Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 11 - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 11 - Năm học 2012-2013

 Tiết 41. Tiếng việt.

DANH TỪ (Tiếp theo)

1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

 a.Về kiến thức:

 - Hiểu được các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: danh từ chung và danh từ riêng.

 - Quy tắc viết hoa danh từ riêng.

b.Về kĩ năng:

- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.

- Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.

c.Về thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu mến môn tiếng việt cũng như ngôn ngữ dân tộc.

 

docx 17 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 11 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
NGỮ VĂN - BÀI 10-11
Kết quả cần đạt.
 - Củng cố và nâng cao một bước kiến thức về danh từ đã học ở bậc TH.
 - Học sinh nhận rõ ưu, khuyết điểm của mình qua tiết trả bài kiểm tra Văn.
 - Biết cách kể miệng về một sự việc của bản thân.
 - Hiểu cụm danh từ là gì và nắm được cấu tạo của cụm danh từ.
Ngày soạn:22/10/2012 Ngày dạy:25/10/2012 Dạy lớp:6C
 Tiết 41. Tiếng việt.
DANH TỪ (Tiếp theo)
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
	a.Về kiến thức:
	- Hiểu được các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: danh từ chung và danh từ riêng.
	- Quy tắc viết hoa danh từ riêng.
b.Về kĩ năng:
- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.
- Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.
c.Về thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu mến môn tiếng việt cũng như ngôn ngữ dân tộc.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS:
 a. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án.
b. Chuẩn bị của Học sinh:
 - Đọc kĩ bài; trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	* Câu hỏi: 
	Danh từ là gì? Danh từ được phân làm mấy loại lớn? Nêu đặc điểm của các loại danh từ đó? Lấy một ví dụ có sử dụng danh từ?
	* Đáp án - biểu điểm:
	 1) Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...(2 điểm)
	 2) Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn là: Danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị. (1 điểm)
	 - Danh từ chỉ dơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. (1 điểm)
	 - Danh từ chỉ sự vật: nêu tên từng loại, từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,...(1 điểm)
	 - Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm 2 điểm):
 + Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (gọi là loại từ)
+ Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể là: Danh từ chỉ đơn vị chính xác và danh từ chỉ đơn vị ước chừng.
	Ví dụ: Trước cửa nhà em trồng một khóm hoa hồng (3 điểm)
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1’)
	Trong tiết học trước, các em đã tìm hiểu danh từ là gì? Đặc điểm các loại danh từ. Tiết học này chúng ta học tiếp về danh từ.
b. Dạy nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV Dùng bảng phụ có ghi ví dụ trong sách giáo khoa (T.108):
Vua nhớ công ơn tráng sĩ, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở làng Gióng, nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
 (Theo Thánh Gióng)
? Tìm danh từ trong câu trên?
GVGạch chân những danh từ học sinh đã tìm được: Vua, công ơn, tráng sĩ, Phù Đổng, Thiên Vương, đền thờ, làng Gióng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. 
? Những danh từ trên thuộc loại danh từ nào mà các em đã được học ở tiết trước?
? Cùng là danh từ chỉ sự vật, nhưng vì sao có những danh từ không viết hoa, có những danh từ lại được viết hoa?
? Hãy điền các danh từ đã tìm được trong câu trên vào bảng phân loại sau?
