Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 - Nguyễn Tấn Phan Hoàng

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 - Nguyễn Tấn Phan Hoàng

I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu.

- Định nghĩa về truyền thuyết.

- Nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết con rồng, cháu tiên.

- Kể lại được truyện hấp dẫn.

II. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

3. Bài mới: (40 phút)

Hầu như lịch sử nào cũng bắt đầu bằng truyền thuyết. Đó là những truyền thuyết về thời dựng nước của họ. Ở nước ta, đó là những truyền thuyết về thời các vua Hùng. Vậy người sinh ra vua Hùng là ai? Nguồn gốc của dân tộc ta như thế nào? Truyện “Con Rồng cháu tiên” mà các em học hôm nay chính là lời giải đáp.

 

doc 27 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 - Nguyễn Tấn Phan Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..../..../....
Ngày dạy: ..../..../....
TUẦN 1:
TIẾT PPCT: 01
TÊN BÀI: 	CON RỒNG CHÁU TIÊN
	(TRUYỀN THUYẾT)
I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu.
Định nghĩa về truyền thuyết.
Nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết con rồng, cháu tiên.
Kể lại được truyện hấp dẫn.
II. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới: (40 phút)
Hầu như lịch sử nào cũng bắt đầu bằng truyền thuyết. Đó là những truyền thuyết về thời dựng nước của họ. Ở nước ta, đó là những truyền thuyết về thời các vua Hùng. Vậy người sinh ra vua Hùng là ai? Nguồn gốc của dân tộc ta như thế nào? Truyện “Con Rồng cháu tiên” mà các em học hôm nay chính là lời giải đáp. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: HS đọc chú thích SGK ® GV nhắc lại một số nét chú thích quan trọng?
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc theo 3 đoạn® HS nhận xét bạn đọc ® HS đọc lại ® GV kết luận?
* Hoạt động 3: Em hãy tìm chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc, hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
- Lạc Long Quân là người như thế nào? Có nguồn gốc và sinh hoạt ra sao?
- Có công lao to lớn gì với nhân dân?
- Lạc Long Quân có làm cho em kính phục không?
* Âu Cơ có nguồn gốc và hình dạng như thế nào?
* Hoạt động 4: Việc kết duyên và sinh con của Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì kỳ lạ?
- Âu Cơ sinh con có bình thường như những người mẹ sinh con khác không? Chứng minh cụ thể?
- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào? Vì sao lại phải chia con?
- Họ giải quyết tình thế trắc trở ra sao?
- Theo truyện thì người Việt Nam của ta là con cháu ai? Có nguồn gốc như thế nào?
* Hoạt động 5: 
- Em hiểu như thế nào là chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo?
- Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết đó trong truyện? (Câu hỏi này HS thảo luận -> đại diện nhóm trả lời)
* Hoạt động 6: 
- Truyện con rồng cháu tiên có ý nghĩa như thế nào?
- Vì sao dân tộc Việt Nam lại có nguồn gốc cao quý là con rồng cháu tiên? 
Þ Rút ra tổng kết của truyện ?
+ GV gọi 2 HS đọc lại phần ghi nhớ SGK – trang 8.
+ GV hướng dẫn HS kể lại truyện diễn cảm!
I. Chú thích: (SGK)
II. Đọc.
III. Tìm hiểu văn bản.
 1) Tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc, của Lạc Long Quân và Âu Cơ:
* Lạc Long Quân:
- Là một vị thần, nòi rồng ở nước. Con thần Long Nữ, có sức khỏe và tài năng vô địch.
- Giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.
* Âu Cơ: Thuộc dòng tiên, ở trên cạn, con thần nông, sinh đẹp tuyệt trần.
 2) Việc kết duyên và sinh con kỳ lạ: 
- Rồng: nước. Gặp nhau®yêu
- Tiên: cạn. ® hôn nhân.
- Âu Cơ sinh ra một bọc 100 chứng
-> Nở 100 con trai khỏe mạnh như thần.
