Giáo án Ngữ văn 6 - Tự chọn: Văn tự sự - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 6 - Tự chọn: Văn tự sự - Năm học 2006-2007

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC ;

1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức về kiểu bài, các khía cạnh của việc – nhân vật –

 lời văn kể sự việc .

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng viết đoạn văn giới thiệu nhân vật.

3. Giáo dục:

- ý thức sử dụng ngôn ngữ trong viết lời giới thiệu nhân vật.

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Đoạn văn mẫu, BTTN.

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức:

2. Nội dung ôn tập:

 

doc 26 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1029Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tự chọn: Văn tự sự - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn tự sự
A.Mục tiêu bài học ;
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về kiểu bài, các khía cạnh của việc – nhân vật – 
 lời văn kể sự việc .
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng viết đoạn văn giới thiệu nhân vật.
3. Giáo dục:
- ý thức sử dụng ngôn ngữ trong viết lời giới thiệu nhân vật.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đoạn văn mẫu, BTTN...
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
2. Nội dung ôn tập:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức cơ bản về văn
 tự sự:
1.Nêu khái niệm phương thức tự sự ?
 ( Nêu khái niệm )
2.Vai trò của phương thức tự sự ?
+( Giúp giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê)
3.Trong ba văn bản đã tìm hiểu văn bản nào giúp giải thích hiện tượng, sự vật, sự việc ?
+ ( Con Rồng cháu Tiên – lý giải nguồn gốc bày tỏ thái độ, niềm tự hào)
+VD2: Bánh chưng: phong tục đẹp, thờ cúng tổ tiên, 
 ngợi ca văn minh nông nghiệp
+ Thánh Gióng, Sơn Tinh Thuỷ Tinh : ước mơ chinh phục thiên nhiên bảo vệ sản xuất đời sống, suy tôn công lao.
*GV: Hai yếu tố cơ bản góp phần tạo ra các văn bản tự sự đó là sự việc và nhân vật.
4.Trong các văn bản tự sự, nhân vật có vai trò như thế nào ?
+ Làm ra các sự việc, kẻ được nói tới, được biểu dương hay lên án.
Ví dụ: 
+ Được ngợi ca: Lạc Long Quân, Mã Lương, Sơn Tinh, Thánh Gióng,..
+ Bị lên án: Địa chủ, nhà Vua trong cây bút thần, mụ vợ ( Ông lão đánh cá )
5.H? Nhân vật trong văn tự sự là những ai ?
- Vị thần ( Sơn Tinh – Thuỷ Tinh), Lạc Long Quân.
- Con người: sứ giả, nhà vua, Lạc hầu, người mẹ,
 Mã Lương, tên địa chủ
- Loài vật được nhân cách hoá.
6.Nhận xét vai trò của các nhân vật trong các văn bản ?
+ Đóng góp nhân vật không giống nhau, có nhân vật xuất hiện nhiều, đóng vai trò quan trọng trong biểu đạt tư tưởng chủ đề văn bản, chi phối diễn biến các sự việc đ nhân vật chính.
+Nhân vật phụ : đóng vai trò bổ trợ để làm nổi bật hình tượng nhân vật chính và hình tượng của văn bản .
- Cho truyền thuyết: Thánh gióng, Cây bút thần
7. Xác định nhân vật phụ trong văn bản ?
+Nhân vật chính : Thánh Gióng ,Mã Lương 
 +Nhân vật phụ:Người mẹ ,sứ giả,dân làng .vua 
 Hùng Vương 6,dân làng-Thánh gióng
*Nhân vật làm ra các sự việc:+ Việc tốt: ngợi ca
 +Việc xấu : bị lên án
*Lưu ý: trong văn bản cổ tích thường xây dựng hai tuyến nhân vật: +chính diện 
 +phản diện
Xác định tuyến nhân vật :dụng ý : +ca ngợi 
 +phê phán
8.Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?
-(Thể hiện khắc hoạ qua nhiều phương diện )
+Được gọi tên đặt tên-nhiều khi tên gọi nhân vật phản ánh dụng ý của tác giả dân gian: Căn cứ vào hình dáng, lai lịch mà đặt tên
VD: Sơn Tinh -Thần núi
 Sọ Dừa - Hình Sọ Dừa
 Cô út - con gái út 
 ông lão đánh cá
 Cô bé bán diêm
 Bác tiều 
 Ông Ngư -> Nghề nghiệp
*Lưu ý:xác định nhân vật phụ:
- Xây dựng đặc điểm nhân vật
- Không quá sa đà kể chi tiết diễn biến mà quên xây dựng chân dung đặc điểm tính cách nhân vật đời sống của nhân vật
Ví Dụ 1: Kể chuyện chú bộ đội : chỉ quan tâm tới địa điểm gặp chú, thời gian nào, hành động gì (làm gì) kết thúc câu chuyện như thế nào.
Ví Dụ 2: Kể quá trình tiến bộ của một học sinh: chỉ quan tâm tới biểu hiện bước đầu trong tính cách của nhân vật.
 + Học kém hay chậm nói, nói chuyện riêng, hay quên mặc đồng phục khi đến trường khiến cho lớp bị trừ điẻm thi đua.
 +Diễn biến quá trình thay đổi (lớp tìm cách giúp đỡ phân công người kèm cặp, chia sẻ động viên khiến học sinh cá biệt tự sửa mình thành một học sinh tốt)
*Không khắc sâu đặc điểm tính cách, miêu tả đặc điểm ngoại hình chân dung mờ nhạt trước các chi tiết.
* Lưu ý: Đặt tên làm nổi bật đặc điểm tính cách của 
 nhân vật.
Ví dụ:
+ Nhân vật thiếu nhi: biệt hiệu làm nổi bật đặc điểm hình dáng hoặc tính cách: ( Xác định trong 5 phút ).
Ví dụ: Nghịch ngợm: biệt hiệu mập, gấu, cá sấu, 
 sẹo, trọc, sứt, kíp lê, đen
Thông minh, giỏi: Bác học, thông thái, cận, Đác uyn.
Quay cóp, giở tài liệu: Hươu cao cổ, photocopy
+ Ngoại hình:
Tuỳ đặc điểm tính cách, tuổi tác hay tình huống mà chọn những nét ngoại hình phù hợp. Nhiều khi một nhân vật chỉ cần một nét tính cách hoặc đặc điểm ngoại hình cũng có ấn tượng sâu sắc.
Ví dụ: Điệu cười, răng khểnh, cằm lẹm, mũi hếch, cao lêu đêu cặp chân dài, miệng rộng cá ngão
+ Chân dung: 
- Cậu bé thành phố: thư sinh trắng trẻo, kính cận.
- Nông thôn: da ngăm đen, tóc vàng hoe, chân tay 
 chắc nịch...
*Kiến thức cơ bản:
Tự sự : Chuỗi sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng đi đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.
1.Nhân vật:
Nhân vật chính
*Cách xây dựng nhân vật:
- Khắc hoạ chân dung nhân vật
- Học sinh xác định.
+ Ngoại hình.
4. Củng cố: 
+ Xác định vai trò nhân vật trong văn tự sự.
+ Xây dựng chân dung nhân vật cần chú ý tới đặc điểm gì của nhân vật ?
Đề kiểm tra học sinh giỏi
môn NGữ văn 6
Phần I: trắc nghiệm
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi , sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi:
“ Từ hôm đó, bác Tai, côMắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Một ngày,hai ngày, rồi ba ngày cả bọn thấy mệt mỏi rã rời. Cậu Chân, cậu Tay,không còn muốn cất mìnhlên để chạy nhảy,vui đùa như trước nữa ; cô Mắt thì ngày cũng như đêmlúc nào cũng lờ đờ, thấy hai hàng mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò, nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong. Cả bọn lừ đừ mệt mỏi như thế, cho đến ngày thứ bảy thì không thể chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn.”
 (Ngữ Văn 6- Tập 1)
Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
ếch ngồi đáy giếng
 Thầy bói xem voi
Đeo nhạc cho mèo
Chân, Tay ,Tai, Mắt, Miệng
Văn bản đó thuộc thể loại nào?
Thần thoại
Truyền thuyết
Cổ tích
Truyện ngụ ngôn
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Tự sự
Lập luận 
Miêu tả
Biểu cảm
Đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy?
Bốn từ
Năm từ
Sáu từ
Bảy từ
Giải nghĩa từ “ lờ đờ”?
