Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Vĩnh Hựu

Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Vĩnh Hựu

TUẦN 1

TIẾT CT: 1

CON RỒNG CHÁU TIÊN

( Truyền thuyết )

I/ Mục tiêu cần đạt::

 Giúp HS

 Nắm được khái niệm truyền thuyết.

 Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện “ CON RỒNG CHÁU TIÊN”.

 Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.

 Kể lại truyện.

II/ chuẩn bị:

 HS: học bài, đọc và kể lại truyện bằng ngôn ngữ của bản thân, soạn bài theo câu hỏi chuẩn bị.

 GV: bài giảng.

II/ Tiến trình tiết dạy:

 1/ Ổn định:

 2/ Kiểm tra: Bài soạn của học sinh

 

doc 251 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Vĩnh Hựu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
TIẾT CT: 1
CON RỒNG CHÁU TIÊN
( Truyền thuyết )
I/ Mục tiêu cần đạt::
 	Giúp HS
Nắm được khái niệm truyền thuyết.
Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện “ CON RỒNG CHÁU TIÊN”.
Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
Kể lại truyện.
II/ chuẩn bị:
HS: học bài, đọc và kể lại truyện bằng ngôn ngữ của bản thân, soạn bài theo câu hỏi chuẩn bị.
GV: bài giảng.
II/ Tiến trình tiết dạy:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra: Bài soạn của học sinh
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ1: GV hướng dẫn HS đọc, kể, giải thích từ khó ( đọc cần chú ý những lời đối thoại của nhân vật, nhũng chi tiết kỳ ảo )
GV đọc, HS đọc, kể 
Dựa vào câu chuyện em hiểu thế nào là truyền thuyết?
GV giải thích: các yếu tố kỳ ảo là các chi tiết thần kỳ, phi thường, hoang đường, là chi tiết đặc sắc của truyện dân gian do trí tưởng tượng của người xưa thêu dệt, gắn liền với quan niệm mọi vật đều có linh hồn, thế giới xen lẫn thần và người.
Bố cục chia làm mấy đoạn, ý của từng đoạn?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu ND từng đoạn:
Việc kết hôn của LLQ và Aâu Cơ.
Việc sinh và chia con của LLQ và Aâu Cơ.
Sự trưởng thành của các con LLQ và Aâu Cơ.
HĐ 2:Tìm hiểu chi tiết:
Truyện có những nhân vật nào?
Ai là nhân vật chính?
LLQ được giới thiệu như thế nào?
Nguồn gốc?
Hình dạng như thế nào, sức khỏe ra sao?
LLQ có tài năng gì?
LLQ đã giúp dân điều gì
Aâu cơ thuộc dòng dõi nào?
Nhan sắc như thế nào?
Sở thích của Aâu Cơ?
Những chi tiết kỳ lạ trên cho thấy điều gì?
Câu chuyện diễn biến như thế nào?
LLQ và Aâu Cơ kết duyên có phải là chi tiết kỳ lạ không? Vì sao?
Việc Aâu Cơ sinh con có gì khác lạ? 
Điều đó có ý nghĩa gì?
Tại sao LLQ và Aâu Cơ phải chia con?
Việc các con cùng nhau cai quản các phương điều đó có ý nghĩa gì?
HĐ 3: GV hướng dẫn HS tổng kết
Truyện muốn giải thích điều gì?
Em có nhận xét gì về nguồn gốc của dân tộc ta?
Qua câu chuyện nhân dân ta muốn thể hiện ý nguyện gì?
Truyện được xây dựng dựa vào đâu?
I/ Giới thiệu:
 1/ Truyền thuyết là gì?
 Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối viới các sự kiện và nhân vật lịch sử.
2/ Bố cục: 3 đoạn
a/ “ Ngày xưa  Long Trang”
LLQ và Aâu Cơ gặp nhau.
b/ “ Ít lâu  lên đường”
Aâu Cơ có mang và sinh con.
c/ Còn lại
Nguồn gốc người Việt.
II/ Tìm hiểu văn bản:
 1/ Nhân vật:
 a/ Lạc Long Quân:
Nguồn gốc : nòi Rồng, con Thần Long nữ, ở dưới nước.
Hình dạng: mình rồng, sức khỏe vô địch.
Tài năng: có nhiều phép lạ, diệt trừ yêu quái.
Việc làm: dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở.