- Chia 50 con xuống biển, 50 con lên núi cùng cai quản các phương Þ Khó khăn giúp đỡ lẫn nhau.
 3) Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo:
- Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
- Thần kỳ, linh thiêng hóa về nòi giống, nguồn gốc của dân tộc ta.
 4) Tổng kết: 
- Nghệ thuật: Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo.
- Nội dung: Giải thích, suy tôn nguồn gốc, giống nòi ® Sự đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
IV. Ghi nhớ: SGK.
V. Luyện tập.
4. Củng cố: (3 phút)
Lạc Long Quân và Âu Cơ là người như thế nào? Có nguồn gốc ra sao?
Nêu ý nghĩa của truyện?
Tổ tiên ta sáng tạo ra truyện này nhằm giải thích điều gì?
5. Dặn dò: (2 phút)
Học thuộc bài.
Chuẩn bị: Bánh chưng, bánh giầy.
Ngày soạn: ..../..../....
Ngày dạy: ..../..../....
TIẾT PPCT: 02
TÊN BÀI: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: 
 BÁNH CHƯNG – BÁNH GIẦY
	(TRUYỀN THUYẾT)
I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu.
Hiểu được nguồn gốc làm bánh chưng, bánh giầy ngày tết của dân tộc ta.
Thấy được giá trị của nghề nông và sức lao động đối với cuộc sống.
Kể lại được câu chuyện.
II. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: (5 phút) Kể lại truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”.
3. Bài mới: (35 phút)
Mỗi khi tết đến, xuân về người Việt Nam chúng ta đã quen thuộc với câu đối nổi tiếng: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.
Bánh chưng, bánh giầy là 2 thứ bánh không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết. Các em có biết 2 thứ bánh đó bắt nguồn từ đâu không ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải quyết thắc mắc đó qua văn bản : “Bánh chưng, bánh giầy.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: GV cho HS đọc theo 3 đoạn:
. Đ1: Từ đầu -> chứng giám GV nhận xét, sửa 
. Đ2: Tiếp -> hình tròn sai và góp ý cách 
. Đ3: Còn lại đọc cho HS.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 12, 13.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu, thảo luận văn bản qua các câu hỏi phần đọc, hiểu văn bản.
- Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Với ý định ra sao và bằng hình thức gì? Vì sao trong các con vua chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ? (Lang Liêu là người thiệt thòi nhất, Lang Liêu hiểu được ý thần)
- Thần đã giúp đỡ LL bằng cách nào? LL đã thể hiện trí thông minh và tài năng của mình qua những việc làm nào? (Thần cho biết giá trị của hạt gạo và hướng cho Lang Liêu sử dụng gạo làm bánh. Lang Liêu đã biết chế tạo ra 2 loại cánh hình tròn và hình vuông).
- Vì sao 2 thứ bánh của LL được vua chọn để tế trời, Đất Tiên Vương và LL được nối ngôi? (Hai thứ bánh thực tế “đề cao giá trị nghề nông, hạt gạo” và 2 thứ bánh có ý nghĩa sâu xa tượng trưng cho trời, đất, muôn loài)
* Hoạt động 3: Câu truyện muốn giải thích điều gì ? và thể hiện ý nghĩa gì? (HS đọc ghi nhớ) (Giải thích nguồn gốc, sự vật, phong tục làm bánh chưng, bánh giầy ngày tết, tượng trưng trời, đất, sự đùm bọc của nhân dân, đề cao lao động nghề nông.
* Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS luyện tập qua câu hỏi ở SGK.
I. Đọc, chú giải 
 (SGK)
II. Tìm hiểu văn bản.
 1) Vua Hùng truyền ngôi:
- Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, đất nước ổn định, vua cha đã già.
- Ý định: Người nối ngôi phải nối trí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.
- Hình thức: Câu đố (ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi.
 2) Lang Liêu được nối ngôi:
- Là người thiệt thòi nhất.
