bừng nhất? (Thạch Sanh) Nhân vật nào có mặt nhiều nhất trong các truyện? (Hùng Vương) 9- Ai mang thai lâu nhất? (mẹ Gióng) 10- Ai vẽ giỏi nhất? (Mã Lương) * Bài mới: hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 2 (28 phút) GV kẻ bảng để so sánh. Hoạt động cá nhân F HS bộc lộ. I. Truyền thuyết và cổ tích: II. Truyện ngụ ngôn và truyện cười: - Định nghĩa: - Những chuyện đã học: - Đặc điểm tiêu biểu: - So sánh: III. Đọc – kể diễn cảm: IV. Ngoại khoá: Truyện ngụ ngôn Truyện cười Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượi truyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong XH. Thầy bói xem voi; ếch ngồi đáy giếng; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Treo biển; Lợn cưới, áo mới . Là chuyện kể mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người (con ếch Ú con người; thầy bói Ú con người; chân, tay, tai, mắt, miệng Ú con người. . Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý (con ếch Ú ngụ ý nói những kẻ huênh hoang, thiển cận) . Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống (“Thầy bói xem voi” Ú muốn hiểu biết sự vật, sự việc, phải xem xét chúng 1 cách toàn diện) . Là chuyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống để những hiện tượng này phơi bày ra và người nghe, người đọc phát hiện thấy (treo biển Ú không có lập trường) . Có nhiều yếu tố gây cười (khoe áo, khoe lợn 1 cách kệch cỡm) . Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong XH, từ đó hướng người ta tới cái tốt đẹp (“Treo biển” khuyên làm việc gì cũng phải có chủ kiến, biết tiếp thu có chọn lọc) + Giống: Có yếu tố gây cười (truyện ngụ ngôn thường chế diễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muốn răn dạy chúng ta. Vì thế những chuyện ngụ ngôn như “Thầy bói xem voi” cũng thường gây cười. + Khác: Truyện ngụ ngôn Truyện cười . Mục đích là khuyên nhủ, răn dạy người ta 1 bài học nào đó trong cuộc sống. . Mục đích là gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười. Hoạt động 3 (10 phút) L: Kể hoặc đọc diễn cảm một số đoạn hoặc cả VB truyện ngụ ngôn hoặc truyện cười mà em thấy hứng thú! GV thu xếp thời gian để tổ chức ngoại khoá cho HS. Hoạt động cá nhân. F HS đọc, kể. Nhận xét bạn đọc, kể. Hoạt động tập thể . Diễn kịch (theo văn bản) . Vẽ tranh (thi vẽ trên bảng) và thuyết minh ý tưởng bức vẽ. (HS có thể hoạt động ở nhà, tham gia ngoại khoá của trường,) * Củng cố - Dặn dò (2 phút): - Khái quát: Các thể loại văn học dân gian đã học. - Hướng dẫn về nhà: + Học bài: Xem lại các kiến thức VHDG đã học. + Chuẩn bị: “Trả bài kiểm tra Tiếng Việt” . Đọc kỹ lại bài, khắc phục lỗi sai. ---ã--- trả bài kiểm tra tiếng việt Tuần : 14 Ngày soạn : Tiết : 56 Ngày dạy : A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Ôn lại kiến thức đã học. - Rèn luyện các kỹ năng cơ bản nhận biết, sử dụng từ ngữ. - Giúp học sinh nhận ra ưu điểm và khắc phục nhược điểm. B. Chuẩn bị: 1) Giáo viên: - Chấm kỹ, sửa lỗi, ghi găm tư liệu. - Đồ dùng: Bài kiểm tra, vở chấm. 2) Học sinh: - Chuẩn bị chu đáo ở nhà theo yêu cầu của GV. C. Tiến trình lên lớp: * ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm diện; nhắc nhở ý thức sửa bài. * Trả bài ( phút): hoạt động của gV Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 2 ( phút) GV hướng dẫn biểu điểm. Hoạt động cá nhân. K HS theo dõi. 1/ Đáp án và biểu điểm: I. Trắc nghiệm (4 điểm): Câu 1 2 3 4 5 ĐA D B Đ C Hồi giáo, A-li Nát-xe Mô-ha-mét (Mỗi câu đúng cho 1 điểm) II. Tự luận (5 điểm): - HS viết 1 đoạn văn theo chủ đề tự chọn rõ ý, có sự liên kết chặt chẽ, trong đó có: + Sử dụng từ mượn (của nước ngoài có thể từ Hán Việt, từ mượn của tiếng Pháp) + Sử dụng danh từ. + Viết hoa danh từ riêng - Viết đúng đủ đáp ứng các yêu cầu trên có ghi chú những yêu cầu của đề. (5 điểm) - Đáp ứng hầu hết các yêu cầu, diễn đạt còn gò ép, sai lỗi chính tả. - Các trường hợp còn lại: dựa vào kết quả của đoạn văn để cho điểm. 2/ Nhận xét chung: - Về ND kiến thức: - Về kĩ năng: - Về hình thức: - Kết quả: 3/ Trả bài – Lấy điểm: F. Ưu điểm: ....... .................................................................... .Hạn chế: .................................................................. .. F. Ưu điểm: ... ............... ... .Hạn chế: .................................................................. .. F. Ưu điểm: ...... ... .Hạn chế: .................................................................. .. .. Điểm Bài % Điểm 0 à 2,5 Điểm 3 à 4,5 Điểm 5 à 6,5 Điểm 7 à 8,5 Điểm 9 à 10 GV trả bài và yêu cầu đọc bài của mình, đọc điểm. HS đổi bài sửa lỗi cho nhau. * Dặn dò (3 phút): - Hướng dẫn về nhà: + Học bài: Xem lại kiến thức. + Chuẩn bị: “Chỉ từ” . Đọc kỹ, suy nghĩ trả lời câu hỏi trong SGK. ---ã---
Tài liệu đính kèm: