Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012

1/Mục tiêu:

1.1.Kiến thức:

- HS biết:Khái niệm truyện cười.

- HS hiểu: Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật,sự kiện,cốt truyện trong hai tác phẩm:Treo biển và Lợn cưới áo mới.

- HS hiểu: Cách kể hài hước về người hành động không suy xét,không có chủ kiến trước những ý kiến người khác.

- HS hiểu: Ynghĩa chế giễu,phê phán những người có tính hay khoe khoang,hợm hĩnh chỉ làm trò cười cho thiên hạ.

1.2.Kỹ năng:

-HS thực hiện được: Đọc hiểu văn bản truyện cười Treo biển và lợn cưới áo mới.

- HS thực hiện được:Phân tích,hiểu ngụ ý của truyện.

- HS thực hin thnh thạo:Kể lại câu chuyện.

1.3.Thái độ:

- Tính cch: có lập trường khi làm việc và không khoe khoang.

2/Nội dung hoạt động: Ý nghĩa truyện

3/.Chuẩn bị:

3.1-GV: Tranh minh họa

 3.2- HS: Đọc truyện và tóm tắt,xem và trả lời câu hỏi SGK

 

doc 14 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13-Tiết 49 – 50 	
Ngày dạy:
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- HS biết kể chuyện đời thường có ý nghĩa 
- Biết viết bài văn theo đúng bố cục, nội dung đề yêu cầu.
2.Kỹ năng:
-Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, lập dàn bài trước khi làm bài văn .
3.Thái độ:
Rèn tính độc lập cho HS
II.Ma trận đề:
III.Đề kiểm tra :Kể về một người thân của em. (ông, bà, bố.mẹ,anh,chị,
IV.Đáp án: 
1. Mở bài: (1,5đ)
- Giới thiệu chung về người thân của em.
2. Thân bài : (7đ)
* Ý thích của người thân em.
- Thích điều gì?
- Ý thích đó thể hiện như thế nào?
- Thái độ đối xử của người thân em với mọi người trong gia đình, bà con hàng xóm.
- Thái độ đối xử của người thân em đối với em.
3. Kết bài: (1,5đ)
- Nêu tình cảm ý nghĩa của em đối với người thân em
V.Kết quả và rút kinh nghiệm:
-Thống kê chất lượng:
Lớp 
TSHS
Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu
Kém
TRÊNTB 
SL 
%
SL 
%
SL 
%
SL 
%
SL 
%
SL
%
6A2
6A3
Cộng
 -Đánh giá chất lượng bài làm của HS và đề kiểm tra:
	*Ưu điểm:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	*Khuyết điểm:---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KIỂM TRA CỦA TỔ TRƯỞNG VÀ BGH
Tuần13 -Tiết 51 TREO BIỂN -LỢN CƯỚI ÁO MỚI
Ngày dạy: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
 (Truyện cười)
1/Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:
- HS biết:Khái niệm truyện cười.
- HS hiểu: Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật,sự kiện,cốt truyện trong hai tác phẩm:Treo biển và Lợn cưới áo mới.
- HS hiểu: Cách kể hài hước về người hành động không suy xét,không có chủ kiến trước những ý kiến người khác.
- HS hiểu: Yùnghĩa chế giễu,phê phán những người có tính hay khoe khoang,hợm hĩnh chỉ làm trò cười cho thiên hạ.
1.2.Kỹ năng:
-HS thực hiện được: Đọc hiểu văn bản truyện cười Treo biển và lợn cưới áo mới.
- HS thực hiện được:Phân tích,hiểu ngụ ý của truyện.
- HS thực hiên thành thạo:Kể lại câu chuyện.
1.3.Thái độ: 
- Tính cách: có lập trường khi làm việc và không khoe khoang.
2/Nội dung hoạt động: Ý nghĩa truyện 
3/.Chuẩn bị: 
3.1-GV: Tranh minh họa 
	3.2- HS: Đọc truyện và tóm tắt,xem và trả lời câu hỏi SGK
4/Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1Ổn định tổ chức và kiểm diện:
6A2:TS / Vắng:
6A3:TS / Vắng:
2 Kiểm tra miệng:	
1/Thế nào là truyện ngụ ngôn? (6đ)
2/Hãy kể lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt Miệng. Cho biết bài học giáo dục từ câu chuyện? (4đ)
3/Bài học hơm nay kể về việc gì?
1-Truyện ngụ ngôn là truyện kể (có cốt truyện) bằng văn xuôi hoặc văn vần.