- Hiểu được ý nghĩa của thần.
IV. Ghi nhớ: 
 SGK.
V. Luyện tập.
4. Củng cố: (3 phút)
Nêu ý nghĩa của truyện.
Tập kể diễn cảm.
5. Dặn dò: (2 phút)
Học thuộc bài.
Chuẩn bị: Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt.
Ngày soạn: ..../..../....
Ngày dạy: ..../..../....
TIẾT PPCT: 03
TÊN BÀI: 	 TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu.
Nắm được khái niệm từ.
Nhận biết đơn vị cấu tạo từ và các kiểu cấu tạo từ như từ đơn, từ phức và sử dụng từ.
II. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: (40 phút)
Trong cuộc sống, khi giao tiếp muốn mọi người hiểu nhau ta phải dùng từ ngữ tạo thành câu để diễn đạt, nhưng chúng ta lại không biết từ là gì và từ có cấu tạo ra sao. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: GVHD HS phân tích ví dụ.
* Hoạt động 2: Trong câu: “Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở”. Có bao nhiêu tiếng và bao nhiêu từ? (có 6 tiếng và 3 từ)
- Chín từ đó kết hợp với nhau tạo nên đơn vị nào trong văn bản? (đơn vị câu)
- Vậy từ mục đích sử dụng để làm gì? (tạo câu)
- Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau? (Tiếng dùng để làm gì? từ dùng để làm gì? Khi nào một tiếng được coi là một từ?) [Tiếng cấu tạo nên từ, từ cấu tạo nên câu, tiếng dùng độc lập khi có thể dùng trực tiếp tạo nên câu, tiếng dùng độc lập khi có thể dùng trực tiếp tạo nên câu] Þ Vậy từ là gì? (Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.)
- HS đọc nghi nhớ 1 ở SGK.
* Hoạt động 3: GV ghi ví dụ lên bảng (SGK/13)
- Trong câu có bao nhiêu từ một tiếng, 2 tiếng?
(12 từ một tiếng, 4 từ 2 tiếng)
- Ở tiểu học các em đã học về từ đơn, từ phức. Vậy thế nào là từ đơn, từ phức?
- Những từ: Trồng trọt và chăn nuôi, báng chưng, bánh giầy có gì giống và khác nhau? (giống: có 2 tiếng tạo thành, khác: Trồng trọt có quan hệ láy âm giữa 2 tiếng còn 3 từ kia có quan hệ về nghĩa)
® Vậy từ có quan hệ với nhau về nghĩa giữa các tiếng gọi là từ gì? (từ ghép)
- Từ có quan hệ với nhau về mặt láy âm giữa các tiếng gọi là từ gì? 
® GV chốt vấn đề và gọi HS đọc ghi nhớ 2 SGK.
* Hoạt động 4: 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 1,2,4 ở SGK.
- GV củng cố, nhận xét ® kết luận đúng?
I. Tìm hiểu bài : SGK
II. Bài học :
 1) Từ là gì?
- Từ : Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.
- Tiếng : Thần, dạy dân, cách, và.
® Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
® Từ là đơn vị cấu tạo nên câu.
* Ghi nhớ : Xem SGK
 2) Cấu tạo của từ tiếng việt:
VD: Từ đây nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy.
- Từ đơn : Từ, đây, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm.
- Từ phức : Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy.
- Từ láy : Trồng trọt.
* Ghi nhớ : Xem SGK
III. Luyện tập. 
 Bài 1:
a. Thuộc kiểu từ ghép.
b. Cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, nòi giống
c. Cha mẹ, chú bác, cậu mợ, vợ chồng 
 Bài 2:
- Theo giới tính: Ông bà, cha mẹ, chú thím.
- Theo thứ bậc: Chú cháu, cậu cháu, cha anh, cha con 
 Bài 4: Thút thít là tiếng khóc.
VD: nức nở, nỉ non, sụt sịt, tỉ tê.
4. Củng cố: (3 phút)
Đơn vị tạo từ Tiếng Việt là gì? Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?