GV Chữa hoàn chỉnh:
GV Đưa thêm ví dụ tên riêng:
Ví dụ: 
- Lê Mã Lương
- A.Lếch-Xăng Đơ Rốt, Xéc-gây-ê-vích Pu-skin
- Na-pô-lê-ông; Nã Phá Luân.
- Mạc Tư Khoa; Mat-xcơ-va.
- Đảng cộng sản Việt Nam; Liên hợp quốc; Huy chương vì sự nghiệp giáo dục; Bộ giáo dục và đào tạo.
? Quan sát ví dụ và cho biết nhận xét của em về cách viết hoa tên riêng?
? Qua phân tích, tìm hiểu, em hãy cho biết danh từ chỉ sự vật gồm có những loại danh từ nào? Đặc điểm của mỗi loại?
GV Khái quát và chốt nội dung bài học Š 
? Nêu cách viết danh từ riêng và các quy tắc viết hoa đã học?
GV chuyển ý:
- Để giúp các em nắm vững hơn nội dung bài học,chúng ta cùng luyện tập trong phần II Š
? Tìm danh từ chung và danh từ riêng trong câu văn trích từ văn bản Con Rồng, cháu Tiên?
? Các từ in đậm dưới đây có phải là danh từ riêng không? Vì sao?
GV Đọc văn bản Ếch ngồi đáy giếng: cho học sinh nghe và viết chính tả. (chú ý các phụ âm: l-n, ênh- ếch.Viết hoa tên riêng theo đúng yêu cầu).
GV Nhận xét một số bài viết của học sinh.
I. Danh từ chung và đanh từ riêng.(20p)
1. Ví dụ:
- Đọc ví dụ.
- HS Xác định danh từ trong câu văn.
Vua, công ơn, tráng sĩ, Phù Đổng, Thiên Vương, đền thờ, làng Gióng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. 
- Những danh từ trên đều là danh từ chỉ sự vật.
- Vì những danh từ được viết hoa là danh từ riêng (gọi tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,...
HS Lên bảng điền theo yêu cầu.
Danh từ chung
vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện 
Danh từ riêng
Phù Đổng, Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.
- Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận trong tên.
- Tên người, tên địa lý Việt Nam, địa lý nước ngoài phên âm qua Hán-Việt: Viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi tiếng.
- Tên người, tên địa lý nước ngoài phiên âm trực tiếp: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận trong tên, nếu mỗi bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối.
- Tên cơ quan tổ chức: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên.
- HS trả lời
2. Bài học:
- Danh từ chỉ sự vật gồm danh từ chung và danh từ riêng.
+ Danh từ chung: Là tên gọi một loại sự vật.
+ Danh từ riêng: Là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,...
+ Đối với tên người, tên địa lý Việt Nam, địa lý nước ngoài phên âm qua Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi tiếng.
 + Đối với tên người, tên địa lý nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt): Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận trong tên, nếu mỗi bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối.
- Tên cơ quan tổ chức: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên.
* Ghi nhớ: (SGK,T.109).
- Học sinh đọc ghi nhớ 
II. Luyện tập.(15p)
 1. Bài tập 1: (SGK,T.109).
- Đọc yêu cầu bài tập 1
- Lên bảng phân loại các danh từ đã tìm được theo yêu cầu (có nhận xét chữa bổ sung).
- Danh từ chung: Ngày xưa, miền đất, nước, vị thần,, nòi, rồng, con trai, thần, tên.
- Danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.
 2. Bài tập 2: (SGK,T.109, 110).
- Đọc yêu cầu bài tập 2 (SGK,T.109, 110). 
a) Chim, Mây, Nước, và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.
(Võ Quảng)
b) Nàng Út bẽn lẽn dâng lên vua mâm bánh nhỏ.
(Nàng Út làm bánh ót)
c) [...] Khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.
(Thánh Gióng)
Những từ in đậm đều là danh từ riêng:
a) Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ Mi trong câu văn dùng để gọi tên riêng của sự vật cụ thể (Phép nhân hoá, các vật có tên cụ thể, hành động như người, các sự vật đã được DT riêng hoá).