b/ Aâu Cơ: 
Dòng tiên, thuộc họ Thần Nông, ở trên núi.
Xinh đẹp tuyệt trần.
Thích hoa thơm cỏ lạ.
=> Tính chất kỳ lạ lớn lao đẹp đẽ của LLQ và Aâu Cơ
 2/ Diễn biến:
LLQ và Aâu Cơ kết duyên
Aâu cơ sinh ra bọc tăm trứng nở ra trăm con, không cần bú mớm mà vẫn khỏe mạnh như thần.
50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống biển cùng nhau cai quản các phương.
Con trưởngg lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương.
III/ Tổng kết:
 1/ Nội dung:
Truyện “Con Rồng cháu Tiên” nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi.
Thể hiện ý nguyện đoàn kết , thống nhất cộng đồng của người Việt.
 2/ Nghệ thuật:
Truyện có nhiều yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. 
HĐ 4: luyện tập
1/ Tìm truyện tương tự” Con Rồng cháu Tiên”
“ Quả bầu mẹ” của người Khơ – Nú.
“ Kinh và Ba – na là anh em” truyện dân gian Việt Nam.
“ Quả trưng to nở ra con người” của DT Mường.
Sự giống nhau giữa các truyện ( cùng bào thai,cùng mẹ cha ) => khẳng định quan hệ huyết thống , sự gần gũi về cội nguồn, sự giao lưu văn hóa giũa các dân tộc trên đất nước ta.
2/ Kể lại truyện “ Con Rồng cháu Tiên” bằng lời văn của mình.
Hướng dẫn học tập:
Học bài:
Nắm khái niệm về truyền thuyết.
Nắ được đặc điểm các nhân vật.
Kể lại truyện và nêu ý nghĩa truyện
Soạn bài: “Bánh chưng bánh giầy”
Đọc xem chú thích, tìm bố cục
Truyện kể về những nhân vật nào? Sự kiện gì? Các nhân vật và sự kiện ấy có liên quan đến thực tế và thời kỳ lịch sử nào của nước ta?
Qua câu chuyện người xưa muốn nói lên điều gì?
TUẦN 1
TIẾT CT: 2
BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
( Truyền thuyết ) 
TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
Hiểu được ý nghĩa của truyện.
Chỉ ra và hiểu được các chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của truyện.
Kể được truyện.
II/ chuẩn bị:
HS: học bài, đọc và kể lại truyện bằng ngôn ngữ của bản thân, soạn bài theo câu hỏi chuẩn bị.
GV: bài giảng.
III/ Tiến trình tiết dạy:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra:
Truyền thuyết là gì? LLQ và Aâu Cơ được giới thiệu như thế nào?
Kể lại diễn biến câu chuyện. Qua câu chuyện “ Con Rồng cháu Tiên” người xưa muốn giải thích điều gì?
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ1: GV hướng dẫn HS đọc ,tìm hiểu những tư økhó trong phần chú thích
( Đọc cần chú ý những lời đối thoại, ý nghĩa của việc làm bánh trong ngày tết )
I/ Đọc - chú giải:
 1/ Đọc:
Văn bản có thể chia thành mấy đoạn? ý của từng đoạn?
 2/ Bố cục: 3 đoạn
a/ “ Hùng Vương  chứng giám”
Vua Hùng muốn truyền ngôi.
b/ “ Các Lang  hình tròn”
Lang Liêu thi tài.
c/ “ Đến ngày  ngày tết”
Ý nghĩa của bánh chưng bánh giầy và phong tục làm bánh trong ngày tết.
HĐ 2: HS thảo luận
II/ Tìm hiểu văn bản:
Câu 1: 
Vua Hùng cọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? 
Với ý định gì? 
Và hình thức ra sao?
 1/ Vua Hùng chọn người nối ngôi:
Vua đã già, có 20 vị Lang.
Ýù định: nối ngôi phải nối chí vua.
Hình thức thi tài: dâng lễ vật tế Tiên Vương.
Câu 2: 
Hoàn cảnh của Lang Liêu như thế nào?
Vì sao trong 20 vị Lang chỉ có Lang Liêu là được thần giúp đỡ ? 
Câu 3:
Lang Liêu thực hiện lời dạy của thần như thế nào?
Vì sao 2 thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn để tế Trời, Đất,Tiên Vương?