Từ láy và từ ghép khác nhau như thế nào?
5. Dặn dò ... :
Ngày soạn: ..../..../....
Ngày dạy: ..../..../....
TIẾT PPCT: 13
TÊN BÀI: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
	 (TRUYỀN THUYẾT)
I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu.
Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện và vẻ đẹp của một số hình ảnh tưởng tượng, kì ảo. 
HS nắm và kể lại được văn bản.
II. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: (5 phút)Em hãy nêu những yếu tố tạo nên những sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự
3. Bài mới: (35 phút)
Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh là vấn đề lịch sử có lẽ ai cũng biết. Nhân dân ta đã ghi nhớ hình ảnh đó bằng nhiều hình thức. Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết phần nào về vị anh hùng và cuộc khởi nghĩa của ông.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: GV cho 2 HS đọc và giải thích một số chú giải 1, 3, 4, 6, 12.
* Hoạt động 2: 
- Vì sao Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần? (giặc Minh đô hộ, nghĩa quân ở Lam Sơn nổi dậy nhưng sức còn yếu)
- Việc Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì? (Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tổ tiên, thần thiêng giúp)
- Cách cho mượn gươm của Đức Long Quân có gì lạ? Sự việc đó có ý nghĩa gì? (Lê Lợi bắt được chuôi gươm, Lê Thận vớt được chuôi gươm tra vào nhau “vừa như in” ® sự kì ảo, hấp dẫn, linh thiêng)
- Cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi là cuộc khởi nghĩa như thế nào? (Sự nghiệp của Lê Lợi mang tính chất chính nghĩa)
- Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm có ý nghĩa gì? (khẳng định tính chất chính nghĩa của nghĩa quân và lòng dân vì sự nghiệp đất nước)
- Vị trí mà Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì? (dưới nước – trên rừng ® sức mạnh của toàn dân từ miền núi đến miền biển)
* Long Quân đòi lại gươm báu trong hoàn cảnh nào? (Đất nước, nhân dân đã đánh đuổi được giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi dời đô về Thăng Long)
- Vì sao có sự khác nhau giữa vị trí mượn gươm và trả gươm? Chi tiết này mang lại ý nghĩa như thế nào? (Nơi khởi đầu cuộc khởi nghĩa là Lam Sơn và kết thúc ở Thăng Long ® từ địa phương ® cả nước)
* Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK?
* Hoạt động 3: Cho HS nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và cho biết vì sao một số văn bản thuộc thể loại truyền thuyết? Kể lại truyện diễn cảm?
I. Đọc, chú thích: 
 SGK
II. Tìm hiểu văn bản:
 1) Lê Lợi nhận gươm:
* Hoàn cảnh: 
- Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược.
- Nghĩa quân Lam Sơn thế lực còn non yếu.
* Cách thức : 
- Chàng đánh cá Lê Thận bắt được lưỡi gươm dưới nước.
- Chủ tướng Lê Lợi thấy chuôi gươm nam ngọc trên gốc cây đa ® tra gươm “vừa như in” Þ Tính chính nghĩa, đồng sức, đồng lòng của nhân dân theo minh công khởi nghĩa
 2) Lê Lợi trả gươm:
- Đất nước thắng giặc Minh.
- Lê Lợi lên làm vua.
- Sự tích tên Hồ Gươm.
- Rùa vàng đòi gươm ở Hồ Tả Vọng Þ Hồ Hoàn Kiếm.
* Ghi nhớ : SGK
III. Luyện tập.
4. Củng cố: (3 phút)
Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp mươn cả lưỡi gươm lẫn chuôi gươm?
Truyện ngoài việc giải thích tên Hồ Hoàn Kiếm còn muốn ca ngợi điều gì?
Những chi tiết nào trong truyện là chi tiết tưởng tượng, kì ảo?
5. Dặn dò: (2 phút)
Học thuộc phần ghi nhớ, tập kể lại truyện.
