Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 - Năm học 2009-2010 (Full)

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 - Năm học 2009-2010 (Full)

A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh

- hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Con Rồng, Cháu Tiên

- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng , kỳ ảo của truyện

- Kể lại được truyện

B- Chuẩn bị: Tranh ảnh về Lạc Long Quân và Âu Cơ

C - Các bước lên lớp:

1) Ổn định lớp:

2) Kiểm tra bài cũ:4’

3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài

 

doc 46 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 - Năm học 2009-2010 (Full)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết : 1
Bài 1
VĂN BẢN : CON RỒNG CHÁU TIÊN
 Truyền thuyết
Ngày soạn: 15/08/2009
Ngày dạy: 17/08/2009
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết
Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Con Rồng, Cháu Tiên
Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng , kỳ ảo của truyện
Kể lại được truyện
B- Chuẩn bị: Tranh ảnh về Lạc Long Quân và Âu Cơ
C - Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ:4’
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
5
5’
10’
5’
10’
I – Giới thiệu văn bản
* Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử thời quá khứ
- Có nhiều yếu tố TT kỳ ảo
- Thể hiện thái độ, đánh giá của nhân vật về các nhân vật, sự kiện lịch sử
II – Tìm hiểu văn bản:
1 - Hình ảnh của Lạc Long Quân và Âu Cơ:
- Cả hai đều là “thần”, rất kỳ lạ, đẹp đẽ, lớn lao về nguồn gốc, hình dáng và tài năng
2 - Yếu tố kỳ lạ trong việc sinh con và chia con:
- Bọc 100 trứng, nở 100 con, 50 lên núi, 50 xuống biển đều hồng hào khoẻ mạnh
- Không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, tuấn tú
- Khi cần giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn – ý nguyện đoàn kết cộng đồng của người dân ta
* Ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo:
- Tô đậm tính chất kỳ lạ
- Thần kỳ hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc, giống nòi dân tộc
- Tăng sức hấp dẫn
3 – Ý nghĩa truyện:
- Giải thích, suy tôn, nguồn gốc dân tộc Việt Nam là con Rồng, cháu Tiên, 1 nguồn gốc cao quý đáng tự hào
- Ca ngợi công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng
III - Luyện tập:
- Sự giống nhau khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá các dân tộc
- Gọi HS đọc văn bản, GV nhận xét
- Theo em bài này chia làm mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn?
- GVHDHS tìm hiểu chú thích
- Em có nhận xét gì về các chi tiết trong truyện?
- Em có thái độ như thế nào về nhân vật trong truyện?
- Em hiểu như thế nào về TT?
- gọi HS đọc lại đoạn 1
- Câu chuyện giới thiệu về nhân vật nào là nhân vật chính?
- Khi giới thiệu về 2 nhân vật này, tác giả dùng nt ?
- tác giả giới thiệu về những khía cạnh nào?
- Tìm những chi tiết miêu tả 2 nhân vật này về nguồn gốc, tài năng, hình dáng?
- Cách giới thiệu về 2 nhân vậtcó gì đặc biệt?
- Gọi học sinh đọc phần 2
Phần này giới thiệu cho ta biết điều gì?
Em có nhận xét gì về việc sinh và chia con của Âu Cơ và LLQ?