b) Tên gọi cụ thể của nhân vật: Út.
c) Tên gọi riêng: làng Cháy.
3. Bài tập 4: (SGK,T.110).
- HS nghe.
- HS viết
	c.Củng cố, luyện tập : (2’)
	- GV: Đã luyện tập trong phần II trong tiết học.
	- Khái quát lại nội dung toàn bài.
	d.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
	- Đặt câu có sử dụng danh từ chung và danh từ riêng.
	- Luyện cách viết danh từ riêng.
	- Học thuộc nội dung ghi nhớ (SGK, T.109).
	- Làm bài tập 3 (SGK,T.110) và bài tập 2 (SBT,T.39).
	- Ôn lại toàn bộ kiến thức văn bản đã học từ đầu năm đến nay. Tiết sau trả bài kiểm tra văn. 
 *********************************
Ngày soạn:23/10/2012 Ngày dạy:26/10/2012 Dạy lớp:6C
Tiết 43. Tập làm văn:
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:	
a.Về kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu được chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
	- Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân.
	b.Về kĩ năng:
	- Lập dàn ý và trình bày rõ ràng,mạch lạc của một câu chuyện của bản thân trước lớp.
	c.Về thái độ:
	- Giáo dục HS khả năng trình bày tự tin một vấn đề trước một tập thể đông người.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS:
 a. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án.
b. Chuẩn bị của Học sinh:
 - Đọc kĩ các đề, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 a. Kiểm tra bài cũ:(5p)
	* Câu hỏi:
- Nêu thứ tự kể trong văn tự sự?
	* Đáp án - biểu điểm:
	- Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp theo thứ tự tự nhiên, việc gì sảy ra trước kể trước kể trước, việc gì sảy ra sau kể sau, cho đến hết (5 điểm).
	- Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các việc đã xảy ra trước đó (5 điểm).
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’).
	 Để giúp các em có khả năng nói lưu loát, tự tin trước tập thể, trong tiết này chúng ta sẽ luyện nói theo đàn bài các em đã chuẩn bị ở nhà.
b. Dạy nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học về thể loại tự sự: chủ đề,dàn bài, đoạn văn,lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
GV Ghi đề bài lên bảng.
? Xác định yêu cầu của đề?
?Căn cứ vào yêu cầu trên hãy xem lại dàn bài đã chuẩn bị ở nhà?
GV Kiểm tra dàn bài của học sinh Š GV nhận xét, bổ sung thêm cho 
GV Trên cơ sở dàn bài đã chuẩn bị, chúng ta cùng tiến hành luyện nói trên lớp theo dàn bài đó.
GV Hướng dẫn học sinh luyện nói và nhận xét luyện nói trước lớp:
 + Nghi thức lời nói phải kết hợp với thái độ,cử chỉ thích hợp khi kể miệng,chú ý kể diễn cảm;khộng nói như đọc thuộc lòng.
 + Khi nói trước lớp, các em cần phải tự tin, bình tình, đàng hoàng, mắt nhìn vào các bạn.
 + Nói to, rõ ràng để các bạn cùng nghe. 
 + Lắng nghe và nhận xét phần trình bày của các bạn về những ưu nhược điểm và những điểm cần khắc phục trong phần trình bày.
GV Nhận xét, cho điểm với những học sinh nói tốt:
GV Gọi HS nhận xét
 GV Chữa bổ sung.
Đoạn văn tham khảo:
 Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đôi nhân dân Việt Nam 22/12, nhằm nâng cao, giáo dục truyền thống cách mạng, trường THCS Tô Hiệu đã tổ chức một buổi ngoại khoá cho học sinh khối 6, với nội dung: Đi tham quan khu di tích lịch sử - Nhà tù Sơn La. 
Đoạn văn tham khảo:
 - Chúng em trật tự lắng nghe lời cô thuyết minh đang giới thiệu nơi đã từng giam cầm Bác Tô Hiệu. Ai cũng cảm động và kính phục trước chí khí trung kiên của người chiến sĩ cộng sản...
 - Chúng em càng cảm thấy tự hào hơn, bởi quê hương Sơn La đang ngày một đổi thay xứng đáng với những hy sinh cao cả của các chiến sĩ cách mạng trung kiên như Bác Tô Hiệu...
GV Nhận xét, bổ sung, nếu trình bày tốt, cho điểm.