Chuẩn bị bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
Ngày soạn: ..../..../....
Ngày dạy: ..../..../....
TIẾT PPCT: 14
TÊN BÀI: 	 CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu.
Biết cách xác định chủ đề và xây dựng dàn bài trong văn tự sự.
Tập viết phần mở bài và kết bài trong văn tự sự.
II. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: (5 phút) Kể lại truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” và nêu ý nghĩa của truyện?
3. Bài mới: (35 phút)
Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu sự việc và nhân vật trong văn tự sự. Tiết này chúng ta sẽ tập xác định chủ đề và xây dựng bố cục cho một bài văn tự sự.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: GV cho HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi:
- Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữ bệnh trước cho chú bé con nhà nông bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc? (hết lòng vì người bệnh)
- Chủ đề của câu chuyện trên có phải ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không? Chủ đề đó được thể hiện trực tiếp ở câu nào? Hãy gạch dưới những câu đó? (phần mở bài)
- Văn bản chưa có nhan đề nhưng em đã xây dựng được chủ đề. Hãy chọn nhan đề phù hợp trong 3 nhan đề:
+ Tuệ Tĩnh và 2 người bạn.
+ Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh.
+ Y đức của Tuệ Tĩnh. (Chọn 2 nhan đề sau)
- Em có thể đặt tên khác cho truyện không? (Một lòng vì người bệnh)
Þ Vậy chủ đề là gì? 
- GV chốt lại: Chủ đề là vấn đề chính, chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
* Hoạt động 2: Bố cục của đoạn văn các em vừa tìm hiểu có mấy phần? (3 phần)
- Phần mở bài giới thiệu vấn đề gì? Phần thân bài giải thích vấn đề ra sao? Kết bài giới thiệu điều gì?
- Vậy dàn bài của một bài văn tự sự có mấy phần? Ở từng phần nêu lên những vấn đề gì?
- GV chốt theo ghi nhớ.
- Cho HS đọc ghi nhớ SGK/trang 45.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập 1/SGK (HS thảo luận)
- Chủ đề: Ca ngợi trí thông minh.
- Dàn bài: 3 phần.
+ Mở bài: Câu đầu tiên.
+ Thân bài: Các câu tiếp theo.
+ Kết bài: Câu cuối.
- So sánh với truyện về Tuệ Tĩnh.
+ Giống: - Kể theo trật tự thời gian.
 - Bố cục rõ ràng.
 - Ít hành động, nhiều đối thoại.
+ Khác: - Nhân vật trong truyện phần thưởng ít.
 - Chủ đề về truyện Tuệ Tĩnh nằm ngay phần mở bài, còn truyện phần thưởng phải suy đoán.
I. Chủ đề là gì ?
- Là vấn đề chính, ý chính người viết đặt ra trong văn bản.
II. Dàn bài:
(Bố cục, dàn ý)
- Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.
- Thân bài: Phát triển diễn biến, sự việc của câu chuyện.
- Kết bài: Kết thúc truyện.
III. Luyện tập.
4. Củng cố: (3 phút)
Chủ đề là gì? Dàn bài của bài văn tự sự có mấy phần?
5. Dặn dò: (2 phút)
Học thuộc phần ghi nhớ.
Làm bài tập 1d, 2 SGK/ trang 46.
Chuẩn bị: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
Ngày soạn: ..../..../....
Ngày dạy: ..../..../....
TIẾT PPCT: 15 + 16
TÊN BÀI: 	 TÌM HIỂU ĐỀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu.
Biết tìm hiểu đề văn tự sự và cách làm bài văn tự sự.
Vận dụng các bước đã học để làm một bài viết hoàn chỉnh ở nhà.
II. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: (5 phút) Chủ đề là gì? Dàn bài của bài văn tự sự có mấy phần?
3. Bài mới: (75 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: GV ghi 6 đề trong SGK lên bảng và cho HS nêu lên những yêu cầu của từng đề?
- Nhờ vào dấu hiệu nào (chữ nào) để em biết được các yêu cầu đó?