- Truyện ngụ ngôn là truyện kể có ngụ ý (tức truyện khi chỉ có nghĩa đen mà không có nghĩa bóng mới là mục đích)
2- Từ câu chuyện của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, truyện nêu ra bài học : Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại, do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau .
3-Kể về việc gĩp ý tấm biển và khoe khoang của anh áo mới và anh lợn cưới.
 4.3.Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:(5’)Tìm hiểu khái niệm truyện cười(biết khái niệm truyện cười)
* HS đọc chú thích Sgk/124
GV: Truyện cười là loại truyện như thế nào?
Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu văn bản (Hiểu đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật,sự kiện,cốt truyện trong hai tác phẩm) 
1 Treo Biển:
* GV hướng dẫn HS đọc : Giọng hài hước kín đáo. Chú ý nhấn giọng ở từ quan trọng: bỏ ngay được lặp lại 4 lần
* HS đọc phần giải thích từ khó (Sgk/124)
* Bố cục:
GV:Truyện có 2 phần nói về việc treo và dở biển quảng cáo của chủ nhà hàng, em hãy chỉ ra 2 phần đó và nêu nội dung?
+ Phần 1: từ đầu . Treo biển bán hàng:
+ Phần 1: còn lại: Chữa nội dung biển và cất biển.
* Tìm Hiểu Văn Bản
GV: Nhà hàng treo biển dùng để làm gì? 
HS:Để quảng cáo mục đích bán được nhiều hàng.
GV:Nội dung tấm biển có mấy yếu tố từ ngữ? Vai trò của từng yếu tố?
 HS:Có 4 yếu tố, thông báo 4 nội dung:
+Ở đây: Địa điểm cửa hàng
+ Có bán: Họat động của cửa hàng
+ Cá: loại hàng bán
+ Tươi: chất lượng hàng
GV: Có mấy người góp ý về cái biển? Ý kiến góp ý như thế nào?
HS:Có 4 người góp 4 ý khác nhau, nhưng giống nhau là đều bỏ bớt từ trên biển
GV:Em có nhân xét gì về cách góp ý của 4 người?Điểm nào hợp lý? Không hợp lý?
HS:Tất cả các góp ý đều có điểm không hợp lý. Chủ nhà hàng cuối cùng đành bỏ đi ý định quảng cáo món hàng của mình.
=> Truyện đặt ra tình huống cực đoan, vô lý và cách giải quyết một chiều không có chút lập trường của chủ nhà hàng
GV:Nếu đặt mình vào vị trí của chủ nhà hàng thì em sẽ giải quyết ra sao?
HS:Lắng nghe ý kiến 4 người khách, cám ơn họ góp ý cho cửa hàng, nhưng suy nghĩ và xem xét xem nên giữ lại biển như ban đầu hay thay đổi nội dung trên biển mà không nên cất đi biển.
GV:Truyện gây cười ở chổ nào?
HS:Sự thống nhất các ý kiến đóng góp của khách hàng: cùng chê bai sự dài dòng, dư thừa của biển quảng cáo. Sự chìu ý và làm theo mọi lời khuyên của khách của chủ nhà hàng.
GV:Cái đáng cười nhất bộc lộ rõ khi nào?
HS:Ở cuối truyện: chủ hàng cất nốt cái biển quảng cáo.
GV:Truyện nêu lên bài học gì?
 HS:Chủ nhà hàng là đại diện cho kiểu người ba phải, không có lập trường
* HS đọc ghi nhớ (Sgk/125)
 Luyện Tập:
HS đọc bài tập phần luyện tập –Sgk/125
GV hướng dẫn HS làm bài:
+ Giữ nguyên hoặc lược bỏ một số yếu tố trong 4 yếu tố thuộc nội dung thông báo của tấm biển.
+ Có thể làm lại cái biển bằng cách vẽ hình những con cá và đề một số chữ phù hợp.
GV: Qua truyện này có thể rút ra bài học gì về cách dùng từ?
HS:Từ dùng phải có nghĩa, có lượng thông tin cần thiết, không dùng từ thừa. Từ trong biển quảng cáo phải ngắn gọn rõ ràng.
Đọc thêm truyện “Đẽo cày giữa đường” (Sgk 125 – 126)
2 Lợn Cưới áo mới:
* GV hướng dẫn HS đọc : Giọng hài hước kín đáo. Chú ý nhấn giọng ở giọng nói của hai chàng khoe của: “lợn cưới” và “áo mới”
* HS đọc phần giải thích từ khó 
* Tìm Hiểu Văn Bản
GV:Em hiểu thế nào về tính khoe của? HS:Là thói thích tỏ ra, trưng ra cho người ta biết mình giàu. Đây là thói xấu, thường thấy ở người giàu, nhất là những người mới giàu thích học đòi.
GV:Anh có lợn cưới khoe trong tình trạng nào?