Tìm những chi tiết nói lên sự sinh con và chia con?
Theo em 100 trứng mà Âu Cơ sinh ra là ai?
việc sinh ra 100 trứng kỳ lạ đó gợi cho em có suy nghĩ gì về dân tộc Việt Nam?
Chi tiết các con tự lớn lên không cần bú mớm thể hiện điều gì?
từ cái bọc 100 trứng đó thì người dân ta gọi từ nào để thay thế cho từ dân tộc?
Bức tranh trong SGK cho biết điều gì?
Khi chia tay, AC, LLQ và các con có lời hẹn gì?
Khi nào thì cần? điều đó thể hiện ý nguyện gì của người dân?
Em có nhận xét gì về những chi tiết trong truyện? yếu tố tưởng tượng kỳ ảo đó có ý nghĩa gì?
truyện có ý nghĩa gì?
gọi học sinh đọc phần ghi nghớ
học sinh làm bài tập 1,2
- HS đọc
- 3 đoạn:
+ Từ đầu... Long trang
+ Tiếp theo... lên đường
+ Phần còn lại
- Có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo
- Yêu mến, kính trọng
- HS trả lời phần định nghĩa
- HS đọc đoạn 1
- Lạc Long Quân và Âu Cơ
- Miêu tả
Nguồn gốc, tài năng, hình dáng
- học sinh đọc phần 2
- những yếu tố kỳ lạ trong việc sinh và chia con
- sinh một cái bọc, có 100 trứng- nở - 100 con, 50 lên núi, 50 xuống biển
- Dân tộc Việt Nam
- Kỳ lạ
- Đồng bào
- Việc chia con và cảnh chia tay nhau
“Kẻ... không quên lời hẹn”
- Kỳ lạ
4) Củng cố: 4’
Trong truyện có những yếu tố kỳ lạ, tưởng tượng nào?
Có những nhân vật lịch sử nào? sự kiện lịch sử trong truyện là gì?
Người dân ta có những tình cảm gì đối với nhân vật trong truyện
 5) Dặn dò:1’
Học bài, kể lại truyện
Tìm những tranh ảnh có liên quan về Lạc Long Quân và Âu Cơ
Chuẩn bị: “ Bánh chưng, bánh giầy”
Tuần: 1
Tiết : 2
VĂN BẢN : BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
Tự học có hướng dẫn
Ngày soạn:15/08/2009
Ngày dạy: 17/08/2009
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh tự chiếm lĩnh tác phẩm trên cơ sở HD của giáo viên để:
Hiểu được nội dung, ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của truyện
Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của các chi tiết trong truyện
kể được truyện
B - Chuẩn bị: Học sinh đọc trước văn bản ở nhà, giáo viên: tranh ảnh về bánh chưng, bánh giầy
C - Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp: 1’
2) Kiểm tra bài cũ: 4’
Kể lại truyện “con Rồng, cháu Tiên”. từ đó em hiểu truyền thuyết là gì?
Nêu những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo? cho biết ý nghĩa của nó và ý nghĩa của truyện?
3) Bài mới: giáo viên giới thiệu vào bài
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
5’
5’
5’
5’
5’
10’
I – Giới thiệu văn bản:
II – Tìm hiểu văn bản:
1 – Hùng Vương chọn người nối ngôi:
- Già yếu
- Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng
Đưa câu đố
2 – Lang Liêu được thần dạy làm bánh:
- Chăm làm
- Thiệt thòi nhất
- Hiểu được ý thần
3 – Lang Liêu được nối ngôi vua
- Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế
- Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa
- Hai thứ bánh thể hiện sự hiếu thảo, sự quý trọng hạt gạo, nghề nông- vừa ý vua- chọn nối ngôi
4 – Ý nghĩa truyện:
- Giải thích nguồn gốc 
- Đề cao lao động, nghề nông
- ước mơ về sự công minh của vua
III - Luyện tập:
Gọi học sinh đọc
HD học sinh tìm hiểu chú thích,. Tìm bố cục?