- Những đề nào nghiêng về kể người? (2, 6)
- Những đề nào nghiêng về kể việc? (1, 3, 4, 5)
- Vậy khi tìm hiểu đề các em phải làm gì để xác định đúng yêu cầu của đề? (đọc kĩ đề)
* Hoạt động 2: 
- GV chọn đề 1 để HS thực hiện các thao tác khi làm văn bản tự sự theo các bước tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý.
- Cho HS chọn văn bản “Sự tích Hồ Gươm” mới học để kể.
+ Tìm hiểu đề: Ở trên đã hướng dẫn.
+ Lập ý: Truyện có những sự việc chính nào? Những nhân vật nào tạo ra những sự việc đó? Nhân vật và sự việc cùng thể hiện chủ đề gì?
 _ Nhân vật: Lê Lợi, Lê Thận, Long Quân, Rùa vàng.
 _ Sự việc: Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm đánh giặc, Lê Lợi nhận chuôi gươm, Lê Thận nhận lưỡi gươm ® đánh thắng giặc ® Long Quân sai rùa vàng đòi gươm ® đổi tên hồ.
 _ Chủ đề: Ca ngợi hình tượng người anh hùng, tính chín nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và giải thích tên hồ Hoàn Kiếm.
 _ Lập dàn ý: 
 _ Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh và đất nước việc Long Vương cho mượn gươm.
 _ Thân bài: Kể diễn biến sự việc.
 _ Kết bài: Việc trả gươm và việc giải thích tên hồ.
* GV: Sau khi lập dàn ý xong, các em sẽ viết thành văn, rồi kiểm tra lại bài làm của mình.
- Em hiểu “Viết bằng lời văn của em” là như thế nào? (tức là không phải chép lại nguyên xi nội dung văn bản)
- Vậy lập ý là xây dựng những vấn đề gì? (xác định nhân vật, sự việc, chủ đề)
- Bố cục được thực hiện qua phần lập dàn ý cho văn bản tự sự có mấy phần? Từng phần giới thiệu những vấn đề gì?
- Sau khi xây dựng bố cục xong em phải làm gì? (viết thành văn)
- Làm bài xong các em có nên đọc lại để kiểm tra bài hay không? Vì sao? (chữa lại những lỗi sai của bài)
* Hoạt động 3: GV cho HS đọc lại ghi nhớ SGK.
I. Tìm hiểu đề:
1. Kể lại một câu chuyện mà em thích bằng lời văn của em.
2. Kể chuyện về một người bạn tốt.
3. Kỷ niệm ngày thơ ấu.
4. Ngày sinh nhật của em.
5. Quê em đổi mới.
6. Em đã lớn rồi.
Þ Đọc kĩ đề.
II. Cách làm bài văn tự sự.
- Tìm hiểu đề: Xác định rõ ý của đề.
- Lập ý: Xác định sự việc, nhân vật của đề.
- Lập dàn ý: Xây dựng bố cục: 3 phần.
+ Mở bài.
+ Thân bài.
+ Kết bài.
- Viết thành văn.
- Kiểm tra, đọc lại bài, sửa chữa những chỗ sai sót.
* Ghi nhớ: (SGK)
4. Củng cố: (3 phút)
GV nhắc lại những nét cơ bản của tiết học.
5. Dặn dò: (2 phút)
Học bài và chuẩn bị phần luyện tập.
TIẾT 2:
	1. Bài cũ: Nhắc lại những bước làm một bài văn tự sự
* Hoạt động 4: GV cho HS luyện tập (SGK)
(HS thảo luận truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh)
- Gọi đại diện 1 nhóm 4 em lên nói trước lớp ® GV sửa ® kết luận.
III. Luyện tập.
	2. Củng cố:
 Đọc lại ghi nhớ SGK.
	3. Dặn dò:
Học thuộc phần ghi nhớ.
Xem lại các văn bản tự sự đã học.
Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 HOT.doc