Tuần 21: Bài 20
Văn học Văn bản: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
Tiết 81,82 (Tạ Duy Anh)
A/Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
-Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: Tình cảm trong sáng và
lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đã giúp cho người anh
nhận ra phần hạn chế ở chính mình và vượt lên lòng tự ái; từ đó hình
thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tỵ
trước tài năng hay thành công của người khác.
-Năm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lý nhân vật trong
tác phẩm.
B/ Chuẩn bị:
-Tranh phóng to sgk/31
C/ Các bước lên lớp:
I. Ổn định:
II.Bài cũ: -Bài “Sông nước Cà Mau”miêu tả cảnh gì? Theo trình tự
nào?
-Nêu những chi tiết nói về sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng
đước?
Tuần 21: Bài 20 Văn học Văn bản: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI Tiết 81,82 (Tạ Duy Anh) Soạn 1/02/07 A/Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: -Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: Tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình và vượt lên lòng tự ái; từ đó hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tỵ trước tài năng hay thành công của người khác. -Năm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm. B/ Chuẩn bị: -Tranh phóng to sgk/31 C/ Các bước lên lớp: I. Ổn định: II.Bài cũ: -Bài “Sông nước Cà Mau”miêu tả cảnh gì? Theo trình tự nào? -Nêu những chi tiết nói về sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước? III. Bài mới: 1. Giới thiệu: 2.Tổ chức các hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng *Hoạt động 1: Đọc và tóm tắt truyện -GV đọc mẫu 1 đoạn *Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương thức kể chuyện và hệ thống nhân vật ?Nhân vật chính trong truyện là ai? ?Vì sao em cho đó là nhân vật chính? ?Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Theo ngôi thứ mấy? ?Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì? *Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm bố cục ?Bài này có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý của từng đoạn? -Hướng dẫn tìm hiểu chú thích *Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết truyện ?Nêu diễn biến tâm trạng của người anh từ trước cho đến lúc em gái tự chế màu vẽ? ?Khi tài năng hội họa của em được phát hiện cho đến khi người em được trao giải nhất, tâm trạng và thái độ của người anh như thế nào? ?Vì sao sau khi tài năng hội họa của em gái mình được phát hiện , người anh lại có tâm trạng không thân với em gái như trước kia nữa? ?Khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái vì sao thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện sau đó là xấu hổ? ?Em hiểu đoạn văn trên như thế nào? Qua đó em có suy nghĩ gì về nhân vật người anh? ?Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? ?Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này? *Hoạt động 5: Tìm hiểu ý tưởng truyện ?Qua câu truyện em rút ra được điều gì? *Liên hệ: Trong đời sống hàng ngày không nên xem thường những tài năng và công việc của người khác, nếu có người khác giỏi hơn mình thì không được tự ti, mặc cảm, xa lánh mà phải cố gắng vươn lên bằng nghị lực của mình -HS đọc tiếp cho đến hết -là hai anh em -vì truyện ca ngợi những nét tốt đẹp của người em gái nhưng lại muốn hướng tới người đọc thấy sự tự thức tỉnh ở nhân vật người anh . -truyện kể theo ngôi thứ nhất, = lời của nhân vật người anh. -Tác giả có thể miêu tả tâm trạng nhân vật một cách tự nhiên bằng lời của nhân vật ấy, mạt khác giúp cho nhân vật kể chuyện có thể tự soi xét tình cảm, ý nghĩ của mình để tự vượt lên. -5 đoạn +ý1:anh trai bực vì em gái hay nghịch bẩn, bừa bãi. +ý2:bí mật học vẽ, mầm tài năng hội họa của Mèo được bất ngờ phát hiện +ý3:tâm trạng và thái độ của người anh trước sự việc ấy +ý4:em gái thành công, cả nhà mừng vui, người anh gượng đi xem triển lãm tranh của em +ý5:đứng trước bức tranh của em , người anh hối hận vô cùng -1 hs đọc các chú thích sgk/33,34 Hết tiết 1: -hs đọc lại đoạn 1,2 -coi thường, bực bội, gọi em tên là “Mèo”, bí mật theo dõi các việc làm của em. -cảm thấy buồn, thất vọng vì không tìm thấy ở mình có một tài năng nào, cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó nảy sinh thái độ khó chịu, gắt gỏng và không thể thân với em gái như trước nữa. Khi đứng trước tranh, cậu rất bất ngờ, ngạc nhiên đến hãnh diện rồi xấu hổ. -Vì người anh mặc cảm, tự ti dẫn đến sự ghen tị nhỏ nhen, nên không thể thân với em. -ngỡ ngàng vì bức tranh lại vẽ chính mình, hãnh diện vì mình trong tranh hiện lên với những nét rất đẹp. Còn xấu hổ vì tự nhận ra những yếu kếm của mình, thấy không xứng đáng được như trong bức tranh. -1hs đọc từ “Tôi không trả lời mẹcủa em con đấy” -người anh không trả lời câu hỏi mộc mạc của mẹ mà cậu lại hiểu câu nói đó một cách đầy ẩn ý. Cậu muốn mẹ hiểu mình đang hối hận. -Người anh cũng có một tấm lòng nhân hậu, nhạy cảm và trung thực, biết nhận ra những điều chưa tốt ở mình. -hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội họa, tình cảm trong sáng, có tấm lòng nhân hậu. -đó chính là lòng nhân hậu đã cảm hóa được tính xấu của người anh trai. -HS đọc ghi nhớ I.Đọc và tìm hiểu chung về văn bản: 1.Đọc và kể văn bản: 2.Tìm hiểu về phương thức kể chuyện và hệ thống nhân vật: -Nhân vật chính: Cả 2 anh em (nhưng người anh có vị trí quan trọng hơn) -Ngôi kể: ngôi thứ nhất -Vai kể: nhân vật người anh 3.Bố cục : 5 đoạn -Đ1:Từ đầu vui lắm -Đ2:Tiếp tài năng -Đ3:Tiếp thở dài -Đ4:tiếpnhận giải -Đ5: còn lại 4. Tìm hiểu chú thích: II.Phân tích văn bản: 1.Diễn biến tâm trạng và thái độ của nhân vật người anh: -Coi thường, bực bội, gọi em gái tên là “Mèo” -Bí mật theo dõi các việc làm của em. -Buồn, thất vọng, khó chịu, gắt gỏng. -Ngạc nhiên, hãnh diện rồi xấú hổ. 2.Nhân vật cô em gái: -Hồn nhiên, hiếu động -Có tài năng hội họa, tình cảm trong sáng, có lòng nhân hậu. III.Ghi nhớ: sgk/35 *Hoạt động 6: Luyện tập Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất của người em gái. GV hướng dẫn, HS tự viết. Câu 2: HS làm miệng tại lớp. IV/ Củng cố: Nêu diễn biến, tâm trạng của người anh? V/ Dặn dò: Kể được truyện, học thuộc ghi nhớ Chuẩn bị: “ Vượt thác”
Tài liệu đính kèm: