Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 88: Phương pháp tả cảnh. Viết bài tập làm văn tả cảnh ở nhà - Mai Anh Hoa

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 88: Phương pháp tả cảnh. Viết bài tập làm văn tả cảnh ở nhà - Mai Anh Hoa

A.Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức.

Giúp học sinh:

- Nắm được cách tả cảnh và bố cục hình thức của một đoạn, một bài văn tả cảnh.

2. Kĩ năng.

- Luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn, kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một thứ tự hợp lí.

3. Thái độ.

- Có ý thức viết bài ở nhà.

B. Chuẩn bị:

* Giáo viên: Chọn đề bài, chuẩn bị nội dung.

* Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.

C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động.

 HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ.

 HOẠT ĐỘNG 2: Khởi động

Cho dù quan sát, thu thập được nhiều hình ảnh độc đáo và tiêu biểu cho cảnh được tả nhưng nếu không biết cách trình bày, sắp xếp theo một trình tự hợp lí thì cũng không thể có một bài văn tả cảnh hay. Để giúp các em viết được bài văn ở nhà đạt kết quả, hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1859Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 88: Phương pháp tả cảnh. Viết bài tập làm văn tả cảnh ở nhà - Mai Anh Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết 88 
Ngày dạy: Phương pháp tả cảnh
 Viết bài tập làm văn tả cảnh ở nhà
A.Mục tiờu cần đạt.
1. Kiến thức.
Giúp học sinh:
- Nắm được cách tả cảnh và bố cục hình thức của một đoạn, một bài văn tả cảnh.
2. Kĩ năng.
- Luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn, kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một thứ tự hợp lí.
3. Thái độ.
- Có ý thức viết bài ở nhà.
B. Chuẩn bị: 
* Giáo viên: Chọn đề bài, chuẩn bị nội dung.
* Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động.
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
 Hoạt động 2: Khởi động
Cho dù quan sát, thu thập được nhiều hình ảnh độc đáo và tiêu biểu cho cảnh được tả nhưng nếu không biết cách trình bày, sắp xếp theo một trình tự hợp lí thì cũng không thể có một bài văn tả cảnh hay. Để giúp các em viết được bài văn ở nhà đạt kết quả, hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài.
 Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của h/s
Nội dung cần đạt
GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận các nội dung.
Nhóm 1: Phần a
? Tại sao ta có thể nói qua hình ảnh nhân vật ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc của khúc sông có nhiều thác dữ?
GV gọi đại diện nhóm trình bày.
GV gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
Nhóm 2: Phần b
? Văn bản b tả cảnh gì?
? Cảnh vật được miêu tả theo thứ tự nào?
? Nhận xét gì về thứ tự tả? Có thể đảo trật tự tả này được không?
GV: Trình tự miêu tả này là hợp lí vì người tả đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh đến sông. Cảnh dòng sông nước chảy là cái trước mắt người tả quan sát được cảnh hai bên bờ.
Nếu đảo lại vị trí quan sát phải thay đổi.
 Nhóm 3: Phần c
Đọc văn bản c.
? Hãy xác định dàn ý của văn bản này? Các ý lớn của mỗi phần?
GV gọi đại diện nhóm lên trình bày.
GV khái quát lại bố cục.
