A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Qua bài học GV giúp HS :
- Trên cơ sở HS đã nắm vững lí thuyết giờ luyện tập này giúp HS củng cố kiến thức ; biết nhận diện văn bản tự sự.
- Bước đầu tập viết, tập nói kiểu văn bản tự sự.
B. CHUẨN BỊ
- GV : Bảng phụ
- HS : Xem trước bài tập.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
I. Ổn định tổ chức ( 1)
II. Kiểm tra bài cũ ( 4)
1. Văn bản tự sự là gì ? cho VD ?
2. Hãy nêu mục đích của văn tự sự ?
III. Bài mới ( 35)
Tiết 8 Tìm hiểu chung về văn tự sự ( tiếp) a. Mục tiêu bài học. Qua bài học GV giúp HS : - Trên cơ sở HS đã nắm vững lí thuyết giờ luyện tập này giúp HS củng cố kiến thức ; biết nhận diện văn bản tự sự. - Bước đầu tập viết, tập nói kiểu văn bản tự sự. b. Chuẩn bị - GV : Bảng phụ - HS : Xem trước bài tập. c. các hoạt động dạy – học I. ổn định tổ chức ( 1’) II. Kiểm tra bài cũ ( 4’) 1. Văn bản tự sự là gì ? cho VD ? 2. Hãy nêu mục đích của văn tự sự ? III. Bài mới ( 35’) * GV giới thiệu bài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV yêu cầu HS đọc VD trong SGK ? Theo em, trong truyện này phương thức tự sự thể hiện như thế nào HS nêu. ? Chuỗi sự việc diễn ra như thế nào HS nêu các sự việc. GV chuẩn xác. ? Theo em, câu chuyện nhằm thể hiện ý nghĩa gì HS thảo luận -> trả lời. ? Mục đích của đoạn văn tự sự là gì HS nêu mục đích. HS đọc bài thơ trong SGK và trả lời câu hỏi của GV. ? Bài thơ này có phải là văn bản tự sự không ? Vì sao ? Mục đích của văn bản tự sự này là gì GV yêu cầu HS kể lại câu chuyện bằng miệng. GV yêu cầu HS tôn trọng theo mạch kể của bài thơ. Hs kể chuyện dựa vào văn bản . HS đọc VB 1. ? Theo em, văn bản có nội dung tự sự không ? Vì sao HS suy luận -> trả lời. ? Vấn đề tự sự ở đây có vai trò gì HS đọc VB 2. ? Văn bản này có nội dung tự sự không ? Vì sao ? Vai trò của văn bản Hs nêu.GV chuẩn xác. III. Luyện tập ( 35’) Bài tập 1 - Phương thức tự sự : trình bày một chuỗi các sự việc có mở đầu,có kết thúc nhằm thể hiện một ý nghĩa. - Sự việc 1 : Ông già đốn củi đường xa -> mệt -> ước được thần Chết mang đi. - Sự việc 2 : Thần Chết xuất hiện -> lão sợ -> nói sang chuyện khác “ nhờ nhấc hộ bó củi lên cho lão”. => ý nghĩa : Ca ngợi trí thông minh,linh hoạt của ông già. => Mục đích : Dùng tiếng cười để khẳng định lòng ham sống ( tình yêu cuộc sống) của con người. Bài tập 2 - Là văn bản tự sự vì bài thơ kể một câu chuyện có đầu ,có cuối ,có nhân vật,diễn biến ,có kết thúc. - Mục đích : chế giễu tính tham ăn của mèo đã khiến nó sa vào bẫy của chính mình. - Nội dung câu chuyện : 1. Bé Mây rủ mèo con nướng cá bẫy chuột. 2. Cả 2 tin là chuột sẽ sa bẫy. 3. Đêm nằm mơ,bé Mây thấy mình cùng mèo con xử án chuột. 4. Sáng hôm sau,bé Mây thấy mèo con bị sa bẫy. Bài tập 3 * Văn bản 1 : - Huế khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần 3 => Là văn bản tự sự vì thuật lại vắn tắt việc tổ chức trại điêu khắc quốc tế ở Huế như thế nào. - Vai trò : đưa thông tin là chính chứ không trình bày đầy đủ chi tiết diễn biến sự việc. * Văn bản 2: Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược. => Là văn bản tự sự vì nó trình bày 1 sự kiện lịch sử của người Âu Lạc. - Vai trò : kể chuyện lịch sử. IV. Củng cố ( 3’) 1. Trong văn tự sự,nhân vật có liên quan như thế nào với sự việc ? A. liên quan nhiều. B. Liên quan ít C. Liên quan nhiều hoặc ít. D. Không có liên quan gì. 2. Văn tự sự là gì ? Mục đích của văn tự sự ? V. Hướng dẫn về nhà ( 2’) - Hoàn thành các bài tập còn lại. GV gợi ý HS làm bài 4: Kể chuyện để giải thích vì sao người VN tự xưng là con Rồng cháu Tiên. - Yêu cầu : Tự sự với mục đích giải thích sự việc -> kể tóm tắt. Bài 5 : Bạn Giang nên kể vắn tắt 1 vài thành tích của Minh để các bạn trong lớp hiểu Minh là người chăm ngoan,học giỏi,hay giúp bạn. --------------------------------********************-----------------------
Tài liệu đính kèm: