Giáo án Ngữ văn 6 - Tìm hiểu chung về văn tự sự

Giáo án Ngữ văn 6 - Tìm hiểu chung về văn tự sự

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp học sinh:

 - Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự.

 - Có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự.

II. CHUẨN BỊ

 Bảng phụ viết các sự việc.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ổn định lên lớp

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Văn bản là gì? Kể tên các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt?

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tìm hiểu chung về văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 Tìm hiểu chung về văn tự sự
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
 Giúp học sinh:
 - Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự.
 - Có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự.
II. CHUẨN BỊ 
 Bảng phụ viết các sự việc.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
 1. Ổn định lên lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Văn bản là gì? Kể tên các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt?
 3. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*HĐ1
- Hàng ngày các em có kể chuyện và nghe kể chuyện không? Đó là những chuyện gì?
- Khi nghe những yêu cầu và câu hỏi:
+ Bà ơi! bà kể chuyện cổ tích cho cháu đi!
+ Cậu kể cho mình nghe, Lan là người như thế nào?
 Theo em người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì?
+HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi trên.
- Trong trường hợp trên nếu muốn cho mọi người biết Lan là một người bạn tốt, em phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? 
- Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa được không? Vì sao?
- Vậy tự sự có ý nghĩa như thế nào?
- Văn bản Thánh Gióng kể về ai? Ở thời nào? Kể về việc gì?
- Hãy liệt kê các sự việc trước sau của truyện?
* GV đưa bảng phụ đã viết sẵn các sự việc
- Em thấy các sự việc được sắp xếp và có liên quan đến nhau không?
* GV: Các sự việc xảy ra liên tiếp có đầu có cuối, sự việc xảy ra trước là nguyên nhân dẫn đến sự việc xảy ra sau, ta gọi đó là một chuỗi các sự việc.
- Chuỗi các sự việc từ đầu đến cuối trong truyện có ý nghĩa gì?
- Nếu ta đảo trật tự các sự việc: sự việc 4 lên trước, sự việc 3 xuống sau cùng có được không? Vì sao?
- Mục đích của người kể qua các chuỗi sự việc là gì? - Nếu truyện TG kết thúc ở sự việc 5 thì sao?
* GV: Phải có 8 sự việc mới nói lên lòng biết ơn, ngưỡng mộ của nhân dân, các dấu tích nói lên TG dường như là có thật, đó là truyện TG toàn vẹn.
Như vậy, căn cứ vào mục đích giao tiếp mà người ta có thể lựa chọn, sắp xếp các sự việc thành chuỗi. Sự việc này liên quan đến sự việc kia Þ kết thúc Þ ý nghĩa đó chính là tự sự.
- Qua việc tìm hiểu, em hãy rút ra đặc điểm chung của phương thức tự sự?
* GV: nhấn mạnh những điểm cần lưu ý trong phần ghi nhớ.
*HĐ2
- Đọc câu chuyện và cho biết: trong truyện này, phương thức tự sự được thể hiện như thế nào? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?
+HS đọc và bàn bạc, phát biểu
+Yêu cầu HS kể miệng câu chuyện trên
+Yêu cầu kể: Tôn trọng mạch kể trong bài thơ.
-Bé mây rủ mèo con đánh bẫy lũ chuột nhắt bằng cá nướng thơm lừng, treo lơ lửng trong cái cạm sắt.
-Cả bé, cả mèo đều nghĩ chuột tham ăn nên mắc bẫy ngay.
-Đêm, Mây nằm mơ thấy cảnh chuột bị sập bẫy đầy lồng. chúng chí cha, chí choé khóc lóc, cầu xin tha mạng.
-Sáng hôm sau, ai ngờ khi xuống bếp xem, bé Mây chẳng thấy chuột, cũng chẳng còn cá nướng, chỉ có ở giữa lồng, mèo ta đang cuộn tròn ngáy khì khò...chắc mèo ta đang mơ.
+GV hướng dẫn HS làm.
I.Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự
1. Ý nghĩa của tự sự
a. Tìm hiểu VD
- Hằng ngày ta thường được nghe hoặc kể chuyện văn học, chuyện đời thường, chuyện cổ tích, sinh hoạt.
- Kể chuyện để biết, để nhận thức về người, sự vật, sự việc, để giải thích để khên chê, để học tập. Đối với người nghe là muốn tìm hiểu, muốn biết, đối với người kể là thông báo, cho biết, giải thích...
- Kể từng việc cụ thể về tính tình, hành động, ý nghĩ, lời nói của Lan.
- Để bạn hiểu con người, bày tỏ thái độ về Lan.
- Không thể coi là một câu chuyện có nghĩa được. Vì sai mục đích thể hiện ý nghĩa của tự sự. 
b. Kết luận
Tự sự giúp người nghe hiểu biết về người, sự vật, sự việc. Để giải thích, khen, chê qua việc người nghe thông báo cho biết.
2. Đặc điểm chung của phương thức tự sự
a. Tìm hiểu VD
- Các sự việc trước sau của truyện TG
1. Sự ra đời của Thánh Gióng.
2. TG biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.
3. TG lớn nhanh như thổi
4. TG vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt đi đánh giặc.
5. TG đánh tan giặc
6. TG bay về trời
7. Vua lập đền thờ, phong danh hiệu.
8. Những dấu tích còn lại.
Þ Trình bày một chuỗi các sự việc liên tiếp.
- Chuỗi các sự việc từ đầu đến cuối dẫn đến kết thúc và có một ý nghĩa nhất định.
- Nếu ta đảo các sự việc thì không được vì phá vỡ trật tự, ý nghĩa không đảm bảo, người nghe sẽ không hiểu. Tự sự phải dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- Mục đích của người kể: ca ngợi, bày tỏ lòng biết ơn. giải thích.
- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê,..
b.Kết luận 
* Ghi nhớ (sgk)
II. Luyện tập
Bài 1
 Truyện kể diễn biến tư tưởng của ông già mang màu sắc hóm hỉnh; kể theo trình tự thời gian, các sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ; thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống, dù kiệt sức thì sống cùng hơn chết.
Bài 2
- Đây là bài thơ tự sự
- Bài thơ kể chuyện bé Mây và mèo con rủ nhau bẫy chuột nhưng mèo tham ăn quá nên đã mắc vào bẫy. Hoặc đúng hơn là mèo thèm quá đã chuôi vào bẫy ăn tranh phần của chuột và ngủ ở trong bẫy.
- Tuy diễn đạt bằng thơ năm tiếng nhưng bài thơ đã kể lại một câu chuyện có đầu, có cuối, có nhân vật, chi tiết, diễn biến sự việc nhằm mục đích chế giễu tính tham ăn của mèo đã khiến mèo tự sa bẫy của chính mình Þ Bài thơ tự sự.
Bài 3 
- Văn bản 1 là một bản tin, nội dung kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ 3 tại thành phố Huế chiều 3-4- 2002.
- Văn bản 2: Đoạn văn "Người Âu Lạc đánh quân Tần xâm lược” là một bài trong LS lớp 6.
-Cả hai văn bản đều có nội dung tự sự với nghĩa kể chuyện, kể việc.
-Tự sự ở đây có vai trò giới thiệu, tường thuật, kể chuyện thời sự hay LS.
4. Củng cố 
 Tự sự có ý nghĩa như thế nào? Đặc điểm chung của phương thức tự sự?
5. Hướng dẫn về nhà
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập, làm bài tập 4, 5.
Soạn bài : Sự việc và nhân vật trong văn tự sự 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan tu su.doc