+ Phần 1 làm nhiệm vụ của mở bài.
+ Phần 2 làm nhiệm vụ của thân bài.
+ Phần 3 làm nhiệm vụ của kết bài.
? Từ dàn ý em hãy nhận xét thứ tự miêu tả của tác giả?
? Nếu tả theo trình tự thời gian thì cách chọn lọc sự việc, sự vật tả như trên có hợp lí không? Vì sao?
? Từ việc giải quyết 3 bài tập, em hãy rút ra phương pháp tả cảnh?
GV gọi học sinh đọc ghi nhớ.
GV gọi học sinh đọc bài tập 1
? Em sẽ quan sát và lựa chọn những hình ảnh cụ thể, tiêu biểu nào cho quang cảnh ấy?
? Bài văn được viết như vậy là theo thứ tự nào? ( Thời gian )
? Nếu phải tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì phần thân bài em sẽ miêu tả theo thứ tự như thế nào?
GV gọi học sinh trình bày - nhận xét - bổ sung.
GV khái quát toàn bài
- Thực hiện
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Phát hiện
- Độc lập
- Nhận xét
- Nghe
- Đọc
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm 3 thực hiện
- Nhận xét, bổ sung
- Nghe
- Nhận xét
- Lí giải
- Độc lập
- Đọc
- Đọc
- Quan sát, lựa chọn
 Độc lập
- Thực hiện
- Nghe
I. Phương pháp viết văn tả cảnh.
1. Bài tập 1
a. Đối tượng miêu tả.
- Người chống thuyền vượt thác ( Dượng Hương Thủ với hành trình của cuộc vượt thác ).
- Qua hình ảnh nhân vật, người đọc đã hình dung ra được những nét tiêu biểu của cảnh sắc. Đó là người vượt thác đã phải đem hết sức lực, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ: Hai hàm rănng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn như hiệp sĩ...
( Tả ngoại hình và động tác )
b. Đối tượng miêu tả.
- Quang cảnh dòng sông và rừng đước Năm Cán.
- Thứ tự miêu tả: Tả từ dưới mặt sông nhìn lên bờ ( gần - xa )
c. Dàn ý.
* Phần thứ nhất: từ đầu...màu xanh là màu của lũy: Giới thiệu chung về lũy tre làng ( tác dụng, cấu tạo, màu sắc ).
* Phần thứ hai: tiếp ...không rõ: Tả kĩ ba vòng của lũy tre.
* Phần thứ ba: còn lại: Nói về măng, gợi quan hệ về tình mẫu tử trong đời sống con người.
- Trình tự miêu tả:
+ Từ khái quát đến cụ thể.
 + Từ ngoài vào trong.
2. Ghi nhớ SGK/47
II. Luyện tập phương pháp viết văn tả cảnh và bố cục bài văn tả cảnh.
1. Bài tập 1.
Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn
* Cảnh trong lớp học
- Cô giáo vào lớp. Cả lớp đứng dạy chào.
- Cô giáo chép đề lên bảng. Một vài gương mặt học sinh.
- Cảnh cả lớp im lặng chăm chú đọc đề suy nghĩ tìm ra hướng viết bài, cặm cụi làm bài.
- Cô giáo ngồi trên bục theo dõi các em làm việc.
- Cảnh thu bài cuối giờ.
2. Bài tập 2.
Tả cảnh sân trường ra chơi.
* Tả theo trình tự thời gian.
- Trước giờ ra chơi.
- Trong giờ ra chơi.
+ Học sinh các lớp ùa ra sân.
+ Cảnh học sinh chơi đùa các trò chơi quen thuộc.
- Sau giờ ra chơi.
3. Bài tập3.
a. Mở bài.
- Tên văn bản: '' Biển động ''
b. Thân bài.
Lần lượt tả vẻ đẹp màu sắc của biển ở nhiều thời điểm, nhiều góc độ khác nhau.
+ Buổi sớm nắng sáng.
+ Buổi chiều gió mùa đông Bắc.
+ Ngày mưa rào.
+ Buổi sớm nắng mờ.
+ Buổi chiều lạnh.
+ Buổi chiều nắng tàn, mát dịu.
+ Buổi trưa xế.
Biển luôn thay đổi màu sắc theo mây trời.
c. Kết bài.
Nhận xét vì sao biển đẹp.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Viết bài số 5.
Đề bài: Tả hàng cây phượng vĩ ở sân trường trường em và tiếng ve kêu vào một ngày hè.

Tài liệu đính kèm:

  • docTap lam van 6 - Tiet 88.doc