 A.Chậm chạp , không có cảm giác
 B. Chậm chạp, thiếu tinh nhanh
 C. Chậm chạp, mệt mỏi
 D. Chậm chạp, không có khả năng hoạt động
6. Trong các cụm từ sau đây cụm nào là cụm danh từ?
 A. Lúc nào cũng lờ đờ
 B. Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Toy
 C. Nghe hò, nghe hát
 D. Lử đử , lừ đừ
7 .Ngụ ý của đoạn văn trên là gì?
 A.Nhấn mạnh vai trò của cá nhân trong tập thể
 B. Nhấn mạnh vai trò của tập thể
 C. Nhấn mạnh mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể trong cộng đồng
 D Không có ngụ ý gì cả
8.Nhân vật chính trong đoạn văn trên là ai?
 A. Loài vật
 B. Đồ vật
 C. Những bộ phận trên cơ thể con người
 D. Con người
9. Đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn trên là gì?
 A. Giọng văn tinh tế, giàu sức biểu cảm
 B. Sử dụng chi tiết hoang đường kì ảo
 C. Nghệ thuật nhân hoá
 D. Dùng từ Hán- Việt
10. Trong những ý sau, ý nào đúng khi nhận xét về truyện ngụ ngôn?
 A. Truyện ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần
 B. Truyện ngụ ngôn là truyện kể về đồ vật , loài vật hoặc các bộ phận cơ thể con người. 
 C. Truyện ngụ ngôn là truyện mà thông qua thế giới nhân vật của tác phẩm gián tiếp nói chuyện loài người, nhằm khuyên nhủ răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
 D Kết hợp cả ba phương án (A, B, C.) trên
 11. Trong câu “ Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời’’, từ “bọn’’ thuộc từ loại nào?
 A. Danh từ chỉ lượng 
 B. Lượng từ
 C. Số từ
 D. Động từ
 12. Điền vào chỗ trống của câu “ Ông già chậm chạp ..bước thẳng đến hàng ghế đầu tiên và ngồi xuống?
 A. Lờ đờ
 B. Lừ đừ
 C. Mệt mỏi
 D. Lê lết
 Phần II. Tự luận (7 điểm)
Em nằm mơ đã gặp một nhân vật trong câu chuyện cổ tích, hãy kể lại giấc mơ ấy.
ĐáP áN _ BIểU ĐIểM
PHầN I. TRắC NGHIệM (3 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
.Câu1- D
Tuần 3
Ngày dạy: 18/09/2006
luyện cách viết mở bài
 tạo tình huống cho bài tự sự.
A.Mục tiêu bài học;
1. Kiến thức: Luyện các viết mở bài cho bài văn tự sự.
2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng xây dựng tình huống
3.Giáo dục: ý thức tạo lập dàn ý, xây dựng tình huống phù hợp với ngữ cảnh.
B. chuẩn bị 
- Giáo viên : Tình huống mẫu
	Dàn ý đại cương
C. các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức lớp:
2.Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:
3. Nội dung ôn tập:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Nhắc lại khái niệm chủ đề của văn tự sự ?
 Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người kể thể hiện trong câu chuyện (Còn gọi là ý chính)
Chủ đề là điều mà câu chuyện muốn đề cao ngợi ca hoặc phê phán, lên án, chế giễu
Biểu hiện : chủ đề thể hiện qua lời nói suy nghĩ, trong các mâu thuẫn
Chủ đề tạo lên tính liên kết chặt chẽ cho nội dung của văn bản
 *Lưu ý: Trong truyện tuệ Tĩnh , chủ đề thể hiện trong câu then chốt ở phần mở bài thân bài hoặc kết bài
Trong truyện phần thưởng sự lên án viên quan cận thần tham lam và ngợi ca chí thông minh ở việc xin thưởng roi
*Đề 1: 
Kể lại một kỷ niệm của em với thầy cô giáo ( Ngợi ca tình thầy trò, bài học kinh nghiệm sống qua kỷ niệm ấy)
*Đề 2:
Sau buổi học một chiếc bàn gãy chân than phiền với một chiếc ghế hỏng. Em hãy tượng và kể lại câu chuyện ấy.
(Khiển trách thái độ vô tình, tàn phá những tài sản chung của nhà trường. Nhắc nhở thái độ giữ gìn của công)
*Đề 3:
Kể lại một kỷ niệm khó quên trong năam học vừa qua.