- HS nhắc lại các kiến thức đã học theo yêu càu của giáo viên. (7’)
I. Chuẩn bị: (9’) 
 1. Đề bài:
 Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử.
- Đọc đề.
- Thể loại: Tự sự (kể chuyện)
- Nội dung: Cuộc đi thăm di tích lịch sử.
- Phạm vị giới hạn: Một cuộc đi thăm di tích lịch sử.
- Suy nghĩ và kiểm tra lại dàn bài đã chuẩn bị.
2. Dàn bài:
a) Mở bài:
- Kể được mục đích, lí do đi thăm di tích lịch sử.
- Đi thăm di tích cùng ai.
b) Thân bài:
- Tâm trạng trước lúc đi tham quan di tích.
- Trên đường đi đến khu di tích.
- Đến ... bài:
- Nói phần thân bài.
- HS nói
- Nói hai ý đầu (mỗi ý 1 đoạn) (có nhận xét chữa bổ sung).
- Nói hai ý tiếp theo (có nhận xét chữa bổ sung).
- Nói hai ý còn lại (có nhận xét chữa bổ sung).
3. Kết bài:
- Nói phần kết bài.
- HS nói
	c. Củng cố, luyện tập: (1’)
	- GV: khái quát lại nội dung toàn bài.
	d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
	- Dựa vào bài tham khảo để điều chỉnh bài nói của mình.
	- Các em xem lại dàn bài nói ở lớp.
	- Đọc kĩ và chuẩn bị bài Cụm danh từ: Trả lời câu hỏi (SGK, T.116, 117, 118).
Ngày soạn:24/10/2011 Ngày dạy:27/10/2011 Dạy lớp:6C
Tiết 44. Tiếng Việt:
CỤM DANH TỪ 
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:	
a.Về kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu được nghĩa của cụm danh từ.
	- Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.
	- Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ.
	- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
b.Về kĩ năng:
- Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
c.Về thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu mến môn tiếng việt cũng như ngôn ngữ dân tộc.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS:
 a. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án.
b. Chuẩn bị của Học sinh:
 - Học sinh: Đọc kĩ bài; trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	* Câu hỏi: 
? Nêu đặc điểm của danh từ chung và danh từ riêng? Quy tắc viết hoa danh từ riêng, cho ví dụ?
	* Đáp án - biểu điểm:
- Danh từ chỉ sự vật gồm danh từ chung và danh từ riêng. Danh từ chung: Là tên gọi một loại sự vật. Danh từ riêng: Là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,... (2đ)
 - Khi viết danh từ riêng, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Cụ thể: (1 điểm)
 + Đối với tên người, tên địa lý Việt Nam, địa lý nước ngoài phiên âm qua Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi tiếng. (1 điểm)
Ví dụ: Lê Mã Lương; Mạc Tư Khoa; Nã Phá Luân.(1 điểm)
 + Đối với tên người, tên địa lý nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt): Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận trong tên, nếu mỗi bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối.(2 điểm)
Ví dụ: Mat-xcơ-va; Na-pô-lê-ông; A.Lếch-xang Đơ Rốt Xéc-gây-ê-vích Pu-skin(1 điểm)
- Tên cơ quan tổ chức: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên. (1 điểm)
Ví dụ: Đảng cộng sản Việt Nam; Liên hợp quốc; Huy chương vì sự nghiệp giáo dục; Bộ giáo dục và đào tạo.(1 điểm) 	
	* Đặt vấn đề vào bài mới: (1’)
	Các em đã học và nắm được khái niệm danh từ, các loại danh từ. Danh từ còn có khả năng kết hợp với một số từ ngữ khác để đảm nhận một chức vụ cú pháp nào đó trong câu, người ta gọi là cụm danh từ. Vậy cụm danh từ có đặc điểm gì? Cụm danh từ hoạt động trong câu như thế nào? Mời các em cùng tìm hiểu cụ thể trong tiết học ngày hôm nay.
b. Dạy nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV Dùng bảng phụ có ghi ví dụ trong sách giáo khoa (T.116):
? Các từ in đậm ví dụ 1 bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
GV Nhận xét bổ sung:
GV nhấn mạnh:
- Các em chú ý, những từ ngữ dùng để bổ sung ý nghĩa cho từ nào đó được gọi là từ ngữ phụ thuộc, Còn những từ được các từ khác bổ sung ý nghĩa là những từ trung tâm của một cụm từ (hay còn gọi là tổ hợp từ). Muốn xác định đúng các từ ngữ phụ thuộc, ta phải xác định chính xác từ chung tâm trước.
GV khái quát:
Š Như vậy ta có thể dễ dàng xác nhận từ trung tâm của các tổ hợp từ trong ví dụ trên. 
? Hãy xác định từ trung tâm trong các tổ hợp từ trên và cho biết những từ đó thuộc loại từ nào mà các em đã học?
GV nhấn mạnh:
Š Những tổ hợp từ trong ví dụ trên gọi là cụm danh từ.
? So sánh 3 cách nói trong ví dụ 2 và cho biết cách nói nào đầy đủ hơn? 
? Từ sự so sánh trên em có nhận xét về cấu tạo và ý nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ?
GV khái quát:
- Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ, cụ thể hơn một danh từ. Vì vậy, trong giao tiếp, các em nên sử dụng cụm danh từ khi cần nói cụ thể, rõ ràng (bởi vì, số lượng từ ngữ phụ thuộc càng tăng, càng phức tạp thì nghĩa của cụm danh từ càng cụ thể chi tiết.
GV đưa ví dụ sau:
Ví dụ 3:
Gia tài của vợ chồng ông lão đánh cá là một túp lều.
?Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong ví dụ 3? Cho biết cấu tạo của CN - VN trong câu?
GV Gạch chân phân cách bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu:
- Cấu tạo: 
 CN = Cụm danh từ / VN = là + Cụm danh từ
? Nhắc lại chức vụ ngữ pháp của danh từ? 
? Em có nhận xét gì về chức vụ ngữ pháp của cụm danh từ?
? Qua phân tích, tìm hiểu các ví dụ, em hãy cho biết cụm danh từ là gì? Ý nghĩa và chức năng của cụm danh từ?
GV Nhận xét, khái quát và chốt nội dung bài học.
GV chuyển ý: 
Cụm danh từ có cấu tạo như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
GVTreo bảng phụ có ghi ví dụ (SGK,T.117):
? Tìm các cụm danh từ trong câu trên?
GV nhấn mạnh:
- Như vậy danh từ trung tâm của các cụm từ trên là: làng; thúng gạo; con trâu; con; năm; làng
? Em có nhận xét gì về cấu tạo và loại từ của danh từ trung tâm? 
GV khái quát:
Š Với 2 vị trí như vậy, phần trung tâm của cụm danh từ có thể xuất hiện đầy đủ hoặc có những biến dạng:
- Dạng đầy đủ. ví dụ: Em học sinh (này)
 T1 T2
- Dạng thiếu T1: Học sinh (này)
- Dạng thiếu T2: Em (này)
? Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ trong các cụm danh từ đã xác định trong câu trích văn bản (Em bé thông minh)?
? Sắp xếp các từ ngữ phụ thuộc trong các cụm từ trên thành loại cụ thể?
? Điền các cụm danh từ đã tìm được vào mô hình cụm danh từ sau?
GV nhận xét, bổ sung
? Qua Phân tích bài tập, em nhận thấy cụm danh từ có cấu tạo như thế nào?
GV Lưu ý:
 Cấu tạo của cụm danh từ có thể có đầy đủ 3 phần,có thể vắng mặt phần trước hoặc phần sau,nhưng phần trung tâm bao giờ cũng phải có.
? Tìm các cụm danh từ trong những câu sau?
GV Nhận xét, ghi kết quả bài tập lên bảng.
GV Dùng bảng phụ yêu cầu HS lên bảng đền theo yêu cầu bài tập (có chữa, bổ sung):
? Tìm phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong phần trích?
I. Cụm danh từ là gì.(13p)
1. Ví dụ:
- Đọc ví dụ 1.
Ví dụ 1:
Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.
(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
Ví dụ 2:
a) túp lều / một túp lều.
b) một túp lều / một túp lều nát.
c) một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển.
Từ xưa bổ sung ý nghĩa cho từ ngày
Từ hai bổ sung ý nghĩa cho từ vợ chồng 
Từ ông lão đánh cá bổ sung ý nghĩa cho từ vợ chồng 
Từ một bổ sung ý nghĩa cho từ túp lều 
Từ nát trên bờ biển bổ sung ý nghĩa cho từ túp lều 
- Xác định.
- Các từ trung tâm: Ngày xưa; hai vợ chồng ông lão đánh cá; một túp lều nát trên bờ biển. 
- Những từ trung tâm trong các tổ hợp từ trên đều là danh từ. 
