A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS hiểu được thế nào là truyện cười, hiểu được nội dung, ý nghĩa nghệ thuật gây cười trong 2 truyện "treo biển" và "Lợn cưới, áo mới".
- Giáo dục: Đức tính khiêm tốn, học hỏi mọi người nhưng tiếp thu có chọn lọc.
- Rèn kỹ năng: Tìm hiểu ý nghĩa của truyện cười.
* Tích hợp:
- Giải nghĩa từ.
- Sự việc, nhân vật trong văn tự sự.
* Trọng tâm: - ý nghĩa của hai truyện cười.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn bài.
2. HS: Học bài, đọc bài, tập kể.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
NS : 10/11/2012 ND : 13/11/2012 Tiết 49: Treo biển - HDDT lợn cưới áo mới (Truyện cười) A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS hiểu được thế nào là truyện cười, hiểu được nội dung, ý nghĩa nghệ thuật gây cười trong 2 truyện "treo biển" và "Lợn cưới, áo mới". - Giáo dục: Đức tính khiêm tốn, học hỏi mọi người nhưng tiếp thu có chọn lọc. - Rèn kỹ năng: Tìm hiểu ý nghĩa của truyện cười. * Tích hợp: - Giải nghĩa từ. - Sự việc, nhân vật trong văn tự sự. * Trọng tâm: - ý nghĩa của hai truyện cười. B. Chuẩn bị: 1. GV: Soạn bài. 2. HS: Học bài, đọc bài, tập kể. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1. ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Phương pháp - Đọc chú ý ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật - Qua chú thích em hiểu thế nào là truyện cười? - Như vậy truyện cười có mấy loại? - Khi đọc hai truyện cười này em có nhận xét gì về độ dài của truyện? - Theo em ngoài ý nghĩa mua vui, phê phán truyện cười còn có mục đích gì? - Truyện treo biển có mấy sự việc chính? Phần văn bản tương ứng? - Theo em sự việc nào gây cười nhất - Đối tượng đáng cười? - Tấm biến nhà hàng có những nội dung nào muốn thông báo? Nội dung đó tương ứng với từ ngữ nào? - Em có thường gặp những tấm biển thông báo như vậy chưa? Có giống tấm biển này không? - Tấm biển này có gì đáng cười không? - Từ khi treo biển nhà hàng nhận được mấy lời góp ý? - Hãy nói rõ nội dung từng lời góp ý và thái độ của nhà hàng? - Theo em việc nhà hàng bày cá ra, treo biển tại cửa hiệu của mình thì có thể bỏ chữ nào là hợp lý? - Vậy lời góp ý nào nên nghe theo, còn lời góp ý nào không nên nghe? - Tại sao không nên bỏ chữ: "có bán cá tươi". - Em có nhận xét gì về thái độ của nhà hàng? - Hậu quản của hành động đó? - Theo em nhà hàng đáng cười vì điều gì? - Nếu là chủ cửa hàng em sẽ làm như thế nào? Em sẽ trả lời như thế nào trước những lời góp vô lý? - Theo em tiếng cười trong truyện treo biển thuộc kiểu tiếng cười? - Điều mà tác giả muốn phê phán nhắc nhở chúng ta qua truyện? - Em rút ra bài học gì cho mình? - Trong truyện có từ láy nào? giải nghĩa? - Truyện có mấy nhân vật, sự việc? - Cả 2 nhân vật này được tác giả dân gian giới thiệu có điểm gì chung? - Em hiểu như thế nào về tính khoe của? - Anh thứ nhất có gì để khoe? Theo em , sự vật này có đáng đem khoe không? Tại sao? - Anh