(Kỷ niệm vui hoặc buồn : việc học hành hoặc cách sử sự)
Tập viết mở bài :hai cách
giới thiệu chủ đề
Kể tình huống nảy sinh
Cho học sinh viết trong 30.phút ( Giáo viên theo dõi,
 kiểm tra kết quả bài làm của học sinh)
*Ví dụ 1.
Cách 1.
Đang học bài chợt Minh giật mình tỉnh giấc đánh thót bởi tiếng quát của chú Thành vọng sang từ nhà bên. Lại có chuyện gì nữa đây, lắng tai nghe Minh thấy tiếng quát còn kèm theo tiếng roi xé không khí Tiếng cu Đức Minh nức nở _con xin lỗi bố mẹ_từ nay con không dám nói dối trốn học nữa. Tôi bần thần cả người cu Đức Minh vốn nổi tiếng là ngoan và chăm học nhất xóm cơ mà .Nhưng biét đâu đấy chuyện cu Minh nhắc tôi nhớ lại kỷ niệm của tôi ngày lớp 4
*Cách 2. 
Trưa nắng gắt đang hối hả đến trường chợt bóng cu An lầm lũi bên vệ đường, dừng xe lại thấy mặt cu cậu đỏ hoe. Chưa kịp hỏi cu cậu đã oà khóc nức nở trình bày: vì em nói dối trốn học nên bố phạt. Tôi bỗng ngẩn người nhớ lại kỷ niệm ngày lớp 4
*Cách 3 .
Trống tan trường đã lâu cu An vẫn chưa ra không biết cu cậu còn làm gì trong lớp. Đến cửa lớp 4C của An-tôi bỗng chợt khựng lại khi nghe tiếng sụt sịt lý nhí của cu cậu, xin lỗi cô từ nay em không nói dối trốn học nữa. Tôi bần thần cả người chuyện cu Minh nhắc tôi nhớ lại buổi chiều cách đây 2 năm
Hồi ấy.
*Cách 4.
Tuổi thơ mấy ai mà không mắc phải lỗi lầm phải không các bạn? Riêng tôi _kỷ niệm ...  về đời sống, tính cáh, phẩm chất của nhân vật đ câu chuyện phải diễn biến thật tự nhiên, có tính mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Đề tham khảo:
Đề 1: Chân tay tai mắt miệng
Lục súc tranh công.
Đề 2: Tưởng tượng cuộc tranh cãi giữa xe đạp, xa máy, ô tô.
Đề 3: Kể chuyện về một con chó có nghĩa với chủ.
Đề 4: Tưởng tượng cuộc đọ sức giữa ngày nay.
Đề 5: Một kỷ niệm khó quên
Đề 6: Gà trống nhà em, kể lại chuyện về gia đình em.
Đề 7: Tình cờ em nghe được cuộc trò chuyện giữa chiếc bàn và chiếc ghế của lớp em. Hãy tưởng tượng lại cuộc nói chuyện đó.
Đề 8:Tình cờ Thuỷ Tinh gặp lại Mỵ Nương. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.
Đề 9: Ong và Bướm gặp nhau trong một vườn hoa và cùng trò chuyện về đường đời của mình. Hãy tưởng tượng lại cuộc gặp gỡ đó.
Đề 10: Tưởng tượng cuộc nói chuyện giữa cây bút chì mới và những đồ dùng cũ của em. vào buổi tối học bài
*G V :Lưu ý tối đa nghệ thuật nhân hoá 
+Xác định bối cảnh: học bài buổi tối 
+Chiếc bút mới là của bố đi công tác về, mua tặng chiếc bút đẹp , có nhiều công dụng 
+Thái độ của bút mới: khi được cất vào trong hộp tối tăm nó la hét bực tức, các đồ vật khác lên tiếng . Chiếc bút lạ lẫm nó tìm hiểu các đồ dùng xung quanh: Com pa cụt chân long vít, êke sứt mũi, thước kẻ sứt sẹo, cục tẩy loang lổ, hộp bút vặn vẹo đau ê ẩm chê trách cậu chủ .
+Cậu bé tỉnh ngộ, hối hận, lau chùi lại đồ đạc của mình.
*G V. Cho học sinh tập làm dàn ý trong 20 phút 
Bài mẫu: 
Mở bài : Nghe tiếng cổng , đăng học bài tôi vội ngó ra . A! Bố đã về mẹ ơi Tôi mừng quýnh đỡ va ly cho bố. Mẹ tất tưởi từ sau nhà bưng lên ly nước mát .