giáo viên HD học sinh trả lời thảo luận một số câu hỏi phần đọc- hiểu văn bản
vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?
với ý định ra sao? bằng hình thức nào?
Trong các con vua, ai được thần giúp đỡ?
Vì sao L.Liêu được thần giúp đỡ?
L.Liêu nghĩ gì về cách thần dạy bảo?
Vì sao 2 thứ bánh của L.Liêu được vua cha chọn để tế trời đất, Tiên vương?
Vì sao L.Liêu được chọn nối ngôi?
Truyện nhằm giải thích đề cao điều gì? ước mơ gì của nhân dân
học sinh đọc phần ghi nhớ?
HD học sinh làm bài tập
Ý nghĩa của phong tục của ndân ta làm bánh chưng bánh giầy trong ngày tết?
Chi tiết nào em thích nhất? vì sao?
học sinh đọc văn bản
- 3 phần:
+ Từ đầu... C.minh
+ tiếp theo... hình tròn
+ Còn lại
- Đưa ra lời thách đố
- Lang Liêu
- Chăm làm, hiểu được ý thần...
- Hai thứ bánh rất có ý nghĩa
- Thể hiện sự quý trọng hạt gạo, nghề nông
- Làm vừa ý vua
- Nguồn gốc sự vật lao động, nghề nông
- Công minh
- học sinh đọc phần ghi nhớ
4) Củng cố:(4’)ai là người nối ngôi? Việc chọn hai thứ bánh đó nối ngôi có ý nghĩa gì?
5) Dặn dò: (1’) - Học bài, làm bài tập
 - Chuẩn bị: “Thánh Gióng”
Tuần: 1
Tiết : 3
TỪ
và CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
Ngày soạn: 15/08/2009
Ngày dạy: 17/08/2009
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt, cụ thể là:
Khái niệm về từ
Đơn vị cấu tạo từ
Các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn/ từ phức; từ ghép/ từ láy)
B- Chuẩn bị: phiếu học tập, bảng phụ
C- Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp:1’
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới: 
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
7’
14’
18’
I - Từ là gì?:
- Tiếng là đơn vị dùng để tạo nên từ
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu
VD: em, đi, học
 --> Em đi học
II - Cấu tạo của từ tiếng Việt:
1) Từ đơn: là từ chỉ gồm 1 tiếng (có nghĩa)
VD: đi ; mẹ
2) Từ phức:
- Từ ghép: tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa
- Từ láy: có quan hệ láy âm giữa các tiếng
* Từ ghép và từ láy giống và 
khác nhau
- Giống: Đều là những từ có từ 2 tiếng trở lên
- Khác: 
+ từ ghép: quan hệ với nhau về mặt nghĩa
+ Từ láy: quan hệ với nhau về láy âm giữa các tiếng
III - Luyện tập:
Gọi học sinh đọc phần vd
giáo viên dùng đèn chiếu đưa vd lên bảng phụ
căn cứ vào dấu gạch chéo, câu trên có mấy từ?
các từ này như thế nào? mỗi từ có mang 1 ý nào đó không?
từ nào trong câu trên có 2 tiếng?
vậy tiếng dùng để làm gi? từ dùng để làm gì?
Khi nào thì tiếng được coi là từ?
vậy trong câu, từ là gì? Dùng để làm gì?
Cho vd?
Gọi học sinh đọc vd 1 trong phần II
Cho học sinh thảo luận theo nhóm và làm câu hỏi 1 vào giấy trong
Từ nào là từ có một tiếng? từ nào có hai tiếng? từ có 2 tiếng thuộc những từ loại nào?
Vậy trong từ có những từ loại nào?
từ đơn là gì? ChoVD
từ phức là gì? Cho VD
trong từ phức có những kiểu từ nào?
từ ghép và từ láy có cấu tạo gì giống và khác nhau?
gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
giáo viên HD học sinh thảo luận làm các bài tập phần luyện tập
- học sinh đọc vd
- 9 từ
- Có nghĩa
- Có nghĩa
- Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở
- Khi nó có nghĩa
- Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu
- học sinh đọc vd
- học sinh thảo luận trả lời câu hỏi 1
- Từ ghép, từ láy
- Từ đơn, từ phức
- Đi, học
- học sinh
- từ ghép và từ láy
- học sinh đọc ghi nhớ
học sinh làm các bài tập
Bài 1: a) Nguồn gốc, con cháu: từ ghép
Đồng nghĩa với từ “nguồn gốc”: Cội nguồn, gốc rễ, gốc gác
Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: Cậu mợ, Cô dì, chú cháu
Bài 2: a) Theo giới tính: anh chị, ông bà, cậu mợ...
Theo bậc: Bác cháu, cô cháu, chị em, cậu cháu...
Bài 3: - Cách chế biến: bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng...
Cách chất liệu: bánh nếp, bánh khoai, đậu xanh...
Tính chất: bánh dẻo, bánh phồng...
Hình dáng: bánh tai heo, bánh gối...
Bái 4: - Miêu tả tiếng khóc của người
Từ láy khác có tác dụng đó: Nức nở, rưng rức, thút thít...
4) Củng cố(4’) - Muốn có từ ta phải có gì? muốn tạo được câu phải có gì?
 - Từ có mấy loại? kể, cho ví dụ?
5) Dặn dò: (1’) Học bài, làm bài tập 5
 - Chuẩn bị “ Từ mượn” 
Các từ: Nhà, cửa, bàn, ghế... và các từ phi cơ, nha khoa, huynh đệ... là những loại từ gì?
Tuần: 1
Tiết : 4
GIAO TIẾP, VĂN BẢN
và PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
Ngày soạn: 15/08/2009
Ngày dạy: 17/08/2009
A - Mục đích yêu cầu: 
Huy động kiến thức của học sinh về các loại văn bản mà học sinh đã biết
Hình thành sơ bộ các khái niệm: văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt
B - Chuẩn bị: Dụng cụ trực quan: thiếp mời, công văn, bài báo...
C- Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp:1’
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
10’
10’
20’
I – Bài học:
1 – Văn bản và mục đích giao tiếp:
- Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm, bằng phương tiện ngôn từ
- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay viết có chủ đề thống nhất, có kiên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp
2 – Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt:
có 6 kiểu văn bản ứng vói 6 phương thức biểu đạt
- Tự sự
- Miêu tả
- Biểu cảm
- Nghị luận
- thuyết minh
- hành chính – công vụ
II ...  Nêu cách chữa lỗi
II - Luyện tập:
Gọi học sinh đọc đoạn văn a
Gạch dưới những từ ngữ giống nhau trong các câu của đoạn văn?
=> những từ ghi lại giống nhau đó gọi là lặp lại từ
Việc lặp lại những từ đó có tác dụng gì?
học sinh đọc đoạn văn b
Gạch dưới những từ ngữ giống nhau trong đoạn văn đó?
Đọc lại đoạn văn , em có nhận xét gì về các câu văn có sử dụng 2 lần từ “truyện dân gian”?
Vậy em có thể viết lại câu này như thế nào mà nội dung vẫn không thay đổi, người đọc nghe hay hơn
Vậy việc dùng đi dùng lại các từ ngữ ở bài tập a, b có giống nhau không?
Việc dùng đi dùng lại các từ ngữ ở trường hợp a gọi là phép lặp. Ở b thì không gọi là phép lặp mà lại là lỗi lặp từ
Vậy lặp từ là gì?
Khi mắc lỗi đó thì câu văn sẽ như thế nào?
giáo viên có thẻ đưa ra một số trường hợp khác, gọi học sinh xác định, chữa lỗi
Gọi học sinh đọc VD a, b phần II
Từ nào trong đó dùng không đúng ?
Nguyên nhân nào dẫn đến dùng sai?
Thử viết lại các từ dùng sai đó?
Cách mắc lỗi đó do đâu?
Để sửa chữa ta phải làm gì?
- học sinh đọc đoạn văn
- Tre (7), giữ (4), anh hùng (2)
- Nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hoà như 1 bài thơ cho văn xuôi; gây chú ý
- Truyện dân gian (2)
- Câu văn không hay, lủng củng, không liên kết
- Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện này có nhiều chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo
- không
- Gây cảm giác nặng nề, nhàm chán
- Thăm quan, nhấp nháy
- Nhớ không chính xác
- Tham quan, mấp máy
- Lẫn lôn các từ gần âm
Bài 1:
Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến
Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp
Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành
Bài 2:
Linh động --> sinh động
Bàng quang --> bàn quang
Thủ tục --> hủ tục
=> Nguyên nhân mắc lỗi: Do nhớ không chính xác hình thức ngữ âm
4) Củng cố: 
Chỉ dùng từ khi nào?
Đọc ghi nhớ
 5) Dặn dò:
Học bài
Chuẩn bị “Lỗi dùng từ”
Tuần: 6
Tiết : 24
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
- Đánh giá bài tập làm văn theo yêu cầu của bài tự sự nhân vật, sự việc, cách kể. mục đích, chữa lỗi chính tả, ngữ pháp. Yêu cầu “Kể bằng lời của em”, không đòi hỏi nhiều ở học sinh
B- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các đoạn văn, từ ngữ học sinh dùng không chính xác để sửa lại
C - Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là lời văn giới thiệu nhân vật, kể sự việc?
Đoạn văn tự sự là gì?
3) Bài mới: 
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
I - Đề bài: Em hãy kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời của em
II – Yêu cầu của đề:
- Thể loại: Kể chuyện (tự sự)
- Sự việc: Truyện Thánh Gióng
- Yêu cầu khác: bằng lời văn của em
III – Dàn bài:
1 - Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật Thánh Gióng và sự ra đời của Thánh Gióng
2 – Thân bài: Kể diễn biến của câu chuyện:
- Giặc Ân đến xâm lược nước ta
- Nhà vua tìm người tài giỏi
- Thánh Gióng bỗng biết nói và gọi sứ giả vào xin đi đánh giặc
- Thánh Gióng ra trận
- Thánh Gióng giết tan được giặc
3 - Kết bài: Thánh Gióng bay về trời
- Vua nhớ ơn nên lập đền thờ
IV - Nội dung tiến hành:
1- Phát bài:
2 - Nhận xét chung:
a) Ưu điểm:
- Hầu hết học sinh nắm rõ và đúng yêu cầu của đề. 
- Đa số các em đã dùng lời văn của mình để kể lại truyện
- 1 số em diễn đạt, dùng từ và sắp xếp ý tốt, diễn đạt mạch lạc, đảm bảo độ dài
b) Tồn tại:
- 1 vài em kể còn sơ sài, chưa hoàn chỉnh bài văn, diễn đạt chưa hay
- Viết chính tả sai nhiều, trình bày còn vụng về, chữ viết chưa rõ ràng
3 - Sửa lỗi sai sót:
a) Lỗi chính tả:
- Bằng nhổ tre --> Bèn
- roi sắc --> sắt
- Tao vua --> tâu
- Tráng sỉ --> tráng sĩ
b) Lỗi diễn đạt: ( Lặp từ)
“Nhà vua ban lệnh cho sứ giả tìm người tài giỏi đánh thắng giặc vua sẽ gả công chúa cho người đánh thắng giặc ngoại xâm” 
Gọi học sinh nhắc lại đề bài
Đề bài thuộc thể loại gì?
Gọi học sinh đọc lại các yêu cầu trong SGK?
Em đã kể chuyện về ai? Ai là nhân vật chính?
nhân vật đã giới thiệu đủ rõ chưa?
sự việc được kể là sự việc gì?
Nguyên nhân, diễn biến kết quả của sự việc đó đã được kể ra chưa?
Em kể việc đó nhằm mục đích gì?
Mục đích đó đạt chưa?