HS:Đang tất tưởi chạy đi tìm lợn ị sổng chuồng
GV: Đó có phải là hòan cảnh để khoe lợn không? Vì sao?
HS:vì việc đi tìm lợn gấp rút, khác với việc khoe lợn.
GV:Trong câu hỏi của anh khoe lợn có thừa từ nào?
HS: “Lợn cưới” và “của tôi”
GV:Vì sao anh ta cố tình hỏi thừa như thế ?
HS:Vì mục đích anh ta là để khoe chứ không phải đi tìm lợn.
GV:Anh có áo mới có cách khoe của khác với anh kia như thế nào?
HS:Kiên trì đợi dịp để khoe. Khi khoe thì khoe rất cụ thể.
GV:Cảnh chờ đợi khoe áo diễn ra như thế nào?
HS:Mặc áo mới đứng từ sáng đến chiều chờ khoe. Không thấy ai khen thì bực tức.
GV: Cái cách đợi để khoe áo ấy đáng cười ở chổ nào?
HS:Là trò trẻ con chứ không phải người lớn, chẳng cần công phu đến thế để khoe vật tầm thường.
GV: Khác thường nhất là cảnh khoe áo. Đó là hòan cảnh nào?
HS:Đang phải trả lời người đi tìm lợn.
GV:Lẽ ra anh áo mới phải trả lời anh có lợn cưới như thế nào?
HS:Không, không không thấy có con lợn nào chạy qua đây.
GV:Trong 2 cách khoe của ấy, cách nào lố bịch hơn, đáng cười hơn?
HS:Cả hai.
Cách khoe của anh áo mới lố bịch hơn, đáng cười hơn vì anh ta dùng quá nhiều công sức vào một việc chẳng ra gì.
GV: Theo em truyện được sáng tác ra nhằm mục đích gì?
* HS đọc ghi nhớ Sgk/128
I – Đọc, kể, giải thích từ khó, tìm hiểu bố cục:
* Chú thích Y(Sgk/100)
II – Tìm hiểu văn bản:
A) Treo Biển:
Tấm biển đề tựa: “ở đây cĩ bán cá tươi”.
Tấm biển giải thích các nội dung: địa điểm, cơng việc, mặt hàng , chất lượng.
à Đáp ứng đủ thơng tin cần thiết cho người mua.
Chữa biển và cất biển:
Bốn người gĩp ý về tấm biển.
Bỏ chữ “tươi”.
Bỏ chữ “ở đây”.
Bỏ chữ “cĩ bán”.
-Cất nốt cái biển.
- Nhà hàng răm rắp làm theo.
 àLập trường khơng vững.
Ý nghĩa của truyện
Trong cuộc sống, chúng ta cần lắng nghe ý kiến góp ý cho minh nhưng cần chọn lọc, thận trong khi phải quyết định. Phải giữ chủ ý của mình nếu thấy là đúng.
* Ghi nhớ: Sgk/125
 Luyện tập:
B) “Lợn Cưới Aùo Mới”:
1.Những của được đem khoe:
Một cái áo mới may.
Một con lợn cưới.
Cách khoe của:
Anh khoe lợn hỏi to: “Bác cĩ thấy con lợn cưới của tơi chạy qua đây khơng?”
Anh khoe áo mới giơ vạt áo ra bảo: “Từ lúc tơi mặc cái áo mới này”à Lời nĩi điệu bộ cụ thể.
Ý nghĩa của truyện:
Phê phán tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội. Tính xấu ấy đã biến nhân vật thành trò cười cho thiên hạ.
* Ghi nhớ: Sgk/128
 Luyện tập:Kể tóm tắt truyện theo phân vai
 4.4.Tổng kết:
HS kể lại truyện.
4.5.Hướng dẫn học tập:
*Bài học tiết này:
- Kể lại truyện và rút ra bài học cho bản thân.
*Bài học tiết tiếp theo:
Chuẩn bị bài ôn tập văn học dân gian:đọc lại các truyện đã học , xem và chuẩn bị phần câu hỏi SGK.
5.Phụ lục:
 Tuần 13-Tiết 52 
 Ngày dạy: SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
1.Mục tiêu: 
1.1.Kiến thức:
- HS hiểu:Khái niệm số từ và lượng từ:nghĩa khái quát.
- HS biết:Đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ:khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp.
1.2.Kỹ năng:
- HS thực hiện được:Nhận diện được số từ và lượng từ.
- HS thực hiện được:Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị.
- HS thực hiện thành thạo:Vận dụng số từ và lượng từ khi nói,viết.
1.3.Thái độ:
Thĩi quen:Gíao dục HS tính thận trọng khi sử dụng từ.
2.Nội dung học tập: Ý nghĩa và công dụng
3.Chuẩn bị:
3.1.GV : Tham khảo 1 số ví dụ về cách dùng số từ và lượng từ(Sách Tư liệu ngữ văn 6) 
3.2.HS :xem trước bài ở nhà và trả lời câu hỏi SGK.
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
6A3:TS / Vắng:
6A4:TS / Vắng:
2.Kiểm tra miệng:
1/Cụm danh từ là gì? (1đ)