( vì bánh được làm từ những thứ do chính tay con người làm ra và nuôi sống con người
Ýù nghĩa sâu xa: tượng Trời, Đất, muôn loài)
Tại sao Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi?
 2/ Lang Liêu được thần giúp đỡ và được truyền ngôi:
Là người con thiệt thòi nhất.
Thân phận gần gũi dân thường.
Lang Liêu thi tài:
Được thần báo mộng giúp đỡ.
Làm 2 loại bánh:
Bánh hình tròn –tượng trưng cho Trời: Bánh giầy
Bánh hình vuông–tượng trưng cho Đất: bánh chưng
* Kết quả: Lang Liêu được nối ngôi => Hiểu được ý Vua Hùng.
HĐ 3: HS tìm hiểu ý nghĩa truyện
Qua câu chuyện người xưa muốn nói lên điều gì?
Truyện có những chi tiết nghệ thuật nào tiêu biểu cho truyện dân gian?
III/ Tổng kết:
 1/ Nội dung:
 Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy và tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày tết
 Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp trong buổi đầu dựng nước, đề cao lao động, đề cao nghề nông.
 Sự thờ kính Trời ,Đất của nhân dân ta.
 2/ Nghệ thuật:
Có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian ( nhân vật chính – qua cuộc thi tài – được thần giúp đỡ – được nối ngôi)
HĐ 4: Luyện tập:
HS làm BT 1,2 / tr 12 SGK
Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài:
Học bài:
Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hòan cảnh nào?
Vì sao Lang Liêu được vua truyền ngôi?
Qua câu chuyện người xưa muốn giải thích điều gì?
Soạn bài: “ Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt?
Tìm trong câu “ Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở” có mấy tiếng? mấy từ?
Từ “ Thần” và “trồng trọt” khác nhau ở điểm nào?
Từ “ trồng trọt” và “ chăn nuôi” khác nhau ở điểm nào?
TUẦN 1
TIẾT CT: 3
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
I / Mục tiêu cần đạt:
HS hiểu thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ của tiếng Việt:
Khái niệm về từ.
Đơn vị cấu tạo từ : tiếng 
Các kiểu cấu tạo từ: từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy.
II/ chuẩn bị:
HS: học bài, soạn bài theo câu hỏi chuẩn bị.
GV: bài giảng.
III/ Tiến trình tiết dạy:
 	1/ Ổn định:
 	2/ Kiểm tra:
Vua Hùng truyền ngôi trong hoàn cảnh nào?
Truyện “ Bánh chưng, bánh giầy” thuộc loại truyện?
a/ Truyền thuyết, b/ Cổ tích, c/ Ngụ ngôn, d/ Truyện cười.
Vì sao Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi?
Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt xưa?
a/ Hoạt động khai hoang mở mang bờ cõi.
b/ Đấu tranh dựng nước.
c/ Lao động sản xuất và sáng tạo văn hóa.
d/ Tất cả đều sai.
 3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ 1: GV cho HS lập danh sách tiếng và từ 
 Câu:“ Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở” có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu từ?
( Gồm 12 tiếng, 9 từ )
Những từ được gạch dưới có gì khác so với những từ khác?( nó gồm 2 tiếng)
HĐ 2: Phân tích đặc điểm của từ
Qua phân tích VD em thấy các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác?
I/ Từ là gì?
Tiếng là đơn vị phát âm cơ bản -> tạo nên từ
 1/ Tiếng: là đơn vị cấu tạo nên từ
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu tiếng ấy đã trở thành từ.
 2/ Từ: là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu
VD: Lang Liêu/ dâng/ lễ vật/ hợp/ với/ y/ù ta.
( 9 tiếng, 7 từ )
HĐ 3: Phân loại từ
II/ Từ đơn và từ phức:
GV yêu cầu HS tìm từ 1 tiếng và 2 Tiếng trong câu: “ Từ đấy nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy”
HS ghi đúng các từ vào bảng phân loại 
Dựa vào bảng phân loại HS phân biệt từ đơn và từ phức.
Từ đơn là từ  ... ẾT CT: 133,134
TỔNG KẾT PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh 
Bước đầu làm quen với hai loại hình bài học tổng kết chương trình của năm học, biết hệ thống hoá văn bản, nắm được nhân vật chính .
Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần nhân ái 
Củng cố kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học .
 Nắm vững các yêu cầu về nội dung, hình thức và mục đích giao tiếp, bố cục của một bài văn 
Rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá kiến thức tổng hợp
Rèn luyện kỹ năng về tạo lập văn bản .
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : Soạn giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên. 
Học sinh : Đọc kỹ bài, trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa.
III/ Tiến trình tiết dạy:
	1/ Oån định:
	2/ Kiểm tra: trong quá trình ôn tập
	3/ Bài mới:
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
HĐ 1: GV yêu cầu HS nhớ và ghi lại các văn bản đã được đọc – hiểu trong cả năm học . Sau đó GV hướng dẫn HS tự kiểm tra và bổ sung những chỗ còn thiếu , điều chỉnh những chỗ sai và viết vào vở học một cách đầy đủ , chính xác các danh mục văn bản đã học .
	1. Thống kê tên các văn bản đã học:
HỌC KỲ I
HỌC KỲ II
Con Rồng cháu Tiên
Bài học đường đời đầu tiên
Bánh chưng, bánh giầy
Sông nước Cà Mau
Thánh Gióng
Bức tranh của em gái tôi
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Vượt thác
Sự tích Hồ Gươm
Buổi học cuối cùng
Thạch Sanh
Đêm nay Bác không ngủ
Em bé thông minh
Lượm
Cây bút thần
Mưa
Ôâng lão đánh cá và con cá vàng
Cô Tô
Ếách ngồi đáy giếng
Cây tre Việt Nam
Thầy bói xem voi
Lòng yêu nước
Đeo nhạc cho mèo
Lao xao
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử
Treo biển
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Lợn cưới, áo mới.
Con Hổ có nghĩa
Mẹ hiền dạy con
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
HĐ 2: GV mời HS nhắc lại các khái niệm đã học về các thể loại văn học:
	2. Nhắc lại các khái niệm :
- Truyền thuyết
- Truyện cổ tích
- Truyện ngụ ngôn
- Truyện cười
- Truyện trung đại
- Văn bản nhật dụng
HĐ 3: GV cho HS thống kê các truyện đã học vào bảng thống kê.
	3. Thống kê các truyện đã học :
BẢNG THỐNG KÊ CÁC TRUYỆN ĐÃ HỌC
TT
TÊN VĂN BẢN
NHÂN VẬT CHÍNH
TÍNH CÁCH, VỊ TRÍ, Ý NGHĨA CỦA NHÂN VẬT CHÍNH
1
Con Rồng, cháu Tiên
LLQ Và Aâu cơ
- Lạc Long Quân khoẻ mạnh, phi thường; Aâu cơ xinh đẹp, hiền dịu ð Nhằm suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết.
2
Bánh chưng, Bánh giầy
Lang Liêu
- Hiền từ, chăm chỉ siêng năng ð Đề cao lao động, đề cao nghề nông trồng lúa nước.
3
Thánh Gióng
Thánh Gióng
- Một tráng sĩ khoẻ mạnh, phi thường ð Biểu tượng của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước .
4
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
- Khoẻ mạnh, phi thường, có nhiều phép lạ ð Thuỷ Tinh tượng trưng cho thiên tai, lũ lụt ; Sơn Tinh thể hiện sức mạnh chế ngự thiên tai, lũ lụt của nhân dân ta.
5
Sự tích Hồ Gươm
Lê Lợi 
- Thông minh, mưu trí, có tài cầm quân ð Thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc.
6
Thạch Sanh
Thạch Sanh