Nêu bố cục bài tự sự?
giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh
Dành 5 Phút cho học sinh đọc lại bài làm
Gọi học sinh nêu những thắc mắc ở chỗ chưa hiểu
giáo viên HD học sinh sửa lỗi sai sót
- học sinh nêu lại vấn đề
- Văn tự sự (kể)
- học sinh đọc các yêu cầu
- Thánh Gióng
- Đủ
- Thánh Gióng không biết nói, cười bỗng đòi đi đánh giặc -> giặc tan Thánh Gióng bay về trời
- Rồi
- Ca ngợi người anh hùng đánh giặc, mong ước được hoà bình
- 3 phần
- học sinh đọc lại bài
- học sinh nêu thắc mắc
- học sinh sửa lỗi sai
4) Củng cố: 
 5) Dặn dò:
Học bài
Chuẩn bị “luyện nói về văn tự sự” 
Tuần: 7
Tiết:25+26
VĂN BẢN : EM BÉ THÔNG MINH
 Truyện cổ tích
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện và 1 số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện
Kể lại được truyện
B - Chuẩn bị: Soạn phần đọc hiểu văn bản (HS)
C - Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: 
Cho biết những thử thách mà Thạch Sanh phải trải qua? Chi tiết thần kỳ trong truyện ? Ý nghĩa?
Kể truyện Thạch Sanh?
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
I - Đọc chú thích:
- Chú ý các chú thích; 2, 3, 4, 8, 13, 15
II – Tìm hiểu văn bản:
1 - những thử thách của em bé:
- Lần 1: đáp lại câu đố của viên quan -> so sánh em bé với người cha
- Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng -> em bé với toàn dân làng
- Lần 3: Đáp thử thách của vua -> em bé với vua
- Lần 4: Đáp thử thách của sứ thần nước ngoài -> em bé với vua, quan, đại thần và trạng
=> Lần thách đố khó khăn dần. tính oái oăm của câu đố tăng dần
2 - những cách giải đố của em bé
- Lần 1: đố lại viên quan, đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy “gậy ông đập lưng ông”
- Lần 2: Để vua tự nói ra sự vô lý của điều mà vua đố -> cho người ra đố tự thấy cái vô lý của điều họ nói
- Lần 3: Đối lại -> lật lại vua
- Lần 4: Dùng kinh nghiệm đời sống của dân gian -> giải đố không dựa vào sách vở mà dựa vào kiến thức đời sống.
-> lời giải bất ngờ, giản dị, hồn nhiên
=> em bé mưu trí, trí tuệ thông minh hơn người
3 – Ý nghĩa của truyện:
- Đề cao trí thông minh, mưu trí qua kinh nghiệm đời sống
- Ý nghĩa hài hước, mua vui
III - Luyện tập:
1. Gọi học sinh chọn 1 chi tiết thích nhất, sau đó kể lại
2. Truyện “em be thông minh” em biết : đàn vịt trời; thần đồng đất Việt
giáo viên HD học sinh đọc
học sinh đọc theo đoạn
nhận xét cách đọc
HD học sinh tìm hiểu chú thích
học sinh kể tóm tắc
Bố cục bài?
Để thử tài em bé, trong truyện đã dùng hình thức nào?
Vậy hình thức này có phổ biến trong truyện cổ tích không?
Nó có tác dụng gì?
Em bé phải trải qua mấy lần thử thách?
Đó là những thử thách nào?
Em có nhận xét gì về những câu đố ở đây?
Ở những lần thử thách đó, em bé được so sánh với ai?
những thử thách ấy mỗi lúc lại như thế nào?
Em bé đã làm gì để trải qua những thử thách đó?
Trong mỗi lần thử thách, em bé đã giải câu đố bằng cách nào?
Em có nhận xét gì về những cách giải đố của em bé?
sự lý thú đó thể hiện ở chỗ nào trong mỗi lần giải đố?
Qua những lần giải đố đã chứng tỏ em bé là 1 người như thế nào?
Kết quả của sự giải được những câu đố đó là em bé được gì?