Thân bài: Thoáng chốc cả nhà quây quàn hàn huyên. Bố vui vẻ chia quà cho mọi người. Mẹ chiếc áo len , đôi giày. Chị tôi bổ sung vào bộ sưu tập búp bê một đôi cánh cụt bông còn tôi bố trân trọng lôi từ đáy va ly một chiếc hộp bút hình chữ nhật. Mở ra tôi loá cả mắt vì chiếc bút với kiểu dáng lạ mắt. Bố bảo đây là chiếc bút đa tác dụng: vừa viết vừa có chức năng xoá , có đầu mực đầu chì khi cần thay tẩy. Ngắm chiếc bút mạ phủ lớp bạc ánh tôi thầm nghĩ: Bọn thằng Nam chắc phải phục mình sát đất . Vừa tưởng tượng gương mặt háo hức thèm khát của bọn cùng lớp, tôi vừa mở nắp hộp bút chính thức cho nó nhập đội ngũ đồ dùng phục vụ cậu chủ. Chà ngày mai xem sao.
Mải nói chuyện cùng bố lúc ngồi vào bàn đã ngót 9 giờ, chưa hết bài toán mắt tôi đã díu lại. Tôi gục mặt xuống bàn, thiếp đi bên tai vẫn lơ mơ nghe tiếng ai đó cáu kỉnh:
 Ô hay sao giờ lại chật chội, tối tăm thế này. Ai nhốt tôi vào đây tại sao không còn được nằm trên tấm lục thơm tho nữa. Ai, có ai không ? Chiếc bút mới vùng vẫy cựa quậy liên hồi Két ..két kétkịch .ái ái. Cậu này làm gì mà ồn thế, khẽ khẽ nhè nhẹ thôi chứ cậu làm tôi long cả khớp , sắp rời rụng rồi còn gì . 
Im lặng một lát bút dạ kim đánh bạo lên tiéng hỏi , nó đã trấn tĩnh lại vì biết chắc xung quanh nó còn có những đồ vật khác : Thế bác là ai? Từ đau tới , bác làm gì mà kêu đau đớn quá vậy ?
Két két khục khục. á à chào cậu dạ kim hàng xóm mới tới là hộp bút Đô rê mon đậy. Cậu đang ở trong tôi đấy nhưng chớ có động đậy nhiều tôi mà long ra, cậu sẽ chẳng có ai che cho đâu, rồi thì tha hồ mà lăn lóc.
à ra thế, bút dạ kim gật gù. Thế anh nhà bác năm nay mấy tuổi rồi? Chẳng phải bác đâu cứ gọi tôi là anh cũng được, tôi mới làm bạn với cậu chủ được trước cậu có hai tháng thôi. Còn nhớ ngày nào thân thể tôi vững chắc, cái mộng khít sát nhau, nước sơn bóng loáng lấp lánh hình mèo máy Đô rê mon với cái bụng to bự. Tôi đã sung sướng biết bao từng giây phút cậu chủ tần ngần đứng ngắm tôi qua lần kính cửa hàng. Cậu nằn nì xin mẹ bằng được mua tôi cùng các dụng cụ khác. Được tuần đầu cậu còn giữ tôi cẩn trọng. Sang tuần hai người tôi đầy vết bẩn kẹo cao su, vết mực. Đã thế tôi lúc nào cũng chướng căng vì phải chứa nào là bi, nào là nịt. Lúc cậu ta thua hết nịt, bi lăn lốc cốc trong ruột đến đâu ê ẩm đến đấy. Khổ nhất là lúc tôi trở thành vũ khí bất đắc dĩ cho cậu nghênh chiến cùng bọn con trai trong lớp. Các mộng, ốc của tôi long dần, hai cánh rệu rã. Nước sơn tróc vẩy, cậu cũng chả để ý. Rồi anh cũng chẳng được lâu đâu, cứ chờ mà xem.
Sách: Một số kiến thức kỹ năng ( trang 212 )
Nội dung:
I.Mở bài:
- Nỗi buồn của Thuỷ Tinh
- Quyết định gặp Mỵ Nương
II.Thân bài:
Gặp Mỵ Nương bên suối núi Tản – vóc dáng Mỵ Nương xinh như xưa.
Mị Nương bối rối nhận ra người cầu hôn năm xưa đ trách móc
Thuỷ Tinh thanh minh nêu lí do.
 + Hờn ghen.
