Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 12 (Bản New) - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 12 (Bản New) - Năm học 2012-2013

Ngày soạn: 30/10/2012

Đọc văn: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG [Hướng dẫn đọc thêm]

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

1. Kiến thức.

Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. -Nét đặc sắc của truyện, cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.

2. Kĩ năng.

Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.

Kể lại được truyện.

3. Thái độ.

Giáo dục H/S đoàn kết yêu thương, không tị nạnh nhau.

B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.

PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. Kĩ thuật động não.

C. CHUẨN BỊ.

1. Thầy:

Soạn g/a. Một số truyện có nội dung tương tự, tranh ảnh.

2. Trò :

Soạn bài theo câu hỏi ở ( SGK ). Tranh vẽ.

 

docx 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 12 (Bản New) - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 12
Tiết
45
Đọc thêm: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Tiết
46
Kiểm tra tiếng Việt
Tiết
47
Trả bài viết số 2
Tiết
48
Luyện tập xây dựng bài văn tự sự – kể chuyện đời thường
Ngày soạn: 30/10/2012
Đọc văn:	CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG [Hướng dẫn đọc thêm]
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức.
Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. -Nét đặc sắc của truyện, cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.
2. Kĩ năng.	
Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại. 
Kể lại được truyện.
3. Thái độ. 	
Giáo dục H/S đoàn kết yêu thương, không tị nạnh nhau.
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. Kĩ thuật động não. 
C. CHUẨN BỊ.
1. Thầy: 
Soạn g/a. Một số truyện có nội dung tương tự, tranh ảnh. 
2. Trò : 
Soạn bài theo câu hỏi ở ( SGK ). Tranh vẽ.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (không kiểm tra) 
2. Giới thiệu bài.
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là một số bộ phận trên cơ thể người. Mỗi bộ phận có một nhiệm vụ riêng, nhưng cùng chung một mục đích đảm bảo sự sống cho cơ thể. Nhưng các nhân vật trên lại bất bình với lão Miệng và sự việc xảy ra như thế nào ? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ rõ.
3. Triển khai bài dạy.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
-GVHD: Đoạn đầu giọng than thở, bất mãn.
Đoạn tiếp giọng hăm hở, nóng vội. Đoạn tiếp giọng uể oải, lờ đờ. Đoạn cuối giọng thân ái.
Hoạt động 2:
-Trước khi quyết định chống lại lão Miệng các thành viên trong nhóm sống với nhau như thế nào ? 
-Vì sao Chân, Tay, Tai, Mắt lại đồng lòng chống lại lão Miệng?.
-Quyết định chống lại lão Mệng thể hiện cao nhất qua thái độ và lời nói nào của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng?.
-Quyết định không cùng chung sống với lão Miệng được Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng thể hiện bằng hành động nào?.
-Nhưng chuyện gì đã xảy ra với bọn này khi chúng quyết định “không làm gì nữa.”?
-Theo em,vì sao cả bọn phải chịu hậu quả đó?.Nguyên nhân của tình trạng cả bọn bị tê liệt. 
-Hãy tóm tắt lời giải thích của Tai về vấn đề này? .Nếu không làm cho lão Miệng có ăn thì tất cả sẽ bị tê liệt. Miệng có công việc nhai, phải đến làm lành với lão Miệng.
-Lời khuyên của Tai đã được cả bọn hưởng ứng như thế nào ? 
-Sau đó chuyện gì đã xảy ra với cả bọn?.
-Em nhận ra ý nghĩa ngụ ngôn nào từ sự việc này?.
-Mượn các bộ phận cơ thể người để nói về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, truyện còn giúp ta hiểu thêm điều gì?.
Hoạt động 3:
- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4:
Nhắc lại định nghĩa về truyện ngụ ngôn?.
I. Tìm hiểu chung.
 1. Đọc – Tìm hiểu chú thích.
 * Đọc phân vai.
 *chú thích 
 2. Bố cục. 
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng quyết định không làm lụng, không chung sống cùng lão Miệng.
- Sống thân thiện,đoàn kết trong một cơ thể người.
- Cho rằng Miệng sung sướng.
- Cả bọn kéo đến nhà lão Miệng, không chào hỏi, nói thẳng vào mặt lão Miệng “Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa”
2. Hậu quả của quyết định không còn chung sống.
- Cả bọn không làm gì nữa.
- Chân, Tay không muốn chạy nhảy, Mắt lúc nào cũng lờ đờ, Tai lúc nào cũng ù ù còn Miệng thì nhợt nhạt cả môi àcả bọn mệt rả rời, không thể chịu nổi nữa.
ÞSuy bì, tị nạnh, chia rẽ, không đoàn kết.
3. Cách sửa chữa hậu quả.
- Cả bọn cố gượng dậy đến nhà lão Miệng, vực Miệng đậy, đi tìm thức ăn cho Miệng.
- Tất cả thấy đỡ mệt rồi khoan khoái như trước. Từ đó cả bọn lại hoà thuận, mỗi người một việc.
- Đồng tâm hiệp lực sẽ làm thành sức mạnh của mỗi cá nhân và tập thể.
4. Ý nghĩa.
- Truyện nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng. Vì vậy mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, nương tựa, gắn bó vào nhau để cùng tồn tại và phát triễn.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật
2. Nội dung. * Ghi nhớ. (SGK).
IV. Luyện tập.
 4. Củng cố.
Nêu những truyện ngụ ngôn đã học?.( Ếch ngồi đáy giếng. Thầy bói xem voi. Đeo nhạc cho mèo. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.)
Em có biết những truyện ngụ ngôn hoặc câu nói nào khác có ý nghĩa tương tự như truyện?
- (Truyện: Lục súc tranh công. Khẩu hiệu: Mỗi người vì mọi người
 	 Mọi người vì mỗi người. 
5. Hướng dẫn học bài.
Rút bài học cho bản thân qua truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” ?
Tóm tắt lại câu chuyện. Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra tiếng Việt.
Ngày soạn: 30/10/2012
	 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức.
Kiểm tra lại kiến thức về từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, chữa lỗi dùng từ, danh từ, danh từ chung, danh từ riêng Cách viết hoa cụm danh từ và mô hình cấu trúc cụm danh từ.
2. Kĩ năng.
Rèn cách trình bày đẹp, sạch sẽ, đủ - đúng nội dung.
3. Thái độ.
Giáo dục H/S sáng tạo, tự giác trong làm bài.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: ma trận đề kiểm tra
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Từ và cấu tạo của từ TV
C1
Xác định...
Chữa lỗi dùng từ
C2
Xác định và chữa lại
Danh từ-Cụm danh từ
C3
Tóm tắt... 
Tổng số câu
Tổng số điểm
2. Học sinh: Học bài
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1. Ổn định
2. Ghi đề lên bảng:
Câu 1: Đọc câu sau và xác định yêu cầu bên dưới:
	“Quen thói cũ, ếch nghêng ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý xung quanh nên đã bị một con trâu giẫm bẹp”
Dành cho 6 B-C
Dành cho 6A
Dành cho 6 B-C
Dành cho 6A
	- Xác định số từ và số tiếng
	- Xác định từ đơn và từ phức	
	- Trong số từ phức, đâu là từ láy, đâu là từ ghép
Câu 2: Xác định lỗi và chữa lại lỗi dung từ trong câu sau:
	“Truyện ngụ ngôn mang ý kiến khuyên nhủ, răn dạy con người nên truyện ngụ ngôn rất hay”
Câu 3: Tóm tắt một đoạn truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” mà em thích và xác định:
	- Gạch chân (một gạch) danh từ chung.
	- Gạch chân (hai gạch) danh từ riêng.
	- Gạch chân (ba gạch) cụm danh từ.
 3. Đáp án và thang điểm:
Câu 1: ( 3 điểm)
- Tổng số tiếng trong câu: 40	(0,5 điểm)
- Tổng số từ trong câu: 33	(0,5 điểm)
- Số từ đơn: 33	(0,5 điểm)
- Từ phức: 7	(0,5 điểm)
	+ Từ láy: Nghênh ngang, ồm ộp, nhâng nháo	(0,5 điểm)
	+ Từ ghép: Cặp mắt, bầu trời, con trâu, giẫm bẹp	(o,5 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
- Câu: “Truyện ngụ ngôn mang ý kiến khuyên nhủ, răn dạy con người nên truyện ngụ ngôn rất hay”
Mắc lỗi dung từ không đúng nghĩa và lỗi lặp từ 	(1 điểm)
- Chữa lại như sau: “Truyện ngụ ngôn mang ý nghĩa khuyên nhủ, răn dạy con người nên truyện này (ấy) rất hay” 	(1 điểm)
Câu 3: (4 điểm)
- Yêu cầu:
	+ Tóm tắt được truyện	(1 điểm)
	+ Tìm đúng danh từ chung	(1 điểm)
	+ Tìm đúng danh từ riêng	(1 điểm)
	+ Tìm đúng cụm danh từ	(1 điểm)
- Trình bày gọn gàng, sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả 	(1 điểm)
4. Thu bài và dặn dò: 
- Về nhà xem lại bài
- Số từ và lượng từ (trả lời những câu hỏi sgk)
Ngày soạn: 31/10/2012
	TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức.
Giúp HS: Đánh giá, nhận xét những ưu khuyết điểm của bài viết. Lập dàn bài cho đề văn. Nhận biết lỗi sai để sửa chữa.
2. Kĩ năng.
Rèn kĩ năng lập dàn bài và sửa lỗi sai.
3. Thái độ.
Giáo dục H/S sáng tạo, tự giác trong học tập.
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. 
C. CHUẨN BỊ.
1. Thầy:
Soạn g/a. Chấm bài viết của H/S.
2. Trò : 
Vở ghi chép.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định lớp 
2. Triển khai trả bài..
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
-Tìm hiểu về đề bài.
Hoạt động 2:
-Tìm hiểu về lập dàn bài.
GV hướng dẫn H/S lập dàn bài.
Mở bài: (1 điểm)
-Giới thiệu về người thân đó là ai ?
- Cảm xúc chung
Thân bài: (7,5 điểm).
- Gợi tả những đặc điểm gây được ấn tượng
- Kể về việc làm của người thân mà em nhớ mãi
- Hình tượng ấy có ý nghĩa gì với em. 
Kết bài: (1,5 điểm).
- Cảm nghĩ của em và lời hứa hẹn
Hoạt động 3:
GV nhận xét ưu khuyết điểm của bài làm.
Ưu điểm: Nộp bài đầy đủ. Hiểu được nội dung bài viết. Bố cục rõ ràng, đầy đủ.
Khuyết điểm:
- Còn viết tắt, sai nhiều lỗi chính tả.
- Viết hoa tuỳ tiện.
- Bài viết còn sơ sài, trình bày cẩu thả, ý thức làm bài chưa cao: 
- Nhiều bài chưa xây dựng được bố cục 
Hoạt động 4:
- Đọc bài văn hay nhất cho cả lớp cùng nghe.
I. Đề bài.
 Kể về một thầy giáo hay một cô giáo hay một người thân mà em quý mến.
II. Lập dàn bài.
1/ Mở bài: (1 điểm)
- Giới thiệu thầy (cô) hay một người thân mà em quí mến.
- Giới thiệu cảm xúc chung
2/ Thân bài: (7,5 điểm).
- Hình dáng, tính tình của thầy (cô) hay người thân
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ về thầy (cô) hay một việc làm đã để lại ấn tượng trong em
3/ Kết bài: (1,5 điểm).
- Nêu cảm nghĩ của em về thầy (cô) hay người thân
- Lời hứa quyết tâm học tập, tu dưỡng, đền ơn
III. Chữa lỗi.
IV. Đọc bài văn mẫu.
3. Củng cố. 
H/S đọc điểm, giáo viên vào điểm.
4. Hướng dẫn học bài. 
Ôn lại kiến thức đã học.
Chuẩn bị bài sau: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời 
Ngày soạn: 31/10/2012
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ - KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức.
Nhân vật và sự kiện được kể trong kể chuyện đời thường.
Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể trong kể chuyện đời thường.
2. Kĩ năng.	
Làm bài văn kể một câu chuyện đời thường
3. Thái độ.	
Giáo dục H/S tự giác luyện tập.
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. Kĩ thuật động não. Kĩ thuật khăn phủ bàn.
C. CHUẨN BỊ.
1. Thầy: 	
Soạn g/a, chuẩn bị những đề
2. Trò : 	
Soạn bài theo đề đã chuẩn bị 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ. 
Kiểm tra việc soạn bài của học sinh
2. Giới thiệu bài.
 Kể chuyện đời thường là một khái niệm chỉ phạm vi đời sống thường nhật, hàng ngày. Là một định hướng để các quan sát và kể những chuyện xung quanh mình, trong nhà mình, trong cuộc sống thực tế. Chuyện đời thường cũng cho phép người kể tưởng tượng hư cấu, song tưởng tượng không làm thay đổi chất giọng và diện mạo đời thường.
3. Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
H.S đọc lại đề văn đã cho.
Thế nào là kể chuyện đời thường.
G/V cho H.S tìm thêm đề văn tự sự.
Hoạt đông 2:
H/S đọc đề bài.
Tìm hiểu đề cho bài văn.
Nội dung làm bài như thế nào ? 
Hoạt đông 3:
Lập dàn bài phần mở bài.
Lập dàn bài thân bài.
Lập dàn bài kết bài.
Hoạt đông 4:
GV đánh giá và nhận xét.
H/S đọc bài làm tham khảo ở SGK.
HS lên trước lớp trình bày bài của mình
I. Các đề văn tự sự
Kể những câu chuyện hàng ngày từng trãi qua, từng gặp để lại ấn tượng, cảm xúc. Nhân vật chân thực.
II. Quá trình thực hiện đề văn tự sự.
Đề bài: Kể chuyện về ông em.
1. Tìm hiểu đề.
- Kể chuyện về ông. Hình dáng, tính tình, phẩm chất của ông. Yêu mến kính trọng ông.
2. Phương hướng làm bài.
- Giới thiệu chung về ông.
- Sở thích của ông.
- Thái độ của gia đình đối với ông.
III. Lập dàn bài.
Mở bài.
Giới thiệu về ông em.
Thân bài.
Sở thích của ông.
Những việc làm hàng ngày của ông.
Kết bài.
Tình cảm đối với ông.
IV. Trình bày miệng.
3. Củng cố. 
Thế nào là kể chuyện đời thường và phương thức làm văn tự sự?. 
4. Hướng dẫn học bài.
Viết bài văn hoàn chỉnh.
Chuẩn bị bài sau: Cụm danh từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGA6 T12.docx