- Khoẻ mạnh, thật thà, dũng cảm, thương người ð Thể hiện ước mơ, niềm tin vào công lý; cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.
7
Em bé thông minh
Em bé
- Nhanh nhẹn, thông minh ð Ca ngợi sự thông minh và trí khôn dân gian.
8
Cây bút thần 
Mã Lương
- Có tài hội hoạ, lòng nhân hậu, yêu thương người nghèo ð mục đích của tài năng nghệ thuật là phục vụ cho đời sống con người.
9
Ôâng lão đánh cá và con cá vàng 
Oâng lão, mụ vợ, Cá Vàng
- ông lão hiền lành, thật thà, nhu nhược ; Mụ vợ đanh đá, chua ngoa, bội bạc ; Cá Vàng tốt bụng, biết ơn người cứu giúp mình.
10
Eách ngồi đáy giếng 
Ếách
-Có tầm nhìn nông cạn mà lại nghênh ngang ð Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang.
11
TIẾT 2: 	TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN:
HĐ 4: Giúp HS hệ thống hoá lại các loại văn bản và các phương thức biểu đạt đã học.
I. CÁC LOẠI VĂN BẢN VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT ĐÃ HỌC:
	1. Các phương thức biểu đạt đã học :
tt
Các phương thức biểu đạt
Thể hiện qua các bài văn đã học
1
Tự sự
Con Rồng, cháu Tiên ; Thạch Sanh ; Con Hổ có nghĩa 
2
Miêu tả
Bài học đường đời đầu tiên ; Bức tranh của em gái tôi 
3
Biểu cảm
Lượm ; Mưa
4
Nghị luận
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
	2. Phương thức biểu đạt chính của từng văn bản :
tt
Tên văn bản
Phương thức biểu đạt chính
1
Thạch Sanh
tự sự
2
Lượm
Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
3
Mưa
Miêu tả
4
Bài học đường đời đầu tiên
Tự sự, miêu tả.
5
Cây tre Việt Nam
Miêu tả, biểu cảm.
	3. Các phương thức biểu đạt đã tập làm :
tt
Phương thức biểu đạt
Đã tập làm
1
Tự sự
X
2
Miêu tả
X
3
Biểu cảm
HĐ 5: Giúp HS hệ thống hoá lại các đặc điểm và cách làm các kiểu văn bản đã học.
	II . ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH LÀM 
1. So sánh mục đích, nội dung, hình thức trình bày của ba kiểu văn bản : Tự sự, miêu tả, đơn từ .
Văn bản
Mục đích
Nội dung
Hình thức
Tự sự
Thông báo, giải thích, nhận thức
Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả.
Văn xuôi, tự do
Miêu tả
Cho hình dung, cảm nhận
Tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người.
Văn xuôi, tự do
Đơn từ
Đề đạt yêu cầu
Lý do và yêu cầu 
Theo mẫu với đầy đủ yếu tố của nó.
BỐ CỤC BA PHẦN CỦA KIỂU BÀI MIÊU TẢ, TỰ SỰ
tt
Các phần
Tự sự
Miêu tả
1
Mở bài
Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc.
Giới thiệu đối tượng miêu tả.
2
Thân bài
Diễn biến tình tiết
Miêu tả đối tượng từ xa đến gần , từ bao quát đến cụ thể , từ trên xuống dưới 
3
Kết bài
Kết quả sự việc, suy nghĩ.
Cảm xúc, suy nghĩ ( cảm tưởng )
Củng cố và luyện tập
+ Kể các phương thức biểu đạt mà em đã được học ?
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Nghị luận.
 Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài
Nắm kỹ lại kiến thức về tập làm văn đã được học.
Chuẩn bị bài “ Tổng kết phần Tiếng Việtø” . Cần đọc kỹ và trả lời các câu hỏi ở sgk.
TUẦN 33
TIẾT CT: 135
TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh 
Củng cố kiến thức đã học ở phần tiếng Việt lớp 6.
 Biết nhận diện các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học.
Rèn luyện kỹ năng phân tích các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ.
II/ Chuẩn bị:
 Giáo viên : Soạn giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên. 
