Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 5: Thánh Gióng - Năm học 2009-2010

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 5: Thánh Gióng - Năm học 2009-2010

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 Qua bài học GV giúp HS :

 - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng.

 - Rèn luyện kĩ năng: đọc, kể, tóm tắt truyện, tìm hiểu, phân tích nhân vật trong truyền thuyết.

 - Giáo dục lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Giáo dục tinh thần ngưỡng mộ, kính yêu những anh hùng có công với đất nước.

B. CHUẨN BỊ

 - GV: Máy chiếu đa năng. Tranh, ảnh về Thánh Gióng.

 - HS : Soạn bài.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 I. Ổn định tổ chức ( 1)

 II. Kiểm tra bài cũ ( 4)

1. Thế nào là truyền thuyết ?

2. Kể tóm tắt truyền thuyết “ Bánh chưng, bánh giầy” ?

3. Nêu ý nghĩa truyện?

 A. Chống giặc ngoại xâm;

 B. Phòng chống, cải tạo thiên nhiên;

 C. Lao động sản xuất và văn hóa;

 D. Gìn giữ ngôi vua.

 

doc 5 trang Người đăng vanady Lượt xem 6811Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 5: Thánh Gióng - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Ngày soạn 15 tháng 8 năm 2009
===== @ =====
Tiết 5
 Văn bản: thánh gióng
 - Truyền thuyết - 
A. Mục tiêu bài học.
 Qua bài học GV giúp HS :
 - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng.
 - Rèn luyện kĩ năng: đọc, kể, tóm tắt truyện, tìm hiểu, phân tích nhân vật trong truyền thuyết.
 - Giáo dục lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Giáo dục tinh thần ngưỡng mộ, kính yêu những anh hùng có công với đất nước.
b. Chuẩn bị
 - GV: Máy chiếu đa năng. Tranh, ảnh về Thánh Gióng.
 - HS : Soạn bài.
c. các hoạt động dạy – học
 I. ổn định tổ chức ( 1’)
 II. Kiểm tra bài cũ ( 4’)
1. Thế nào là truyền thuyết ? 
2. Kể tóm tắt truyền thuyết “ Bánh chưng, bánh giầy” ?
3. Nêu ý nghĩa truyện? 
 A. Chống giặc ngoại xâm ;
 B. Phòng chống, cải tạo thiên nhiên;
 C. Lao động sản xuất và văn hóa;
 D. Gìn giữ ngôi vua.
 III. Bài mới ( 35’)
 * GV giới thiệu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 GV hướng dẫn đọc => đọc mẫu.
 GV gọi HS đọc tiếp.
 GV nhận xét cách đọc.
GV yêu cầu HS tìm hiểu các từ khó trong SGK.
 GV giải thích thêm các từ :
 - Tục truyền : phổ biến, truyền miệng trong dân gian.
 - Tâu : báo cáo ( nói) với vua.
? Truyện có những nhân vật nào ? Nhân vật chính là ai ?
 ? Truyện có thể chia làm mấy đoạn ? ý chính của mỗi đoạn ?
 HS xác định bố cục và nội dung từng đoạn.
HS tóm tắt văn bản.
 GV nhận xét.
 HS đọc đoạn 1 => nêu nội dung.
 ? Hãy tìm chi tiết nói về sự ra đời của Thánh Gióng
 HS tìm, phát hiện chi tiết - > trả lời.
 ? Các chi tiết đã nhấn mạnh điều gì về sự ra đời của Thánh Gióng
 HS nhận xét.
 ? Ra đời kì lạ nhưng Gióng lại là con một bà mẹ nông dân em nghĩ gì về nguồn gốc đó
 HS thảo luận -> trả lời.
 GV chuẩn xác.
 HS theo dõi SGK.
 ? Câu nói đầu tiên Gióng nói với ai ? Nói điều gì
 ? Câu nói của Gióng có ý nghĩa gì ?Nó biểu tượng cho tinh thần gì
 HS thảo luận => trả lời.
 ? Gióng có yêu cầu gì
 ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào
 HS thảo luận => trả lời.
 GV chuẩn xác.
 ? việc nhà vua làm đúng theo lời yêu cầu của Gióng có ý nghĩa như thế nào
 HS thảo luận -> trả lời.
 GV chuẩn xác.
 HS đọc đoạn 3 -> nêu nội dung.
 ? Saukhi gặp sứ giả Gióng có sự thay đổi như thế nào
 HS tìm chi tiết, phát hiện -> trả lời.
 ? Em có nhận xét gì về sự phát triển đó
 - Kì lạ.
 ? Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật gì
 ? Qua chi tiết đó nhân dân ta đã thể hiện ước mong gì
 HS suy luận -> trả lời.
 ? Những người nuôi Gióng lớn là ai
 ? Chi tiết “ cả làng góp gạo nuôi chú bé” có ý nghĩa gì
 Hs thảo luận -> trả lời.
 GV liên hệ ý thức đoàn kết dân tộc trong kháng chiến chống Pháp – Mĩ.
 GV đưa tranh minh họa Gióng ra trận lên máy chiếu
 ? Bức tranh minh họa cho cảnh nào
 ? hình ảnh Gióng ra trận được miêu tả qua chi tiết nào
 ? Em có nhận xét gì về chi tiết này
 ? Hình ảnh ấy tượng trưng cho điều gì
 HS thảo luận -> trả lời.
 GV chuẩn xác.
 ? Tinh thần đánh giặc của Gióng biểu hiện qua chi tiết nào
 HS tìm chi tiết.
? Gióng đã thể hiện tinh thần chiến đấu như thế nào
 ? Chi tiết nhổ tre giặc có ý nghĩa gì
 HS thảo luận, suy luận trả lời.
 GV liên hệ mở rộng : Lời Chủ tịch HCM: “ Ai có súng dùng súng  gậy gộc”
 Tố Hữu những năm 60 viết:
 “ Tên lửa, tên tre, lưỡi lê, lưỡi mác và thuyền và xe
 Chân đi vai vác
 Qua núi qua khe
 Mạnh hơn thác trùng trùng vô tận”
 ( Chào xuân 67)
 ? kết quả trận chiến là gì
 ? Cách kết truyện có gì độc đáo ? Nó có ý nghĩa gì
 HS thảo luận -> trả lời.
 ? Tại sao tác giả dân gian không để Gióng về kinh đô nhận bổng lộc vua ban
 HS thảo luận trả lời.
 GV chuẩn xác.
 ? Em có nhận xét gì về những chi tiết được xây dựng trong truyện khi viết về hình tượng Thánh Gióng
 ? Qua văn bản Thánh Gióng giúp em hiểu điều gì 
 ? Câu chuyện đã phản ánh điều gì
 ? Nó đã thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động
 HS lần lượt tổng kết -> trả lời câu hỏi.
 GV chuẩn xác -> đưa lên máy chiếu.
 ? Theo em, những di tích lịch sử nào còn sót lại chứng tỏ truyện có cốt lõi là sự thật lịch sử
 HS nêu. GV chuẩn xác.
 ? Từ câu chuyện Thánh Gióng chúng ta rút ra bài học gì
 HS rút ra bài học.
 GV chiếu tranh minh họa lên máy.
 ? Bức tranh minh họa cho cảnh nào
 HS xác định.
 ? Truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch nào
 GV : Vào thời đại Hùng Vương, chiến tranh tự vệ ngày cành trở lên ác liệt đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cộng đồng. Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên - Đông Sơn.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích ( 2’)
1. Đọc.
2. Chú thích.
- Nhân vật chính là Thánh Gióng.
3. Bố cục : 4 đoạn :
+ Từ đầu -> nằm đấy: sự ra đời của Thánh Gióng.
+ Tiếp -> cứu nước : nhân dân nuôi Gióng.
+ Tiếp -> Lên trời : Thánh Gióng đánh và thắng giặc.
+ Còn lại : Dấu tích còn lại.
- Tóm tắt.
II. Đọc – Hiểu văn bản ( 28’)
1. Sự ra đời của Gióng
 - Bà mẹ ướm thử vết chân-> thụ thai.
 - Ba năm Gióng không nói, không cười, đặt đâu nằm đấy.
->Khác thường, kì lạ.
=> Gióng là người con của nhân dân lao động.
2. Câu nói đầu tiên
- Đòi đi đánh giặc : Ta sẽ phá tan lũ giặc này .
=> Lòng yêu nước sâu sắc, niềm tin chiến thắng.
- Đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt.
=> Cần vũ khí sắc bén giết giặc.
=> Đánh giặc cứu nước là ý chí của toàn dân tộc.
3. Gióng trưởng thành
- Lớn nhanh như thổi
- Cơm ăn mấy cũng không no
- áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
 + Nói quá, so sánh.
=> Mong Gióng lớn nhanh để giết giặc cứu nước.
- Cha mẹ + bà con làng xóm góp gạo nuôi chú bé.
=> Người anh hùng trưởng thành từ trong nhân dân;lớn lên trong sự yêu thương, chăm sóc, đùm bọc của nhân dân; biểu hiện tình đoàn kết giúp đỡ người anh hùng.
4. Gióng chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm
 - Gióng vươn vai thành tráng sĩ
+ Chi tiết hoang đường, kì diệu.
=>Sức mạnh và sự trưởng thành vượt bậc của dân tộc ta trong buổi đầu đánh giặc giữ nước.
- Đánh giết hết lớp này đến lớp khác.
- Giặc chết như rạ
- Roi gẫy -> nhổ tre đánh.
=> Gan dạ ,dũng cảm,thông minh,ý chí quyết tâm đánh giặc đến cùng. Kết hợp vũ khí hiện đại với thô sơ.
 - Gióng thắng giặc-> bay về trời.
=> Một hình tượng kì vĩ, hoang đường tuyệt đẹp.
=> Thể hiện sự vô tư,hi sinh vì nhân dân ,làm việc không hề nghĩ đến sự trả công báo đáp.
III.Ghi nhớ 
1. Giá trị nghệ thuật
- Xây dung hình tượng Thánh Gióng đầy màu sắc thần thoại.
- Yếu tố kì lạ, trí tưởng tượng phong phú.
2. ý nghĩa
- Phản ánh công cuộc chống giặc giữ nước của nhân dân ta trong thời Văn Lang.
- Ước mơ của nhân dân muốn có sức mạnh chiến thắng quân xâm lược.
- Ca ngợi anh hùng Gióng : yêu nước, có sức mạnh phi thường, sẵn sàng chống xâm lăng.
IV. Luyện tập ( 5’)
- Dấu tích lịch sử :
 + Đền thờ làng Phù Đổng.
 + Bụi tre đằng ngà.
 + Làng Cháy.
=> Để đánh thắng ngoại xâm cần phải đoàn kết toàn dân, chiến đấu quên mình để gìn giữ đất nước.
 IV. Củng cố ( 4’)
 GV đưa câu hỏi trắc nghiệm lên máy chiếu.
 1. Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta ?
 A. Vũ khí hiện đại để giết giặc.
 B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước.
 C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng.
 D. Tình làng nghĩa xóm.
 2. Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của tinh thần dân tộc ?
 A. Đoàn kết một lòng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
 B. Sức mạnh thần kì của tinh thần và hành động yêu nước.
 C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường khi vận nước lâm nguy.
 D. Lòng yêu nước,sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm.
 3. GV đưa ảnh Hội khỏe Phù Đổng.
 Tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên “ Hội khỏe Phù Đổng” ?
 HS thảo luận=> trả lời.
 GV chốt: Đây là hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên,HS .Mục đích: khỏe để học tốt.
 ý nghĩa: tưởng nhớ người anh hùng ; nhắc nhở và phát huy truyền thống yêu nước,tinh thần thượng võ trong thiếu niên,HS.
 V. Hướng dẫn về nhà (1’)
 - Nắm chắc giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của truyện.
 - Tập kể truyện : Thánh Gióng.
 - Soạn : Sơn Tinh – Thủy Tinh
 - Chuẩn bị : Từ mượn.
 ------------------------------- ****************-------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 5.doc