Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 51: Treo biển, lợn cưới, áo mới - Nguyễn Thị Mai

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 51: Treo biển, lợn cưới, áo mới - Nguyễn Thị Mai

TREO BIỂN. LỢN CƯỚI, ÁO MỚI.

 Tiết 51 T13 A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:

 Soạn 27/11/06 -Hiểu được thế nào là truyện cười

 -Hiểu nội dung , ý nghĩa, nhgệ thuật gây cười trong hai truyện “Treo biển”

 và “Lợn cưới, áo mới”.

 -Kể lại được các truyện này.

 B/ Chuẩn bị:

 -GV: Tranh vẽ/127

 -HS: Đọc và tìm hiểu hai truyện.

 C/ Các bước lên lớp:

 I/ Ổn định:

 II/ Bài cũ: -Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai lại so bì với lão

 Miệng?

 -Kể tóm tắt câu chuyện.

 III/ Bài mới:

 1. Giới thiệu:

 2. Tổ chức các hoạt động:

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1143Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 51: Treo biển, lợn cưới, áo mới - Nguyễn Thị Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Văn học	TREO BIỂN. LỢN CƯỚI, ÁO MỚI.
	Tiết 51 T13	A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
	Soạn 27/11/06	-Hiểu được thế nào là truyện cười
	-Hiểu nội dung , ý nghĩa, nhgệ thuật gây cười trong hai truyện “Treo biển”
	và “Lợn cưới, áo mới”.
	-Kể lại được các truyện này.
	B/ Chuẩn bị:
	-GV: Tranh vẽ/127
	-HS: Đọc và tìm hiểu hai truyện.
	C/ Các bước lên lớp:
	 I/ Ổn định:
	 II/ Bài cũ: -Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai lại so bì với lão 
	 Miệng?
	 -Kể tóm tắt câu chuyện.
	III/ Bài mới:
	1. Giới thiệu:
	2. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
*Hoạt động 1: Hướng dẫn hs đọc văn bản
-GV theo dõi hs đọc, nhắc lại định 
 nghĩa truyện cười cho hs nắm rõ.
-Uốn nắn cách đọc truyện cười cho hs.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn hs thảo luận và trả lời câu hỏi
?Nhà hàng treo biển để làm gì?
?Nội dung treo biển có bao nhiêu yếu tố? Nêu vai trò của từng yếu tố?
?Có mấy ý kiến góp ý về nội dung của cái biển treo trước cửa hàng?
?Em có nhận xét gì về từng ý kiến?
?Nêu thái độ của nhà hàng sau mỗi lần được góp ý?
-Người chủ không giữ vưnngx lập trường, kém tự tin.
?Theo em, Các ý kiến trên có chỗ nào hợp lý? chỗ nào không hợp lý?
*GV:Cá ý kiến đều mang tính cá nhân, chủ quan và ngụy biện, bỏ từ “tươi”mất đi sự khẳng định chất lượng cao nhưng cũng còn có thể chấp nhận được.
-Không hợp lý: bỏ từ chỉ địa điểm “ở đây”khiến nội dung biển tối nghĩa và thiếu lịch sự đối với khách hàng. Bỏ vị ngữ “có bán”làm cho nội dung biển tối nghĩa. Đến ý kiến cuối cùng nhà hàng cũng nhắm mắt nghe theo không dùng biển nữa.
? Đọc truyện này, những chi tiết nàolàm em cười? Khi nào cái cười bộc lộ rõ nhất? Vì sao?
*GV:Cứ mỗi lần có người góp ý, nhà hàng không cần suy nghĩ, nghe nói bỏ ngay, khiến ta đều cười. Ta cười vì sự khônng suy xét ngẫm nghĩ của chủ nhà hàng, vì nhà hàng không hiểu những điều viết trên biển quảng cáo có ý nghĩa gì, và treo biển quảng cáo để làm gì. Cái cười bộc lộ rõ nhất ở cuối truyện chữ cá và tấm biển vẫn là thừa, cuối cùng chủ nhà hàng cất luôn tấm biển. Ta cười to vì từng ý kiến tưởng như có lý nhưng cứ theo đó mà hành động thì kết quả cuối cùng lại thành phi lý.
?Hãy nêu ý nghĩa của truyện này?
?Hãy tìm cụm danh từ trong nội dung tấm biển quảng cáo?
-1hs đọc chú thích */124
-Vài hs khác nhắc lại định nghĩa truyện cười.
-1hs đọc văn bản, 1 hs khác kể chuyện.
-1hs đọc chú thích.
-Để giới thiệu quảng cáo sản phẩm nhằm mục đích bán được nhiều hàng.
-Có 4 yếu tố: “Ở đây”:thông báo địa điểm. “Có bán”:thông báo hoạt động của cửa hàng. “cá”:thông báo loại mặt hàng. “tươi”:thông báo chất lượng hàng”
-Có 4 người , góp ý 4 ý kiến khác nhau.
-Mỗi người chỉ quan tâm đến một thành phần của câu quảng cáo mà họ cho là quan trọng, họ không thấy ý nghĩa tầm quan trọng của thành phần khác.
-Nghe theo răm rắp, cứ lần lượt bỏ đi từng từ, từng phần nội dung của biển.
-HS đứng tại chỗ trả lời cá nhân, các hs khác bổ sung. 
-Hoạt động nhóm, đại diện nhóm nêu ý kiến.
-HS đọc phần ý nghĩa trong mục ghi nhớ sgk/125
-Cá tươi
*Bài: TREO BIỂN
I/ Giới thiệu văn bản:
1. Định nghĩa truyện cười: Chú thích (*)/124
2. Đọc, kể chuyện:
3. Tìm hiểu chú thích:
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Lý do nhà hàng treo biển:
-Để giới thiệu quảng cáo nhằm mục đích bán được nhiều hàng.
2. Thái độ của nhà hàng sau mỗi lần được góp ý:
-Lần lượt bỏ đi từng từ, từng phần nội dung của biển quảng cáo.
III/ Ghi nhớ: sgk/125.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
	-HS sẽ nêu ý kiến của mình
	-Qua câu chuyện này có thể rút ra bài học về cách dùng từ như: dùng từ phải 
	có nghĩa, có lượng thông tin cần thiết, không dùng từ thừa. Từ trong biển 
	quảng cáo phải ngắn gọn , rõ ràng, đáp ứng được mục đích, nội dung quảng 
	cáo.
*Hoạt động 1: Hướng dẫn hs đọc văn bản
?”Tất tưởi” là gì?
*Hoạt đông 2:Hướng dẫn hs trả lời, tìm hiểu văn bản
?trong truyện có mấy nhân vật? 
?Hai nhân vật này có điểm gì giống nhau?
?Em hiểu thế nào là tính “khoe của” ?
?Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống như thế nào?
*GV:Anh khoe của trong lúc việc nhà đang bận và bối rối, khoe của trong tình huống tưởng như không còn tâm trí để khoe.
?Lẽ ra anh phải hỏi người ta ra sao?
?Từ “cưới”có phải là từ thích hợp để chỉ con lợn bị sổng và là thông tin cần thiết không?
?Anh có áo mới thích khoe của đến mức nào?
*GV:tính khoe của đã biến anh thành trẻ con, đứng hóng ở cửa, đợi có người đi qua người ta khen, anh kiên nhẫn đứng mãi từ sáng đến chiều
? Điệu bộ của anh có phù hợp không? Hãy phân tích yếu tố thừa trong câu trả lời của anh?
? Đọc truyện này vì sao em lại cười?
-GV: cười vì hành động ngôn ngữ của từng nhân vật thích khoe của chẳng đáng là bao mà thích khoe, với hành động ngôn ngữ lố bịch.
?Em hãy nêu ý nghĩa của truyện?
-1hs đọc văn bản
-1 hs kể chuyện
-Đi với dáng bộ hớt hải, vội vã.
-Có 2 nhân vật
-Tính hay khoe của
-Là thói thích tỏ ra , trưng ra cho người ta biết mình giàu.
-Trong lúc nhà đám cưới lại bị sổng mất.
-Bác có thấy con lợn của tôi 
chạy qua đây không?
-Không phải từ thích hợp để chỉ con lợn bị sổng và cũng không phải là thông tin cần thiết.
-May cái áo mới không đợi đến ngày lễ, tết hay đi đâu đó mà đem ra mặc ngay.
-Điệu bộ hoàn toàn không phù hợp, người ta hỏi về con lợn, hướng con lợn chạy, anh liền giơ ngay vạt áo ra. Do cố khoe bằng được cái áo mới, anh đã trả lời và làm điệu bộ không phù hợp với nội dung thông báo.
-HS trả lời theo ý thích
-Phê phán tính khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.
*Bài: LỢN CƯỚI, ÁO MỚI.
I/ Giới thiệu văn bản:
1. Đọc, kể truyện:
2. Tìm hiểu chú thích:
II/ Tìm hiểu văn bản: 
-Có hai nhân vật tính hay khoe của:
+Một người khoe lợn cưới.
+Một người khoe áo mới.
-Hành động ngôn ngữ của từng nhân vật khi khoe của quá đáng, lố bịch.
III/ Ghi nhớ: sgk/128
	IV/ Củng cố: Nêu ý nghĩa của truyện “lợn cưới, áo mới”
	V/ Dặn dò: Kể 2 truyện vừa học
	 Học thuộc 2 ghi nhớ
	 Chuẩn bị “Ôn tập truyện dân gian”

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 tiet 51.doc