 Học sinh : Đọc kỹ bài, trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa.
III/ Tiến trình tiết dạy:
	1/ Oån định:
	2/ Kiểm tra: trong quá trình ôn tập
	3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ 1: Giúp HS hệ thống hoá lại các loại từ loại đã học.
I/ Các từ loại đã học
Có mấy loại từ loại đã học ? Hãy kể tên ?
 * Danh từ
Sau đó cho HS nhắc lại từng khái niệm của từ loại và nêu ví dụ minh hoạ.
 * Động từ
 * Tính từ
 * Số từ
 * Lượng từ
 * Chỉ từ
 * Phó từ
HĐ 2: HS hệ thống hóa lại các phép tu từ đã học
II/ Các phép tu từ đã học :
 * So sánh
Thế nào là so sánh ? Nhân hoá ? Aån dụ ? Hoán dụ ? Cho ví dụ minh hoạ ?
 * Nhân hoá
 * Aån dụ ù
 * Hoán dụ
HĐ 3: GV cho HS hệ thống lại các kiểu câu đã học:
III/ Các kiểu cấu tạo câu đã học.
 * Câu trần thuật đơn
Có mấy kiểu câu ? Thế nào là câu đơn có từ “ là” ? Câu đơn không có từ “ là” ?
 * Câu trần thuật đơn có từ là
 * Câu trần thuật đơn không có từ là
 GV yêu cầu HS cho VD
HĐ 4: GV cho HS hệ thống lại các dấu câu đã học:
IV/ Các dấu câu đã học: 
Có mấy loại dấu câu đã học ? Hãy kể tên ?
 * Dấu chấm 
HS nêu, HS nhận xét
 * Dấu chấm hỏi 
 * Dấu chấm phẩy 
 * Dấu phẩy
 Củng cố:
+ Em hãy viết một câu đơn có từ “là”? Một câu đơn không có từ “là”?
+ Có mấy phép tu từ đã được học ?
 A. Một
 B. Hai
 C. Ba
 ü D. Bốn
Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài:
 Nắm kỹ lại kiến thức về Tiếng Việt đã học ở chương trình lớp 6, chuẩn bị thi học kỳ2
 Chuẩn bị bài “ Ôân tập tổng hợpø” . Cần đọc kỹ và trả lời các câu hỏi ở sgk.
TUẦN 34
TIẾT CT: 136
ÔN TẬP TỔNG HỢP
I/ Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh 
Củng cố kiến thức về ba phân môn : Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn.
Rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức đã học .
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : Soạn giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên. 
Học sinh : Đọc kỹ bài, trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa.
III/ Tiến trình tiết dạy:
	1/ Oån định:
	2/ Kiểm tra: Trong quá trình ôn tập
	3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ 1: GV cho HS hệ thống lại các văn bản đã học theo từng thể loại trên bảng phụ 
1. Các thể loại văn bản đã học:
HS hoạt động theo nhóm
Truyện dân gian
HS trình bày -> nhận xét bổ sung
Truyện trung đại
GV chốt ý cơ bản.
Văn bản nhật dụng
HĐ 2: GV hướng dẫn HS ôn tập nội dung theo SGK.
2. Phần Tiếng Việt:
 a/ Câu: 
Chú trọng về các nội dung chính, nội dung cơ bản : Nắm khái niệm, thực hành
Các thành phần chính của câu
Câu trần thuật đơn
Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ
 b/ Các biện pháp tu từ:
So sánh
Nhân hoá
Aån dụ
Hoán dụ
HĐ 3: GV hướng dẫn HS ôn tập về hai kiểu văn bản : Văn tự sự, văn miêu tả
3. Tập làm văn 
Ôân lại các bước làm bài văn miêu tả, các bước làm bài văn tự sự.
Văn tự sự
Văn miêu tả
Hướng dẫn HS cách lập dàn ý
Củng cố 
+ Nêu các bước làm bài văn miêu tả, văn kể chuyện ?
+ Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán Việt ?
 A. rì rào
 ü B. bất tận
 C. cao vút
 D. chi chít.
 Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài
Nắm kỹ lại kiến thức về văn, tập làm văn, tiếng Việt đã học
Chuẩn bị ôn tập tổng hợp kiến thức để thi học kỳ II

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ca namchi tiet.doc