 + Yêu mến nàg
 + Do Hùng Vương thiên vị.
 + Giải thích do ý thức bảo vệ thiên nhiên kém
Thuỷ Tinh từ biệt.
Tâm trạng của Mị nương – Nhủ lòng
III.Kết bài:
Cảm nghĩ của Mị Nương.
ị Cho học sinh làm dàn ý trong 15 phút.
Học sinh trình bày dàn ý – tập viết đoạn.
+ Tâm trạng của Thuỷ Tinh.
+ Gợi ý: ( Vua) Chúa vùng nước thẳm trong cuộc tuần du qua vùng lũ. Nghe bon trẻ con cùng lũ học trong túp lều lềnh bềnh tranh tre nứa lá - bốn bề gió rét. Học văn bản Sơn tinh – Thuỷ Tinh động lòng trắc ẩn.
Đề 8:
Tình cờ Thuỷ Tinh gặp lại Mỵ Nương. Hãy kể lại cuộc chuyện trò đó.
Các bước làm bài:
Lưu ý : Xoáy vào tâm sự của Thuỷ Tinh
Hờn ghen.
Thất vọng vì bị thiên vị.
Thanh minh.
Nhiều lũ lụt.
 ..
Tuần 9,10.
Ngày dạy : 30/10 – 06/11/2006
 Luyện kỹ năng 
 kể chuyện đời thường.
A Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức :Củng cố kiến thức vè kiểu bài tự sự đời thường. Biết phân biệt tự sự đời thường với tự sự sáng tạo .
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng xây dựng dàn ý bài tự sự đời thường,biết vận dụng kỹ năng so sánh ,liên hệ trong bài văn tự sự .
3. Giáo dục :Làm việc độc lập, tự giác .
B Chuẩn bị 
1. Giáo viên: +Đề mẫu 
 +Dàn ý mẫu
 2.Học sinh: Xem lại kiến thức về văn tự sự.
C tiến trình bài dạy 
1.ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
H: .Thế nào là văn kể chuyện đời thường? 
(Chuyện đời thường là chuyện diễn ra xung quanh mình: sinh hoạt lao động , học tập, vui chơi giải trí )
*Một số đề kể chuyện đời thường: 
+Đề 1. Tục ngữ Việt Nam có câu: Thương người như thể thương thân.
Hãy kể lại một viẹc tốt mà em đã làm thể hiện tinh thần câu tục ngữ
+Đề 2. Kể lại chuyến về thăm trường cũ của em. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra 
*Lưu ý: Khi xây dựng cốt truyện đồi thường cần khắc sau cảm xúc của người kể chuyện. Những bài học kinh nghiệm suy nghĩ cảm xúc của cá nhân mình sau khi chứng kiến sự việc 
đThái độ : + nhớ nhung
 + tiếc nuối hờn giận
 + quyết tâm sửa chữa
 + yêu mến ,tự hào.
*Lưu ý: Ngôn ngữ lời thoại gián tiếp hoặc trực tiếp
*Xây dựng cốt truyện :
+Dự định kể về cuộc viéng thăm thầy cô giáo cũ là ai ( Chủ nhiệm cũ hay thầy cô giáo bộ môn)
+Thời gian xa cách bao lâu, về thăm thầy trong dịp nào? (Sau khi đi công tác –khi đã lập nghiệp thành đạt - trong dịp lễ hội..)
+Thăm thầy cô vào địa điểm nào? (Nhà riêng hay nơi thầy công tác)
+Thầy còn công tác hay đã nghỉ hưu 
+Thầy còn khoẻ mạnh hay già yếu. NHững nết sơ qua về đặc điểmhình dáng của thầy sau những tháng năm xa cách ( màu tóc, gương mặt ,giọng nói dáng vóc có gì thay đổi ? )
+Những cử chỉ, lời nói quen thộc nào gợi nhớ lại cảm xúc của mình vè những ngày tháng qua 
+Cảm xúc ,kỷ niêm nào cùng được thầy trò ôn lại ( kỷ niêm sâu sắc 
+Những dự định về cuộc sống- xin ý kiến của thầy- lời khuyên bổ ích của thầy đối vơí mình 
+Cảnh chia tay diễn ra như thế nào ?