2/Một mô hình đầy đủ của một cụm danh từ gồm có các phần nào? Cho một ví dụ minh họa.(9đ)
3/Hơm nay tìm hiểu bài gì?
1/Cụm danh từ là một tổ hợp từ do danh từ làm trung tâm.
2/ Mô hình cụm danh từ đầy đủ gồm 3 phần (HS kể ra đủ 3 phần 4đ,cho ví dụ và phân tích đúng 5đ)
3.Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:Nhận diện và phân biệt số từ với danh từ :(Kỹ năng nhận diện số từ)
* HS đọc mục 1 phần I ( Sgk/128)
GV:Các từ in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu? Chúng đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì?
a) Hai (chàng), một trăm (ván cơn nếp), .chín (ngà), một (đôi) => Chỉ số lượng của sự vật
b) (thứ ) sáu => chỉ số thứ tự của sự vật
* HS đọc mục 2 phần II (Sgk/128)
GV:Từ “đôi” trong câu a) có phải là số từ không? vì sao ?
HS: Không vì nó mang ý nghĩa đơn vị và đứng vị trí của danh từ chỉ đơn vị.
GV: “một đôi” không phải là số từ ghép như “một trăm”, “một nghìn”. Vì sau “một đôi” không thể sử dụng danh từ chỉ đơn vị, còn sau “một trăm”, “một nghìn” vẫn có thể có từ chỉ đơn vị.
+ Có thể nói: “Một trăm con trâu”
	DT chỉ đơn vị
+ Không thể nói: ““Một đôi con trâu” - Một đôi trâu
GV:Tìm thêm các từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ “đôi”
HS: Đôi, chục, tá, lố, cặp,
GV: Số từ là gì? Vị trí của số từ trong câu? Cho ví dụ?
GV:Làm thế nào để phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị?
HS: Số từ: sau số từ có thể sử dụng danh từ chỉ đơn vị : 
	Vd: Một con trâu
 DT chỉ đơn vị: sau DT chỉ đơn vị không có DT chỉ đơn vị khác đi kèm :
	VD: Một đôi trâu -- > không thể : Một đôi con trâu
*HS đọc ghi nhớ Sgk/128
Hoạt động 2:Nhận diện và phân biệt số từ với lượng từ (Kỹ năng nhận diện lượng từ)
Gọi HS đọcví dụ 
GV:Nghĩa của các từ in đậm trong những câu trên có gì giống, khác nghĩa của số từ? 
HS: Các từ in đậm: Các, những, cả, mấy giống với số từ là nó đều đứng trước danh từ. 
Khác: + Số từ chỉ số lượng hoặc số thứ tự của sự vật
	+ Lượng từ: chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật 
GV:Em hiểu lượng từ là gì? Cho ví dụ
* HS đọc ghi nhớ sgk/129
Hoạt động 4:Hướng dẫn luyện tập
HS đọc và xác định yêu cầu các bài tập 
I – Số từ:
Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
Đứng trước danh từ chỉ số lượng cho danh từ.
Đứng sau danh từ chỉ thứ tự cho danh từ
Ghi Nhớ (Sgk/128)
II – Lượng từ:
- Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật 
* Phân loại:
+ Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, tất thảy.
+ Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp (các, những,..) hay phân phối (mọi , mỗi, từng,..)
III – Luyện tập:
1) Tìm số từ, xác định ý nghĩa của số từ:
- Một canh, hai canh, ba canh, năm canh -- > Số từ chỉ số lượng
- Canh bốn, canh năm -- > Số từ chỉ thứ tự
2) Xác định ý nghĩa của các từ in đậm:
- Trăm núi, ngàn khe, muôn nỗi tái tê: được dùng để chỉ số lượng nhiều, rất nhiều.
3) So sánh điểm giống và khác nhau của từ “từng” và “mỗi”
* Giống: tách rời từng sự vật, từng cá thể.
* Khác: 
Từng:mang ý nghĩa lần lượt,theotrình tự, hết cá thể này đến cá thể khác.
+ Mỗi: mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt.
4) Chính tả: Viết đúng các chữ l,n, vần ay,ai.
4.4.Tổng kết:
Sơ đồ tư duy về số từ
Sơ đồ tư duy về lượng từ
4.5.Hướng dẫn học tập:
*Bài học tiết này:
- Xem lại định nghĩa số từ và lượng từ.
- Tìm một sồ lượng từ và số từ.
*Bài học tiết tiếp theo:
Soạn bài “Chỉ từ” xem ví dụ và trả lời câu hỏi tìm hiểu chỉ từ là gì?.
5.Phụ lục: Tham khảo sách tư liệu ngữ văn 6

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13.doc