có áo đã làm như thế nào để có thể khoe được chiếc áo? - Cuối cùng anh ta đã khoe được áo trong hoàn cảnh nào? với ai? - Em có những nhận xét gì về những việc làm, điệu bộ, lời nói của anh có áo? - Lẽ ra, người có áo phải nói như thế nào? - Anh có lợn có gì để khoe? -Theo em một con lợn để làm cỗ có đáng khoe không? - Anh ta khoe trong hoàn cảnh nào? - Theo em câu hỏi trên có gì khác thường? - Vì sao anh ta cố tình hỏi thừa? - Anh ta có chú ý đến cái áo của anh có áo không? - Theo em trong hai nhân vật, cách khoe của của anh nào lố bịch hơn, vì sao? - Theo em tiếng cười ở đây có ý nghĩa? - Qua câu chuyện, em hiểu tác giả dân gian muốn nhắc nhở ta điều gì? - Em có nhận xét gì về nghệ thuật của truyện cười? Nội dung A- Treo biển: I. Đọc,hiểu chú thích: 1. Đọc: 2.Chú thích: 3. Cấu trúc văn bản: - Treo biển. - Góp ý, chữa biển, cất biển. II.Đọc ,hiểu văn bản: 1. Treo biển -Biển: ở đây có bán cá tươi. + Nơi bán hàng. + Hoạt động của cửa hàng. + Thứ hàng bán. + Chất lượng, đặc điểm của mặt hàng. => Tấm biển bình thường k đáng cười chê. 2. Những lời góp ý: 1- Nên bỏ chữ tươi à Nhà hàng bỏ luôn. 2- Bỏ chữ "ở đây" à Nhà hàng bỏ luôn. 3- Bỏ "có bán" à Nhà hàng bỏ. 4- Bỏ "cá" à Nhà hàng cất biển. à Lời góp ý của người thứ 2: nên nghe vì đây là lời góp ý hợp lý (thông tin không cần thiết) - Những lời góp ý: 1, 3, 4 không nên nghe vì bỏ đi biển sẽ thiếu thông tin, người đọc sẽ không hiểu. => Nhà hàng lập tức làm theo cả ý kiến đúng và sai, không suy xét kỹ lưỡng. à Nhà hàng đang có biển quảng cáo trở thành không có biển. - Nhà hàng đáng cười vì nghe theo người khác một cách ngớ ngẩn, tự làm mất biển quảng cáo của cửa hàng mình. III. Tổng kết: - Tiếng cười ở đây: Chế giễu, phê phán nhẹ nhàng, vui vẻ. - Phê phán những người thiếu chủ kiến khi làm việc, tiếp thu ý kiến của người khác nhưng phải có cân nhắc lựa chọn. B- Lợn cưới, áo mới. I. Đọc, tìm hiểu chú thích, cấu trúc văn bản 1. Đọc: 2. Chú thích: 3. Cấu trúc: -Có 2 sự việc:khoe áo và khoe lợn. II. Đọc, hiểu văn bản: - Có anh tính hay khoe của. - Một anh tính cũng hay khoe. => Cả hai anh đều có tính xấu, thích phô trương. 1. Anh có áo mới: - Có cái áo mới may đem khoe à Một sự vật rất bình thường, không đáng khoe. - Mặc áo: đứng ở cửa từ sáng đến chiều. - Không thấy ai hỏi, tức lắm. - Khi anh có lợn tất tưởi tìm lợn: giơ vạt áo ra, "từ lúc tôi mặc cái áo mới này." => Anh có áo thật lố bịch, nực cười anh ta đã kiên trì, quan tâm khoe áo, cố tình khoe trong hoàn cảnh người nghe không để ý, khoe một cách cụ thể, trịnh trọng. 