+Cảm xúc của em sau chuyến viêng thăm 
*Trên cơ sở gợi ý học sinh suy nghĩ độc lập (lập dàn ý đại cương trong vòng 20 phút )
H: Gọi học sinh trình bày dàn ý của mình 
+Gọi học sinh khác nhận xét 
+Giáo vien nhận xét ,bổ xung 
*Triển khai phân phối nội dung của bài viết theo bố cục 3 phần: Mở bài ,thân bài , kết bài 
Xác định rõ độ dài của thân bài: cấu trúc gồm mấy đoạn. Từng đoạn triển khai nội dung gì?
*Đề kể chuyện đời thường :
Đề1.
Từ một học sinh bình thường nhờ nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của mọi người em đã vươn lên trở thành một học sin khá. Hãy kể lại quá trình phấn đấu ấy .
Đề 2. 
Có một lần mẹ bị ốm không đi làm đượcphải nằm một chỗ. Em trở thành cô chủ nhỏ thay mẹ làm mọi việc trong gia đình. Hãy kể lại câu chuyện ấy. 
Đề 3. 
Có một lần em đã vô tình mắc lỗi với ông bà. Điều ấy làm em ân hận mãi .Hãy kể lại câu chyện ấy .
Đề 4. 
Cho nhân vật chính là hai chị emvà tình huống là người em làm hỏng một thứ đồ chơi nào đó của chị . Câu chuyện xảy ra như thế nào hãy hình dung và kể lại .
*Các đề tham khảo kể chuyện tưởng tượng :
Đề 1.
Từ ngày Sơn tinh trở thành con rể của vua Hùng nhân dân hết sức phấn khởi vì họ có một vị thần tài giỏi có thể giúp họ chiến thắng thần nướcđã hàng ngàn năm trôi qua.
Đề2. 
Có một ngọn núi uy nghi, điềm tĩnh từ bao đời nay đứng đó và dưới chân núi có một dòng suối nhỏ ngày đem chảy róc rách đi du khắp mọi miền nên kiêu căng hợp hĩnh.Hãy kể lại và tưởng tượng về hai nhân vật này.
Đề 3.
Khi Thánh Gióng ra trận người mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại cuộc chia tay xúc động này.
Đề4.
Hãy kể lời tâm sự của cây bàng non bị lũ trẻ bẻ cành gẫy lá.
Đề5.
Lời tâm sự của một bức tường bị loang lổ những viết xước và hình vẽ.
Đề 6.
Lời tâm sự của một cánh rừng đầu nguồn bị tàn phá.
Đề 7.
Lời tâm sự của một con đường gồ ghề,lồi lõm và thiếu bóng cây che.
Đề 8
Cây tre tự kể về cuộc đời mình 
Đề9
Mùa đông lá cây bàng chuyển sang màu đorooif cuối cùng rụng hết.Sang xuân những mầm non nhú lên,tràn trề nhựa sống.Em hãy tưởng tượng và viết thành truyện ngắn có nhân vật là cây bàng, đất mẹ, lão già mùa đông, nàng tiên mùa xuân.
Đề10
Hàng năm cứ vào sáng mồng 2tếtcác loài hoa lại nô nức kéo về vào xuân dự thi “vẻ đẹp tuổi hoa”. Năm nay cũng vậy, cả gia đình Hồng Nhung háo hức chuẩn bị cho Hồng Nhung út bước vào cuộc thi. Em hãy thay lời Hồng Nhung kể lại cuộc thi lý thú đó.
Đề11
Có một bông lúa bị bỏ rơi bên lề đường: Chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ? Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
Đề12
Sẻ mẹ thường dạy các con của mình “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Nhưng có một chú sẻ nhỏ bướng bỉnh không biết nghe lời khi tập bay đã vấp nhiều thất bại mới hiểu hết lời khuyên của mẹ. Câu chuyện diễn ra như thế nào? Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện ấy.
Đề 13
Cho hai nhân vật là giọt nước mưa đọng trên lá non và một vũng nước đục ngầu trong vườn . Hãy hình dung cuộc trò chuyện lý thú giữa hai nhân vật.
Đề 14
Lần đầu tiên chim non được mẹ cho ra tổ để quan sát cảnh. Phía dưới kia là những gì nhỉ ? Chim non tự hỏi và cảm thấy thích thú vô cùng. Hãy ghi lại cuộc trò chuyện lý thú giữa hai mẹ con nhà chim.
4. Hướng dẫn về nhà 
Về nhà làm một trong 14 đề về kể chuyện tưởng tượng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGATC Van 6. 2.doc