HS Đọc ví dụ 2:
- Ví dụ: (a1)là một danh từ; (a2),(b2), (c2) là cụm danh từ:
a) túp lều(1) / một túp lều(2) ((2)cho biết rõ số lượng của sự vật).
b) một túp lều(1) / một túp lều nát(2) ((2)cho biết rõ đặc điểm của sự vật).
c) một túp lều nát(1) / một túp lều nát trên bờ biển(2)((2)cho biết rõ vị trí của sự vật).
- Cụm danh từ có cấu tạo phức tạp hơn và có ý nghĩa đầy đủ, cụ thể hơn một danh từ.
- Xác định (có nhận xét, bổ sung)
Gia tài của vợ chồng ông lão đánh cá /
 CN 
 là một túp lều 
 VN
- Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.
- Trong câu, cụm danh từ hoạt động giống như một danh từ.
- Trình bày (có nhận xét, bổ sung)
2. Bài học:
- Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.
* Ghi nhớ: (SGK,T.117).
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.117).
II. Cấu tạo của cụm danh từ. (9’)
 1. Ví dụ:
- HS Đọc ví dụ.
Vua sai cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
 (Em bé thông minh) 
- Các cụm danh từ trong câu:
làng ấy; ba thúng gạo nếp; ba con trâu đực; ba con trâu ấy; chín con; năm sau; cả làng. 
- Danh từ trung tâm có khi là một từ đơn (DT chỉ đơn vị; DT chỉ đối tượng cụ thể): Con, năm, làng.
- Cũng có khi là một bộ phận ghép gồm 2 từ tạo thành: Trung tâm 1 (T1) và trung tâm 2 (T2). T1 là trung tâm chỉ đơn vị tính toán; T2 là trung tâm chỉ đối tượng được đem ra tính toán. T1 chỉ chủng loại khái quát; T2 chỉ đối tượng cụ thể.
- Các phụ ngữ phụ thuộc đứng trước danh từ: Ba, chín, cả.
- Các từ ngữ phụ thuộc đứng sau danh từ: Ấy, nếp, đực, sau.
- Các phụ ngữ đứng trước có hai loại: 
+ Cả: Chỉ số lượng ước phỏng tổng thể
+ Ba, chín: Chỉ số lượng chính xác.
- Các phụ ngữ đứng sau cũng có hai loại:
+ Ấy, sau: Chỉ vị trí để phân biệt.
+ Đực, nếp: Chỉ đặc điểm.
- HS Điền 
cả
chín
ba
ba
ba
t 2
Phần trước
làng
năm
con
con
con
thúng
làng
t 1
trâu
trâu
gạo
T 1
Phần trung tâm
đực
nếp
T 2
sau
s 1
Phần sau
ấy
ấy
s 2
2. Bài học:
 - Cụm danh từ gồm có ba phần: Phần trước, phần trung tâm và phần sau.
- Trong cụm danh từ:
+ Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số lượng.
+ Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.
+Phần trung tâm:Luôn là danh từ.
 * Ghi nhớ: (SGK,T.118)
- Học sinh đọc ghi nhớ 
III. Luyện tập: (14’)
1. Bài tập 1:
 - Đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK,T.118).
- Xác định (có nhận xét bổ sung)
a) một người chồng thật xứng đáng.
b) một lưỡi búa của cha để lại. 
c) là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ. 
2. Bài tập 2: (SGK,T.118)
- Đọc yêu cầu bài tập 2 (SGK,T.118)
- HS Chép các cụm danh từ nói trên vào mô hình cụm danh từ.
Phần trước
Phần trung tâm
 Phần sau
t 2
t 1
T 1
T 2
s 1
một
người
chồng
thật xứng đáng
một
lưỡi
búa
của cha để lại
một
con
Yêu tinh
ở trên núi có 
nhiều phép lạ
3. Bài tập 3: (SGK,T.118)
- Đọc bài tập 3 (SGK,T.118): Š Lên bảng điền theo yêu cầu (có chữa bổ sung).
- Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước, rồi lại thả lưới ở chỗ khác.
- Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình.
- Lần thứ ba, vẫn thanh sắt cũ mắc vào lưới.
	c. Củng cố, luyện tập: (1’)	
 - GV Đã luyện tập trong phần III.
	- Khái quát lại nội dung toàn bài.
	d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
	- Nhớ các đơn vị kiến thức về danh từ và cụm danh từ.
	- Tìm cụm danh từ trong một truyện ngu ngôn dã học.
	- đặt câu có sử dụng cụm danh từ,xác định cấu tạo cụm danh từ.
	- Làm bài tập 5, 6(SBT,T.42).
	- Đọc và chuẩn bị kĩ văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng tiết sau học.
**********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxtuan 11.docx