Em có nhận xét gì về sự thừa hưởng đó của em bé?
Vậy truyện đã đề cao vấn đề gì
học sinh đọc phần ghi nhớ
giáo viên HD học sinh thực hiện phần luyện tập 
- học sinh đọc
- tìm hiểu chú thích
- học sinh kể chuyện
- 4 phần
- ra câu đố
- Có
- tạo ra thử thách, tình huống, gây hứng thú, hồi hộp
- 4 lần
- Oái oăm
- Người cha, dân làng, vua, quan trạng
- Khó dần
- Trả lời, giải câu đố
- Lần 1; đố lại quan
- Lần 2: Để vua tự nói ra sự vô lý
- Lần 3: Đố lại, lần 4
- Rất lý thú, bất ngờ
- Thông minh, mưu trí, trí tuệ
- Làm trạng nguyên
- Xứng đáng
- học sinh đọc ghi nhớ
- học sinh làm luyện tập
4) Củng cố: 
Em thích chi tiêt nào trong truyện nhất? Vì sao?
Nhờ đâu mà em bé làm cho mọi người phai khâm phục?
 5) Dặn dò:
học bài, làm bài tập trong SGK
Ôn tập kiến thức chuẩn bị “kiểm tra 1 tiết”
Tuần: 7
Tiết : 27
CHỮA LỖI DÙNG TỪ (Tiếp theo)
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
Nhận ra được những lỗi thông thường về nghĩa của từ
Có ý thức dùng từ đùng nghĩa
B - Chuẩn bị: Học sinh xem lại bài học: Nghĩa của từ
C - Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ:
Lỗi lặp từ là gì? Cho ví dụ?
Lỗi lẫn lộn các từ gần âm do đâu? Cho ví dụ?
Kiểm tra vở bài tập
3) Bài mới: 
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
I – Bài học:
Dùng từ không đúng nghĩa:
a) nguyên nhân:
- Do không biết nghĩa
- Hiểu sai nghĩa
- Hiểu nghĩa không đầy đủ
Ví dụ: Trong giao tiếp ta không được nói năng một cách tự tiện
b) Cách khắc phục:
- không hiểu hoặc hiểu chưa rõ thì chưa dùng
- Khi chưa hiểu nghĩa thì cần phải tra từ điển
Ví dụ: Tự tiện -> tuỳ tiện
II - Luyện tập:
Gọi học sinh đọc các câu văn trong phần 1?
Hãy cho biết những từ nào trong các câu đó dùng chưa đúng?
Hãy giải nghĩa các từ đó?
Vậy nghĩa của các từ đó được hiểu trong các trường hợp ở ví dụ có phù hợp không?
Ta có thể thay những từ dùng sai đó bằng những từ nào?
-> Từ việc phân tích trên, cho thấy nguyên nhân dùng sai các từ này là gì? Cho ví dụ?
vậy khắc phục nó bằng cách nào?
giáo viên HD học sinh làm bài tập luyện tập
- học sinh đọc 
- Yếu điểm, đề bạt, chứng thực
- Yếu điểm: Đặc điểm quan trọng
- Đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn
- Chứng thực: xác nhận là đúng sự thật
- không
- Nhược điểm, yếu điểm; bầu; chứng kiến
- không biết nghĩa
- hiểu sai nghĩa
- hiểu không đầy đủ nghĩa
- chưa hiểu chưa dùng; cần tra từ điển
Bài 1: Bản (tuyên ngôn) ; (bức tranh) thuỷ mạc ; (tương lai) xán lạn ; (nói năng) tuỳ tiện
 Bôn ba (hải ngoại) ; => kết hợp từ đúng
Bài 2: Chọn từ thích hợp để điền vào
 a) Khinh khỉnh	b) Khẩn trương	c) băn khoăn
Bài 3:
... Rồi tung 1 cú đá vào bụng... hoặc tống.... đấm... 
thay từ thật thà bằng từ thành khẩn. bao biện // nguỵ biện
thay từ tinh tú bằng từ tinh tuý
Bài 4: giáo viên đọc đoạn từ “Một hôm... mấy đường” _ “em bé thông minh” cho học sinh ghi. Cho học sinh phát hiện trong đoạn văn mình viết có sai lỗi gì không?
4) Củng cố: 
Do đâu mà ta thường dùng từ không đúng nghĩa? Ví dụ?
Cách sửa nó như thế nào?
 5) Dặn dò:
Học bài, làm bài tập SBT
Chuẩn bị “danh từ”

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1.doc