2. Anh có lợn: - Có con lợn chuẩn bị làm cỗ. - Một sự việc bình thường. - Đang "tất tưởi" đi tìm lợn. - Hỏi "bác có thấy con lợn cưới." - Câu hỏi thừa từ "cưới", " của tôi" => Mục đích của anh ta hỏi để khoe chứ không phải đi tìm lợn. III. Tổng kết: - Tiếng cười: tính xấu hay khoe của của người đời. - Nhắc nhở chúng ta: không nên khoe khoang làm trò cười cho người khác. - NT: Truyện cười ngắn gọn, kết thúc bất ngờ, khai thác những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống * Ghi nhớ sgk 4.Củng cố: - Mục đích của người xưa khi sáng tác truyện cười. 5. Dặn dò: -Học bài, tập kể. ======================================================== NS : 10/11/2012 ND : 15/11/2012 Tiết 50: Chỉ từ A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS hiểu được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ, biết cách dùng chỉ từ khi nói, - Rèn kỹ năng: Phân biệt từ loại của từ trong văn cảnh. * Trọng tâm: - Khái niệm, công dụng của chỉ từ. * Tích hợp: -Một số văn bản đã học. B. Chuẩn bị: 1/ GV: Soạn bài. 2/ HS: Học bài, làm bài tập. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1/ ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Phương pháp - Cho biết những từ được gạch chân bổ nghĩa cho từ nào? - Dựa vào ý nghĩa phụ ngữ sau 2 của danh từ, em cho biết các từ này bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ? - Trong VD sau, ý nghĩa của các từ này có gì khác ? - Những từ này được gọi là chỉ từ, em hãy rút ra kết luận về chỉ từ? - Chúng ta thường gặp chỉ từ với tư cách như thế nào trong câu? - Trong các VD sau, chỉ từ làm nhiệm vụ gì? - Em rút ra kết luận gì về chức vụ ngữ pháp của chỉ từ trong câu? - Vì sao có thể xác định chỉ từ có cả 2 chức năng ngữ pháp? - Nêu yêu cầu của BT1? - Để làm được BT1, cần làm từng bước như thế nào? - Dựa vào đâu để làm BT2 - GV chia lớp thành 3 nhóm làm các phần a, b, c à so sánh , kết luận. - Nêu yêu cầu BT2? - Nhận xét gì về cách trình bày đoạn văn? (lỗi lặp từ, cần phải thay thế bằng từ đồng nghĩa) - Theo em cụm từ "chân núi sóc" xác định vị trí của sự việc trong thời gian hay không gian? Vậy em hãy thay bằng một chỉ từ? Nội dung I. Bài học: 1. Thế nào là chỉ từ. a. Ví dụ: sgk b. Nhận xét - nọ: ông vua à cdtừ: ông vua nọ. - ấy: viên quan à cdtừ: viên quan ấy. - kia: làng à cdtừ: làng kia. - nọ: nhà à cdtừ: nhà nọ. àTrỏ sự vật, xác định vị trí kgian của sự vật. - Trong các VD (phần 3 - SGK) từ: ấy, nọ: xác định thời gian. c. Kết luận: - Ghi nhớ: SGK (137). 2. Hoạt động của chỉ từ trong câu: a. Ví dụ: b. Nhận xét - Trong phần 1: Chỉ từ làm phụ ngữ sau trong cdtừ. - VD (a) sgk: "đó" CN trong câu. - VD (b) sgk: "từ đấy" làm TN trong câu. c. Kết luận: - Ghi nhớ: (sgk) II. Luyện tập: 1. BT1: Tìm chỉ từ, xác định ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp. a) ấy: xác định vị trí của sự vật trong không gian, làm phụ ngữ sau. b) đấy, đây: xác định vị trí của sự vật trong không gian làm CN trong câu. c) nay: xác định vị trí của sự vật trong thời gian, làm TN trong câu. 2. BT2: a) thay bằng đến đấy. b) thay bằng làng ấy. 4.Củng cố; -Tại sao có thể thay thế được? 5. Dặn dò: -Làm bài tập còn lại . =============================================================== NS : 10/11/2012 ND : 16/11/2012 Tiết 51, 52: Viết bài tập làm văn số 3SSSSSS
Tài liệu đính kèm: